Quản lý sản phẩm là gì và các quy trình quản lý sản phẩm

Trong kinh doanh, doanh nghiệp không thể thiếu quản lý sản phẩm, nó đóng vai trò vô cùng quan trọng trong các chiến lược kinh doanh dài hạn của doanh nghiệp. Việc quản lý sản phẩm cần được doanh nghiệp chú trọng trong từng khâu và tập trung vào khách hàng đầu tiên. Vậy quản lý sản phẩm là gì ? Những kỹ năng cần có trong chiến lược quản lý sản phẩm là gì? Cùng tìm hiểu khái niệm quản lý sản phẩm và quy trình quản lý sản phẩm trong bài viết dưới đây nhé!

1. Khái niệm và kỹ năng cần có để quản lý sản phẩm là gì?

1.1. Tìm hiểu khái niệm quản lý sản phẩm là gì?

Quản lý sản phẩm là một chức năng tổ chức và hướng dẫn từng bước các vòng đời của sản phẩm: Từ phát triển sản phẩm, đến định vị và định giá, bằng cách tập trung vào sản phẩm và khách hàng trước tiên, sau đó đưa được sản phẩm ra thị trường. Các nhà quản lý sản phẩm để xây dựng sản phẩm tốt nhất, cần ủng hộ khách hàng của mình trong việc tổ chức và đảm bảo rằng tiếng nói của thị trường luôn được lắng nghe cũng như chú ý.

Tìm hiểu khái niệm quản lý sản phẩm Tìm hiểu khái niệm quản lý sản phẩm

Nhờ quá trình tập trUng vào nhóm khách hàng cụ thể này, các nhóm sản phẩm thường xuyên kết hợp với những sản phẩm được thiết kế tốt hơn và có hiệu suất cao hơn. Trong các thời đại số hiện nay, các sản phẩm cần được nâng cao bởi những giải pháp mới và tốt hơn, người quản lý cần hiểu biết nhiều hơn về khách hàng và tìm được những giải pháp quản lý phù hợp với nhu cầu của họ, đây chính là mục tiêu và đích đến của việc quản lý sản phẩm.

Mỗi sản phẩm hiện nay đều có những thách thức nhất định, do đó đòi hỏi người quản lý cần tiếp cận độc đáo, linh hoạt để có thể quản lý sản phẩm dễ dàng. Quản lý sản phẩm giống như sự giao thoa giữa kinh doanh, công nghệ và trải nghiệm của khách hàng, cụ thể:

– Trong kinh doanh: Quản lý sản phẩm giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh bằng việc thu hẹp các khoảng cách giao tiếp giữa người phát triển và thiết kế sản phẩm, khách hàng và doanh nghiệp.

Quản lý sản phẩm là sự giao thoa của 3 yếu tố Quản lý sản phẩm là sự giao thoa của 3 yếu tố

– Trải nghiệm khách hàng: Quản lý sản phẩm tập trung vào trải nghiệm của khách hàng và đại diện được các khách hàng trong tổ chức, mục tiêu là giúp họ có những trải nghiệm tuyệt vời.

– Công nghệ: Trong bộ phận kỹ thuật, quản lý sản phẩm xảy ra từ ngày này qua ngày khác, do đó cần một sự hiểu biết thấu đáo về công nghệ.

1.2. Chiến lược quản lý sản phẩm cần có kỹ năng nào?

Trong một chiến lược quản lý sản phẩm, cần có các kỹ năng như: Kể chuyện, tiếp thị và sự đồng cảm.

1.2.1. Kỹ năng kể chuyện

Để quản lý sản phẩm, người lãnh đạo trong việc quản lý sản phẩm cần tạo nên cảm hứng và chiến thuật thu hút sản phẩm, đây có thể coi như một công cụ hoàn hảo. Thông qua những cuộc phỏng vấn với khách hàng và quá trình nghiên cứu thị trường, các nhà quản lý sản phẩm hiểu về người tiêu dùng hơn cả những người bán hàng. Bên cạnh đó, người quản lý cần sử dụng kỹ năng kể chuyện để có thể chia sẻ các quan điểm, chiến thuật với những thành viên trong công ty.

Kỹ năng kể chuyện trong chiến lược quản lý sản phẩm Kỹ năng kể chuyện trong chiến lược quản lý sản phẩm

1.2.2. Kỹ năng tiếp thị

Kỹ năng tiếp thị cho khách hàng cũng cần có trong chiến lược quản lý sản phẩm. Thay vì sử dụng những kỹ thuật và cách thức gắn bó với thương hiệu được thiết lập từ trước, những người quản lý sản phẩm tích hợp các ngôn ngữ của khách hàng trong quá trình gửi thông điệp sản phẩm cho họ.

1.2.3. Sự đồng cảm

Cuối cùng, một người quản lý sản phẩm cần có sự đồng cảm với các nhà lãnh đạo và cách thức mà họ làm việc, đồng cảm với những người quản lý khác, có thể là những người đưa ra lịch trình không tưởng và những mục tiêu táo bạo, đồng cảm với khách hàng và nhu cầu của họ.

Kỹ năng đồng cảm được phát triển thông qua những kiến thức, sự hiểu biết của các bên liên quan hay các nhóm quản lý sản phẩm, tác biệt các nhóm sản phẩm để có thể tập hợp được các mục tiêu chung từ những người không có khả năng thực hiện.

Kỹ năng đồng cảm trong chiến lược quản lý sản phẩm Kỹ năng đồng cảm trong chiến lược quản lý sản phẩm

2. Tổng hợp các bước trong quy trình quản lý sản phẩm

Để có thể quản lý sản phẩm, các nhà quản lý trong doanh nghiệp cần xây dựng một quy trình quản lý hiệu quả.

2.1. Nghiên cứu sản phẩm

Trong quá trình quản lý sản phẩm, điều cơ bản và quan trọng nhất của một người quản lý là cần tiến hành nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Đây là quá trình điều tra những điều kiện ở trên thị trường gồm khách hàng và đối thủ cạnh tranh, bạn cần phân tích cả định lượng và định tính để tạo ra được dữ liệu.

Bạn có thể thực hiện các công cụ để tìm kiếm thông tin như: Truyền thông xã hội, trang web, các thông tin chi tiết về đối tác và ngành, những người có ảnh hưởng, chuyên gia hay sách quản lý sản phẩm.

Nghiên cứu sản phẩm trên thị trường Nghiên cứu sản phẩm trên thị trường

Các kỹ thuật nghiên cứu thị trường cũng cần được bạn áp dụng sao cho hữu ích: Quá trình thử nghiệm A/B, vị trí cạnh tranh, bản đồ cạnh tranh, phân tích khách hàng, phỏng vấn khách hàng, lấy mẫu kinh nghiệm, nghiên cứu sản phẩm, nhóm tập trung, nghiên cứu các thời điểm sự thật và khả thị, thị trường mục tiêu, thử nghiệm tiếp thị,…

2.2. Chiến lược sản phẩm

Trong bước thứ hai, các nhà quản lý cần phát triển các mục tiêu sản phẩm chính và đưa ra các chiến lược toàn cầu cũng như cải thiện các chiến dịch của thời điểm hiện tại. Quá trình này cần một kế hoạch tiếp thị gồm nhiều chiến lược như: Nhận dạng được thương hiệu, dịch vụ khách hàng, mô hình kinh doanh, phân phối, các thị trường ngách, giá cả, cơ hội và rủi ro.

Đưa ra những chiến lược và lộ trình cơ bản Đưa ra những chiến lược và lộ trình cơ bản

Trong giai đoạn này, các nhà lãnh đạo và quản lý chiến lược sản phẩm cần quan tâm đến quá trình phát triển các lộ trình của sản phẩm trở nên rõ ràng hơn.

2.3. Phát triển và phát hành sản phẩm ra thị trường

Giai đoạn phát triển sản phẩm là giai đoạn thiết kế và thử nghiệm chất lượng của sản phẩm, từ đó mang lại sản phẩm mới và cập nhật được thị trường.

Để phát hành sản phẩm, nhà quản lý cần giới thiệu và tiếp thị để sản phẩm có thể hướng đến các thị trường mục tiêu. Lập kế hoạch phát triển sản phẩm bằng cách tung ra thị trường sản phẩm hoạt động và cách thức phát triển sản phẩm.

Quá trình phát hành gồm yếu tố như: Lập ra kế hoạch bán hàng, các vấn đề về xúc tiến (promotion), quản lý các mặt hàng tồn kho, dịch vụ khách hàng, dịch vụ khách hàng, định giá, quản lý rủi ro. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng các phần mềm quản lý kênh phân phối để phát huy tối đa việc phát hành và phân phối sản phẩm.

Phát triển và phát hành sản phẩm ra thị trường Phát triển và phát hành sản phẩm ra thị trường

2.4. Xây dựng thương hiệu

Bạn cần thiết lập để sản phẩm của mình ghi sâu vào dấu ấn và tâm trí khách hàng, khắc sâu trong lòng họ, để khách hàng chỉ cần nhìn thấy sản phẩm là nhận ra thương hiệu của bạn.

Quá trình xây dựng thương hiệu gồm các yếu tố như sau: Đặt tên sản phẩm, nhận diện thương hiệu, nhận thức thương hiệu, định vị lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu.

2.5. Quảng bá sản phẩm

Xây dựng các chương trình khuyến mãi là chiến lược truyền thông tốt nhất để nâng cao sự nhận thức của khách hàng về sản phẩm. Các hoạt động quảng bá sản phẩm sẽ thúc đẩy sự quan tâm và thu hút khách hàng đến với sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp. Vì vậy, các nhà quản lý sản phẩm cần có đủ các kinh nghiệm và kỹ năng tiếp thị sản phẩm để có thể thực hiện quảng bá bằng quảng cáo, PR.

Quảng bá sản phẩm bằng PR và quảng cáo Quảng bá sản phẩm bằng PR và quảng cáo

2.6. Thiết lập giá cả

Giá cả là việc doanh nghiệp thiết lập một giá cả phù hợp nhằm đạt lợi nhuận về lâu dài. Giá cả cần phụ thuộc vào các yếu tố như: Cung, cầu và khả năng cạnh tranh của thị trường, các yếu tố về hành vi và các quy định về vấn đề đạo đức kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp.

2.7. Phân phối sản phẩm

Trong quy trình quản lý sản phẩm, doanh nghiệp cần biết cách phân phối sản phẩm của doanh nghiệp ra thị trường, để làm hài lòng và thu hút được khách hàng. Quá trình quản lý cần được kết hợp chặt chẽ giữa các kênh tiếp thị như bản lẻ, cá nhân hay mạng lưới các đại lý, chiến dịch đối tác, tiếp thị trực tiếp,…

Phân phối sản phẩm ra thị trường Phân phối sản phẩm ra thị trường

2.8. Quy trình bán hàng

Quy trình bán hàng là giai đoạn cuối của việc quản lý các sản phẩm, xây dựng và thiết lập các mối quan hệ với khách hàng, cùng như đưa ra những giải pháp mới cho khách hàng. Quá trình bán hàng đóng vai trò như một giao dịch và các thỏa thuận về các giao dịch thương mại.

2.9. Phản hồi của khách hàng

Mặc dù sự phản hồi của khách hàng không thuộc vào quy trình quản lý sản phẩm, nhưng đây lại là yếu tố vô cùng quan trọng giúp sản phẩm của doanh nghiệp có thể cải thiện nhờ các ý kiến của khách hàng và phát triển trong tương lai.

Những ý kiến, đóng góp, phản hồi của khách hàng làm nền tảng cho các tính tăng, lợi ích của sản phẩm, dịch vụ được cải thiện. Từ đó, các nhà quản lý có nhiều ý tưởng, gợi ý và có cái nhìn sâu sắc, tầm nhìn về chiến lược xa hơn trong quá trình phát triển sản phẩm và quản lý quan hệ của khách hàng.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được khái niệm quản lý sản phẩm là gì và quy trình để quản lý sản phẩm hiệu quả. Một sản phẩm trong doanh nghiệp cần phải được quản lý theo các quy trình khác nhau để cải thiện sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ, xây dựng được lòng tin từ phía khách hàng và tăng cao doanh thu cho doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp cần lên ý tưởng để xây dựng sản phẩm và quản lý sản phẩm theo quy trình, để sản phẩm được phát huy tối đa hiệu quả, xây dựng được thương hiệu cho khách hàng.

Thị phần là gì

Bạn đã biết được khái niệm thị phần là gì hay chưa? Làm thế nào để tính thị phần dễ dàng? Click bài viết dưới đây để biết được thị phần là gì và những thông tin về thị phần nhé!

Thị phần là gì

Chia sẻ: