Quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo – Tài liệu, ebook, giáo trình, hướng dẫn
Định nghĩa:Quản lý nhà nước vềgiáo dục và đào tạo (QLNN vềGD& ĐT là
việc nhà nước thực hiện quyền lực công để điều hành, điều chỉnh toàn bộ tác hoạt
đóng GD&ĐT trong phạm vi loàn ra hòi nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục của Nhà
nước
QLNN vềGD-ĐT là sựtác động có tổchức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà
nước đối với các hoạt động GD-ĐT do các cơquan quản lí có trách nhiệm vềgiáo dục
của Nhà nước từtrung ương đến cơsởtiến hành đểthực hiện chức năng, nhiệm vụ
theo qui định của Nhà nước nhằm phát triển sựnghiệp GD-ĐT, duy trì kỉcương? thoả
mãn nhu câu GD-ĐT của nhân dân, thực hiện mục tiêu GD-ĐT của nhà nước.
+ Những yếu tốchủyếu trong quản lý nhà nước vềgiáo dục và đào tạo.
. Trong khái niệm QLNN vềGD&ĐT nổi lên 3 bộphận chính, đó là chủthểcủa
QLNN vềGD&ĐT; Khách thểcua QLNN vềGD&ĐT; Mục tiêu giáo dục và đào tạo.
. ChủthểQLNN vềGD&ĐT là các cơquan có thầm quyền (cơquan lập pháp.
hành pháp) được quy định ở điều 87 của Luật Giáo dục.
. Khách thểcủa QLNN vềGD&ĐT là HIGDQD và mọi hoạt động GD-ĐT trong
phạm vi toàn xã bội.
75 trang
|
Chia sẻ: tranhoai21
| Lượt xem: 30491
| Lượt tải: 10
Bạn đang xem trước
20 trang
tài liệu Quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN VĂN HỘ
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Thái Nguyên-2006
2
MỤC LỤC
Phần thứ nhất: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ………………………………………………………………………………3
I. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO………………………………..3
1. Khái niệm ……………………………………………………………………………………………………………3
2. Một số tính chất của QLNN về GD-ĐT. ………………………………………………………………….4
3. Một số đặc điểm của QLNN về GD-ĐT. …………………………………………………………………4
4. Một số nguyên tắc QLNN về GD&ĐT cần lưu ý : ……………………………………………………6
II. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA QLNN VỀ GD&ĐT. ………………………….10
1. Những nội dung cơ bản của QLNN về GD-ĐT theo điều 86 Luật Giáo dục……………….10
2. Những nội dung chủ yếu của QLNN về GD&ĐT……………………………………………………11
3. Thực trạng, phương hướng đổi mới và biện pháp thực hiện QLNN về GD&ĐT. ………..13
4. Những nhiệm vụ, giải pháp phát triển giáo dục đến năm 2010………………………………….14
Phần thứ 2: QUÁ TRÌNH QUẢN LÝ GIÁO DỤC …………………………………………..16
I – CÁC CHỨC NĂNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC……………………………………………….17
1. Kế hoạch hoá trong quản lý giáo dục …………………………………………………………………….19
2. Tổ chức trong quản lý giáo dục …………………………………………………………………………….28
3. Điều khiển (chỉ đạo thực hiện) trong quản lý giáo dục …………………………………………….37
4. Kiểm tra trong quản lý giáo dục ……………………………………………………………………………48
II – THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ GIÁO DỤC ………………………………………….53
1 . Mục đích của thông tin ……………………………………………………………………………………….53
2. Các loại thông tin quản lý giáo dục ……………………………………………………………………….55
3. Những yêu cầu đối với thông tin quản lý giáo dục…………………………………………………..55
4.Thông tin dự đoán………………………………………………………………………………………………..57
III – HỆ THỐNG NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ GIÁO DỤC……………………………….59
IV- CÁC PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC …………………………………………68
1. Khái niệm và yêu cầu của việc sử dụng phương pháp quản lý giáo dục…………………….68
2. Các phương pháp quản lý giáo dục chủ yếu……………………………………………………………70
V – CÔNG CỤ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ……………………………………………………………73
1. Các loại công cụ trong quản lý giáo dục ………………………………………………………………..74
2. Yêu cầu đối với hệ thống công cụ quản lý giáo dục…………………………………………………74
3. Đổi mới và nâng cao năng lực vận hành hệ thống công cụ quản lý giáo dục ………………75
3
Phần thứ nhất: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
I. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
1. Khái niệm
+ Định nghĩa: Quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo (QLNN về GD& ĐT là
việc nhà nước thực hiện quyền lực công để điều hành, điều chỉnh toàn bộ tác hoạt
đóng GD&ĐT trong phạm vi loàn ra hòi nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục của Nhà
nước
QLNN về GD-ĐT là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà
nước đối với các hoạt động GD-ĐT do các cơ quan quản lí có trách nhiệm về giáo dục
của Nhà nước từ trung ương đến cơ sở tiến hành để thực hiện chức năng, nhiệm vụ
theo qui định của Nhà nước nhằm phát triển sự nghiệp GD-ĐT, duy trì kỉ cương? thoả
mãn nhu câu GD-ĐT của nhân dân, thực hiện mục tiêu GD-ĐT của nhà nước.
+ Những yếu tố chủ yếu trong quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo.
. Trong khái niệm QLNN về GD&ĐT nổi lên 3 bộ phận chính, đó là chủ thể của
QLNN về GD&ĐT; Khách thể cua QLNN về GD&ĐT; Mục tiêu giáo dục và đào tạo.
. Chủ thể QLNN về GD&ĐT là các cơ quan có thầm quyền (cơ quan lập pháp.
hành pháp) được quy định ở điều 87 của Luật Giáo dục.
. Khách thể của QLNN về GD&ĐT là HIGDQD và mọi hoạt động GD-ĐT trong
phạm vi toàn xã bội.
. Mục tiêu GD&ĐT: về tổng thể đó là việc bảo đảm trật tự kỷ cương trong các
hoạt động GD-ĐT, để thực hiếm được mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài cho xã hội, hoàn thiện và phát triển nhân cách của công dân; Tuy nhiên
ở mỗi cấp học, bậc học đã được cụ thể hoá mục tiêu trong Luật GD và điều lệ các nhà
trường
+ Trong khái niệm QLNN về GD&ĐT còn phải kể tới 2 yếu tố quan trọng trong
việc điều hành, điều chỉnh các hoạt động giáo dục, đó là công cụ và phương pháp
trong quản lý hành chính nhà nước về GD&ĐT:
. Công cụ chủ yếu trong QLHCNN là hệ thống các văn bản pháp luật, do đó công
tác thể chế tạo ra hành lang pháp lý cho các hoạt động QLNN vế GD-ĐT
. Phương pháp QLHCNN chủ yếu là phương pháp Hành chính, tổ chức.
Như vậy ta có thể hiểu khái niệm QLNN về GD-ĐT dưới dạng phát biếu khác.
QLNN về GD-ĐT là sự quản lý của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, của
bộ giáo dục từ trung ương đến cơ sở lên HTGĐQD và các hoạt động GD của xã hội
nhằm nâng cao dân trí – đào tạo lực- bồi dưỡng nhân tài cho đất nước và hoàn
4
thiện nhân cách cho công dân.
Cần lưu ý rằng, QLNN là việc thực thi ba quyền : Lập pháp – Hành pháp – Tư
pháp để điều chỉnh mọi quan hệ xã hội và hành vi của công dân. Còn QLNN về
GD&ĐT thực chất là thực thi quyền hành pháp để tổ chức, điều hành và điều chỉnh
mọi hoạt động giáo dục trong phạm vi toàn xã hội. Tuy nhiên, để quản lý có hiệu lực
và hiệu quả, việc sử dụng quyền hành pháp phải kết hợp với quyền lập pháp, lập qui và
hoạt động thanh tra, kiểm tra trong các hoạt động của toàn bộ hệ thống.
2. Một số tính chất của QLNN về GD-ĐT.
QLNN về GD-ĐT là QLNN về một ngành, một lĩnh vực cụ thể nhưng nó cũng có
những tính chất của QLNN và QLHCNN nói chung, ở đây chỉ xin nhắc lại năm tính
chất cần lưu ý, đó là:
+ Tính lệ thuộc vào chính trị: QLNN về GD phụ tùng và phục vụ nhiệm vụ chính
trị, tuân thủ chủ trương đường lối của Đảng và nhà nước.
+ Tính XH: GD là sự nghiệp của NN và của toàn XH. Trong QLNN về GD cần
phải coi trọng tính XH hoá và dân chủ hoá GD (DCH GD). GD&ĐT luôn phát triển
trong mối quan hệ với sự phát triển của KT-XH vì vậy QLNN về GD cần lưu ý tính
chất này để có những điều chỉnh phù hợp.
+ Tính pháp quyền: QLNN là QL bằng pháp luật; QLNN về GD cũng phải tuân
thủ hành lang pháp lí mà nhà nước đã quy định cho mọi hoạt động QL các hoạt động
GD-ĐT. Tăng cường pháp chế XHCN.
+ Tính chuyên môn nghiệp vụ: Công chức hoạt động trong lĩnh vực GD-ĐT cần
phải được đào tạo với các trình độ tương ứng với các ngạch, bậc đã được quy định.
Việc tuyển chọn công chức cần đáp ứng các chuẩn mà nhà nước đã ban hành.
+ Tính hiệu lực, hiệu quả: Lấy hiệu quả của hoạt động chuyên môn-nghiệp vụ để
đánh giá cán bộ công chức, viên chức ngành GD-ĐT; Chất lượng, hiệu quả và sự bảo
đảm trật tự kỷ cương trong GD-ĐT là thước đo trình độ, năng lực, uy tín của các cơ sở
GD-ĐT và của các cơ quan QLNN về GD-ĐT.
3. Một số đặc điểm của QLNN về GD-ĐT.
Ở phần tính chất nêu trên chúng ta đã điểm qua một số tính chất của QLNN về
GD&ĐT, tuy nhiên trong mỗi tính chất có những nét đặc biệt riêng có thể được nhấn
mạnh hơn và chúng trở thành các đặc điểm cần lưu ý. Trên cơ sở nhận thức đó cần
nhấn mạnh ba đặc điểm chủ yểu sau:
+ Đặc điểm kết hợp quản lý hành chính và quản lí chuyên môn trong các hoạt
động quản lý giáo dục (đặc điểm HC-GD). Nó vừa theo nguyên tắc quản lý hành
chính nhà nước đối với hoạt động của quản lý giáo dục, vừa theo nguyên tắc hành
chính giáo dục đối với một cơ sở giáo dục. Hành chính – giáo dục thực chất là triển
5
khai chức năng, nhiệm vụ quyền hạn do Nhà nước qui định (phân cấp, phân công hoặc
uỷ quyền), Các cơ quan, tổ chức thay mặt Nhà nước triển khai sự nghiệp GD&ĐT và
điều hành, điều chỉnh các hoạt động GD-ĐT. QLHC thực chất là việc xây dựng các
văn bản pháp quy và chấp hành các văn bản. Kết hợp với quản lý giáo dục là đưa việc
xây dựng các văn bản cho các hoạt động chuyên môn của giáo dục và làm cho một
người hiểu, biết được các qui định của văn bản để thực hiện cho đúng.
Ví dụ: Từ quy định của Bộ GD&ĐT về việc soạn bài, giảng bài, chấm bài .v.v.
Cơ quan Sở, Phòng GD&ĐT thậm chí đến hiệu trưởng nhà trường sẽ có những quy
định chi tiết hơn về các vấn đề đó để đảm bảo tính cụ thể, thiết thực và phù hợp với địa
phương và cơ sở giáo dục, trên cơ sở đó giáo viên chấp hành thực hiện các quy định về
chuyên môn. Đó chính là cách làm “hành chính hoá” các hoạt động chuyên môn
Như vậy, Đặc điểm HC- GD là đặc điểm quan trọng nhất trong hoạt động quản lí
nhà nước về GD-ĐT nhằm bảo đảm môi trường sư phạm thuận lợi cho việc thực hiện
được mục tiêu giáo dục mà Nhà nước quy định.
Cần lưu ý rằng quan tâm thích đáng đến đặc điểm này sẽ giúp cho các CBQLGD
giải quyết tốt mối quan hệ ngành- lãnh thổ trong hoạt động QLGD. Chỉ đạo hay quản
lý các hoạt động GD-ĐT trên 1 địa bàn cần phải hiểu rõ nghiệp vụ SP, đặc điểm của
quá trình GD để chỉ đạo, quản lý chuyên môn. Chỉ trên cơ sở biết kết hợp QLHC và
QLCM thì mới có thể chỉ đạo, quản lý tốt hoạt động GD-ĐT tiến tới thực hiện tốt mục
tiêu GD-ĐT của Nhà nước.
+ Đặc điểm về tính quyền lực nhà nước trong hoạt động quản lí.
Đặc điểm thứ hai của QLNN về GD-ĐT cũng là đặc điểm nổi bật của QLNN và
QLHCNN nói chung ở mọi lĩnh vực, đó là tính quyền lực nhà nước trong các hoạt
đóng quản lí. Đặc điểm này biểu hiện ở 3 vấn đề cơ bản sau :
. Điều kiện để triển khai quản lí nhà nước là phải có tư cách pháp nhân và yêu
cầu về tính hợp pháp trong quản lí là yêu cầu trước hết. Muốn có tư cách pháp nhân để
quản lí phải được bổ nhiệm và khi đã được bổ nhiệm cần phải thực hiện đúng, đủ chức
năng, thẩm quyền. Không lạm quyền cũng không đùn đẩy trách nhiệm; thực hiện đúng
chế độ thủ trưởng trong việc ra quyết định và trong việc chịu trách nhiệm về các quyết
định quản lí trước tập thể và cấp trên. Trong QLNN sẽ không có tư cách pháp nhân để
“ra quyền” khi chưa được bổ nhiệm. Tuy nhiên, mỗi tư cách pháp nhân đều có trách
nhiệm và quyền hạn tương ứng, việc hiểu cho đúng, làm cho đủ “thẩm quyền” là
thước đo khả năng “sử dụng quyền lực nhà nước” của một tư cách pháp nhân. Trong
thực tế “Phép vua thua lệ làng”, “thủ kho to hơn thủ trưởng” đều phát sinh do không
nhận thức đúng “tính quyền lực nhà nước trong các hoạt động quản lí”. “Thoái
quyền” và “lạm quyền” là hai thái cực của sự vi phạm “thẩm quyền”, mặt khác khái
niệm “thẩm quyền” cũng gắn với sự phân cấp và tuân hủ thứ bậc chặt chẽ trong
QLNN.
6
. Phương tiện QLNN về GD-ĐT là các văn bản pháp luật và pháp qui. Phương
pháp chủ yếu để QLNN là phương pháp Hành chính – Tổ chức (HC-TC). Cần nhận
thức rằng tháp luật, pháp quy là sự cụ thể hoá chủ trương, chính sách của Đảng và nhà
nước; phản ánh lợi ích của toàn dân, vì vậy đây chính là lành lang pháp lí cho việc
triển khai các hoạt động QLGD, bảo đảm tính quyền lực nhà nước trong quản lí. Việc
không tuân thủ hành lang pháp lí trong các hoạt động QLGD tức là vi phạm trật tự kỳ
cương và sẽ bị xử lí theo tuy định của pháp luật.
. Trong QLNN phải tuân thủ thứ bậc chặt chẽ hoạt động quản lí theo sự phân cấp
rõ ràng và mệnh lệnh – phục tùng là biểu hiện rõ nhất của tính quyền lực trong QLNN.
Tính quyền lực nhà nước ở đây cũng chính là việc CBQL GD cấp phòng cần nhận
thức đầy đủ rằng cấp dưới phải phục tùng cấp trên, địa phương phải phục tùng trung
ương trong quá rình QLGD.
+ Đặc điểm kết hợp Nhà nước-xã hội trong quá trình triển khai QLNN về GD.
Chúng ta đều biết GD&ĐT là một hoạt động mang tính xã hội cao và Đảng ta
cũng đã nhấn mạnh tư tưởng GD&ĐT là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn
dân.
Rõ ràng, dân chủ hoá và xã hội hoá công tác giáo dục là một tư tưởng có tính
chiến lược và nó có vai trò rất to lớn trong sự phát triển giáo dục nói chung và QLGD
nói riêng; rất nhiều bài toán QLGD sẽ rất khó giải quyết nếu không có sự tham gia của
đông đảo lực trong xã hội. Đây cũng là một đặc điểm quan trọng cần nhận thức trong
QLGD.
Tóm lại : QLNN về GD&ĐT là thực hiện chức năng – nhiệm vụ thẩm quyền do
Nhà nước qui định, phân cấp trong các hoạt động QLGD. Ở một cơ sở giáo dục,
QLNN về GD&ĐT thực chất là quản lí các hoạt động HC-GD, vì vậy nó có hai mặt
quản lí thâm nhập vào nhau, đó là QLHC sự nghiệp giáo dục và QLCM trong quá trình
sư phạm: Chính vì vậy, QLNN về GD&ĐT cần lưu ý các đặc điểm nêu trên..
4. Một số nguyên tắc QLNN về GD&ĐT cần lưu ý :
Trong phần QLNN, QLHCNN và lí luận QLGD có nêu một số nguyên tắc cơ bản
trong quản lý. Ở đây xin nhấn mạnh hai nguyên tắc cần được lưu ý trong việc triển
khai các hoạt động QLNN về GD&ĐT.
+ Nguyên tắc kết hợp ngành – lãnh thổ.
Mọi cơ sở giáo dục – nhà trường thực hiện chức năng, nhiệm vụ GD-ĐT theo sự
chỉ đạo của các cơ quan quản lý giáo dục đóng trên một địa bàn cụ thể nào đó, vì vậy
cũng phải tuân thủ sự quản lí hành chính của địa phương theo qui định phân cấp của
Nhà nước. Nội dung chủ yếu của nguyên tắc này dưới góc độ vĩ mô có thể diễn đạt
như sau: Sự nghiệp GD&ĐT, HTGDQD là một thể thống nhất. Bộ GD&ĐT là cơ quan
QLNN về GD&ĐT thống nhất trong phạm vi cả nước. Chính quyền địa phương
7
QLNN về GD&ĐT thông qua cơ quan chuyên môn của mình theo chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn do Nhà nước qui định phù hợp với cơ chế phân cấp. Để thực hiện được
điều đó Nhà nước đã quy định cụ thể nhiệm vụ quyển hạn của ngành và địa phương
như sau:
. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA BỘ GD-ĐT được qui định ở Nghị định
85/2003/NĐ-CP, ngày 18/7/2003. Ví dụ:
(1) Về giáo dục đại học.
. Trình Chính phủ: cơ cấu ngành đào tạo, cơ cấu đầu tư và các chính sách về bảo
đảm chất lượng đào đào CĐ, ĐH và sau ĐH; chỉ đạo, kiểm tra, tổ chức thực hiện sau
khi dược phê duyệt;
. Quy định chương trình khung GD ĐH, nội dung, phương pháp đào tạo SĐH,
chủ trì phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND tỉnh
kiểm tra các trường đại học, cao đẳng trong việc xây dựng chương trình đào tạo theo
chương trình khung do Bộ GD&ĐT ban hành, kiểm tra các cơ sở đào tạo SĐH thực
hiện chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo;
(2) Về giáo dục trung học chuyên nghiệp.
. Trình Chính phủ: cơ cấu ngành đào tạo, cơ cấu đầu tư và các chính sách về bảo
đảm chất lượng đào đào THCN; chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện sau khi được phê
duyệt:
. Quyết định danh mục đào tạo ngành nghề đào tạo THCN: phối hợp với các bộ
chuyên ngành quy định chương trình khung về GDTHCN;
. Hướng dẫn, kiểm tra các bộ và UBND tỉnh thực hiện chức nang QLNN về
GDTHCN theo phân công, phân cấp của Chính phủ:
(3) Về giáo dục phổ thông.
. Trình Chính phủ về chủ trương cải cách nội dung, chương trình giáo dục, mục
tiêu quốc gia về PCGDPT và chỉ đạo thực hiện sau khi được phê duyệt;
. Quy định về việc biên soạn, xuất bản, in và phát hành SGK và tổ chức biên
soạn, xét duyệt SGK trên cơ sở thẩm định của Hội đồng quốc gia thẩm định SCK;
. Hướng dẫn, kiểm tra UBND tỉnh thực hiện chức năng QLNN về GDPT theo
phân cấp cơ Chính phủ.
(4) Về giáo dục mầm non.
. Ban hành nội dung, chương trình và phương pháp GDMN; ban hành quy chế tổ
chức hoạt động;
. Hướng dẫn, kiểm tra UBND tỉnh thực hiện chức năng QLNN về GDMN theo
phân cấp của Chính phủ.
8
(4) Về phương thức giáo dục không chính quy.
. Ban hành chương trình xoá mù chữ;
. Quy định chương trình giáo dục để lấy văn bằng của hệ thống GDQD theo hình
thức vừa học vừa làm, học từ xa, tự học có hướng dẫn.
. Ngoài các vấn đề trên, Bộ GD&ĐT còn trình chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
về các vấn đề chủ yếu sau:
. Các chế độ. chính sách đặc thù đối với nhà giáo và CBQLGD;
. Khung học phí, cơ chế thu và sử dụng học phí; các chính sách khuyến khích
khác đối với người học;
. Ban hành tiêu chuẩn cụ thể của nhà giáo và CBQLGD; các quy định về chương
trình đào tạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao trình độ và chuẩn hoá nhà
giáo và CBQLGD
. Ban hành các quy định về tuyển sinh, quản lý học sinh, sinh viên, học viên.
NCS
. Quy định tiêu chuẩn bảo đảm chất lượng giáo dục; thống nhất quản lý việc kiểm
định chất lượng giáo dục;
. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ
khoa học công nghệ trong hoạt động GD&ĐT;
. Thực hiện chức năng thanh tra giáo dục trong cả nước;
. Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của Bộ theo
mục tiêu và nội dung chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước;
. Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế, chỉ đạo thực hiện các chế độ tiền lương,
các chế độ chính sách đãi ngộ thuộc phạm vi quản lý của Bộ; đào tạo, bồi dương về
chuyên môn nghiệp vụ; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong lĩnh vực
giáo dục;
. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN HĐND ĐỊA PHƯƠNG (theo Luật Tổ chức
HĐND và UBND năm 2003)
(+) HĐND cấp tỉnh:
. Quyết định cho trương, biện pháp phát triển giáo dục, đào tạo ở địa phương.
. Quyết định qui hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới giáo dục mầm non, giáo
dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp.
. Bảo đảm cơ sở vật chất và điều kiện cho các hoạt động giáo dục, đào tạo ở địa
phương.
. Giám sát việc tuân theo pháp luật về giáo dục, đào tạo của cơ quan nhà nước,
9
tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và của nông dân ở địa phương. .
(+) HĐND cấp huyện:
Quyết định các biện pháp và điều kiện cần thiết để xây dựng và phát triển mạng
lưới giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn theo quy hoạch chung.
(+) HĐND cấp xã:
. Quyết định biện pháp bảo đảm các điều kiện cần thiết để trẻ em vào học tiểu
học đúng độ tuổi, hoàn thành chương trình PCGDTH; tổ chức các trường mầm non;
thực hiện BTVH và xoá mù chữ cho những người trong độ tuổi;
. Quyết định việc xây dựng, tu sửa trường lớp thuộc địa phương quản lý.
. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA UBND ĐỊA PHƯƠNG :
(+) Đối với cấp tỉnh;
. Quản lý các trường, các cơ sở giáo dục theo sự phân cấp;
. Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trong tỉnh từ trình độ CĐSP trở xuống;
. Quản lý và kiểm tra việc thực hiện về tiêu chuẩn giáo viên, quy chế thi cử và
việc cấp văn bằng theo quy định của pháp luật;
. Thực hiện thanh tra, kiểm tra công tác giáo dục, đào tạo trên địa bàn tỉnh theo
quy đinh của pháp luật.
(+) Đối với cấp huyện:
. Xây dựng các chương trình, đề án phát triển giáo dục và tổ chức thực hiện sau
khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
. Tổ chức và kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phổ cập giáo
dục, quản lý các trường tiểu học, THCS, trường dạy nghề; tổ chức các trưởng mầm
non;
. Thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục trên địa bàn; chỉ đạo việc xoá mù
chữ;
. Thực hiện các tiêu chuẩn về giáo viên, quy chế thi cử.
(+) Đối với cấp xã:
. Thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục ở địa phương; phối hợp với
trường học huy động trẻ em vào lớp 1 đúng độ tuổi; tổ chức thực hiện các lớp bổ túc
văn hoá, thực hiện xoá mù cho những người trong độ tuổi;
. Tổ chức xây dựng và quản lý, kiểm tra hoạt động của nhà trẻ, lớp mẫu giáo,
trường mầm non ở địa phương; phối hợp với UBND cấp trên quản lý trường tiểu học,
trường THCS trên địa bàn.
Nói chung, chính quyền địa phương có trách nhiệm bảo đảm môi trường KT-XH
10
lành mạnh cho các hoạt động giáo dục diễn ra đúng mục tiêu của Nhà nước, đáp ứng
nhu cầu phát triển