Quản lý rủi ro là gì? Kỹ năng quản trị rủi ro là gì?
Nếu theo trường phái hiện đại, rủi ro được xem là bất trắc có thể đo lường được, nó mạng cả tính tích cực và tính tiêu cực vì rủi ro có thể mang đến những tổn thất, mất mát nhưng cũng có thể đem lại những lợi ích, cơ hội nhất định.
Mục Lục
1. Rủi ro là gì?
Rủi ro là một trong những khái niệm tuy được đề cập, nghiên cứu và áp dụng nhiều trên thực tế nhưng nó được nhìn nhận dưới nhiều góc độ, trường phái, quan điểm khác nhau dẫn tới cho đến nay vẫn chưa có được sự thống nhất trong việc định nghĩa thế nào ra rủi ro và hiện phân chia thành 02 nhóm trường phái, quan điểm là truyền thống và hiện đại.
Nếu theo quan điểm truyền thống, rủi ro được xem là không may mắn, sự tổn thất mất mát, nguy hiểm, là điều không lành, điều không tốt, bất ngờ xảy đến, là những bất trắc ngoài ý muốn. Như vậy, quan điểm này cho rằng rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra cho con người.
Nếu theo trường phái hiện đại, rủi ro được xem là bất trắc có thể đo lường được, nó mạng cả tính tích cực và tính tiêu cực vì rủi ro có thể mang đến những tổn thất, mất mát nhưng cũng có thể đem lại những lợi ích, cơ hội nhất định. Đó là, nếu hiểu được rủi ro thì người ta có thể đón nhận những cơ hội, lợi ích tích cực mà nó đem lại.
Nếu theo trường phái hiện đại, rủi ro lại được xem là sự bất trắc có thể đo lường được, nó mang cả tính tích cực và tính tiêu cực vì rủi ro có thể mang đến những tổn thất, mất mát nhưng cũng có thể đem lại những lợi ích, cơ hội nhất định. Đó là, nếu hiểu được rủi ro thì người ta có thể tìm được những biện pháp phòng ngửa, hạn chế những rủi ro tiêu cực cũng như có thể đón nhận những cơ hội, lợi ích tích cực mà nó đem lại.
2. Quản lý rủi ro là gì?
Quản lý rủi ro là việc xác định, đanh giá và ưu tiên hóa rủi ro (định nghĩa trong IOS 31000 là ảnh hưởng của sự không chắc chắn về mục tiêu) tiếp theo là việc áp dụng hợp lý và tiết kiệm các nguồn lực để giảm thiểu, theo dõi và kiểm soát xác suất xảy ra hoặc ảnh hưởng của các sự kiện không may hoặc để tối đa hóa việc thực hiện các cơ hội. Mục tiêu của quản lý rủi ro là để đảm bảo sự không chắc chắn này không làm lệch hướng các hoạt động của các mục tiêu kinh doanh.
3. Khái quát về hoạt động quản lý rủi ro
Rủi ro có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm sự không chắc chắn trong thị trường tái chính, các môi đe dọa từ thất bại của dự án (ở bất kỳ giai đoạn nào trong thiết kế, phát triển, sản xuất hoặc vòng đời duy trì), trách nhiệm pháp lý, rủi ro tín dụng, tai nạn, nguyên nhân tự nhiên và thiên tai, tấn công từ đối thủ hoặc các sự kiện có nguyên nhân gốc rễ không chắc chắn hoặc không thể đoán trước. Có hai loại sự kiện, nghĩa là sự kiện tích cực được phân loại là cơ hội. Một số tiêu chuẩn quản lý rủi ro đã được một số tổ chức xây dựng bao gồm Viện quản lý Dự án, Viện tiêu chuẩn và Kỹ thuật quốc gia Hoa Kỳ, các hiệp hội và thống kê, các tiêu chuẩn ISO. Các phương pháp, định nghĩa và mục đích của các tiêu chuẩn rất khác nhau, tùy theo phương pháp quản lý rủi ro trong bối cảnh nào: quản lý, an ninh, kỹ thuật, quy trình công nghiệp, danh mục đầu tư tài chính, đánh giá tính toán, hoặc y tế và an toàn và công cộng.
Các chiến lược để quán lý các mối đe dọa (sự không chắc chắn với hậu quả tiêu cực) thường bao gồm việc tránh né mối đe dọa, giảm tác động tiêu cực hoặc xác suất của mối đe dọa, chuyển tất cả hoặc một phần mối đe dọa cho bên khác, và thậm chí giữ lại một số hoặc toàn bộ các tiềm năng hoặc hậu quả thực tế của một mối đe dọa nhất định và sự đối lập về cơ hội (các trạng thái không chắc chắn trong tương lai nhưng có lợi ích).
Một khía cạnh của nhiều tiêu chuẩn quản lý rủi ro đã bị chỉ trích vì không có cải thiện đáng kể rủi ro; trong khi sự tin tưởng vào ước tính và quyết định dường như tăng lên. Ví dụ, một nghiên cứu cho thấy rằng cứ một trong sáu dự án CNTT là “thiên nga đen” với chi phí dôi dư khổng lồ (chi phí quá mức trung bình là 200% và lịch trình dôi dư 70%).
4. Hướng dẫn xây dựng kế hoạch quy trình quản lý rủi ro cho doanh nghiệp
Rủi ro trong hoạt động kinh doanh là yếu tố tiềm ẩn, khó phát hiện và nắm bắt, do đó mà lên kế hoạch quản lý rủi ro cho doanh nghiệp luôn được đánh giá là một công việc không hề dễ dàng. Và để doanh nghiệp có thể thực hiện nhiệm vụ quản trị rủi ro tốt nhất, bạn cần phải triển khai một quy trình bài bản, chi tiết, bao gồm các bước như sau:
Xác định phạm vi rủi ro
Xác định phạm vi rủi ro là bước đầu tiên cần thực hiện bản kế hoạch. Đây là bước khá quan trọng, nó giúp cho doanh nghiệp khoanh vùng được phạm vi ảnh hưởng, dễ dàng tập trung nguồn lực của mình và có những phương án giải quyết kịp thời, phù hợp và đảm bảo hiệu quả.
Để thực hiện xác định phạm vi rủi ro một cách chính xác nhất, doanh nghiệp cần áp dụng tối đa những phương pháp khoa học, có như vật thì những bước tiếp theo trong quy trình quản lý rủi ro mới có ý nghĩa và có thể triển khai được. Những công việc doanh nghiệp cần làm để xác định phạm vi rủi ro đó là:
– Xác định phạm vi quản lý rủi ro;
– Mục tiêu của quản lý rủi ro;
– Lộ trình xử lý rủi ro;
– Các phương pháp giải quyết rủi ro;
Nhân dạng chính xác các rủi ro
Rủi ro là tất cả những sự việc, vấn đề, đối tượng có ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, khi tiến hành nhận dạng các rủi ro có thể gặp phải, doanh nghiệp phải xem xét kỹ lưỡng những yếu tố chính làm cản trở việc triển khai các mục tiêu mà doanh nghiệp đưa ra. Tất cả những rủi ro phát sinh có thể bắt nguồn từ nguyên nhân là môi trường bên ngoài như: pháp luật, khí hậu, vấn đề chính trị hay từ tác động xã hội. Ngoài ra, những nguyên nhân chủ quan có thể tạo ra rủi ro cho doanh nghiệp đó là tổ chức bộ máy quản lý, đội ngũ nguồn nhân lực…
Nhằm giúp cho kế hoạch quản lý rủi ro được thực hiện hiệu qủa thì nhiệm vụ của người làm kế hoạch đó là phải nhận dạng nhiều nhất rủi ro có khả năng xảy ra.
Đánh giá mức độ ảnh hưởng của rủi ro
Bước thứ ba đó là đánh gái mức độ ảnh hưởng của rủi ro sau khi nhận diện từng loại rủi ro tỏng hoạt động doanh nghiệp. Để đo lường chính xác mức độ ảnh hưởng của rủi ro, doanh nghiệp cần thực hiện bám sát 2 tiêu chí sau:
– Xác suất xảy ra rủi ro;
– Hậu quả nếu phát sinh rủi ro.
Nhà quản lý có thể dựa vào những số liệu thực tế hoặc sự kiện trong quá khứ hoạt động của doanh nghiệp để có nguồn thông tin chính xác nhất, phụ thuộc cho việc đánh giá rủi ro.
Giải pháp xử lý rủi ro
Đối với giải pháp xử lý rủi ro, doanh nghiệp có thể áp dụng 4 giải pháp phổ biến, đó là: tránh, giảm thiểu, kiềm chế và chuyển giao rủi ro có tính chất, dặc điểm ra sao thì nhà quản lý có thể cân nhắc lựa chọn giải pháp phù hợp nhất để xử lý. Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết rủi ro, doanh nghiệp cũng có thể gặp những ưu điểm, hạn chế nhất định.
Lập và triển khai kế hoạch quản lý rủi ro
Hệ thống lại tất cả những bước phía trên bạn đã có đủ cơ sở để xây dựng và triển khai một kế hoạch quản lý rủi ro hoàn chỉnh, với mỗi rủi ro được xác định cần phải có một phương án xử lý thích hợp. Trong kế hoạch cần quy định rõ ai là người chịu trách nhiệm quản lý rủi ro, chủ yếu đây là vai trò của các nhà quản lý. Để kế hoạch đảm bảo hiệu quả thì cần có đầy đủ giải pháp kiểm soát và người chịu trách nhiệm cho những giải pháp, hoạt động triển khai giải pháp.
Kiểm soát và đánh giá kế hoạch quản lý rủi ro
Trong quá trình trong và sau khi thực hiện kế hoạch quản lý rủi ro, người chịu trách nhiệm chính nên thường xuyên kiểm soát tình hình, báo cáo tiến độ, hiệu quả đạt được để có sự nắm bắt khi có vấn đề phát sinh và đưa ra điều chỉnh kịp thời nếu cần thiết. Kiểm soát và đánh giá cũng chính là cơ sở quan trọng giúp doanh nghiệp đề ra những kế hoạch quản lý rủi ro tiếp theo một cách hoàn thiện hơn.
5. Kỹ năng quản trị rủi ro là gì?
Kỹ năng quan trị rủi ro là khả năng xác định, phân tích, đánh giá và phản ứng trước các rủi ro trong quá trình thực hiện mục tiêu công việc.
Biểu hiện hành vi ở các mức độ:
– Mức độ 5 – Mức độ xuất sắc:
Ở mức độ này, cá nhân chủ động vận dụng được kỹ năng này trong cả những tình huống đặc biệt khó khăn. Cá nhân có thể tự tin truyền đạt kỹ năng này cho người khác.
+ Có khả năng nhận định chính xác các rủi ro có thể xảy ra trong dài hạn;
+ Đánh giá toàn diện được các cơ hội và rủi ro trong thực tế tổ chức;
+ Xây dưng được chiến lược biến rủi ro thành cơ hội phát triển lâu dài;
+ Có sẵn phương án phối hợp các phòng ban để sẵn sàng xử lý rủi ro.
– Mức độ 4 – Mức độ tốt
Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống khá khó khăn, mà hầu như không cần hướng dẫn.
+ Có tầm nhìn dài hạn về việc nhận định các rủi ro có thể xảy ra;
+ Có khả năng đánh giá rủi ro và đề xuất phương án giảm thiểu hậu quả;
+ Đưa ra được chiến lược phòng tránh rủi ro thương mại.
Mức độ 3 – Mức độ khá
Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống khó khăn, dù đôi khi vẫn cần đươc chỉ dẫn từ người khác.
+ Nhận định được các rủi ro với quy mô nhỏ, trong tương lại gần;
+ Kịp thời phân tích rủi ro để có được đánh giá cần thiết;
+ Biết cách thông tin cho thành viên trong tổ chức về rủi ro có thể xảy ra.
Mức độ 2 – Múc độ khá
Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống với độ khó trung bình và vẫn thường cần được hỗ trợ, hướng dẫn từ người khác.
+ Xác định tâm lý vững vàng để sẵn sàng đối mặt và chịu trách nhiệm với rủi ro;
+ Có ý thức về việc nhận định các rủi ro nhưng chưa chính xác.
Mức độ 1 – Mức độ kém
Ở mức độ này, cá nhân chỉ vận dụng được năng lực trong những tình huống cơ bản nhất và sẽ cần rất nhiều chỉ dẫn từ người khác.
+ Chưa sẵn sàng đối mặt với rủi ro;
+ Còn lúng túng trong việc giải quyết hậu quả của rủi ro (nếu có).