Quản trị chất lượng là gì? Cơ sở lý luận về quản trị chất lượng trong DN

Chất lượng là một trong những nguyên tắc hàng đầu của việc quản trị. Việc duy trì các mặt chất lượng trong từng khía cạnh của hoạt động kinh doanh giúp công ty thu hút khách hàng trung thành, giữ dòng tiền đều đặn và đánh bại các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Vậy quản trị chất lượng là gì? Việc quản trị chất lượng có vai trò gì đối với doanh nghiệp. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Khái niệm quản trị chất lượng là gì?

Theo quan điểm của Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế – International Organization for Standardization (ISO), khái niệm Quản trị chất lượng (Quality Management) được định nghĩa “là tập hợp tất cả các hoạt động của chức năng quản trị chung nhằm mục đích xác định chính sách, mục đích, trách nhiệm của chất lượng và thực hiện chúng thông qua các biện pháp như: xác định chính sách chất lượng, lập kế hoạch chất lượng, đảm bảo chất lượng, kiểm soát chất lượng và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ một hệ thống chất lượng. Nó còn được gọi là quản lý chất lượng toàn diện (TQM).”

quan_tri_chat_luong_la_gi_luanvan2s
Quản trị chất lượng là gì?

Hay nói cách khác, quản trị chất lượng sản phẩm, dịch vụ trong doanh nghiệp là chuỗi hành động giám sát các hoạt động và nhiệm vụ khác nhau trong một tổ chức để đảm bảo rằng các sản phẩm và dịch vụ được cung cấp, cũng như các phương tiện được sử dụng để tạo ra sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp là nhất quán. Quản trị chất lượng giúp đạt được và duy trì mức chất lượng mong muốn trong tổ chức.

Có thể bạn quan tâm: 

→ Sản phẩm là gì? Chất lượng sản phẩm là gì? Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm

Vai trò của quản trị chất lượng 

Trong bất kể doanh nghiệp nào, hoạt động trong lĩnh vực nào thì quản trị chất lượng cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp ấy. Cụ thể:

  • Đối với doanh nghiệp: Có thể nói, sản phẩm đóng vai trò là “linh hồn” của mọi doanh nghiệp. Nhờ có công tác quản trị chất lượng, doanh nghiệp có thể xác định đúng hướng đi của mình cũng như tổ chức sản xuất – kinh doanh một cách hiệu quả, loại bỏ các vấn đề gây tổn thất không đáng có. Từ đó, chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp không ngừng được cải tiến, nâng cao.

  • Đối với người tiêu dùng: Như đã đề cập ở trên, quản trị doanh nghiệp giúp nâng cao chất lượng sản phẩm. Điều này đồng nghĩa với việc người tiêu dùng sẽ được sử dụng sản phẩm với mức độ thỏa mãn cao nhất. 

  • Đối với nền kinh tế – xã hội: Hoạt động quản trị chất lượng của doanh nghiệp diễn ra hiệu quả sẽ góp phần tiết kiệm lao động xã hội. Đối với nền kinh tế, quản trị chất lượng đảm bảo nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần làm tăng năng suất bán ra từ đó gia tăng kinh ngạch xuất khẩu và uy tín, vị thế của quốc gia cũng từ đó được.

Xem thêm:

List đề tài luận văn quản trị kinh doanh tiêu biểu 2020

Tầm quan trọng của quản trị chất lượng là gì?

Quản trị chất lượng đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển và tồn tại của doanh nghiệp. Đây cũng là nguồn lực quan trọng trong cuộc cạnh tranh cố gắng mang lại trải nghiệm vượt trội để từ đó giành được các mối quan hệ với khách hàng. 

tam_quan_trong_cua_quan_tri_chat_luong_luanvan2s
Tầm quan trọng của quản trị chất lượng đối với doanh nghiệp

Tăng tính nhất quán và hiệu suất kinh doanh

Giá trị của việc quản trị chất lượng nằm ở khả năng giúp các công ty cải thiện độ tin cậy, độ bền và hiệu suất của sản phẩm. Những yếu tố này giúp phân biệt doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh. Sản phẩm tốt hơn khiến cho khách hàng hài lòng hơn và doanh thu cao hơn. 

Gia tăng sự hài lòng của khách hàng

Trong thị trường cạnh tranh ngày nay, người tiêu dùng ngày càng khắt khe hơn bao giờ hết. Họ có thể chọn từ hàng nghìn thương hiệu và có quyền truy cập vào hàng triệu cửa hàng do nhờ vào công nghệ. Do đó, nếu bạn muốn doanh nghiệp của mình nổi bật, điều quan trọng là phải đáp ứng hoặc vượt quá mong đợi của họ. Sản phẩm của bạn không chỉ đơn giản là “tốt” nữa. Việc quản trị chất lượng có thể biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng trung thành bằng cách liên tục cải tiến sản phẩm của bạn, kết hợp các thay đổi và loại bỏ các điểm yếu.  

Giảm chi phí, tăng lợi nhuận

Khi các quy trình cải tiến trong nhiều lĩnh vực khác nhau: tiếp thị và bán hàng, sản xuất, bảo trì thiết bị,… được thực hiện thì có thể giảm chi phí và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Ví dụ, một sản phẩm chất lượng sẽ ít phải làm lại hơn, dẫn đến tiết kiệm chi phí và ít yêu cầu bảo hành hơn.

Giảm thiểu rủi ro

Việc thu hồi sản phẩm có thể dẫn đến thiệt hại tài chính dài hạn đáng kể và ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách hàng, họ cũng có thể làm tổn hại thương hiệu và danh tiếng của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có trách nhiệm chịu chi phí thu hồi sản phẩm. Trong trường hợp xấu nhất, doanh nghiệp có thể phải đối mặt với các vụ kiện và thậm chí nộp đơn phá sản. Vì lý do này, các công ty không thể bỏ qua hoặc xem nhẹ tầm quan trọng của quản trị chất lượng.

Ít phát sinh lỗi do con người hơn

Việc thực hiện quản trị chất lượng có thể giảm thiểu sai sót của con người và cải thiện các hoạt động tiêu chuẩn của công ty. Nhân viên của công ty sẽ có một danh sách các nguyên tắc để tuân theo trong quá trình làm việc hàng ngày của họ.

Bắt kịp cuộc cạnh tranh

Các doanh nghiệp nhỏ phải làm mọi cách để theo kịp các đối thủ cạnh tranh lớn hơn của họ. Cung cấp các sản phẩm và dịch vụ cao cấp là điều quan trọng nhất. Một hệ thống quản trị chất lượng cung cấp thông tin và hướng dẫn để thực hiện công việc một cách chính xác. Hơn nữa, việc quản trị chất lượng giúp doanh nghiệp của bạn đạt được hiệu quả chi phí tối ưu và sử dụng các nguồn lực sẵn có. Về lâu dài, những phương pháp này giúp củng cố thương hiệu, nâng doanh nghiệp của bạn lên ngang hàng với các đối thủ cạnh tranh.

Bạn đang đau đầu vì chưa chọn được đề tài viết luận văn, bạn chưa biết tìm tài liệu tham khảo ở đâu hay bạn không có thời gian viết luận… tham khảo DỊCH VỤ LÀM THUÊ LUẬN VĂN của Luận Văn 2S TẠI ĐÂY

Nguyên tắc quản trị chất lượng là gì?

Có một số nguyên tắc quản lý chất lượng đã được Bộ Tiêu chuẩn ISO 9000 áp dụng. Những nguyên tắc này được nhà lãnh đạo cao nhất trong doanh nghiệp sử dụng để hướng dẫn thực hiện các quy trình của tổ chức nhằm cải thiện hiệu suất kinh doanh, bao gồm:

nguyen_tac_quan_tri_chat_luong_luanvan2s
7 Nguyên tắc quản lý chất lượng

1. Tập trung vào khách hàng

Trọng tâm chính của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng chính là đáp ứng và vượt qua mong đợi và nhu cầu của khách hàng. Khi một doanh nghiệp có thể hiểu nhu cầu hiện tại và tương lai của khách hàng và đáp ứng cho họ, sẽ xây dựng được lòng trung thành của khách hàng, từ đó tăng doanh thu cho công ty. Doanh nghiệp cũng có thể xác định các cơ hội khách hàng mới và đáp ứng nhu cầu của họ. Khi quy trình kinh doanh hoạt động có hiệu quả hơn, chất lượng cao hơn thì nhiều khách hàng có thể hài lòng hơn.

2. Lãnh đạo

Một lãnh đạo tốt có thể dẫn dắt tổ chức thành công. Một lãnh đạo tuyệt vời sẽ biết cách thiết lập sự thống nhất mục đích giữa nhân viên và các cổ đông. Việc tạo ra một nền văn hóa doanh nghiệp phát triển mạnh cung cấp một môi trường nội bộ lành mạnh cho phép nhân viên phát huy hết tiềm năng của họ và tích cực tham gia vào những việc chung nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra của doanh nghiệp. Các nhà lãnh đạo nên lôi kéo, khuyến khích nhân viên tham gia vào việc thiết lập các định hướng và mục tiêu rõ ràng của tổ chức. Việc đó sẽ thúc đẩy nhân viên cải thiện năng suất và lòng trung thành của họ một cách đáng kể.

3. Sự tham gia của mọi người

Sự tham gia của nhân viên là một nguyên tắc cơ bản khác. Các nhà quản trị tạo điều kiện cho nhân viên tạo ra và mang lại giá trị cho công ty bất kể họ làm việc toàn thời gian, bán thời gian, ngoài biên chế hay chính thức. Doanh nghiệp cũng nên khuyến khích nhân viên không ngừng nâng cao kỹ năng của họ và duy trì tính nhất quán trong công việc. Nguyên tắc này cũng liên quan đến việc trao quyền cho nhân viên, giúp họ ra quyết định và công nhận thành tích của họ. Khi mọi người được đánh giá cao, họ sẽ làm việc với khả năng tốt nhất của mình vì điều đó thúc đẩy sự tự tin và động lực của họ. Khi nhân viên hoàn toàn tham gia, điều đó khiến họ cảm thấy được tín nhiệm và có trách nhiệm với hành động của mình.

4. Phương pháp tiếp cận quy trình

Theo nguyên tắc tiếp cận quá trình, hiệu suất của một doanh nghiệp là rất quan trọng. Cách tiếp cận này đòi hỏi sự hiểu biết rằng các quy trình tốt sẽ cải thiện tính nhất quán khiến cho các hoạt động diễn ra nhanh hơn, giảm chi phí, loại bỏ điều dư thừa và cải tiến chất lượng quy trình liên tục. 

5. Cải tiến chất lượng liên tục

Mọi doanh nghiệp nên đưa ra một mục tiêu để từ đó tích cực tham gia vào quá trình cải tiến liên tục. Các doanh nghiệp cải tiến liên tục sẽ khiến cho hiệu suất được cải thiện, tổ chức thêm linh hoạt và tăng khả năng nắm bắt các cơ hội mới. Các doanh nghiệp có thể liên tục tạo ra các quy trình mới và thích ứng với các tình huống thị trường mới.

6. Ra quyết định dựa trên bằng chứng

Các doanh nghiệp đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu đã được phân tích và có sẵn sẽ cải thiện sự hiểu biết sâu hơn về thị trường. Việc đưa ra quyết định thực tế là rất quan trọng để giúp hiểu mối quan hệ nguyên nhân và kết quả của những thứ khác nhau và giải thích các kết quả và hậu quả không mong muốn tiềm ẩn.

7. Quản lý quan hệ khách hàng

Việc quản lý mối quan hệ là tạo ra các mối quan hệ cùng có lợi với các nhà cung cấp và nhà bán lẻ. Các bên đương sự khác nhau có thể ảnh hưởng đến hiệu suất của công ty. Doanh nghiệp nên quản lý tốt quy trình chuỗi cung ứng và thúc đẩy mối quan hệ giữa tổ chức và các nhà cung cấp để tối ưu hóa sự ảnh hưởng của họ đối với hoạt động của doanh nghiệp. Khi một doanh nghiệp quản lý tốt mối quan hệ của mình với các bên đương sự thì sẽ có nhiều khả năng đạt được thành công và hợp tác kinh doanh bền vững.

Phương pháp quản trị chất lượng

phuong_phap_quan_tri_chat_luong
Phương pháp quản trị chất lượng

Hoạch định chất lượng – Quality Planning

Hoạch định chất lượng là nhiệm vụ xác định những yếu tố nào là quan trọng đối với một dự án và tìm cách đáp ứng những yếu tố đó. Các yếu tố như vậy thường bao gồm các nguồn lực sẽ được sử dụng, các bước cần thiết để hoàn thành dự án và bất kỳ thông số kỹ thuật nào khác. 

Cải tiến chất lượng – Quality Improvement

Cải tiến chất lượng đơn giản là quy trình phát triển, cải tiến nhằm loại bỏ hoặc giảm thiểu việc làm lại, lãng phí và thất thoát trong quá trình kinh doanh, đặc biệt là giai đoạn sản xuất.

Nói một cách đơn giản, cải tiến chất lượng là việc sử dụng các phương pháp để cải tiến quy trình sản xuất. Nó yêu cầu loại bỏ hoặc thay đổi các bước không hoạt động tối ưu của quy trình.Có một số phương pháp khác nhau để cải tiến chất lượng, bao gồm cải tiến dựa trên con người, cải tiến quy trình và cải tiến sản phẩm.

Kiểm soát chất lượng – Quality Control

Kiểm soát chất lượng là một quá trình mà qua đó doanh nghiệp tìm cách đảm bảo rằng chất lượng sản phẩm được duy trì hoặc cải thiện. Kiểm soát chất lượng đòi hỏi doanh nghiệp phải tạo ra một môi trường trong đó cả quản lý và nhân viên đều phấn đấu cho sự hoàn thiện, tạo ra các tiêu chuẩn cho chất lượng sản phẩm và thử nghiệm sản phẩm để kiểm tra các sự thay đổi mang ý nghĩa thống kê.

Đảm bảo chất lượng – Quality Assurance

Để thực hiện đảm bảo chất lượng, các yêu cầu chất lượng và các phép đo kiểm tra chất lượng là cần thiết. Khi một sản phẩm mới được tạo ra, một danh sách các yêu cầu về chất lượng sản phẩm được lập ra. Các yêu cầu này được so sánh với các phép đo kiểm soát chất lượng thực tế để đảm bảo chúng đáp ứng các yêu cầu đó.

Các yêu cầu chất lượng được tạo ra trong giai đoạn lập kế hoạch của sản phẩm trong khi các phép đo kiểm soát chất lượng chỉ có thể được thực hiện khi sản phẩm đã được tạo ra hoàn chỉnh trong giai đoạn thực hiện. Sau khi các phép đo kiểm soát chất lượng được đánh giá theo các yêu cầu và chúng không khớp, sản phẩm có thể được gửi lại cho nhóm thực hiện để sửa bất kỳ lỗi nào. Nếu các yêu cầu phù hợp với các phép đo thì quá trình đảm bảo chất lượng được coi là thành công. Khi một cuộc đánh giá được thực hiện, nó được coi là một hoạt động đảm bảo chất lượng.

Mong rằng qua bài viết trên bạn sẽ nắm được kiến thức xoay quanh khái niệm “Quản trị chất lượng là gì” và hy vọng đây sẽ là nguồn tham khảo hữu ích cho bạn trong quá trình học tập và viết luận văn. Chúc bạn luôn học tập tốt!