Quản lý, quản lý giáo dục và quản lý nhà trường – 123docz.net

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC CỦA HIỆU TRƯỞNG Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN QUẢNG XƯƠNG TỈNH THANH HÓA

8. Cấu trúc của luận văn

1.2.3. Quản lý, quản lý giáo dục và quản lý nhà trường

1.2.3.1. Quản lý

Theo quan điểm triết học, QL được xem như một quá trình liên kết thống
nhất giữa cái chủ quan và cái khách quan để đạt mục tiêu nào đó.

Theo quan điểm kinh tế, F.Taylor (1856 – 1915) theo trường phái QL theo
kiểu khoa học: “Quản lý là cải tạo mối quan hệ giữa người với người, giữa người
với máy móc và quản lý là nghệ thuật biết rõ ràng, chính xác cái gì cần làm và làm

cái đó thế nào bằng phương pháp tốt nhất và rẻ nhất” [26].

Theo quan điểm chính trị xã hội: “Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức,
có định hướng của chủ thể (người quản lý, người tổ chức quản lý) lên khách thể
(đối tượng quản lý) về các mặt chính trị, văn hoá, xã hội, kinh tế … bằng một hệ
thống luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và các biện pháp cụ

thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng” [17].

Theo Trần Kiểm “Quản lý là những tác động của chủ thể quản lý trong việc
huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực trong và
ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức
với hiệu quả cao nhất” [20].

Theo PGS.TS Thái Văn Thành: “Quản lý là sự tác động có mục đích, có kế
hoạch của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra”
[27].

Những định nghĩa trên đây tuy khác nhau về cách diễn đạt, về góc độ tiếp
cận nhưng đều gặp nhau ở những nội dung cơ bản của khái niệm quản lý, từ các
định nghĩa trên ta có thể hiểu: Quản lý là quá trình tác động có mục đích, có tổ
chức, có định hướng của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý bằng việc vận dụng
các chức năng quản lý và phương tiện quản lý, nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các
tiềm năng và cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đề ra.

Quản lý gồm hai thành phần: Chủ thể quản lý và khách thể quản lý.

Giữa chủ thể và khách thể quản lý có mối quan hệ tác động qua lại, tương hỗ
lẫn nhau. “Chủ thể làm nảy sinh các tác động quản lý, còn khách thể thì sản sinh
các giá trị vật chất và tinh thần có giá trị sử dụng, trực tiếp đáp ứng nhu cầu của

con người, thoả mãn mục đích của chủ thể quản lý” [27].

Quá trình QL có thể được mô tả bằng sơ đồ đơn giản sau đây:

Sơ đồ 1.1. Mô hình về quản lý

Môi trường
Phương pháp
quản lý
Chủ thể
quản lý
Đối tượng
quản lý
Mục tiêu
Công cụ
quản lý
Cơ chế quản lý

* Các chức năng quản lý:

Chức năng QL là loại hình đặc biệt của hoạt động điều hành, là sản phẩm của
tiến trình phân công lao động và chuyên môn hoá việc QL [26].

Chức năng QL là những nội dung và phương thức hoạt động cơ bản nhờ đó
chủ thể QL tác động đến đối tượng QL trong quá trình quản lý, nhằm thực hiện mục
tiêu quản lý.

Qua quá trình học tập, nghiên cứu chúng tôi thấy rằng QL có 4 chức năng cơ
bản là 4 khâu có liên quan mật thiết với nhau, đó là: Kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo,
kiểm tra và trong đó thông tin vừa là phương tiện, vừa là điều kiện để thực hiện
chức năng quản lý.

– Chức năng kế hoạch hoá: Để thực hiện chủ trương, chương trình, dự án kế

hoạch hoá là hành động đầu tiên, chức năng cơ bản để hoàn thành các chức năng
khác.

Chức năng tổ chức: Người QL phải hình thành bộ máy tổ chức là cơ cấu

các bộ phận (tuỳ theo tính chất công việc, có thể tiến hành phân công, phân nhiệm
cho các cá nhân), quy định chức năng nhiệm vụ từng bộ phận, mối quan hệ giữa
chúng, thiết lập mối quan hệ, liên hệ giữa con người với con người, giữa các bộ
phận riêng rẽ thành một hệ thống hoạt động nhịp nhàng của một thể thống nhất.

Chức năng chỉ đạo: Đây là quá trình tác động qua lại giữa chủ thể QL và

mọi thành viên trong tổ chức nhằm góp phần thực hiện hoá các mục tiêu đề ra. Bản
chất của chức năng chỉ đạo xét cho cùng là sự tác động lên con người, khơi dậy
những tiềm năng của con người trong hệ thống quản lý, thực hiện tốt mối liên hệ
giữa con người với con người và quá trình đó giải quyết những mối quan hệ đó để
họ tự nguyện, tự giác và hăng hái phấn đấu trong công việc.

– Chức năng kiểm tra: Chức năng kiểm tra nhằm đánh giá việc thực hiện các

mục tiêu đề ra, điều cần lưu ý là khi kiểm tra phải theo chuẩn. Chuẩn phải xuất phát
từ mục tiêu, là đòi hỏi bắt buộc đối với mọi thành viên của tổ chức.

Cuối cùng, tất cả các chức năng trên đều cần đến yếu tố thông tin. Thông tin
đầy đủ, kịp thời, cập nhật, chính xác là một căn cứ để hoạch định kế hoạch; thông

tin cũng cần cho các bộ phận trong cơ cấu tổ chức, là chất liệu tạo quan hệ giữa các
bộ phận trong tổ chức, thông tin truyền tải mệnh lệnh chỉ đạo (thông tin xuôi) và
phản hồi (thông tin ngược) diễn biến hoạt động của tổ chức và thông tin từ kết quả
hoạt động của tổ chức giúp cho người QL xem xét mức độ đạt mục tiêu của tổ chức.
Các chức năng nêu trên lập thành chu trình quản lý. Chủ thể QL khi triển
khai hoạt động QL đều thực hiện chu trình này, được thể hiện ở sơ đồ sau đây:

Sơ đồ 1.2. Các chức năng trong chu trình quản lý

Bốn chức năng của QL quan hệ khăng khít, tác động qua lại lẫn nhau và tạo
thành chu trình quản lý. Mỗi chức năng có vai trò, vị trí riêng trong chu trình quản
lý.

1.2.3.2. Quản lý giáo dục

Theo tác giả Đặng Quốc Bảo thì: “Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quát là
hoạt động điều hành phối hợp của các lực lượng xã hội nhằm thúc đẩy mạnh mẽ

công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu của xã hội” [1].

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang thì: “Quản lý giáo dục là hệ thống những
tác động có mục đích, có kế hoạch hợp quy luật của chủ thể quản lý, nhằm làm cho
hệ thống vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được
các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá
trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa giáo dục đến mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng

thái mới về chất” [25].

Thông tin quản lý

Chỉ đạo

Kiểm tra Tổ chức

Kế hoạch hóa

Theo Giáo sư Phạm Minh Hạc: “Quản lý giáo dục là tổ chức các hoạt động
dạy học. Có tổ chức được các hoạt động dạy học, thực hiện được các tính chất của
nhà trường phổ thông Việt Nam xã hội chủ nghĩa, mới quản lý được giáo dục, tức
là cụ thể hoá đường lối giáo dục của Đảng và biến đường lối đó thành hiện thực,

đáp ứng nhu cầu của nhân dân, của đất nước” [18].

Trên đây là những quan điểm khác nhau về QLGD, qua nghiên cứu chúng tôi
thấy QLGD có thể được hiểu: QLGD là những tác động có hệ thống, có kế hoạch,
có ý thức và hướng tới đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý mà chủ yếu
nhất là QTDH và giáo dục ở các trường học.

1.2.3.3. Quản lý nhà trường

Theo tác giả Trần Kiểm: “Việc quản lý trường học là quản lý hoạt động dạy
-học tức là làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng thái khác để dần

dần tiến tới mục tiêu giáo dục” [21].

Theo tác giả Phạm Viết Vượng: “Quản lý trường học là hoạt động của các
cơ quan quản lý nhằm tập hợp và tổ chức các hoạt động của giáo viên, học sinh và
các lực lượng giáo dục khác, cũng như huy động tối đa các nguồn lực giáo dục để

nâng cao chất lượng GD&ĐT trong nhà trường” [30].

Theo tác giả Đỗ Hoàng Toàn: “Quản lý nhà trường bao gồm quản lý bên
trong nhà trường (nghĩa là quản lý thành tố mục đích, nội dung, PPDH, hình thức
tổ chức dạy học, đội ngũ CB-GV, tập thể học sinh, CSVC-TBDH, các thành tố này
quan hệ qua lại với nhau và tất cả đều nhằm thực hiện các chức năng giáo dục) và

quản lý các mối quan hệ giữa nhà trường với môi trường xã hội bên ngoài” [29].

Xét trong phạm vi hẹp, công tác QL trường học bao gồm QL các quan hệ
giữa trường học, xã hội (QL bên ngoài) và QL nhà trường (QL bên trong).

Nhà trường là tổ chức giáo dục cơ sở trực tiếp làm công tác GD&ĐT. Nó
chịu sự QL trực tiếp của các cấp QLGD, đồng thời nhà trường cũng là một hệ thống
độc lập, tự quản. Việc QL nhà trường phải nhằm mục đích nâng cao chất lượng,
hiệu quả GD và phát triển nhà trường. Thực chất QL nhà trường là QL hoạt động

dạy và học, làm cho hoạt động dạy và học từ trạng thái này sang trạng thái khác để
tiến tới mục tiêu giáo dục.

Quản lý nhà trường bao gồm:

+ QL quá trình sư phạm: tức là QL quá trình GD&ĐT. Các yếu tố của quá
trình GD&ĐT là: mục đích GD, nội dung GD, phương pháp GD, GV, HS, những
phương tiện vật chất kỹ thuật, tài chính… Trong sơ đồ biểu thị các đối tượng của
QLGD, mỗi ô là một hệ thống con, mỗi hệ thống con đó bao gồm nhiều hệ thống
nhỏ hơn nữa, tất cả tạo thành một chỉnh thể thống nhất, trong đó nổi lên vai trò yếu
tố con người – trung tâm của quản lý.

+ QL nhân sự: tức là làm tăng động lực cho đội ngũ GV bằng các chính sách
ưu đãi và kích thích vật chất, tâm lý. Ngoài ra còn bồi dưỡng nâng cao năng lực và
chất lượng GV.

+ QL tài lực và vật lực: là sử dụng một cách tối ưu nguồn tài lực, vật lực
phục vụ cho hoạt động GD của nhà trường.

+ QL môi trường (các quan hệ ngoài nhà trường): tức là làm cho nhà trường
thật sự gắn liền với sự phát triển của cộng đồng, của địa phương và của đất nước
trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.