Quản trị doanh nghiệp là gì? Ngành và công việc quản trị doanh nghiệp | CareerBuilder.vn

Quản trị doanh nghiệp là gì? Ngành và công việc quản trị doanh nghiệp

Quản trị doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng trong quá trình duy trì và phát triển doanh nghiệp. Vì thế, ngành học quản trị doanh nghiệp đang trở thành ngành học phổ biến với những bạn trẻ đam mê kinh doanh. Vậy quản trị doanh nghiệp là gì? Hãy cùng CareerBuilder tìm hiểu các nguyên tắc, mô hình quản trị doanh nghiệp cũng như trả lời câu hỏi học ngành quản trị doanh nghiệp có thể làm gì ngay trong bài viết dưới đây.

Xem thêm: Mười thử thách của người quản lý

Khái niệm quản trị doanh nghiệp là gì?

Quản trị doanh nghiệp là gì? Quản trị doanh nghiệp có tiếng Anh là gì? Nhà quản trị doanh nghiệp là gì? Hãy cùng CareerBuilder tìm câu trả lời ngay dưới đây.

Quản trị doanh nghiệp (tiếng Anh là Corporate Management) là hệ thống những cơ chế, quy định giúp kiểm soát và điều hành doanh nghiệp. Các cơ chế và quy định này được đặt ra nhằm đảm bảo cân bằng quyền lợi của các bên liên quan như cổ đông, khách hàng, quản lý,…. Vì thế, quản trị doanh nghiệp là quá trình tác động liên tục, có tổ chức và định hướng của doanh nghiệp đến những người lao động. Đồng thời còn giúp sử dụng tiềm năng và cơ hội một cách tốt nhất để tiến hành kiểm soát nội bộ và tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Xem thêm: 9 Cách Để Quản Lý Nhân Viên Có Hiệu Suất Kém

Quản trị doanh nghiệp là gì? Là hệ thống những cơ chế, quy định giúp kiểm soát và điều hành doanh nghiệp

Quản trị doanh nghiệp là gì? Là hệ thống những cơ chế, quy định giúp kiểm soát và điều hành doanh nghiệp (Nguồn: Internet)

Các nội dung của quản trị doanh nghiệp

  • Các thành viên Hội đồng Quản trị/ Hội đồng thành viên phải là những cá thể độc lập để kiềm chế quyền lực và kiểm soát Ban Giám đốc. Đồng thời, những cá thể này còn hỗ trợ bảo vệ quyền lợi của cổ đông.

  • Tín nhiệm và sử dụng

    kế toán viên

    hoặc công ty kiểm toán để lập và đệ trình báo cáo tài chính xác thực nhằm giúp cổ đông và các nhà đầu tư khác có thông tin đầy đủ và chính xác.

  • Luôn sử dụng nhà phân tích tài chính để xem xét tình hình kinh doanh và triển vọng của doanh nghiệp. Ngoài ra, đây là cách xác định mức độ lành mạnh về tài chính của các doanh nghiệp đã và đang phát hành chứng khoán.

Xem thêm: Kiểm soát viên tài chính: Vai trò, công việc và yêu cầu tuyển dụng

Chức năng của quản trị doanh nghiệp là gì?

Chức năng hoạch định

Đây được xem là chức năng cơ bản giúp định hướng doanh nghiệp cũng như dự báo các trường hợp có thể xảy ra trong tương lai. Từ đó, doanh nghiệp có thể xây dựng mục tiêu, tận dụng tối đa các nguồn nhân lực và công việc chi tiết khác để nhanh chóng hoàn thành trong phạm vi thời gian và nguồn lực đã quy định.
Xem thêm: Giám đốc điều hành (CEO) làm gì? Vai trò của CEO trong doanh nghiệp

Chức năng hoạch định là chức năng giúp định hướng doanh nghiệp

Chức năng hoạch định là chức năng giúp định hướng doanh nghiệp (Nguồn: Internet)

Chức năng tổ chức

Chức năng này bao gồm tổ chức bộ máy và sắp xếp các công việc. Đồng thời, chức năng tổ chức còn bao gồm việc ban hành và xây dựng cơ chế hoạt động trong doanh nghiệp, giúp toàn bộ hoạt động trong doanh nghiệp diễn ra hiệu quả.

Chức năng tổ chức đặc biệt quan trọng với các doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô, mở rộng phòng ban, nhân sự tăng lên,…

Chức năng lãnh đạo

Chức năng lãnh đạo là việc các nhà lãnh đạo và quản lý thực hiện hoạt động liên quan đến cơ chế và chính sách của doanh nghiệp. Đồng thời còn giúp tạo động lực để khuyến khích nhân viên làm việc và kiểm soát việc vận hành các chính sách của doanh nghiệp.

Cụ thể, các nhà lãnh đạo và quản lý sẽ đưa ra chỉ thị, hướng dẫn công việc cho nhân viên để giúp nhân viên biết họ nên làm những gì để tăng hiệu quả công việc.

Chức năng kiểm tra

Để tránh những rủi ro tiềm ẩn khi vận hành doanh nghiệp, chức năng kiểm tra là chức năng đặc biệt quan trọng. Cách doanh nghiệp cần có cách kiểm tra để đảm bảo tiến độ thực hiện công việc và vận hành doanh nghiệp.

Xem thêm: Cẩm nang nghề nghiệp dành cho chuyên viên kiểm soát nội bộ

Chức năng kiểm tra trong quản trị doanh nghiệp là gì?

Chức năng kiểm tra trong quản trị doanh nghiệp là gì? (Nguồn: Internet)

Các nguyên tắc quản trị doanh nghiệp là gì?

Sau đây là 14 nguyên tắc quản trị doanh nghiệp mà bạn cần biết:

  1. Chuyên môn hóa/ Phân công hóa lao động;

  2. Tập trung hóa;

  3. Thống nhất về mệnh lệnh;

  4. Thống nhất về đường lối.

  5. Thẩm quyền cần đi kèm với trách nhiệm tương ứng;

  6. Lợi ích chung cần đặt lên trên mọi thứ;

  7. “Xích lãnh đạo”;

  8. Trật tự;

  9. Kỷ luật;

  10. Sự công bằng;

  11. Thù lao;

  12. Ổn định nhiệm vụ;

  13. Sáng kiến;

  14. Tinh thần đoàn kết.

Xem thêm: Lãnh đạo và quản lý khác nhau thế nào?

Các mô hình quản trị doanh nghiệp

Có 2 mô hình quản trị doanh nghiệp phổ biến là:

  • Mô hình định hướng thành viên góp vốn/ cổ đông:

    Đây là mô hình thiên về cổ đông hoặc thành viên góp vốn. Mô hình này thường xuất hiện ở những đất nước xem công ty là công cụ hỗ trợ tối đa hóa lợi nhuận cho cổ đông như Mỹ, Anh,….

  • Mô hình quản trị đa bên:

    Đây là mô hình thực nhận quyền lợi của các công nhân, quản lý, nhà cung cấp, những khách hàng và cộng đồng. Mô hình này thường xuất hiện ở Nhật và các nước châu u.

Xem thêm: Lý giải các mô hình quản lý nhân lực

Phân biệt quản trị doanh nghiệp và quản trị kinh doanh

 

 

Quản trị doanh nghiệp

Quản trị kinh doanh

Khái niệm

Là hệ thống các cơ chế, chính sách, luật lệ giúp kiểm soát và vận hành doanh nghiệp.

Là công việc điều hành, quản lý các hoạt động kinh doanh và sản xuất của doanh nghiệp do Ban giám đốc thực hiện.

Mục tiêu

Ngăn ngừa và hạn chế cấp quản lý và lãnh đạo lạm dụng quyền và nhiệm vụ được giao để chiếm dụng tài sản và cơ hội của doanh nghiệp với mục đích cá nhân. Từ đó làm thất thoát nguồn lực của doanh nghiệp.

Cấp quản lý và lãnh đạo sử dụng quyền hạn để phục vụ cho lợi ích của doanh nghiệp.

Phạm vi lợi ích

Sức khỏe công ty và sự lành mạnh của xã hội.

Lợi nhuận và sự phát triển đối với doanh nghiệp.

Đối tượng tác động

Các quy định liên quan và bao gồm mối quan hệ của nhiều bên:

  • Nội bộ công ty như Hội đồng quản trị, Cổ đông, Ban giám đốc điều hành,…

  • Các bên liên quan ngoại trừ công ty như môi trường cộng đồng, xã hội, Cơ quan quản lý Nhà nước, khách hàng,…

Các quy định liên quan đến những công việc hàng ngày của doanh nghiệp.

 

Học ngành quản trị doanh nghiệp ra trường làm gì?

Các bạn học ngành quản trị doanh nghiệp, sau khi tốt nghiệp có thể ứng tuyển vào các vị trí:

  • Nhân viên kinh doanh

    ;

  • Làm việc tại các doanh nghiệp về chứng khoán, tài chính;

  • Chuyên viên phòng Marketing

    ,

    phòng kinh doanh

    ,

    phòng tài chính

    hoặc các phòng ban hỗ trợ giao dịch khác;

  • Có nhiều cơ hội trở thành trường phòng/

    giám đốc tài chính

    , kinh doanh của công ty/ tập đoàn trong và ngoài nước;

  • Trở thành giảng viên tại các trường cao đẳng, đại học, trung cấp chuyên về quản trị doanh nghiệp;

  • Có đủ kỹ năng và kiến thức để thành lập công ty riêng;….

Học ngành quản trị doanh nghiệp ra trường làm gì?

Học ngành quản trị doanh nghiệp ra trường làm gì? (Nguồn: Internet)

Những câu hỏi thường gặp về quản trị doanh nghiệp

Quản trị doanh nghiệp tiếng Anh là gì?

Quản trị doanh nghiệp có tiếng Anh là Corporate Management.

Ngành quản trị doanh nghiệp học gì?

Chuyên ngành quản trị doanh nghiệp tại các trường sẽ cung cấp cho bạn các kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu của ngành quản trị doanh nghiệp. Đồng thời, ngành học này còn giúp bạn tích hợp những kỹ năng cần thiết khi làm việc tại doanh nghiệp như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình,…

Bài viết trên đã giúp bạn biết được quản trị doanh nghiệp là gì, chức năng, nguyên tắc và các mô hình của quản trị doanh nghiệp. Đồng thời còn giúp các bạn trẻ có định hướng học ngành quản trị doanh nghiệp hiểu rõ hơn về công việc có thể ứng tuyển sau khi tốt nghiệp. Bạn có thể theo dõi mức thu nhập trung bình của ngành quản trị doanh nghiệp tại website VietnamSalary.vn. Đồng thời, bạn còn có thể tham khảo lộ trình nghề nghiệp của ngành quản trị doanh nghiệp tại CareerMap.vn để hoạch định hướng đi trong tương lai cụ thể và rõ ràng hơn.

  CareerBuilder