Quản lý tài chính công là gì? Nội dung, vai trò và tầm quan trọng?

Quản lý tài chính công là gì? Nội dung của quản lý tài chính công? Vai trò và tầm quan trọng của quản lý tài chính công?

    Vai trò của tài chính cong rất quan trọng, đây là công cụ tập trung nguồn lực để đảm bảo duy trì sự tồn tại và hoạt động của bộ máy nhà nước. Vậy để tìm hiểu kĩ hơn về Quản lý tài chính công là gì? Nội dung, vai trò và tầm quan trọng của quản lý tài chính công?

    Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

    1. Quản lý tài chính công là gì?

    quản lý tài chính là vấn đề rất được quan tâm, trong đó quản lý tài chính công được định nghĩa là quản lý toàn bộ hoạt động thu chi bằng tiền do nhà nước tiến hành, thực thi bởi vì tài chính công phản ánh các mối quan hệ kinh tế được phát sinh qua quá trình xây dựng và sử dụng các hệ thống quỹ công.

    Như vậy, thông qua việc quản lý tài chính công có thể thấy được mục đích đó là để phục vụ cho thực hiện các chức năng của nhà nước và đảm bảo yếu tố lợi ích chung, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của xã hội. Yếu tố chủ đạo trong tài chính công là Ngân sách nhà nước. Trong đó, nguồn thu của Ngân sách nhà nước là từ các lĩnh vực kinh tế, xã hội.

    Quản lý tài chính công tiếng Anh là ” Public financial management”.

    Xem thêm: Mẫu quy chế tài chính công ty cổ phần và công ty TNHH mới nhất 2022

    2. Nội dung của quản lý tài chính công:

    Thứ nhất:

    Nội dung được đề cập tới đầu tiên trong cải cách tài chính công hiện nay là vấn đề đổi mới các cơ chế phân cấp quản lý tài chính và ngân sách. Đồng thời đảm bảo vấn đề thống nhất của hệ thống tài chính quốc gia và vai trò chỉ đạo ngân sách trung ương. Bên cạnh đó, hướng tới phát huy sự tích cực chủ động, sáng tạo của địa phương trong điều hành ngân sách và tài chính.

    Thứ hai:

    Nội dung thứ hai yêu cầu đảm bảo quyền tự quyết về ngân sách địa phương của Hội đồng nhân dân các cấp, tạo điều kiện cho chính quyền địa phương chủ động xử lý công việc mang tính chất địa phương; quyền quyết định phân bổ ngân sách cho đơn vị trực thuộc của Sở, Bộ, Ban, Ngành và quyền chủ động của các đơn vị sử dụng ngân sách theo phạm vi dự toán được phê duyệt và được thực thi theo các quy định của Nhà nước.

    Thứ ba:

    Dịch vụ công cần thực hiện đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách cho cơ quan hành chính, gỡ bỏ chế độ cung cấp kinh phí dựa theo chất lượng hoạt động, chuyển sang kiểm soát đầu ra, chất lượng chỉ tiêu theo mục tiêu của các đơn vị nhận nguồn cung tài chính công đặt ra. Đồng thời, đổi mới hệ thống định mức chi tiêu một cách đơn giản hơn.

    Thứ tư:

    Tiến hành xây dựng các bước tiến mới về chế độ tài chính đối với khu vực dịch vụ công.

    + Đưa ra các định nghĩa, quan niệm đúng về dịch vụ công. Đảm bảo yếu tố trách nhiệm của Nhà nước, thông qua tài chính công thực thi các yếu tố dịch vụ công để nâng cao chất lượng vật chất và văn hóa tinh thần cho người dân. Đồng thời, Nhà nước cần xây dựng các hệ quy chiếu, quy định để kiểm soát, đánh giá mức độ hoàn thành chỉ tiêu, chất lượng của các đơn vị nhận đầu tư từ Nhà nước.

    + Gỡ bỏ hình thức cấp phát tài chính với các đơn vị có khả năng tự lực hoặc tự lực 1 phần về tài chính như: bệnh viện, trường học, viện nghiên cứu,… trên cơ sở xác định các nhiệm vụ và mức độ cần thiết hỗ trợ tài chính từ ngân sách Nhà nước.

    Thứ năm:

    Thực hiện một số cơ chế tài chính mới như:

    + Cho thuê đơn vị sự nghiệp công, cho thuê đất để xây dựng cơ sở dịch vụ công như bệnh viện, trường học,…

    + Khuyến khích đầu tư nước ngoài phát triển các trường học, bệnh viện, trung tâm nghề chất lượng cao tại các thành phố, khu công nghiệp.

    + Thực hiện cơ chế khoán với một số loại dịch vụ công như: xây dựng công viên, vệ sinh đô thị, cung cấp nước phục vụ nông nghiệp,…

    Thứ sáu:

    Tiến hành đổi mới công tác kiểm toán với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp với mục đích nâng cao trách nhiệm và hiệu quả sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước theo phương châm: dân chủ, công khai và minh bạch tuyệt đối về tài chính công.

    Xem thêm: Tài chính công là gì? Phân tích đặc điểm và vai trò của tài chính công?

    3. Vai trò của quản lý tài chính công: 

    3.1. Vai trò đảm bảo duy trì sự tồn tại và hoạt động của bộ máy Nhà nước:

    Để duy trì sự tồn tại và hoạt động, bộ máy Nhà nước cần phải có nguồn tài chính đảm bảo cho các nhu cầu chi tiêu. Các nhu cầu chi tiêu của bộ máy Nhà nước được đáp ứng bởi TCC, đặc biệt là Ngân sách Nhà nước. Vai trò của tài chính công được thể hiện trên các khía cạnh sau đây:

    Một là, Khai thác, động viên và tập trung các nguồn tài chính để đáp ứng đầy đủ, kịp thời cho các nhu cầu chi tiêu đã được Nhà nước dự tính cho từng thời kỳ phát triển.

    Các nguồn tài chính này có thể được động viên cả ở trong nước và từ nước ngoài, từ mọi lĩnh vực hoạt động và mọi thành phần kinh tế, dưới nhiều hình thức khác nhau, có bắt buộc và tự nguyện, có hoàn trả và không hoàn trả, trong đó, tính bắt buộc và không hoàn trả là nét đặc trưng.

    Hai là, Phân phối các nguồn tài chính đã tập trung được vào tay Nhà nước cho các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước theo những quan hệ tỷ lệ hợp lý nhằm vừa đảm bảo duy trì sự tồn tại và tăng cường sức mạnh của bộ máy Nhà nước, vừa bảo đảm thực hiện các chức năng kinh tế – xã hội của Nhà nước đối với các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế.

    Ba là, Kiểm tra giám sát để đảm bảo cho các nguồn tài chính đã phân phối được sử dụng một cách hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả nhất, đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của quản lý Nhà nước và phát triển kinh tế – xã hội.

    3.2. Vai trò của tài chính công trong hệ thống tài chính của nền kinh tế quốc dân

    Dựa trên cách tiếp cận về cơ cấu sở hữu và khu vực kinh tế có thể chia hệ thống tài chính quốc dân thành hai bộ phận: Tài chính của khu vực Nhà nước và tài chính khu vực phi Nhà nước.

    Do tính chất đặc biệt kể trên về vị trí, nhiệm vụ và phạm vi hoạt động của nó, trong hệ thống tài chính quốc dân, tài chính Nhà nước, đặc biệt là Ngân sách Nhà nước luôn giữ vai trò lãnh đạo và chủ đạo gắn liền với vai trò lãnh đạo của Nhà nước và vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước. Có thể nhận thấy vai trò đó của tài chính Nhà nước trên các khía cạnh sau đây:

    Tài chính công có vai trò chi phối các hoạt động của tài chính khu vực phi Nhà nước.

    Sự chi phối đó được thể hiện trên hai mặt của quá trình phân phối các nguồn tài chính. Một mặt, Tài chính phi Nhà nước có nhiệm vụ thực hiện các khoản thu của TCC để tạo lập các quỹ tiền tệ chung của Nhà nước, đóng góp cho việc thực hiện các nhu cầu chung của xã hội.

    Mặt khác, với quy mô lớn của các quỹ tiền tệ chung của Nhà nước, đặc biệt là Ngân sách Nhà nước, TCC có thể đầu tư cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội tạo thuận lợi cho hoạt động của khu vực kinh tế phi Nhà nước, đồng thời có thể thực hiện sự trợ giúp về tài chính cho khu vực kinh tế này duy trì và đẩy mạnh hoạt động.

    Tài chính công có vai trò hướng dẫn các hoạt động của tài chính phi Nhà nước.

    Hoạt động của TCC luôn gắn liền và phục vụ thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, định hướng phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước, do đó, các hoạt động thu, chi của TCC nh là tấm gương phản ánh các định hướng phát triển đó, từ đó có tác dụng hướng dẫn các hoạt động thu, chi trong hoạt động kinh tế xã hội của khu vực phi Nhà nước.

    Chẳng hạn chính sách thuế có tác dụng hướng dẫn đầu tư, hướng dẫn tiêu dùng, đầu tư của Nhà nước có tác dụng “châm ngòi” thu hút đầu tư và hướng dẫn đầu tư của khu vực phi Nhà nước…

    Tài chính công có vai trò điều chỉnh các hoạt động của tài chính phi Nhà nước.

    Vai trò này được thể hiện, thông qua hoạt động kiểm tra của TCC có thể phát hiện những điểm bất hợp lý, những sự chệch hướng của các hiện tượng thu, chi trong các hoạt động phân phối nguồn tài chính, trong quá trình tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ của tài chính phi Nhà nước, từ đó, đòi hỏi và có biện pháp hiệu chỉnh các quá trình kể trên đảm bảo cho các nguồn tài chính vận động đúng hướng và nâng cao hiệu quả của việc sử dụng chúng.

    3.3. Vai trò thực hiện các mục tiêu của kinh tế vĩ mô:

    Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, việc đề cao vai trò của Nhà nước trong quản lý vĩ mô nền kinh tế và phát huy vai trò của khu vực kinh tế Nhà nước ở một giới hạn hợp lý là một trong những nhân tố cơ bản để điều tiết sự phát triển của nền kinh tế nhằm đạt tới ổn định, hiệu quả và công bằng.