Quản lý tài chính cá nhân là gì? 9 nguyên tắc, công cụ hỗ trợ hiệu quả

Bạn có bao giờ thắc mắc các doanh nhân thành đạt như Warren Buffett, Tim Cook, Bill Gates,… đã áp dụng những nguyên tắc, công thức quản lý tài chính cá nhân nào để trở thành “bậc thầy” trong việc quản lý dòng tiền cá nhân? Cùng Ngân hàng số Timo theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ quản lý tài chính cá nhân là gì nhé!

>> Xem thêm: 6 bước lập kế hoạch quản trị tài chính cá nhân

Quản lý tài chính cá nhân là gì?

Tài chính cá nhân là việc quản lý tài chính của mỗi người hoặc hộ gia đình để lập ngân sách, tiết kiệm và chi tiêu các nguồn tiền theo thời gian, tính toán các rủi ro và sự kiện tài chính trong tương lai.

Quản lý tài chính cá nhân là cách bạn sử dụng tiền của mình một cách hợp lý cho các nhu cầu cần thiết, mục tiêu cá nhân, dự định tương lai,… Đồng thời, bạn phải luôn dự phòng cho mình một khoản khẩn cấp cho những việc bất ngờ, rủi ro khó lường trước trong cuộc sống.

Quản lý tài chính cá nhân là cách bạn sử dụng tiền một cách hợp lý cho các nhu cầu cần thiếtQuản lý tài chính cá nhân là việc sử dụng đồng tiền hiệu quả nhất (Nguồn: Internet)

Quản lý tài chính là ứng dụng các nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân vào việc quản lý tiền bạc của bản thân hoặc gia đình. Việc quản lý tài chính cá nhân sẽ liên quan đến các vấn đề tài chính thường gặp như: chi tiêu, thu nhập, đầu tư, tiết kiệm,…

Hoặc bạn cũng có thể hiểu đơn giản đây là việc sử dụng đồng tiền sao cho hiệu quả nhất để giúp bạn sống thoải mái, tránh gặp phải những rủi ro không đáng có từ cuộc sống thường ngày.

>> Xem thêm: 3 mẹo quản lý tài chính hiệu quả cho sinh viên, người trẻ.

Tại sao cần phải quản lý dòng tiền tài chính cá nhân?

Việc quản lý tài chính cá nhân ảnh hưởng vô cùng lớn đến thu nhập, chi tiêu và các khoản đầu tư của bạn. Một khi bạn quản trị tốt tài chính của mình từ việc kiểm soát chi tiêu đến kiểm soát vốn vào các kênh đầu tư, đồng thời hạn chế tối đa các rủi ro có thể gặp phải trong cuộc sống thì bạn và gia đình sẽ nhanh chóng đạt được mức tự do tài chính như mong muốn. Lúc đó, bạn sẽ có được cuộc sống thảnh thơi vô lo áp lực tài chính.

  • Quản lý tài chính cá nhân để hiểu về tiền của mình

Quản lý tài chính cá nhân sẽ giúp bạn hiểu về dòng tiền và nhận thức rõ về tình hình tài chính của mình hơn. Nhờ đó, bạn sẽ biết được mình có cần thêm nguồn thu nhập hoặc phải giảm chi tiêu hay không, hoặc khoản đầu tư tài chính cá nhân nào phù hợp,… Bạn sẽ kiểm soát được cách thức hoạt động của đồng tiền của mình. Để thuận tiện và dễ dàng trong việc quản lý chi tiêu, bạn có thể sử dụng các app quản lý chi tiêu.

  • Đảm bảo tài chính ổn định

Bên cạnh thu nhập từ việc đi làm kiếm tiền, hàng tháng bạn còn có những khoản chi tiêu. Do đó, để đảm bảo cân bằng về mặt tài chính, chi tiêu hợp lí và có thể tiết kiệm từ thu nhập, bạn nên biết cách quản lý tài chính cá nhân sao cho thật hiệu quả.

biết cách quản lý sẽ giúp đảm bảo tài chính ổn địnhQuản lý tài chính cá nhân rất quan trọng cho sự thành công mỗi người (Nguồn Internet)

  • Dễ dàng lập các mục tiêu tài chính cá nhân

Khi am hiểu về quản lý tài chính, bạn có thể xây dựng được các mục tiêu tài chính trong tương lai như: mua nhà, mua xe, đầu tư tài chính cá nhân,… Bên cạnh đó bạn cũng biết được khả năng và thời gian đạt được của những mục tiêu này.

  • Chủ động tài chính trong mọi trường hợp

Khoản dự phòng vô cùng quan trọng đối với cá nhân và gia đình bạn. Giúp bạn chủ động tài chính trong mọi trường hợp bất ngờ như tai nạn, bệnh tật,… Do đó, việc lập kế hoạch và quản lý tài chính vô cùng quan trọng, mang lại sự an tâm cho bạn và người thân.

khoản dự phòng giúp bạn chủ động trong các trường hợp khẩn cấpKhoản dự phòng giúp chủ động tài chính trong mọi trường hợp bất ngờ (Nguồn: Internet)

  • Quản lý và hạn chế các khoản nợ

Các khoản nợ thật ra không phải là vấn đề nghiêm trọng, nhưng việc có quá nhiều khoản nợ và quản lý nợ không đúng cách sẽ ảnh hưởng đến tài chính của bạn. Để hạn chế điều đó, bạn áp dụng cách quản lý tài chính để tránh các khoản bội chi và có kế hoạch trả nợ hợp lý.

  • Gia tăng tài sản của bạn

Việc am hiểu về tài chính và lập các mục tiêu tương lai mà quản lý tài chính cá nhân mang lại, sẽ giúp bạn phát triển tài sản của mình nhanh chóng. Giúp bạn đầu tư tài chính cá nhân đúng đắn, loại bỏ các khoản nợ không cần thiết, gia tăng khoản tiết kiệm.

  • Quản lý tài chính tốt giúp nâng cao mức sống

Kết quả của việc quản lý tài chính cá nhân đúng đắn sẽ giúp bạn gia tăng tài sản, ổn định tài chính và có các khoản dự phòng bảo đảm cuộc sống an toàn. Từ đó bạn có các khoản dư dả để đầu tư vào bản thân, thỏa mãn các sở thích cá nhân như du lịch, mua sắm và nâng cao mức sống.

Quản lý tài chính tốt giúp nâng cao mức sống của bạnÁp dụng cách quản lý tài chính tốt giúp gia tăng tài sản của bạn (Nguồn: Internet)

>> Xem thêm: Sai lầm trong quản lý tài chính cá nhân mà ai cũng có thể mắc phải.

8 Bước lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân từ số 0 đến tự do tài chính

Lập kế hoạch tài chính không phải là điều dễ dàng đối với tất cả mọi người, đặc biệt là đối với những ai chưa hình dung được các bước để đi đến mục tiêu tự chủ tài chính. Với những người đang phải vật lộn với việc bắt đầu từ con số 0, nợ nần chồng chất, thiếu kinh nghiệm quản lý chi tiêu,… thì việc lập một kế hoạch tài chính là điều không hề đơn giản.

việc lập một kế hoạch tài chính là điều không hề đơn giảnViệc lập kế hoạch tài chính là điều không hề dễ dàng đối với một số người (Nguồn: Internet)

Để giúp bạn dễ hình dung hơn về kế hoạch quản lý tài chính, hãy cùng xem qua các bước cơ bản sau đây. Từ đó, bạn hãy hoàn thiện kế hoạch quản lý tài chính cá nhân của mình thật thông minh, hiệu quả.

Bước 1: Đánh giá tình hình tài chính cá nhân hiện tại

Trước tiên, bạn cần đánh giá tình hình tài chính hiện tại của mình, các nguồn thu nhập bên ngoài, các khoản đầu tư, khoản vay trong vòng một tháng. Việc xác định tổng thu nhập định kỳ sẽ giúp bạn lập kế hoạch chi tiêu và phân bổ nguồn tiền hiệu quả.

Bước 2: Đặt ra các mục tiêu tài chính cần đạt được

Mục tiêu tài chính có thể là mục tiêu chi tiêu, mục tiêu đầu tư, mục tiêu tiết kiệm,… Bạn cần xác định được mục tiêu, giá trị đạt được tương ứng với khoảng thời gian thực hiện cụ thể. Thời gian hoàn thành được đưa ra dựa trên tính chất của từng mục tiêu và tình hình tài chính thực tế của bạn.

Lưu ý rằng, bạn cần phải phân chia thời gian để đảm bảo thực hiện được các mục tiêu dài hạn. Ví dụ bạn cần 10 triệu để đi du lịch Đà Nẵng trong 3 tháng tới, hãy lên kế hoạch cụ thể để tiết kiệm bao nhiêu cho từng ngày trong từng tháng.

Bước 3: Xác định các khoản cần chi tiêu

Mỗi người sẽ có những khoản chi tiêu khác nhau từ nguồn tổng thu nhập. Vì vậy, bạn cần xác định những nhu cầu cần thiết và không cần thiết,… Phân loại cụ thể từng nhóm tiền để lập một kế hoạch tài chính chi tiết. Thông thường, mọi người sẽ chia chi tiêu của mình thành 3 phần chính, đó là:

  • Chi tiêu cố định hàng tháng cho sinh hoạt.
  • Chi tiêu cho tiết kiệm và đầu tư sinh lời.
  • Chi tiêu tự do cho sở thích, vui chơi giải trí.

Bước 4: Loại bỏ những khoản chi không thiết yếu

Ghi lại đầy đủ các chi phí hàng ngày của bạn và cân nhắc điều chỉnh những khoản chi không hợp lý, loại bỏ những khoản chi không cần thiết. Chi tiêu không cần thiết thường là những khoản chi nhất thời và cảm tính. Ví dụ, bạn mua một bộ quần áo chỉ vì nó đang được giảm giá chứ không thật sự cần nó vào thời điểm đó.

Ghi lại các chi phí hàng ngày và loại bỏ những khoản chi không hợp lýNên ghi chép các chi phí hàng ngày và loại bỏ những khoản không hợp lý (Nguồn: Internet)

Bước 5: Tính toán và phân bổ chi phí cho các khoản

Dựa trên thu nhập hiện tại của bạn, bạn cần phân bổ ngân sách để chi tiêu hợp lý. Lưu ý rằng bạn phải lập kế hoạch quản lý chi tiêu chi tiết, không nên ước tính chung chung sẽ không chính xác.

Bạn nên tính toán chi phí cơ bản theo tình trạng thực tế hiện đại. Tiết kiệm đầu tư nên chiếm 15-20% tổng thu nhập. Tiêu dùng tự do có thể giữ ở mức 20-30%, tùy thuộc vào mối quan hệ, thói quen sinh hoạt và nhu cầu giải trí của mỗi người.

Bước 6: Tính toán chênh lệch chi tiêu và dự chi

Sau khi phân bổ kinh phí cho các nhóm dựa trên điều kiện thực tế, bạn cần xác định chênh lệch với dự chi của mỗi mục chi tiêu. Lúc này, bạn cần cân nhắc những khoản không thực sự cần thiết và cắt giảm những khoản không giúp bạn đạt được mục tiêu tài chính của mình.

Với các khoản chi tiêu cần thiết, bạn có thể lựa chọn các giải pháp thay thế để đảm bảo mức sống và tiết kiệm tiền hiệu quả hơn. Từ đó, bạn có thể dành thêm được một khoản cho kế hoạch tương lai của mình.

Bước 7: Tiết kiệm và đầu tư

Tiết kiệm nên được giữ ở mức tối ưu 20% so với thu nhập. Tuy nhiên, với những người có thu nhập cao hơn, bạn có thể tăng số tiền tiết kiệm lên 30% để tích lũy và đầu tư sinh lời. Tỷ lệ đầu tư sinh lời phù hợp thường khoảng 5-10% số tiền dự trữ. Đó là khoản dự trữ cần thiết để mọi người đạt được mục tiêu tự do tài chính trong tương lai. 

Bạn cũng cần chuẩn bị các khoản dự phòng khẩn cấp cho rủi ro thất nghiệp, đại dịch hoặc lạm phát,…

Bước 8: Tuân thủ theo kế hoạch và linh hoạt thay đổi phù hợp

Bạn có thể lập một kế hoạch chi tiêu chi tiết với các khoản cần chi, khoản tiết kiệm, khoản đầu tư sinh lời… Tuy nhiên, cần tuân thủ một nguyên tắc là không nên vội vàng tích lũy, học cách loại bỏ những mong muốn và nhu cầu không cần thiết để không làm lung lay kế hoạch quản lý tài chính cá nhân của bạn.

cần rèn luyện tính kỷ luật và tuân thủ đến cùng khi thực hiện kế hoạch tài chínhCần kiên trì thực hiện theo kế hoạch để đạt được mục tiêu tài chính mong muốn (Nguồn: Internet)

Kế hoạch quản lý tài chính có thể linh hoạt điều chỉnh cho từng đối tượng theo từng khoảng thời gian khác nhau. Nhưng nhìn chung, bất kỳ ai cũng có thể bắt đầu xây dựng kế hoạch quản lý tài chính cá nhân với 8 bước cơ bản trên.

Để đảm bảo kế hoạch của bạn đi đúng hướng, bạn cần rèn luyện cho mình tính kỷ luật và tuân thủ đến cùng. Nếu bạn bỏ cuộc giữa chừng, sẽ không có cơ hội nào để đạt được sự độc lập về tài chính.

>> Xem thêm: Mẫu bảng chi tiêu cá nhân trong 1 tháng giúp bạn quản lý tài chính hiệu quả

9 Nguyên tắc cải thiện kỹ năng quản lý tài chính cá nhân hiệu quả trong 30 ngày

Nguyên tắc 1: Xác định nguồn ngân sách

Việc đầu tiên khi bắt tay vào quản trị tài chính cá nhân đó chính là liệt kê ra tất cả các nguồn thu nhập định kỳ mà bạn có. Lưu ý là nên liệt kê càng chi tiết càng tốt. Điều này giúp bạn dễ tính toán và phân bổ các khoản chi một cách hợp lý nhất.

Nguyên tắc 2: Kiểm soát chi tiêu và cắt giảm các khoản không quan trọng

Nên hình thành thói quen kiểm soát chi tiêu theo ngày, tháng và năm, từ đó xác định các khoản chi tiêu cần thiết và các khoản có thể cắt giảm. Ví dụ, mỗi tháng bạn phải tốn một số tiền nhất định cho các nhu cầu cơ bản như ăn uống, nhà ở, đi lại,… Đó là những khoản chi tiêu không thể cắt giảm. Ngược lại, bạn có thể giảm bớt các khoản chi phí cho việc shopping, xem phim, tụ tập cùng bạn bè,…

Nguyên tắc 3: Hạn chế lạm dụng thẻ tín dụng

Thẻ tín dụng với các hạn mức tín dụng, ưu đãi thanh toán hấp dẫn và ít tạo áp lực chi tiêu hơn tiền mặt. Điều đó khiến bạn dễ chi tiêu quá trớn và cuốn vào các đợt “flash sale” mua sắm. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc quản lý tài chính của bạn với các khoản bội chi cần thanh toán.

Hạn chế lạm dụng thẻ tín dụng để tránh phát sinh nợ xấuHạn chế sử dụng thẻ tín dụng để tránh các khoản lãi suất bội chi (Nguồn: Internet)

Nguyên tắc 4: Đầu tư sinh lời với số tiền nhàn rỗi

Khoản dự phòng ngoài chức năng giải quyết các rủi ro trong tương lai, còn là khoản tiết kiệm mà bạn có thể đầu tư sinh lời. Tuy nhiên, bạn cần tìm hiểu và lựa chọn các kênh đầu tư tài chính phù hợp và an toàn như gửi tiết kiệm, tham gia các quỹ đầu tư tích lũy,…

Nguyên tắc 5: Chi tiêu ít hơn số tiền kiếm được

Bạn nên chi tiêu ít hơn số tiền mà bạn kiếm được, để có thể tích lũy lại một phần tiền để dùng cho tương lai hoặc đầu tư. “Không nên tiêu quá 10% số tiền bạn kiếm được” là một nguyên tắc tiêu dùng và quản lý tài sản mà nhiều chuyên gia khuyến nghị. Ví dụ, nếu thu nhập của bạn là 15 triệu đồng mỗi tháng, bạn không nên mua đôi giày có giá hơn 1,5 triệu đồng.

Nguyên tắc 6: Tuân thủ, kiên nhẫn và linh hoạt khi quản lý chi tiêu

Sự tuân thủ sẽ quyết định hiệu quả lẫn kết quả của việc quản lý chi tiêu. Bên cạnh đó, đây là một quá trình đòi hỏi sự kiên nhẫn và cần thực hiện lâu dài. Tỷ lệ của các khoản chi tiêu, thu nhập, cũng như nhu cầu của mỗi người là khác nhau. Cho nên bạn cần linh hoạt, cân chỉnh các con số sao cho phù hợp với bản thân nhất.

Sự tuân thủ sẽ quyết định hiệu quả lẫn kết quả của việc quản lý chi tiêuQuản lý tài chính cá nhân đòi hỏi sự kiên nhẫn và cần thực hiện lâu dài (Nguồn: Internet)

Nguyên tắc 7: Trích 10-15% khoản thu nhập hàng tháng để tiết kiệm

Tiết kiệm ít nhất từ 10 – 15% nguồn thu nhập hàng tháng là nguyên tắc cơ bản nhưng đem lại hiệu quả cực kỳ cao đối với người mới bắt đầu thực hiện quản trị tài chính cá nhân. Sau đó, bạn có thể nâng dần mức tiết kiệm tùy vào thu nhập hiện tại của bản thân.

Nguyên tắc 8: Đầu tư vào bản thân bằng cách mua các quỹ phòng hộ hoặc bảo hiểm nhân thọ

Hiện nay, các sản phẩm như bảo hiểm nhân thọ hoặc quỹ phòng hộ được mọi người cân nhắc lựa chọn đầu tư cho bản thân. Bởi vì nó không chỉ giúp bảo vệ tài chính của người tham gia trước các rủi ro trong cuộc sống mà còn kết hợp thêm các quyền lợi tích lũy và đầu tư. Điều này vừa giúp người tham gia rèn luyện thói quen quản lý chi tiêu hợp lý vừa có một nguồn tiền dư dả dành cho việc nghỉ hưu.

Nguyên tắc 9: Tìm kiếm thêm các nguồn thu nhập khác

Bạn có thể tìm thêm một số công việc làm ngoài giờ khác để tăng thu nhập thụ động tùy vào năng lực và sở thích của bản thân. Chẳng hạn như nếu có khả năng viết lách tốt, bạn có thể tìm kiếm các công việc liên quan đến phát triển nội dung, lên kịch bản,… Tuy nhiên, bạn cần biết cách sắp xếp và cân bằng thời gian hợp lý để có thể đảm bảo hoàn thành công việc một cách tốt nhất.

>> Xem thêm: Bí quyết quản lý tài chính trước năm 30 tuổi để nhanh chóng đạt tự do tài chính.

2 Cách quản lý tài chính cá nhân được người thành công áp dụng

1. Sử dụng phương pháp 50/20/30

Quy tắc 50 20 30 là quy tắc phân chia thu nhập hàng tháng thành 3 phần, 50% thu nhập cho nhu cầu thiết yếu, 20% thu nhập cho tiết kiệm và đầu tư, 30% thu nhập còn lại để phục vụ nhu cầu, mong muốn cá nhân. Cụ thể như sau:

  • 50% Chi tiêu thiết yếu, bắt buộc: Gồm các chi phí cơ bản phải trả định kỳ như tiền thuê nhà, học phí, điện nước, tiền xăng, ăn uống,…Đối với khoản chi cố định này, bạn có thể xác định số tiền dựa trên hóa đơn, lịch sử chi tiêu các tháng trước.
  • 20% Tiền tích lũy: Thiết lập khoản tiền này giúp bạn phòng tránh các rủi ro tài chính trong tương lai. Để tìm ra con số hợp lý, bạn có thể thử nghiệm bằng cách dành ra khoảng 10-15% thu nhập trong 2 -3 tháng. Và có thể điều chỉnh tăng dần theo khả năng tài chính của bạn. Mục tiêu chung là giảm bớt chi phí ở nhóm linh hoạt và tăng số tiền tích lũy lên.
  • 30% Chi phí linh hoạt: Bao gồm các chi phí như mua sắm, giải trí, chi phí phát sinh khác,… Bạn có thể cân nhắc và hạn chế chi phí ở khoản này (tăng khoản dự phòng) nếu có thể. Vì đây không phải nhóm chi tiêu thiết yếu và đôi lúc bạn chỉ mua sắm do cảm tính chứ không thực sự cần thiết.

Quy tắc 50 20 30 là quy tắc phân chia thu nhập hàng tháng thành 3 phầnQuản lý tài chính cá nhân theo phương pháp 50/20/30 (Nguồn: Internet)

2. Sử dụng quy tắc 6 chiếc lọ tài chính

Thực hiện quy tắc 6 chiếc lọ tài chính theo công thức sau:

  • Lọ 1 – Chi tiêu thiết yếu (55% thu nhập): Lọ đầu tiên trong 6 lọ tài chính chiếm phần trăm lớn nhất, nhằm cung cấp chi phí cho các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, đáp ứng những nhu cầu không thể thiếu. Nếu bạn đang sử dụng hơn 55% thu nhập cho khoản này, bạn cần cân chỉnh để cắt giảm cho phù hợp.
  • Lọ 2 – Tiết kiệm dài hạn (10% thu nhập): Khoản tiền này phục vụ cho những mục tiêu tiết kiệm dài hạn cho cuộc sống như mua nhà, mua xe, cưới sinh, kinh doanh,… Bí quyết là sau khi nhận được thu nhập bạn nên trích tiền ngay vào khoản này, hoặc mở sổ gửi tiết kiệm, nuôi heo đất để tránh trường hợp tiêu vào số tiền này.
  • Lọ 3 – Quỹ giáo dục (10% thu nhập): Nâng cao giá trị bản thân cũng là một cách nâng cao thu nhập của bạn. Do đó, bạn cần trích 10% thu nhập vào khoản này để tham gia các khóa học chứng chỉ, kỹ năng, workshop,… để trau dồi kiến thức chuyên môn cho bản thân, tăng cơ hội thăng tiến trong công việc.
  • Lọ 4 – Hưởng thụ (10% thu nhập): Đây được xem như khoản thưởng cho bản thân bạn sau khi đã nỗ lực làm việc và tiết kiệm, đồng thời cũng giúp bạn có tinh thần thoải mái, thêm động lực để cố gắng. Hãy dùng khoản tiền này để mua những thứ bạn đã thích, đi du lịch, chăm sóc bản thân,…
  • Lọ 5 – Quỹ đầu tư tài chính (10% thu nhập): Bạn sẽ dùng khoản tiền này để đầu tư, gửi tiết kiệm, góp vốn kinh doanh,… sinh lời, tạo nên thu nhập thụ động, giúp bản thân đạt được mục tiêu tự do tài chính. Và quan trọng, bạn không được tiêu khoản tiền này, mà cần để chúng tiếp tục sinh lời, tái đầu tư. Khoản tiền này sẽ giúp bạn đề phòng mất việc hay rủi ro tài chính trong tương lai.
  • Lọ 6 – Quỹ từ thiện (5% thu nhập): Quỹ này sẽ dùng để làm từ thiện, giúp đỡ người thân, bạn bè. Tùy thuộc vào mức độ thu-chi mà bạn có thể giảm số tiền ở quỹ này xuống, tuy nhiên hạn chế cắt giảm hoàn toàn khoản này, vì trong cuộc sống luôn cần sự sẻ chia.

Quy tắc quản lý tài chính cá nhân bằng 6 lọ tài chính để hiệu quả hơnQuy tắc quản lý tài chính cá nhân bằng 6 lọ tài chính (Nguồn: Internet)

5 Bí quyết quản lý tiền bạc hiệu quả của người thành công

1. Liệt kê càng chi tiết các mục tiêu tài chính càng tốt

Hãy liệt kê chi tiết các mục tiêu tài chính dài hạn của bạn một cách cụ thể. Sắp xếp chúng theo thứ tự ưu tiên:

  • Đặt mục tiêu dài hạn như trả các khoản nợ, mua nhà hoặc nghỉ hưu sớm. Những mục tiêu này tách biệt với các mục tiêu ngắn hạn của bạn, chẳng hạn như tiết kiệm để có một chuyến du lịch.
  • Đặt các mục tiêu ngắn hạn, chẳng hạn như tuân theo ngân sách, giảm chi tiêu, giảm thanh toán hoặc không sử dụng thẻ tín dụng của bạn.
  • Ưu tiên các mục tiêu để giúp bạn lập một kế hoạch tài chính rõ ràng và chi tiết hơn.

2. Xây dựng kế hoạch tài chính phù hợp

Kế hoạch tài chính là điều cần thiết để giúp bạn đạt được các mục tiêu tài chính của mình. Kế hoạch nên có nhiều bước hoặc nhiều mốc quan trọng. Một kế hoạch mẫu có thể bao gồm lập ngân sách hàng tháng và kế hoạch chi tiêu, sau đó thoát khỏi nợ nần.

Bí quyết quản lý tài chính cá nhân của người thành côngCách quản lý tài chính cá nhân của người thành công (Nguồn: Internet)

3. Lập ngân sách và nghiêm túc theo dõi, bám sát

Ngân sách là một trong những công cụ quan trọng nhất giúp bạn thành công trong việc quản trị tài chính cá nhân. Nó cho phép bạn lập một kế hoạch chi tiêu, phân bổ tiền hợp lý, giúp bạn đạt được mục tiêu của mình. Ngân sách cũng sẽ giúp bạn quyết định cách tiêu tiền của mình trong những tháng và năm tới. Đừng quên tự thưởng cho bản thân vào các dịp như khi bạn trả hết nợ, đạt đủ ngân sách trong ba tháng hoặc khi bạn tích lũy thành công quỹ khẩn cấp của mình.

4. Trả các khoản nợ tài chính nghiêm túc, đừng để nợ xấu

Nợ là một trở ngại khiến bạn khó đạt được các mục tiêu tài chính, đó là lý do nên ưu tiên loại bỏ chúng. Lập kế hoạch xóa nợ để giúp bạn trả nợ nhanh hơn. Sau khi thanh toán hết một tài khoản nợ, hãy chuyển tất cả số tiền trong kế hoạch trả ở khoản nợ đó sang khoản nợ tiếp theo.

Hãy thử các cách sau để giúp bạn trả nợ nhanh hơn:

  • Bán những vật dụng không dùng đến để kiếm thêm tiền cho kế hoạch trả nợ của bạn.
  • Làm thêm công việc thứ hai có thể giúp rút ngắn thời gian trả nợ và tăng thêm khoản thu nhập cho bạn.
  • Cân nhắc các lĩnh vực mà bạn có thể cắt giảm ngân sách, nhằm tăng lượng tiền mặt sẵn có cho các khoản thanh toán nợ của bạn.

Lập kế hoạch xóa nợ để giúp bạn trả nợ nhanh hơnTránh xa các khoản nợ là một trong những quy tắc quản lý tài chính cá nhân (Nguồn: Internet)

5. Đừng ngại xin lời khuyên quản lý tài chính cá nhân từ chuyên gia

Khi bạn đã tăng khoản tiết kiệm và muốn bắt đầu đầu tư để gia tăng tài sản của mình, hãy tham khảo ý kiến của một nhà hoạch định tài chính để giúp bạn đưa ra quyết định đầu tư khôn ngoan.

Một cố vấn tài chính tốt sẽ chỉ ra được những rủi ro liên quan đến mỗi khoản đầu tư và giúp bạn tìm ra sản phẩm phù hợp với khả năng và nhu cầu hoàn vốn đầu tư của bạn. Đồng thời giúp bạn đạt được mục tiêu của mình nhanh nhất có thể.

Một người lập kế hoạch tài chính cũng có thể giúp bạn lập ngân sách. Ngoài các cố vấn tài chính, bạn có thể tham khảo kinh nghiệm và ý kiến từ bố mẹ, đồng nghiệp, bạn bè,…

4 Công cụ quản lý tài chính cá nhân tốt nhất 2023 được khuyên dùng

1. Nghệ thuật quản lý tài chính cá nhân thông minh với sổ ghi chép

Bạn chỉ cần chuẩn bị một quyển sổ nhỏ gọn và chịu khó đến cuối ngày ghi chép lại nhật ký xem hôm nay mình đã chi bao nhiêu tiền cho những việc gì. Hoặc hiệu quả hơn có những việc bạn biết trước mình sẽ làm trong ngày thì có thể ghi trước đề mục, tối về bổ sung số tiền sau.

Ghi lại chi tiêu sinh hoạt hằng ngày vào một cuốn sổ nhỏQuản lý tài chính cá nhân thông minh với sổ ghi chép nhật ký chi tiêu (Nguồn: Internet)

2. Phương pháp quản lý tài chính cá nhân theo phong cách của người Nhật – Sổ tay Kakeibo

Kakeibo theo tiếng Nhật có nghĩa là sổ tay chi tiêu tài chính, do nữ nhà báo Hani Motoko (Nhật Bản) sáng lập năm 1904. Sử dụng phương pháp này, bạn có thể ghi chép chi tiết về các hoạt động chi tiêu và tiết kiệm của mình chỉ bằng một cây bút và cuốn sổ thay vì sử dụng phần mềm máy tính hiện đại.

Phương pháp quản lý tài chính cá nhân theo phong cách của người Nhật – Sổ tay KakeiboQuản lý tài chính cá nhân theo phong cách của người Nhật với sổ tay Kakeibo (Nguồn: Internet)

Cách tiết kiệm tiền của người Nhật này không sử dụng các app, ứng dụng hiện đại. Mỗi khi đặt bút viết vào sổ các chi tiêu của mình sẽ khiến bạn phải suy ngẫm thêm một lần nữa về các khoản chi tiêu. Tuy có rất nhiều phương pháp tiết kiệm tiền khác nhau, nhưng người Nhật vẫn ưu tiên phương pháp Kakeibo này.

Sổ tay Kakeibo vận hành dựa trên 4 câu hỏi:

  • Bạn có bao nhiêu tiền?
  • Bạn muốn tiết kiệm bao nhiêu tiền?
  • Bạn sẽ tiêu bao nhiêu tiền?
  • Bạn sẽ làm gì để cải thiện?

3. Cách quản lý tài chính cá nhân bằng bảng Excel trên máy tính PC

Tương tự cách đầu tiên nhưng đối với việc quản lý tài chính cá nhân bằng excel, tất cả đều làm trên máy tính. Và tất nhiên, nó giải quyết được điều bất lợi của cách 1 đó là việc tính toán nhanh chóng và chính xác hơn.

quản lý tài chính cá nhân bằng Excel giúp việc tính toán nhanh chóng và chính xác hơnCách quản lý tài chính cá nhân đơn giản với Excel trên máy tính PC (Nguồn: Internet)

Với excel bạn chỉ việc dùng vài lệnh đơn giản thì đã có thể tính toán được chi tiêu. Đồng thời, excel cũng có chức năng vẽ biểu đồ, từ đó bạn có thể so sánh chi tiêu của mình qua từng tháng và có kế hoạch điều chỉnh cho phù hợp.

4. Ứng dụng phần mềm quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

Nếu bạn chưa rành về quản lý tài chính hoặc muốn tìm cách ghi chép thu chi thuận tiện hơn, bạn có thể tải về những ứng dụng quản lý tài chính. Các ứng dụng này thường được những chuyên gia tài chính phát triển và cách sử dụng rất đơn giản. Bạn có thể thiết đặt ngân sách chi tiêu, theo dõi và ghi nhận lại bất kỳ chi tiêu nào chỉ trên chiếc điện thoại.

Điển hình như ứng dụng tài chính Timo. Vốn là ứng dụng ngân hàng số nhưng Timo còn hỗ trợ bạn về việc quản lý tài chính chứ không chỉ dùng để giao dịch ngân hàng. Ứng dụng Timo cho phép bạn chi tiêu, thanh toán với Spend Account, tính toán chiến lược tiết kiệm với tiết kiệm Timo Goal Save tiết kiệm kỳ hạn Timo Term Deposit cực kỳ nhanh chóng.

Hũ chi tiêu Money Pot của ngân hàng số TimoQuản lý tài chính cá nhân hiệu quả với tính năng Hũ chi tiêu Money Pot của Timo (Nguồn: Internet)

Bên cạnh đó, Timo còn có tính năng Hũ Chi Tiêu (Money Pot) vận hành theo quy tắc 6 chiếc lọ tài chính. Với tính năng này, bạn chỉ cần cài đặt số tiền cần thiết vào mỗi lọ. Khi tài khoản của bạn nhận được thu nhập hàng tháng, Timo sẽ tự động phân số tiền đó vào những chiếc lọ theo quy tắc bạn đã đề ra. Điều này giúp bạn quản lý tiền theo phương pháp 6 hũ tài chính hiệu quả hơn.

Kênh kiến thức giúp bạn mở rộng tư duy quản lý tài chính cá nhân

Nghệ thuật quản lý tài chính cá nhân – Cuốn sách hay của Brian Tracy

Brian Tracy là chuyên gia và diễn giả hàng đầu thế giới trong mọi lĩnh vực liên quan đến kinh doanh và thành công cá nhân. Ông đã có hơn 5.000 bài diễn thuyết và là huấn luyện viên bậc thầy cho các nhà lãnh đạo cấp cao trong các ngành công nghiệp trọng điểm.

Sách hay về nghệ thuật quản lý tài chính cá nhân của Brian TracySách hay về nghệ thuật quản lý tài chính cá nhân của Brian Tracy (Nguồn: Internet)

Trong cuốn sách “Nghệ thuật quản lý tài chính cá nhân”, Brian Tracy cùng cộng sự Dan Strutzel sẽ làm sáng tỏ những bí ẩn tiền bạc, xóa sạch những hoang tưởng và thẳng thắn chỉ ra những hành vi cùng thái độ lố bịch của con người trong quá trình kiếm tiền, tiêu tiền và tạo ra tiền. Đồng thời, cho bạn thấy được liệu bạn là người mới hay nghệ sĩ bậc thầy trong nghệ thuật quản lý tài chính cá nhân.

>> Xem thêm: Top 5 sách quản lý tài chính cá nhân hay và nên đọc

Loạt bài blog viết về quản lý tài chính cá nhân của The Present Writer

The Present Writer là trang blog của chị Nguyễn Phương Chi, hiện là Tiến sĩ Giáo dục đang lập nghiệp và định cư tại Mỹ. The Present Writer chia sẻ về những trải nghiệm trong cuộc sống, nghiên cứu làm việc, học tiếng Anh, kỹ năng mềm, du lịch, quan hệ xã hội, chủ nghĩa tối giản và quản lý tài chính cá nhân hướng đến mục tiêu tự do tài chính,…

Đọc các bài blog của Chi, chúng ta sẽ có thêm nhiều góc nhìn mới về cuộc sống và chiêm nghiệm được những bài học, ý nghĩa sâu sắc. Bạn có thể xem thêm các blog về quản lý tài chính cá nhân của chị The Present Writer tại đây.

blog về quản lý tài chính cá nhân của The Present WriterTìm hiểu về quản lý tài chính cá nhân cùng The Present Writer – Chi Nguyễn (Nguồn: Internet)

Trên đây là những thông tin về quản lý tài chính cá nhân và những nguyên tắc, bí quyết quản lý của người thành công. Hy vọng bài viết này có thể giúp bạn tìm ra được cách làm sao để quản lý tài chính cá nhân phù hợp. Đăng ký Timo ngay để trải nghiệm những tiện ích về quản lý chi tiêu và tiết kiệm hiệu quả nhất.

  • Sở hữu ngay Tài khoản thanh toán Timo
    Chỉ với 2 phút đăng ký trên điện thoại

    Miễn phí hoàn toàn phí chuyển tiền, thanh toán hóa đơn, gửi tiết kiệm

    Mở tài khoản ngân hàng online miễn phí, dễ dàng

    Hạn mức rút tiền mặt không giới hạn, chuyển khoản tối đa 1,5 tỷ VND

    Quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

    Giao dịch ngân hàng dễ dàng mỗi ngày với Tài khoản thanh toán Timo!

    ĐĂNG KÝ NGAY!

Những câu hỏi thường gặp về quản lý tài chính cá nhân

  1. Có nên quản lý tài chính cá nhân không?

    Câu trả lời là rất NÊN vì quản lý tài chính cá nhân sẽ giúp bạn sống sung túc hơn ngay cả với mức thu nhập trung bình.

  2. Có những cách quản lý tài chính nào?

    Bạn có thể tham khảo quy tắc 6 lọ tài chính, quy tắc 50/30/20,…

  3. Nên quản lý dòng tiền cá nhân ở đâu?

    Bạn có thể quản lý dòng tiền cá nhân bằng cách sử dụng sổ ghi chép tài chính, tài khoản ngân hàng, phần mềm quản lý tài chính,…

  4. Người mới bắt đầu quản lý tài chính thì nên chú ý gì?

    Lời khuyên của Timo là bạn nên xác định mục tiêu rõ ràng và kiên định với mục tiêu đã đặt ra.

  5. Những sai lầm thường gặp khi quản lý tài chính cá nhân là gì?

    Nợ xấu, mua sắm vô độ, thiếu kiên định,…