Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch của tỉnh Hòa Bình – Luận Văn S
Download Luận án Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch của tỉnh Hòa Bình
2. Mục tiêu, nhiệm vụ và câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài luận án là xác lập nội dung và các tiêu chí đánh giá QLNN đối với phát triển du lịch của một địa phương cấp tỉnh; phân tích, đánh giá thực trạng QLNN đối với PTDL của tỉnh Hòa Bình và đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cường QLNN đối với PTDL của tỉnh Hòa Bình.
Câu hỏi nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu trên, các câu hỏi đặt ra cho nghiên cứu gồm:
(1) Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch bao gồm những nội dung gì? Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch có đặc điểm gì khác với quản lý nhà nước về du lịch?
(2) Nguyên tắc, công cụ, nội dung và tiêu chí đánh giá QLNN đối với PTDL của địa phương cấp tỉnh là gì?
(3) Có các yếu tố nào ảnh hưởng đến QLNN đối với PTDL của địa phương cấp tỉnh và những bài học kinh nghiệm nào có thể được rút ra cho tỉnh Hòa Bình trong QLNN của tỉnh đối với PTDL?
(4) Thực trạng QLNN đối với PTDL của tỉnh Hòa Bình hiện nay như thế nào? Có những thành công, hạn chế nào trong QLNN đối với PTDL của tỉnh Hòa Bình? Nguyên nhân của thành công, hạn chế đó là gì?
(5) Cần có giải pháp, kiến nghị gì để tăng cường QLNN đối với PTDL của tỉnh Hòa Bình giai đoạn đến năm 2030?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn về QLNN đối với PTDL của một địa phương cấp tỉnh.
Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: QLNN đối với PTDL trên địa bàn cấp tỉnh, thành phố theo phân cấp quản lý gồm QLNN trung ương và QLNN của CQĐP cấp tỉnh, thành phố. Để du lịch của địa phương cấp tỉnh phát triển đạt được mục tiêu đặt ra đồng thời phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, chiến lược phát triển của du lịch Việt Nam cũng như chiến lược phát triển KT-XH của tỉnh thì vai trò định hướng, tổ chức và phối hợp, điều tiết, giám sát các hoạt động trong PTDL của tỉnh là rất lớn. Chính vì vậy, luận án sẽ tập trung nghiên cứu những nội dung và các tiêu chí đánh giá QLNN của CQĐP cấp tỉnh đối với PTDL trên địa bàn tỉnh. Các vấn đề được nghiên cứu tiếp sau đây sẽ tập trung vào đối tượng quản lý là CQĐP cấp tỉnh.
Về không gian: Luận án nghiên cứu thực trạng QLNN đối với PTDL trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
Về thời gian: Luận án nghiên cứu dựa trên các dữ liệu thứ cấp thu thập trong giai đoạn 2015 – 2020, trong đó tập trung vào việc phân tích các dữ liệu trong khoảng thời gian từ năm 2015 đến năm 2019. Dữ liệu năm 2020 được sử dụng để nghiên cứu bối cảnh hiện tại do hoạt động du lịch năm 2020 bị ảnh hưởng nhiều bởi dịch bệnh Covid-19, không thể hiện được tính quy luật. Các dữ liệu sơ cấp được thu thập từ tháng 06/2020 đến tháng 11/2020. Các giải pháp đề xuất cho QLNN đối với PTDL của tỉnh Hòa Bình đến năm 2030 và các năm tiếp theo.
4. Những đóng góp mới của đề tài luận án
Về lý luận
Trên cơ sở hệ thống hóa cơ sở lý luận về PTDL và QLNN về du lịch để vận dụng vào xác lập cơ sở lý luận của QLNN đối với PTDL của một địa phương cấp tỉnh, đồng thời nghiên cứu xây dựng được hệ thống tiêu chí đánh giá QLNN đối với PTDL của một địa phương cấp tỉnh và sử dụng để khảo sát, làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá thực trạng QLNN của CQĐP cấp tỉnh đối với PTDL của tỉnh.
Về thực tiễn
Luận án nghiên cứu kinh nghiệm QLNN của CQĐP cấp tỉnh đối với PTDL của một số địa phương cấp tỉnh trong và ngoài nước, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho QLNN đối với PTDL của tỉnh Hòa Bình.
Phân tích, đánh giá được thực trạng QLNN của CQĐP cấp tỉnh đối với PTDL của tỉnh Hòa Bình, chủ yếu tập trung vào nghiên cứu nội dung QLNN đối với PTDL của tỉnh, nhằm tìm ra những nguyên nhân của các hạn chế trong QLNN của CQĐP cấp tỉnh đối với PTDL của tỉnh Hòa Bình thông qua các tiêu chí đánh giá.
Đề xuất được một số giải pháp và kiến nghị khả thi nhằm tăng cường QLNN của CQĐP cấp tỉnh đối với PTDL của tỉnh Hòa Bình giai đoạn đến năm 2030 và các năm tiếp theo.
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài luận án
Du lịch là một ngành kinh tế có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao được nhiều quốc gia trên thế giới coi là một trong những ngành kinh tế quan trọng hàng đầu. Hoạt động của ngành kinh tế này không chỉ đáp ứng nhu cầu du lịch ngày càng tăng của người dân mà còn đóng vai trò quan trọng “xuất khẩu tại chỗ” các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ ra ngước ngoài. Tuy nhiên, phát triển du lịch (PTDL) có thể đem lại những hiệu quả tích cực nhưng cũng có thể mang đến những hiệu ứng tiêu cực nếu không được định hướng và kiểm soát kịp thời. Vì vậy, cần thiết phải có sự quản lý nhà nước (QLNN) về du lịch.
Hiện đã có khá nhiều công trình khoa học được công bố liên quan đến QLNN về du lịch ở nhiều góc độ tiếp cận khác nhau. Các công trình này chủ yếu tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của QLNN về du lịch như khái niệm, đặc điểm, vai trò, các yếu tố ảnh hưởng, nội dung, công cụ, phương pháp QLNN ở cấp trung ương và địa phương. Mặc dù QLNN đối với PTDL có một số nội dung tương đồng nhưng không hoàn toàn đồng nhất với QLNN về du lịch. QLNN đối với PTDL không đơn thuần là làm sao để du lịch phát triển mà phải kiểm soát mức độ phát triển của du lịch sao cho phù hợp và đem lại hiệu quả cao nhất. Tuy vậy, cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề này hiện nay vẫn chưa được nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống, do đó, cần có những công trình nghiên cứu tiếp theo để hoàn thiện những vấn đề này.
Thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW được ban hành ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về “Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”, nhiều địa phương trong cả nước cũng xác định phát triển kinh tế thông qua PTDL. Tuy nhiên, cũng giống như các lĩnh vực khác, quá trình phát triển của ngành du lịch cũng bộc lộ nhiều bất cập như sự phát triển quá nóng, sự mất cân đối trong quá trình phát triển, sự xuất hiện các mâu thuẫn về lợi ích của các bên tham gia và các tệ nạn xã hội, dẫn đến tình trạng không đảm bảo an ninh trật tự, ảnh hưởng xấu tới các lĩnh vực phát triển khác của địa phương,… Chính vì vậy, đối với một địa phương cấp tỉnh, để du lịch phát triển một cách hiệu quả và bền vững, đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên tham gia vào hệ thống du lịch, thực hiện được các mục tiêu kép về phát triển kinh tế – xã hội (KT-XH), bảo tồn và giữ gìn được những nét độc đáo của văn hóa địa phương, đồng thời giữ gìn, tôn tạo và phát triển được tài nguyên du lịch (TNDL) của địa phương,… cần thiết phải có sự quan tâm quản lý và kiểm soát của nhà nước. Vai trò của QLNN đối với PTDL của địa phương là định hướng, tổ chức và phối hợp, điều tiết các hoạt động trong PTDL, giám sát quá trình PTDL nhằm đảm bảo du lịch của địa phương phát triển phù hợp với chiến lược PTDL của quốc gia, phát huy được tiềm năng, thế mạnh của địa phương và thúc đẩy phát triển KT-XH của địa phương đó.
Tất cả các vấn đề trên đang đặt ra yêu cầu cần phải tiếp tục có thêm các nghiên cứu để bổ sung luận cứ về lý luận và thực tiễn, góp phần phát triển ngành du lịch nói riêng và phát triển KT-XH nói chung ở góc độ của quốc gia và của từng địa phương.
Trong những năm gần đây, Hòa Bình được xem là điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch trong nước và quốc tế với nhiều kết quả đáng ghi nhận về lượng khách, tổng thu từ du lịch, mức độ đóng góp vào nền kinh tế của tỉnh,… Trên thực tế, mức độ PTDL của tỉnh được đánh giá là chưa thực sự tương xứng với tiềm năng và chưa có hướng đi bền vững, bộc lộ nhiều hạn chế về cơ sở hạ tầng (CSHT), cơ sở vật chất kỹ thuật (CSVCKT), chất lượng nhân lực du lịch, thị trường, sản phẩm du lịch,… Để giải quyết vấn đề này, QLNN đối với PTDL của tỉnh có vai trò vô cùng quan trọng. Trong khi đó, hiện nay QLNN đối với PTDL của tỉnh còn có một số hạn chế như: hệ thống văn bản pháp luật (VBPL) về du lịch chưa thực sự hoàn chỉnh, còn thiếu các VBPL quy định về quản lý loại hình cơ sở lưu trú homestay, farmstay, về khai thác hang động trong kinh doanh du lịch, quy tắc ứng xử trong hoat động du lịch,… nên ít nhiều gây khó khăn cho quá trình triển khai thực hiện; công tác quản lý thu hút đầu tư PTDL và quảng bá, xúc tiến PTDL chưa hiệu quả; chưa làm tốt công tác quản lý sức chứa tại các điểm đến du lịch, đặc biệt là ở các điểm du lịch tâm linh vào mùa lễ hội, cũng như chưa có các giải pháp bảo tồn tài nguyên du lịch và bảo vệ môi trường trong PTDL,… Chính vì vậy, trong thời gian tới, để du lịch Hòa Bình phát triển hiệu quả, góp phần phát triển KT-XH của tỉnh, cần phải có các biện pháp để tăng cường QLNN đối với PTDL của tỉnh, trong đó, vai trò của chính quyền địa phương (CQĐP) tỉnh là rất quan trọng.
Từ thực trạng trên, việc nghiên cứu một cách khoa học và có hệ thống để tìm ra những giải pháp phù hợp nhằm tăng cường QLNN đối với PTDL của tỉnh Hòa Bình nhằm thúc đẩy du lịch của tỉnh phát triển một cách hiệu quả, để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, tương xứng với tiềm năng sẵn có, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình phát triển KT-XH của tỉnh là yêu cầu và là nhiệm vụ cấp thiết. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, NCS lựa chọn đề tài: “Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch của tỉnh Hòa Bình” làm đề tài luận án tiến sĩ kinh tế.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ và câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài luận án là xác lập nội dung và các tiêu chí đánh giá QLNN đối với PTDL của một địa phương cấp tỉnh; phân tích, đánh giá thực trạng QLNN đối với PTDL của tỉnh Hòa Bình và đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cường QLNN đối với PTDL của tỉnh Hòa Bình.
Câu hỏi nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu trên, các câu hỏi đặt ra cho nghiên cứu gồm:
(1) Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch bao gồm những nội dung gì? Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch có đặc điểm gì khác với quản lý nhà nước về du lịch?
(2) Nguyên tắc, công cụ, nội dung và tiêu chí đánh giá QLNN đối với PTDL của địa phương cấp tỉnh là gì?
(3) Có các yếu tố nào ảnh hưởng đến QLNN đối với PTDL của địa phương cấp tỉnh và những bài học kinh nghiệm nào có thể được rút ra cho tỉnh Hòa Bình trong QLNN của tỉnh đối với PTDL?
(4) Thực trạng QLNN đối với PTDL của tỉnh Hòa Bình hiện nay như thế nào? Có những thành công, hạn chế nào trong QLNN đối với PTDL của tỉnh Hòa Bình? Nguyên nhân của thành công, hạn chế đó là gì?
(5) Cần có giải pháp, kiến nghị gì để tăng cường QLNN đối với PTDL của tỉnh Hòa Bình giai đoạn đến năm 2030?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn về QLNN đối với PTDL của một địa phương cấp tỉnh.
Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: QLNN đối với PTDL trên địa bàn cấp tỉnh, thành phố theo phân cấp quản lý gồm QLNN trung ương và QLNN của CQĐP cấp tỉnh, thành phố. Để du lịch của địa phương cấp tỉnh phát triển đạt được mục tiêu đặt ra đồng thời phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, chiến lược phát triển của du lịch Việt Nam cũng như chiến lược phát triển KT-XH của tỉnh thì vai trò định hướng, tổ chức và phối hợp, điều tiết, giám sát các hoạt động trong PTDL của tỉnh là rất lớn. Chính vì vậy, luận án sẽ tập trung nghiên cứu những nội dung và các tiêu chí đánh giá QLNN của CQĐP cấp tỉnh đối với PTDL trên địa bàn tỉnh. Các vấn đề được nghiên cứu tiếp sau đây sẽ tập trung vào đối tượng quản lý là CQĐP cấp tỉnh.
Về không gian: Luận án nghiên cứu thực trạng QLNN đối với PTDL trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
Về thời gian: Luận án nghiên cứu dựa trên các dữ liệu thứ cấp thu thập trong giai đoạn 2015 – 2020, trong đó tập trung vào việc phân tích các dữ liệu trong khoảng thời gian từ năm 2015 đến năm 2019. Dữ liệu năm 2020 được sử dụng để nghiên cứu bối cảnh hiện tại do hoạt động du lịch năm 2020 bị ảnh hưởng nhiều bởi dịch bệnh Covid-19, không thể hiện được tính quy luật. Các dữ liệu sơ cấp được thu thập từ tháng 06/2020 đến tháng 11/2020. Các giải pháp đề xuất cho QLNN đối với PTDL của tỉnh Hòa Bình đến năm 2030 và các năm tiếp theo.
4. Những đóng góp mới của đề tài luận án
Về lý luận
Trên cơ sở hệ thống hóa cơ sở lý luận về PTDL và QLNN về du lịch để vận dụng vào xác lập cơ sở lý luận của QLNN đối với PTDL của một địa phương cấp tỉnh, đồng thời nghiên cứu xây dựng được hệ thống tiêu chí đánh giá QLNN đối với PTDL của một địa phương cấp tỉnh và sử dụng để khảo sát, làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá thực trạng QLNN của CQĐP cấp tỉnh đối với PTDL của tỉnh.
Về thực tiễn
Luận án nghiên cứu kinh nghiệm QLNN của CQĐP cấp tỉnh đối với PTDL của một số địa phương cấp tỉnh trong và ngoài nước, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho QLNN đối với PTDL của tỉnh Hòa Bình.
Phân tích, đánh giá được thực trạng QLNN của CQĐP cấp tỉnh đối với PTDL của tỉnh Hòa Bình, chủ yếu tập trung vào nghiên cứu nội dung QLNN đối với PTDL của tỉnh, nhằm tìm ra những nguyên nhân của các hạn chế trong QLNN của CQĐP cấp tỉnh đối với PTDL của tỉnh Hòa Bình thông qua các tiêu chí đánh giá.
Đề xuất được một số giải pháp và kiến nghị khả thi nhằm tăng cường QLNN của CQĐP cấp tỉnh đối với PTDL của tỉnh Hòa Bình giai đoạn đến năm 2030 và các năm tiếp theo.
5. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, luận án được kết cấu thành 4 chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án và phương pháp nghiên cứu của luận án
Chương 2. Một số cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch của địa phương cấp tỉnh
Chương 3. Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch của tỉnh Hòa Bình
Chương 4. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch của tỉnh Hòa Bình.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về phát triển du lịch
Nghiên cứu về PTDL có những công trình nghiên cứu xoay quanh các vấn đề như: cơ sở lý luận về PTDL và PTDL bền vững,… (Phạm Trung Lương, 2002; Martin Mowforth và Ian Munt, 2001; Antonio Machado, 2003; Daniela Drumbrăveanu, 2004; Richard W. Butler, Douglas G. Pearce, 2004; UNEP & UNWTO, 2005; Richard Sharpley, 2009); nghiên cứu sâu hơn về một nội dung cụ thể của PTDL (Nguyễn Thăng Long, 2004; Nguyễn Văn Lưu, 2015); áp dụng nghiên cứu gắn với một địa phương cụ thể (Trần Tiến Dũng, 2007; La Nữ Ánh Vân, 2012; Vũ Văn Đông, 2014; Nguyễn Đức Tuy, 2014; Dương Hoàng Hương, 2017; Lê Đức Viên, 2017; Nguyễn Anh Dũng, 2018; Nguyễn Quý Phước Sang, 2018); hiệu quả KT-XH của PTDL gắn với vấn đề xóa đói giảm nghèo (Phạm Ngọc Thắng, 2010); nghiên cứu về chiến lược PTDL bền vững (Nguyễn Tư Lương, 2016),…
1.1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch
Các nghiên cứu về vai trò của QLNN đối với PTDL (Trương Điện Thắng, 2010; S.Medlik, 1995); nghiên cứu về một nội dung cụ thể của QLNN về du lịch (Bùi Hải Yến, 2009; Jenkins C. L., 1980; Hồ Đức Phước, 2010; Hoàng Văn Hoan, 2002); liên quan đến QLNN đối với một loại hình du lịch, lĩnh vực du lịch cụ thể (Nguyễn Thị Tú, 2018; Bùi Xuân Nhàn, Trần Thu Phương, 2019); về công cụ QLNN (Lương Xuân Quỳ, 2006; Trịnh Đăng Thanh, 2004); về phương pháp QLNN (Lương Xuân Quỳ, 2006),…
1.1.3. Các công trình nghiên cứu liên quan đến quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch của địa phương cấp tỉnh
Bên cạnh những công trình nghiên cứu về QLNN nói chung, nhiều tác giả đã nghiên cứu vấn đề QLNN về du lịch trong phạm vi một tỉnh hoặc liên tỉnh (Nguyễn Minh Đức, 2007; Nguyễn Tấn Vinh, 2008; Ngô Nguyễn Hiệp Phước, 2018; Trần Thị Xuân Mai, 2019; Bùi Xuân Nhàn, Trần Thu Phương, 2019); bàn về vai trò của CQĐP cấp tỉnh trong PTDL (Nguyễn Minh Đức, 2006; Nguyễn Mạnh Cường, 2015; Nguyễn Hoàng Tứ, 2016; Bùi Xuân Nhàn, 2016; Trần Thị Diệu Oanh, 2016); nghiên cứu về QLNN đối với một lĩnh vực kinh doanh du lịch cụ thể (Nguyễn Thị Tâm, 2018); hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò của người dân trong quản lý PTDL nông thôn (Ngô Thị Huyền Trang, 2020).
1.1.4. Các công trình nghiên cứu về du lịch của tỉnh Hòa Bình
Các công trình nghiên cứu là các đề tài NCKH cấp tỉnh và một số ít là các đề tài luận án tiến sĩ hoặc là đề tài nhánh thuộc đề tài NCKH cấp Nhà nước (Lê Thạc Cán, 2010; Đoàn Thanh Hải, 2018; Bùi Ngọc Tú, 2018; Nguyễn Thị Hồng Tâm, 2017; Đỗ Thị Thanh Hương, 2018; Hoàng Thị Thu Hương, 2019).
1.1.5. Một số kết luận rút ra qua tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án và khoảng trống nghiên cứu của đề tài luận án
Một số kết luận
Một là, về chủ đề PTDL và PTDL bền vững ở phạm vi quốc gia hay địa phương, các công trình nghiên cứu đã hệ thống hóa khá đầy đủ, phân tích làm rõ các vấn đề lý luận cơ bản về du lịch, PTDL cũng như vai trò của PTDL đối với nền kinh tế ở các cấp. Việc tổng quan các đề tài này đã giúp NCS kế thừa và hình thành cơ sở lý luận về PTDL để vận dụng trong nghiên cứu đề tài của luận án.
Hai là, đối với các công trình nghiên cứu có liên quan đến QLNN trong PTDL, các nghiên cứu đã tổng hợp, phân tích các vấn đề về QLNN về du lịch như khái niệm, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng, nội dung, công cụ, phương pháp QLNN ở cấp trung ương và địa phương. Trong đó, nội dung QLNN về du lịch căn cứ chủ yếu vào các quy định của Luật Du lịch 2005 và tiếp đó là Luật Du lịch 2017. Phần lớn các công trình nghiên cứu này đều đồng nhất giữa QLNN về du lịch và QLNN đối với PTDL.
Ba là, Hòa Bình được xem là một tỉnh có nhiều tiềm năng để PTDL. Trong các văn bản chỉ đạo của tỉnh Hòa Bình, tỉnh cũng đã xác định PTDL trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong tiến trình phát triển KT-XH. Tuy nhiên cho đến nay, những tiềm năng PTDL của tỉnh vẫn chưa được khai thác một cách hiệu quả. Theo tiếp cận của NCS, các công trình nghiên cứu về PTDL Hòa Bình cũng như QLNN đối với PTDL của tỉnh Hòa Bình còn hạn chế, chưa được quan tâm nghiên cứu một cách toàn diện.
Khoảng trống nghiên cứu
Khoảng trống về lý luận: Vấn đề QLNN đối với PTDL mặc dù có những điểm tương đồng, không tách rời với QLNN về du lịch nhưng vẫn có những điểm khác biệt, nhấn mạnh vào quản lý sự PTDL của các cơ quản quản lý các cấp theo phân quyền với các hoạt động cụ thể của ngành du lịch; phải có sự phối hợp liên ngành chứ không phải chỉ là trách nhiệm của riêng ngành du lịch.
Khoảng trống nghiên cứu tiếp theo là khoảng trống về các tiêu chí đánh giá QLNN đối với PTDL.
Khoảng trống về thực tiễn: các công trình nghiên cứu về PTDL tỉnh Hòa Bình đến nay vẫn còn rất hạn chế về cả số lượng và nội dung nghiên cứu, phần lớn chỉ tập trung vào một nội dung cụ thể, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ các mặt của QLNN đối với PTDL của tỉnh.
1.2. Phương pháp nghiên cứu
1.2.1. Phương pháp luận
Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử trong nghiên cứu QLNN đối với PTDL của tỉnh Hòa Bình.
1.2.2. Quy trình nghiên cứu
Hình 1.1. Quy trình nghiên cứu của luận án
(Nguồn: Nghiên cứu sinh xây dựng)
1.2.3. Phương pháp thu thập dữ liệu
1.2.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
– Truy cập và thu thập qua các kênh thông tin chính thức của các sở, ban, ngành liên quan đến QLNN đối với PTDL của tỉnh Hòa Bình
– Thu thập thông qua các cán bộ làm việc trực tiếp tại các sở, ban, ngành liên quan đến QLNN về du lịch của tỉnh Hòa Bình.
– Thu thập từ những bài báo, công trình NCKH có liên quan đến QLNN đối với PTDL của tỉnh Hòa Bình mà NCS đã tham khảo được.
Phần lớn số liệu thứ cấp được thu thập trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2020. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, các số liệu của năm 2020 chỉ sử dụng để tham khảo vì không thể hiện đúng bản chất mang tính quy luật các vấn đề liên quan PTDL của tỉnh, việc phân tích chủ yếu căn cứ vào các số liệu trong 5 năm từ 2015 đến 2019.
1.2.3.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Việc thu thập dữ liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu đề tài luận án được thực hiện như sau:
Luận án sử dụng kết hợp giữa phương pháp chuyên gia và phương pháp điều tra xã hội học để thu thập dữ liệu sơ cấp cần thiết phục vụ việc nghiên cứu đề tài luận án. Trong đó:
Phương pháp chuyên gia: nhằm xây dựng các tiêu chí đánh giá QLNN đối với PTDL của một địa phương cấp tỉnh để nghiên cứu thực trạng QLNN đối với PTDL của tỉnh Hòa Bình.
Phương pháp điều tra xã hội học: để khảo sát ý kiến các cán bộ QLNN về du lịch của tỉnh Hòa Bình, các doanh nghiệp du lịch, cư dân địa phương, khách du lịch đến Hòa Bình về thực trạng QLNN đối với PTDL của tỉnh Hòa Bình, quan điểm và sự sẵn sàng tham gia PTDL của tỉnh, nhu cầu du lịch và thực trạng chất lượng du lịch của tỉnh Hòa Bình.
Việc thu thập dữ liệu sơ cấp phục vụ việc nghiên cứu đề tài luận án được thực hiện theo quy trình mô tả trong hình 1.2 sau đây:
Hình 1.2. Quy trình thu thập dữ liệu sơ cấp
(Nguồn: Nghiên cứu sinh xây dựng)
Bước 1: Xác định loại dữ liệu sơ cấp cần thu thập
Bước 2: Thiết kế mẫu phiếu khảo sát và xin ý kiến chuyên gia
Qua tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan, căn cứ vào phạm vi trách nhiệm của các cơ quan QLNN về du lịch được phân cấp theo Luật Du lịch 2017, NCS đã tổng hợp các nội dung QLNN đối với PTDL của một địa phương cấp tỉnh. Trên cơ sở đó, vận dụng lý thuyết về các tiêu chí đánh giá QLNN của Ngân hàng Phát triển Châu Á, kế thừa các công trình nghiên cứu của các tác giả Đào Anh Tuấn (2013), Nguyễn Anh Tú (2015), Nguyễn Hồng Phú (2018), NCS đã đề xuất xây dựng bộ tiêu chí đánh giá QLNN đối với PTDL của một địa phương cấp tỉnh gồm 4 tiêu chí với 36 chỉ tiêu để khảo sát ý kiến các chuyên gia. Thời gian tiến hành khảo sát chuyên gia từ ngày 15/10/2019 đến ngày 15/11/2019 bằng hình thức khảo sát trực tuyến qua email.
Kết quả khảo sát chuyên gia để thiết kế phiếu khảo sát thực trạng QLNN đối với PTDL của tỉnh Hòa Bình với đối tượng tham gia khảo sát là các cán bộ làm việc trong các cơ quan QLNN về du lịch của tỉnh Hòa Bình. Phiếu được thiết kế với 30 chỉ tiêu đánh giá QLNN đối với PTDL của một địa phương cấp tỉnh. Việc đánh giá được thực hiện trên thang Likert 5 mức độ, thể hiện quan điểm của đối tượng tham gia khảo sát về các chỉ tiêu đánh giá (5 – rất tốt; 4 – tốt; 3 – trung bình; 2 – kém; 1 – rất kém).
Bước 3: Khảo sát thử và điều chỉnh phiếu
Khảo sát thử được thực hiện với 15 cán bộ công tác trong lĩnh vực QLNN về du lịch thực hiện khảo sát và cho ý kiến về sự hợp lý, logic, rõ ràng và hình thức của phiếu khảo sát. Kết quả khảo sát thử cho thấy các vấn đề được đề cập trong phiếu khảo sát là phù hợp, tuy nhiên cần điều chỉnh thêm về mặt hình thức cho hợp lý hơn. Từ ý kiến đóng góp của các đối tượng tham gia khảo sát thử, NCS đã tiếp thu và điều chỉnh phiếu khảo sát.
Bước 4: Khảo sát chính thức
Để đánh giá thực trạng QLNN của đối với PTDL của tỉnh Hòa Bình, NCS đã gửi phiếu khảo sát cho 180 cán bộ đang công tác tại các cơ quan QLNN đối với PTDL của tỉnh Hòa Bình. Khảo sát được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 6/2020 đến tháng 11/2020. Kết thúc đợt khảo sát, NCS thu về được 163 phiếu, số phiếu có giá trị thống kê (có đủ thông tin để xử lý) là 157 phiếu, đạt tỷ lệ 87,22%. Các phiếu không có giá trị thống kê là các phiếu mà người trả lời lựa chọn nhiều phương án trả lời, hoặc để trống nhiều câu hỏi trong nội dung phiếu.
NCS tiến hành điều tra khảo sát 90 đại diện các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ du lịch tại Hòa Bình về một số nội dung QLNN đối với PTDL của tỉnh Hòa Bình dưới góc độ là đối tượng quản lý, nhìn nhận về khả năng phục hồi và phát triển của du lịch tỉnh trong thời gian tới. Số phiếu thu về là 76 phiếu, số phiếu có giá trị thống kê là 63 phiếu, đạt tỷ lệ 70%.
NCS đã tiến hành khảo sát 150 hộ dân đang sinh sống tại các khu vực giàu tiềm năng PTDL của tỉnh Hòa Bình để thăm dò thái độ của họ đối với việc PTDL tại địa phương; mức độ mong muốn tham gia cung ứng dịch vụ du lịch; tự đánh giá về mức độ cung cấp dịch vụ du lịch của địa phương. Số phiếu thu về là 128 phiếu, số phiếu có giá trị thống kê là 107 phiếu, đạt tỷ lệ 71,33%. Với nhóm đối tượng là khách du lịch, NCS đã thực hiện khảo sát 150 khách du lịch đang tham gia các tour du lịch với nhiều loại hình khác nhau tại thời điểm khảo sát ở các điểm du lịch của Hòa Bình nhằm tìm hiểu về nhu cầu du lịch; đánh giá của khách du lịch về chất lượng chương trình du lịch mà họ tham gia. Số phiếu thu về là 118 phiếu, số phiếu có giá trị thống kê là 113 phiếu, đạt tỷ lệ 75,33%. Các cuộc khảo sát này cũng được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 6/2020 đến tháng 11/2020.
Bước 5: Tập hợp và xử lý dữ liệu
Sau khi kiểm tra giá trị trong thống kê của phiếu khảo sát thu về, NCS tiến hành mã hóa, nhập liệu và sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để hỗ trợ phân tích, xử lý dữ liệu.
Với các chỉ tiêu đánh giá qua thang điểm từ 1 đến 5, giá trị khoảng cách = (Giá trị lớn nhất – Giá trị nhỏ nhất) / n = (5-1)/5 = 0.8 nên ý nghĩa các giá trị trung bình (GTTB) được xác định như sau:
1,00 ≤ GTTB ≤ 1,80 : Rất kém;
1,81 ≤ GTTB ≤ 2,60: Kém;
2,61 ≤ GTTB ≤ 3,40: Trung bình;
3,41 ≤ GTTB ≤ 4,20: Tốt;
4,21 ≤ GTTB ≤ 5,00: Rất tốt.
1.2.4. Phương pháp phân tích dữ liệu
Phương pháp tổng hợp
Phương pháp phân tích
Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp so sánh
Phương pháp mô hình hóa
CHƯƠNG 2
MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA ĐỊA PHƯƠNG CẤP TỈNH
2.1. Một số khái niệm cơ bản về phát triển du lịch và quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch
2.1.1. Khái niệm, điều kiện, nội dung và tiêu chí đánh giá phát triển du lịch của địa phương cấp tỉnh
2.1.1.1. Khái niệm về du lịch và phát triển du lịch
a. Du lịch
b. Phát triển du lịch
2.1.1.2. Điều kiện phát triển du lịch của địa phương cấp tỉnh
a. Tài nguyên du lịch
b. Hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch
c. Có sự phát triển về nhu cầu và cầu du lịch
d. Điều kiện về an ninh chính trị, an toàn xã hội
2.1.1.3. Tiêu chí đánh giá phát triển du lịch của địa phương cấp tỉnh
a. Sự gia tăng số lượng các hoạt động du lịch
– Sự gia tăng số lượng và quy mô các doanh nghiệp lữ hành;
– Sự gia tăng số lượng và quy mô các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú;
– Sự gia tăng số lượng và mở rộng quy mô các cơ sở phục vụ ăn uống;
– Sự gia tăng các điểm vui chơi giải trí;
– Sự đa dạng hóa các loại hình du lịch;
– Sự gia tăng về số lượng các dịch vụ hỗ trợ du lịch;
– Sự gia tăng số lượt khách/năm;
– Sự gia tăng về chi tiêu bình quân/khách/ngày;
– Sự gia tăng về tổng thu từ HĐDL qua các năm.
b. Sự gia tăng chất lượng các dịch vụ du lịch
– Sự gia tăng số lượng cơ sở lưu trú được xếp hạng;
– Sự gia tăng số ngày lưu trú bình quân của khách du lịch;
– Sự gia tăng số lượng lao động du lịch được đào tạo;
– Sự gia tăng sự hài lòng của du khách.
c. Sự gia tăng hiệu quả KT-XH từ hoạt động kinh doanh du lịch
– Sự gia tăng về tỷ lệ lao động trong lĩnh vực du lịch;
– Sự gia tăng về thu nhập trong lĩnh vực du lịch;
– Mức độ đóng góp của du lịch vào GRDP của địa phương.
2.1.2. Khái quát về quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch của địa phương cấp tỉnh
2.1.2.1. Khái niệm, đặc điểm và mục đích quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch của địa phương cấp tỉnh
a. Khái niệm
Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch của địa phương cấp tỉnh là việc chính quyền địa phương cấp tỉnh thực hiện các chức năng quản lý nhà nước theo thẩm quyền để quản lý, kiểm soát các hoạt động phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh đảm bảo phù hợp với chiến lược phát triển du lịch của quốc gia và chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, phát huy được lợi thế vốn có của địa phương, đồng thời đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên tham gia và sự phát triển mang tính bền vững.
b. Đặc điểm
c. Mục đích
2.1.2.2. Chủ thể và đối tượng quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch của địa phương cấp tỉnh
a. Chủ thể quản lý
b. Đối tượng quản lý
2.2. Nguyên tắc, công cụ, nội dung và tiêu chí đánh giá quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch của địa phương cấp tỉnh
2.2.1. Nguyên tắc cơ bản của quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch
– Nguyên tắc thống nhất lãnh đạo chính trị và kinh tế
– Nguyên tắc tương hợp với thị trường
– Nguyên tắc tập trung dân chủ
– Nguyên tắc kết hợp hài hòa các lợi ích xã hội
– Nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo lãnh thổ
– Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả
– Nguyên tắc mở rộng hợp tác cùng phát triển
– Nguyên tắc phát triển kinh tế đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa
– Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa
2.2.2. Công cụ quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch
a. Đường lối, chiến lược phát triển KT-XH
b. Hệ thống pháp luật
d. Chính sách kinh tế
e. Các công cụ khác
2.2.3. Nội dung quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch của địa phương cấp tỉnh
2.2.3.1. Tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển du lịch
2.2.3.2. Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện văn bản pháp luật về quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch của địa phương cấp tỉnh
2.2.3.3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch
2.2.3.4. Quản lý thu hút đầu tư phát triển du lịch
2.2.3.5. Quản lý xúc tiến phát triển thị trường du lịch
2.2.3.6. Quản lý công nhận khu, điểm du lịch và cấp phép hoạt động du lịch
2.2.3.7. Quản lý bảo tồn, khai thác tài nguyên du lịch và bảo vệ môi trường
2.2.3.8. Quản lý phát triển nhân lực, ứng dụng khoa học và công nghệ trong phát triển du lịch
2.2.3.9. Tổ chức kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong phát triển du lịch
2.2.4. Các tiêu chí đánh giá quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch của địa phương cấp tỉnh
2.2.4.1. Tính hiệu lực của hoạt động quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch
Hiệu lực QLNN chỉ mức độ tuân thủ pháp luật, chấp hành mọi chỉ đạo từ các cơ quan QLNN của các đối tượng quản lý; đồng thời, biểu hiện mức độ hiện thực quyền lực Nhà nước của các cơ quan QLNN và uy tín của các cơ quan QLNN đối với các đối tượng quản lý.
Đối với PTDL của một địa phương, hiệu lực QLNN thể hiện ở mức độ tuân thủ của các đối tượng quản lý (gồm doanh nghiệp lữ hành, cư dân địa phương và khách du lịch) về các VBPL, chấp hành mọi chủ trương, chính sách, kế hoạch, chương trình, quyết định, chỉ thị từ các cơ quan QLNN cấp địa phương về du lịch và mức độ thực hiện quyền lực Nhà nước cũng như uy tín của các cơ quan đó.
2.2.4.2. Tính hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch
Hiệu quả của một hoạt động được đánh giá bằng cách so sánh kết quả thực tế đạt được với chi phí bỏ ra để có được kết quả đó. Hiệu quả QLNN là kết quả quản lý, điều hành của bộ máy nhà nước đạt được trong sự tương quan với chi phí bỏ ra, các nguồn lực đầu vào, trong mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế với hiệu quả chính trị và hiệu quả xã hội.
Trong lĩnh vực du lịch, hiệu quả QLNN đối với PTDL của một địa phương thể hiện qua các chỉ tiêu về sự gia tăng của lượng khách du lịch, thu nhập từ du lịch, số lượng lao động trong lĩnh vực du lịch, mức độ đóng góp của du lịch vào GRDP,… của địa phương đó theo thời gian.
2.2.4.3. Tính phù hợp của quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch
Tính phù hợp của QLNN đối với PTDL ở địa phương cấp tỉnh là tiêu chí đánh giá tính thích hợp, khả thi của QLNN của CQĐP cấp tỉnh đối với PTDL trên địa bàn tỉnh trong công tác hoạch định, tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát các hoạt động PTDL đảm bảo phù hợp với các điều kiện vốn có của tỉnh.
Theo đó, QLNN của CQĐP cấp tỉnh đối với PTDL của tỉnh phải đảm bảo phù hợp về cả nội dung tác động, về đối tượng tác động, phương thức tác động.
2.2.4.4. Tính bền vững của hoạt động quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch
Tính bền vững của hoạt động QLNN đối với PTDL của địa phương cấp tỉnh là tiêu chí đánh giá mức độ duy trì áp dụng lâu dài của các chính sách, quy định, quyết định, kế hoạch,… của CQĐP cấp tỉnh trong PTDL của địa phương đó.
Ngoài ra, sự bền vững của QLNN đối với PTDL của địa phương cấp tỉnh còn thể hiện ở sự đảm bảo về các vấn đề môi trường, bảo vệ TNDL (tài nguyên tự nhiên và tài nguyên văn hóa), bảo tồn văn hóa, lối sống của cư dân bản địa.
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch của địa phương cấp tỉnh
2.3.1. Các yếu tố chủ quan
2.3.1.1. Chủ trương, đường lối phát triển du lịch của tỉnh
2.3.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh
2.3.1.3. Trình độ, năng lực cán bộ quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh
2.3.1.4. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch của tỉnh
2.3.1.5. Ý thức trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch và cộng đồng dân cư
2.3.2. Các yếu tố khách quan
2.3.2.1. Quan điểm, chủ trương, đường lối phát triển du lịch của Đảng, Nhà nước
2.3.2.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch
2.3.2.3. Điều kiện kinh tế – xã hội
2.3.2.4. Yếu tố luật pháp
2.3.2.5. Sự phát triển của khoa học – công nghệ
2.3.2.6. Bối cảnh và xu hướng phát triển du lịch trong nước và trên thế giới
2.3.2.7. Ý thức trách nhiệm của khách du lịch
2.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch của một số địa phương cấp tỉnh và bài học rút ra cho tỉnh Hòa Bình
2.4.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch của một số địa phương cấp tỉnh
2.4.1.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch của Lào Cai
2.4.1.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch của Hà Giang
2.4.1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch từ sự phát triển du lịch thiếu bền vững của Thành phố Venice (Italy)
2.4.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Hòa Bình trong quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch
Thứ nhất, phải xác định rõ vai trò vô cùng quan trọng – vai trò chủ thể của người dân địa phương trong PTDL của địa phương.
Thứ hai, tỉnh cần phải có chính sách xúc tiến đầu tư PTDL hợp lý để đảm bảo sẵn sàng các điều kiện cần thiết phục vụ cho sự phát triển của du lịch tỉnh.
Thứ ba, cần phải phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành khác nhau trong PTDL.
Thứ tư, phát triển du lịch địa phương cần phải gắn với những nét đặc sắc của địa phương, xây dựng hệ thống sản phẩm du lịch độc đáo, gắn với sản vật của địa phương đó.
Thứ năm, cần phải có chiến lược dài hạn và quy hoạch chi tiết PTDL gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống; nghiêm cấm mọi HĐDL làm ảnh hưởng xấu tới môi trường; đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức của người dân về du lịch bền vững, ngăn chặn và xử lý nghiêm những việc làm ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Thứ sáu, bên cạnh các chính sách thúc đẩy PTDL, cần hoạch định rõ PTDL đến mức độ nào, quan tâm đến sức chứa của các điểm du lịch cũng như mức độ PTDL an toàn.
CHƯƠNG 3
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA TỈNH HÒA BÌNH
3.1. Khái quát về tiềm năng, lợi thế và một số kết quả đạt được của du lịch Hòa Bình
3.1.1. Tiềm năng và lợi thế phát triển du lịch của tỉnh Hòa Bình
3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.2. Điều kiện kinh tế – xã hội
3.1.1.3. Tài nguyên du lịch
3.1.2. Một số kết quả đạt được của du lịch Hòa Bình giai đoạn 2015-2020
3.1.2.1. Kết quả thu hút khách du lịch
Bảng 3.1. Tổng lượng khách du lịch đến tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2015 – 2020
Chỉ tiêu Tổng lượng khách Khách quốc tế Khách nội địa
Số lượng
(lượt khách) So sánh với năm trước (%) Số lượng (lượt khách) So sánh với năm trước (%) Số lượng (lượt khách) So sánh với năm trước (%)
Năm 2015 2.700.000 – 200.000 – 2.500.000 –
Năm 2016 2.275.000 84,26 228.000 114,00 2.047.000 81,88
Năm 2017 2.497.000 109,76 261.000 114,47 2.236.000 109,23
Năm 2018 2.695.000 107,93 310.000 118,77 2.385.000 106,66
Năm 2019 3.111.000 115,44 406.000 130,97 2.705.000 114,72
Năm 2020 1.984.000 63,77 259.000 63,79 1.725.000 63,77
Tổng 15.262.000 – 1.664.000 – 13.598.000 –
(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình)
ĐVT: lượt khách
Hình 3.1. Số lượng khách du lịch đến tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2015 – 2020
(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình)
Hình 3.2. Số lượt khách du lịch giai đoạn 2015-2020 theo kế hoạch và thực hiện
(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình)
3.1.2.2. Đóng góp của du lịch đối với phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh
Bảng 3.2. Tổng thu từ khách du lịch của tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2015 – 2020
ĐVT: tỷ đồng
Năm Tổng thu So với năm trước
Số lượng Tăng, giảm so với năm trước (%)
Năm 2015 850 – –
Năm 2016 1.038 188 112,12
Năm 2017 1.216 178 117,15
Năm 2018 1.520 304 125,00
Năm 2019 2.075 555 136,51
Năm 2020 1.886 -189 90,89
(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình)
Bảng 3.3. Đóng góp của du lịch tỉnh Hòa Bình đối với kinh tế của tỉnh
Năm
Các chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 2019 2020
Tổng thu từ khách du lịch (tỷ đồng) 831 1.308 1.216 1.520 2.075 1.886
Tỷ lệ đóng góp trực tiếp vào GRDP của tỉnh (%) 2,76 2,79 2,99 3,25 3,46 3,65
(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình)
3.1.2.3. Hệ thống các cơ sở dịch vụ du lịch
Bảng 3.4. Thống kê số lượng cơ sở lưu trú du lịch của tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2015-2020
Năm
Loại cơ sở 2015 2016 2017 2018 2019 2020
Tổng số Cơ sở 376 388 412 412 421 434
Tổng số buồng Buồng 3.329 3.368 3.695 3.705 4.263 4.451
Tổng số gường Giường 5.282 5.373 5.973 5.869 6.034 6.094
Khách sạn Tổng số Số cơ sở
Số buồng
Số giường 36
1.312
2.504 36
1.306
2.543 32
1.195
2.223 37
1.375
2.374 39
1.455
2.524 39
1.595
2.524
Khách sạn
3 sao Số cơ sở
Số buồng
Số giường 04
343
651 04
343
651 04
343
651 06
427
660 06
427
660 06
427
660
Khách sạn
2 sao Số cơ sở
Số buồng
Số giường 19
659
1.334 21
767
1.585 19
705
1.334 23
802
1.496 25
882
1.646 25
982
1.646
Khách sạn
1 sao Số cơ sở
Số buồng
Số giường 12
212
323 11
196
307 09
147
238 08
146
218 08
146
219 08
186
220
Khách sạn chờ thẩm định Số cơ sở
Số buồng
Số giường 01
98
196 –
–
– –
–
– –
–
– –
–
– –
–
–
Nhà nghỉ Nhà nghỉ đủ tiêu chuẩn Số cơ sở
Số buồng
Số giường 235
2.017
2.778 238
2.062
2.830 250
2.500
3.750 233
2.330
3.495 234
2.808
3.510 238
2.856
3.570
Nhà sàn Nhà sàn đủ tiêu chuẩn Nhà
Giường 105
114
130
142
148
2.265 157
2.355
(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình)
Bảng 3.5. Thống kê số lượng doanh nghiệp lữ hành, đơn vị vận chuyển du lịch
của tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016-2020
Năm 2016 2017 2018 2019 2020
Doanh nghiệp lữ hành 3 9 12 13 14
Đơn vị vận tải bộ 8 9 10 12 12
Xe ô tô du lịch trên 30 chỗ 19 20 25 28 29
Tàu thuyền 172 189 230 261 278
(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình)
3.1.2.4. Sản phẩm du lịch
– Du lịch tham quan, nghỉ dưỡng
– Du lịch tâm linh
– Du lịch văn hóa cộng đồng
– Du lịch sinh thái
– Du lịch khám phá, thể thao giải trí
3.1.2.5. Vấn đề liên kết, hợp tác trong phát triển du lịch của tỉnh Hòa Bình
Tháng 6/2010, Hòa Bình đã ký kết tham gia chương trình hợp tác phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc. Kết thúc giai đoạn 10 năm hợp tác, Hoà Bình tiếp tục ký chương trình hợp tác phát triển du lịch giữa tám tỉnh Tây Bắc mở rộng và thành phố Hồ Chí Minh. Mở rộng kết nối hợp tác phát triển du lịch với các nước như: tỉnh Hủa Phăn (Lào), Nga, tỉnh Tuv (Mông Cổ),… ; tiếp tục phối hợp với các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu xây dựng và đưa vào khai thác tuyến du lịch đường thủy liên hồ trên sông Đà; tham gia tổ chức các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch tại Hà Nội, Hà Giang,…; tổ chức các sự kiện kích cầu du lịch tại địa phương.
3.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch của tỉnh Hòa Bình
3.2.1. Tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển du lịch của quốc gia
Việc tuyên truyền, phổ biến quan điểm, chính sách PTDL của tỉnh Hòa Bình được các doanh nghiệp và người dân địa phương đánh giá tương đối tốt với giá trị trung bình (GTTB) đạt 4,10. Trong đó, phương pháp mà tỉnh đã sử dụng để tổ chức thực hiện được đánh giá cao nhất với GTTB đạt 4,25 (mức tốt). Thực tế cho thấy chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách của quốc gia về PTDL đã được tỉnh thông tin sâu rộng đến các đối tượng có liên quan trong xã hội một cách nhanh chóng, kịp thời (GTTB đạt 4,12 – tương ứng với mức tốt). Tuy nhiên, mức độ hoàn thành các nhiệm vụ đặt ra chỉ đạt GTTB là 3,93 (mức trung bình). Chỉ tiêu này chưa được đánh giá cao là do tỉnh chưa hoàn thành một số chỉ tiêu kế hoạch về lượng khách, tổng thu từ khách du lịch, xảy ra do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau, trong đó, sự ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 là một nguyên nhân có tác động ảnh hưởng rất lớn.
3.2.2. Việc xây dựng, ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện văn bản pháp luật về du lịch của tỉnh Hòa Bình
Căn cứ vào đặc điểm thực tế của du lịch tỉnh Hòa Bình, có thể nhận thấy hệ thống VBPL về du lịch của tỉnh Hòa Bình còn một số lỗ hổng sau cần phải tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện:
Thứ nhất, hiện chưa có văn bản nào được ban hành để quản lý homestay và farmstay.
Thứ hai, là tỉnh miền núi, có nhiều hang động kỳ vĩ, hoang sơ được khai thác để PTDL nhưng Hòa Bình vẫn chưa có các quy định liên quan để quản lý khai thác các hang động.
Thứ ba, chưa ban hành quy định về ứng xử trong HĐDL để xác định rõ những hành vi, cách cư xử,… của các thành phần tham gia vào hệ thống du lịch.
Thứ tư, để đảm bảo PTDL có hiệu quả, tỉnh cũng cần xem xét để bổ sung thêm quy chế phối hợp giữa Sở VH,TT&DL tỉnh với các sở, ban, ngành có liên quan trong hỗ trợ khách du lịch.
Ngoài ra, tỉnh Hòa Bình chưa có các quy định về việc khai thác và đảm bảo an toàn cho khách khi tham gia du lịch mạo hiểm; tỉnh cũng như chưa đưa ra được các quy định hoặc hướng dẫn cụ thể về đảm bảo vệ sinh, an toàn cho khách du lịch và cộng đồng địa phương trong bối cảnh dịch Covid-19.
3.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh Hòa Bình
Kết quả khảo sát ý kiến đánh giá của cán bộ QLNN về du lịch đối với các chỉ tiêu đánh giá công tác tổ chức bộ máy QLNN về du lịch cho thấy tổ chức bộ máy QLNN về du lịch cơ bản đáp ứng nhu cầu PTDL ở giai đoạn hiện tại với 61.78% ý kiến cho rằng bộ máy đang hoạt động hiệu quả, số còn lại cho rằng cần có sự hoàn thiện hơn nữa về tổ chức bộ máy để du lịch Hòa Bình đạt được những thành tựu cao hơn. Về số lượng cán bộ quản lý về du lịch, phần lớn các ý kiến khảo sát đều cho rằng lực lượng cán bộ vẫn đang thiếu so với nhu cầu thực tế và đảm bảo định hướng PTDL của tỉnh (82.17%). Công tác phối hợp giữa các ngành trong quản lý PTDL trên địa bàn tỉnh đã được quan tâm nhưng vẫn còn nhiều điểm bất cập khiến nhiều quyết định quản lý chậm triển khai hay không phù hợp với thực tiễn. Nhiều chính sách và quyết định QLNN khi ban hành được triển khai từ tỉnh xuống các địa phương và doanh nghiệp còn chậm.
3.2.4. Quản lý thu hút đầu tư phát triển du lịch của tỉnh Hòa Bình
Theo kết quả khảo sát, đại diện các doanh nghiệp du lịch cho rằng chính sách đầu tư PTDL của tỉnh Hòa Bình chưa thực sự hấp dẫn. Nhận định này cũng hoàn toàn trùng khớp với kết quả khảo sát đối tượng là các cán bộ quản lý về du lịch, theo đó, việc quản lý thu hút đầu tư PTDL của tỉnh Hòa Bình cũng chỉ được đánh giá ở mức trung bình (GTTB đạt 3,34 điểm).
Trong đó, sự công khai, minh bạch của chính sách đầu tư được đánh giá ở mức thấp nhất với GTTB đạt 3,25 điểm; tiếp đến là tính chặt chẽ, hợp pháp của thủ tục thẩm định dự án đầu tư (GTTB đạt 3,36 điểm). Kết quả thu được trên thực tế cho thấy khả năng thu hút đầu tư của tỉnh Hòa Bình chưa thực sự cao, một số dự án đầu tư chưa thực sự chất lượng, do vậy chỉ tiêu liên quan đến mức độ hiệu quả và chất lượng các dự án đầu tư đã triển khai cũng chỉ đạt mức điểm 3,39 (mức trung bình).
3.2.5. Việc quản lý xúc tiến phát triển thị trường du lịch
Qua nghiên cứu các dữ liệu thứ cấp đã thu thập, NCS nhận thấy chính sách xúc tiến phát triển thị trường du lịch mà tỉnh Hòa Bình đưa ra là hợp lý nhưng hoạt động triển khai thực tế chưa hiệu quả, cụ thể:
Thứ nhất, việc tham gia các hội chợ, xuất bản các ấn phẩm, tổ chức các sự kiện,… chỉ mang tính chất nhất thời tại thời điểm các hoạt động đó diễn ra, số lượng người tham gia giới hạn dẫn đến khả năng tiếp cận thấp.
Thứ hai, các trang thông tin điện tử giới thiệu, quảng bá về du lịch tỉnh đã được thiết lập. Tuy nhiên, thông tin được truyền tải trên các kênh này khá nghèo nàn, đặc biệt là thiếu tính cập nhật.
Sở dĩ du lịch Hòa Bình có được sự gia tăng về lượng khách trong thời gian qua một phần là do ưu thế về khoảng cách địa lý và có sự dịch chuyển nhu cầu của khách du lịch từ nơi đông đúc đến nơi có tiềm năng PTDL nhưng vắng vẻ hơn nhằm giảm áp lực tâm lý và tận hưởng tốt hơn kỳ nghỉ chứ không phải đơn thuần do hiệu quả quảng bá du lịch của tỉnh. Phần lớn khách du lịch biết đến và lựa chọn các điểm đến du lịch tại Hòa Bình là do bạn bè, người thân giới thiệu, tiếp đến là từ nguồn thông tin quảng bá của các doanh nghiệp lữ hành, đại lý du lịch.
3.2.6. Việc quản lý công nhận khu, điểm du lịch và cấp phép hoạt động du lịch
Việc triển khai cấp phép kinh doanh được tỉnh Hòa Bình thực hiện tốt, tỉnh cũng đã áp dụng nhiều biện pháp tích cực để gia tăng số lượng các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ du lịch có chất lượng, bổ sung lực lượng CSVCKT phục vụ PTDL. Các thủ tục, quy trình được chỉ dẫn rõ ràng, đơn giản và được thực hiện nghiêm túc, công khai, chính xác.
Tuy vậy, trong thời gian qua, số lượng các doanh nghiệp du lịch của Hòa Bình còn ít, đặc biệt là thiếu các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế và cơ sở lưu trú cao cấp (4 sao trở lên). Điều này đặt ra vấn đề cho các cơ quan QLNN đối với PTDL của tỉnh Hòa Bình là cần có những biện pháp nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, tạo sự tin tưởng cho các doanh nghiệp tham gia kinh doanh nhằm đạt mục tiêu PTDL.
3.2.7. Quản lý bảo tồn, khai thác tài nguyên du lịch và bảo vệ môi trường
Công tác bảo tồn di sản văn hóa và HĐDL của tỉnh Hòa Bình trong thời gian qua còn có nhiều bất cập, các di sản văn hóa chưa được đầu tư đúng mức, hoặc có đầu tư nhưng lại vắng bóng du khách.
Tại Hòa Bình, về cơ bản HĐDL mới đang trong giai đoạn đầu của sự phát triển nên vấn đề quá tải trong kinh doanh du lịch không phải là hiện tượng phổ biến. Có lẽ cũng một phần vì điều này mà việc xác định sức chứa cũng như đề ra các biện pháp quản lý sức chứa của các điểm đến du lịch chưa được cơ quan QLNN về du lịch của tỉnh quan tâm nhiều.
Việc xác định sức chứa của điểm đến có thể thấy trong các bản Quy hoạch điểm du lịch của tỉnh. Tuy nhiên, cũng giống nhiều địa phương khác, Hòa Bình chưa đề xuất được các giải pháp dự phòng cho việc quá tải tại các điểm du lịch của địa phương.
Kết quả khảo sát của NCS cũng cho thấy, việc quản lý bảo tồn, khai thác tài nguyên du lịch và bảo vệ môi trường chưa tốt, trùng khớp hoàn toàn với những nhận định và biểu hiện nêu trên. Các chỉ tiêu đặt ra để khảo sát đều chỉ được đánh giá ở mức trung bình, GTTB giao động trong khoảng từ 3,17 đến 3,34. Trong đó, chỉ tiêu về sức chứa điểm đến là chỉ tiêu bị đánh giá ở mức thấp nhất.
3.2.8. Việc quản lý phát triển nhân lực du lịch, ứng dụng khoa học và công nghệ trong phát triển du lịch của tỉnh Hòa Bình
Kết quả khảo sát cho thấy, việc đưa ra các giải pháp đào tạo, phát triển nhân lực du lịch của tỉnh Hòa Bình được đánh giá cao, đạt GTTB là 3.42 tương ứng với mức tốt. Điều này cũng được lý giải rất rõ ràng thông qua các nỗ lực quản lý hoạt động đào tạo phát triển nhân lực du lịch các cấp của tỉnh trong thời gian vừa qua. Tuy vậy, hiệu quả đạt được chưa thực sự cao như mong đợi. Số lượng và chất lượng nhân lực du lịch trong thời gian qua có tăng lên nhưng chưa đạt mức mong đợi nhằm góp phần PTDL của tỉnh (GTTB đạt mức 3.39). Điều này đòi hỏi tỉnh cần nỗ lực hơn nữa bằng nhiều biện pháp khác nhau, tiếp tục thực hiện đào tạo phát triển nhân lực du lịch phục vụ quá trình PTDL của tỉnh. Để nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo và phát triển nhân lực du lịch trên địa bàn tỉnh trong thời gian tiếp theo, tỉnh cần xem xét tiếp tục triển khai các chương trình đào tạo dưới nhiều hình thức phù hợp với các đối tượng. Riêng với đối tượng dân cư, tỉnh cần xem xét lựa chọn đối tượng tham gia giảng dạy, chia sẻ vai trò PTDL cũng như cách thức làm du lịch. Thay vì mời các giảng viên về giảng dạy cho đối tượng này, tỉnh có thể mời chính những người dân trong và ngoài tỉnh đã làm du lịch thành công về chia sẻ cách thức thực hiện.
Về vấn đề ứng dụng khoa học và công nghệ trong PTDL, tỉnh Hòa Bình có định hướng ứng dụng khoa học và công nghệ trong PTDL, tuy nhiên định hướng chưa thực sự rõ ràng và hiệu quả đạt được chưa cao (GTTB của cả 2 chỉ tiêu đều chỉ đạt mức khá là 3,36 và 3,31 theo khảo sát các cán bộ quản. Kết quả khảo sát đối tượng là đại diện các doanh nghiệp du lịch cũng cho thấy việc ứng dụng công nghệ trong PTDL và QLNN đối với PTDL của tỉnh Hòa Bình chưa đạt hiệu quả với mức đánh giá chỉ đạt 3.19.
3.2.9. Việc tổ chức kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong phát triển du lịch của tỉnh Hòa Bình
Theo kết quả khảo sát, các chỉ tiêu điều tra đều chỉ đạt mức trung bình, GTTB đạt 3,20. Sở dĩ các chỉ tiêu đều bị đánh giá thấp là do thực tế còn nhiều sai phạm trong công tác PTDL của tỉnh nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết một cách hiệu quả. Các vấn đề vi phạm trong PTDL của tỉnh Hòa Bình phần lớn liên quan đến các dự án chậm tiến độ. Vấn đề này gây ảnh hưởng xáo trộn đến đời sống người dân trong khu vực, nhất là các khu vực còn chưa xử lý xong vấn đề di dân, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư và ảnh hưởng đến sự phát triển KT-XH của tỉnh. Ngoài ra, một số dự án hoạt động trái phép, thậm chí vi phạm các quy định về an ninh quốc phòng, có thể để lại hậu quả nghiêm trọng.
3.3. Đánh giá chung
3.3.1. Những thành công và nguyên nhân
3.3.1.1. Những thành công
Việc tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách PTDL của quốc gia được triển khai với phương pháp phù hợp, nhanh chóng và kịp thời.
Tỉnh quan tâm xây dựng và ban hành theo thẩm quyền các VBPL về du lịch phù hợp với đặc thù của tỉnh trên cơ sở hệ thống VBPL của các bộ, ban, ngành cấp trên; các VBPL có giá trị áp dụng ổn định, lâu dài và gắn kết được với các chính sách phát triển KT-XH của tỉnh.
Tỉnh đã xác định được thị trường khách mục tiêu hợp lý, qua đó có biện pháp để thu hút hiệu quả.
Quản lý công nhận khu, điểm du lịch và cấp phép HĐDL được thực hiện tốt.
Công tác quản lý bảo tồn, khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường được quan tâm, thể hiện ở các chính sách rất rõ ràng, đầy đủ, khá phù hợp với điều kiện của tỉnh.
Công tác quản lý phát triển nhân lực của tỉnh được thực hiện một cách hiệu quả, từng bước tạo ra đội ngũ lao động có chất lượng, đáp ứng nhu cầu PTDL của tỉnh. Chất lượng nhân lực du lịch của tỉnh ngày càng được nâng cao, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu PTDL.
3.3.1.2. Nguyên nhân
Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, hệ thống VBPL về du lịch nói chung ngày càng được hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác QLNN đối với PTDL của tỉnh.
Thứ hai, tỉnh ủy, UBND tỉnh cùng với các sở, ban, ngành có liên quan đã có những nỗ lực, sự chủ động, tích cực ở mức độ nhất định trong tổ chức QLNN đối với PTDL của tỉnh, nhờ đó mà du lịch của tỉnh đã đạt được một số thành tựu đáng kể, đóng góp ngày càng nhiều vào sự phát triển KT-XH nói chung của tỉnh.
Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, vấn đề PTDL trong thời gian gần đây đã được Đảng, Nhà nước quan tâm và có nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ phát triển. Tỉnh Hòa Bình cũng đã nhận được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, cũng như nhận được sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế trong PTDL. Đây chính là những yếu tố căn bản, giúp định hướng, mở đường cho tỉnh để triển khai thực hiện PTDL ở địa phương.
Thứ hai, Hòa Bình có vị trí địa lý thuận lợi, đa dạng về địa hình, tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn đặc sắc,… là lợi thế lớn cho tỉnh để có thể phát triển kinh tế dựa vào PTDL. Nhờ đó, trong QLNN đối với PTDL của tỉnh, CQĐP cũng gặp thuận lợi trong việc xác định lợi thế và có định hướng PTDL đúng đắn.
Thứ ba, xã hội ngày càng phát triển, đời sống vật chất của người dân cũng ngày càng được nâng cao, nhu cầu đi du lịch cũng nhờ đó mà phát triển hơn. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh, khó có thể tổ chức những chuyến du lịch dài ngày, người dân ở các khu đô thị lớn, thành phố lớn thường tìm đến những điểm du lịch ở khoảng cách gần, dễ đi lại. Xác định được ưu thế này, CQĐP tỉnh Hòa Bình cũng có được phương hướng PTDL phù hợp.
3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
3.3.2.1. Những hạn chế
Việc tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách PTDL quốc gia của tỉnh chưa thực sự hiệu quả do chưa hoàn thành một số chỉ tiêu theo kế hoạch đặt ra và còn vướng phải một số sai phạm trong triển khai thực hiện.
Hệ thống VBPL về du lịch của tỉnh chưa thực sự hoàn chỉnh, còn thiếu hệ thống VBPL liên quan đến các vấn đề như quản lý loại hình cơ sở lưu trú homestay, farmstay; các quy định về quản lý khai thác hang động trong kinh doanh du lịch; quy tắc ứng xử trong HĐDL: quy chế phối hợp giữa các sở, ban, ngành có liên quan trong công tác hỗ trợ khách du lịch; các quy định liên quan đến khai thác và đảm bảo an toàn cho du khách khi tham gia vào các hoạt động du lịch mạo hiểm cũng như các quy định đảm bảo vệ sinh, an toàn cho du khách và cộng đồng địa phương trong bối cảnh dịch Covid-19.
Mặc dù bộ máy QLNN về du lịch của tỉnh đã có những thay đổi về cơ cấu theo hướng tích cực, chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý dần được chuẩn hóa về chuyên môn so với trước đây nhưng để đáp ứng nhu cầu PTDL của tỉnh ở mức cao hơn thì vẫn cần có sự hoàn thiện hơn nữa về tổ chức bộ máy, đồng thời cần bổ sung thêm lực lượng cán bộ có kinh nghiệm chuyên môn để đảm bảo định hướng PTDL của tỉnh. Công tác phối hợp giữa các ngành trong quản lý PTDL trên địa bàn tỉnh đã được quan tâm nhưng vẫn còn nhiều điểm bất cập khiến nhiều quyết định quản lý chậm triển khai hay không phù hợp với thực tiễn. Nhiều chính sách và quyết định QLNN khi ban hành được triển khai từ tỉnh xuống các địa phương và doanh nghiệp còn chậm.
Công tác quản lý thu hút đầu tư PTDL của tỉnh chưa hiệu quả, cụ thể là chính sách thu hút đầu tư PTDL chưa đảm bảo tính hấp dẫn, công khai, minh bạch; một số dự án đầu tư có chất lượng và hiệu quả chưa tốt.
Hoạt động quảng bá, xúc tiến PTDL còn chưa được quan tâm đúng mức; các kênh quảng bá, xúc tiến còn hạn chế; nội dung thông tin trên các kênh truyền thông còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng.
Chưa có sự quan tâm đúng mức đến vấn đề xác định sức chứa và các giải pháp nhằm quản lý sức chứa của điểm đến, giải pháp về bảo tồn tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý PTDL của tỉnh dù có được quan tâm đầu tư nhưng hiệu quả chưa cao.
Trên địa bàn tỉnh còn để xảy ra nhiều hiện tượng vi phạm trong PTDL như các dự án chậm tiến độ, dừng tiến độ, xây dựng và hoạt động trái phép.
3.3.2.2. Nguyên nhân
Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, cũng giống như nhiều địa phương trong phạm vi cả nước, sự phát triển quá nóng trong lĩnh vực du lịch đã đặt tỉnh Hòa Bình vào tình trạng “buộc phải phát triển” trong khi nhiều điều kiện còn thiếu. Do vậy, dù đã có nhiều nỗ lực trong QLNN đối với PTDL của tỉnh nhưng nhiều nội dung chưa đạt được mục tiêu mong muốn.
Thứ hai, do du lịch Hòa Bình mới bước vào thời kỳ phát triển nên đội ngũ cán bộ quản lý trong các cơ quan QLNN về du lịch còn khá mỏng về lực lượng, non trẻ và thiếu kinh nghiệm quản lý dẫn đến hiệu quả công việc chưa cao.
Thứ ba, mức độ đáp ứng PTDL của hệ thống cơ sở hạ tầng, CSVCKT của tỉnh chưa cao nên gây ra những khó khăn nhất định trong QLNN đối với PTDL của tỉnh do phải dàn trải nguồn lực.
Thứ tư, ý thức, nhận thức của một bộ phận cá nhân, tổ chức còn kém dẫn đến những sai phạm trong quá trình thực hiện PTDL.
Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, sự bùng phát của dịch bệnh Covid-19 đã và đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển KT-XH và PTDL của tỉnh, dẫn đến sự đình trệ trong nhiều hoạt động kinh tế và quản lý, do vậy, ảnh hưởng đến QLNN đối với PTDL của tỉnh.
Thứ hai, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã tạo ra sự thay đổi lớn trong ngành sản xuất và dịch vụ toàn cầu; du lịch là một ngành dịch vụ nằm trong tầm ảnh hưởng của làn sóng này. Cách thức du khách tham khảo, lựa chọn, đặt mua, trải nghiệm chuyến đi có nhiều thay đổi và ngày càng theo định hướng giao tiếp điện tử. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp, cơ quan QLNN về du lịch cũng phải thay đổi theo. Tuy nhiên, với một tỉnh mới đang triên đà phát triển, còn nhiều hạn chế về nhân lực, vật lực như Hòa Bình thì đây là một khó khăn tương đối lớn, cần tích cực cải tiến để phát triển.
CHƯƠNG 4
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA TỈNH HÒA BÌNH
4.1. Quan điểm, mục tiêu phát triển du lịch và những vấn đề đặt ra cho quản lý nhà nước của tỉnh Hòa Bình đối với phát triển du lịch
4.1.1. Quan điểm, mục tiêu phát triển du lịch của tỉnh Hòa Bình
4.1.1.1. Quan điểm
Một là, phát huy sức mạnh tổng hợp, huy động các nguồn lực tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng, cơ sở vật chất để khai thác tiềm năng, lợi thế PTDL trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; đảm bảo PTDL đồng bộ, chuyên nghiệp, hiện đại vận hành theo cơ chế thị trường; là động lực góp phần thúc đẩy phát triển các ngành, lĩnh vực khác, tái cơ cấu nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng.
Hai là, phát triển du lịch theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường, phát triển cả chiều rộng và chiều sâu, có trọng tâm, trọng điểm; chú trọng phát triển sản phẩm du lịch có chất lượng và giá trị cao; đẩy mạnh kết nối các ngành, lĩnh vực, địa phương, doanh nghiệp, hộ kinh doanh và cộng đồng hình thành chuỗi giá trị du lịch; đảm bảo chia sẻ lợi ích cộng đồng, doanh nghiệp và du khách được hưởng lợi từ HĐDL.
Ba là, huy động các nguồn lực trong và ngoài nước để PTDL đạt hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và môi trường; ứng dụng công nghệ, nhất là công nghệ thông tin trong PTDL thông minh; xây dựng môi trường du lịch an toàn, lành mạnh, văn minh.
4.1.1.2. Mục tiêu
Mục tiêu chung
Phát huy tối đa lợi thế để PTDL trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, xây dựng Hòa Bình thành điểm đến hấp dẫn với các sản phẩm du lịch đặc trưng, là trung tâm du lịch lớn của khu vực trung du và miền núi phía Bắc. Chú trọng công tác quy hoạch PTDL; ưu tiên đầu tư hạ tầng du lịch trong Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình, khu du lịch Mai Châu và những địa phương có nhiều tiềm năng du lịch như Lạc Sơn, Kim Bôi, Lạc Thủy. PTDL theo hướng bền vững, gắn chặt với bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm quốc phòng – an ninh, trật tự an toàn xã hội. Đa dạng các sản phẩm du lịch gắn với phát huy văn hóa, tiềm năng, lợi thế của địa phương và xây dựng nông thôn mới. Phát triển dòng sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng – chữa bệnh – chăm sóc sức khỏe; tập trung PTDL văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch tâm linh, du lịch thể thao, du lịch cộng đồng, du lịch hội thảo, kinh tế ban đêm,… Chú trọng khai thác thị trường vùng thủ đô Hà Nội song song với mở rộng thị trường trong nước và quốc tế.
Mục tiêu cụ thể
Giai đoạn 2021-2025: Thu hút đầu tư đạt trên 20 nghìn tỷ đồng; đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, CSVCKT du lịch, phát triển sản phẩm du lịch chất lượng cao; cơ sở lưu trú đạt trên 6 nghìn phòng. Đến năm 2025, đạt 4,9 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế là 1 triệu lượt; tổng thu từ HĐDL đạt khoảng 5,4 nghìn tỷ đồng; tạo việc làm cho khoảng 26 nghìn lao động, trong đó gần 9 nghìn lao động trực tiếp có chuyên môn nghiệp vụ về du lịch; tiếp tục duy trì mức tăng trưởng của ngành du lịch, phấn đấu xây dựng khu du lịch hồ Hòa Bình cơ bản đạt các điều kiện của khu du lịch quốc gia vào năm 2025.
Giai đoạn 2026-2030: Thu hút đầu tư đạt trên 30 nghìn tỷ đồng; phát triển nâng cao chất lượng các sản phẩm và thương hiệu du lịch tỉnh Hòa Bình; phát triển nhiều sản phẩm đặc trưng, hấp dẫn, chất lượng cao; cơ sở lưu trú đạt trên 10 nghìn phòng; đạt 7,3 triệu lượt khách, trong đó, khách quốc tế là 2 triệu lượt; tổng thu từ HĐDL đạt khoảng 11 nghìn tỷ đồng; tạo việc làm cho khoảng 47 nghìn lao động, trong đó gần 17.000 lao động trực tiếp có chuyên môn nghiệp vụ về du lịch; khu du lịch hồ Hòa Bình trở thành khu du lịch quốc gia; du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
4.1.2. Những vấn đề đặt ra cho quản lý nhà nước của tỉnh Hòa Bình đối với phát triển du lịch
4.1.2.1. Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển du lịch
Những thuận lợi
Xét ở cấp độ quốc gia, trong những năm gần đây, du lịch rất được Đảng và Nhà nước quan tâm ủng hộ và tạo điều kiện phát triển. Không chỉ có vậy, du lịch còn được định hướng phát triển để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác và đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế đất nước nói chung. Đi kèm với đó, Nhà nước cũng đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, quy định, kế hoạch, chiến lược PTDL nhằm giúp cho du lịch Việt Nam có điều kiện phát triển thuận lợi. Đó chính là điểm thuận lợi đầu tiên và là điều kiện quan trọng để giúp du lịch Việt Nam có thể phát triển và phát triển dúng hướng. Bên cạnh đó, đời sống vật chất – tinh thần tăng lên làm cho nhu cầu hưởng thụ dịch vụ nói chung và nhu cầu đi du lịch nói riêng của người dân trong nước tăng lên cả về số lượng và chất lượng; nhu cầu đi du lịch của người dân không còn là nhu cầu xa xỉ mà đã trở thành nhu cầu phổ biến. Thêm vào đó, dưới tác động của dịch bệnh Covid-19, người dân không thể đi du lịch ra nước ngoài nên quan tâm nhiều đến các điểm đến trong nước. Đây cũng là cơ hội phát triển những xu hướng du lịch đặc biệt như du lịch không chạm, du lịch tại chỗ “staycation”, du lịch y tế và sức khỏe, du lịch đến vùng ít người biết. Ngành du lịch được đánh giá là ngành có khả năng phục hồi nhanh trong bối cảnh đại dịch.
Ở cấp độ địa phương, Hòa Bình có rất nhiều điều kiện để PTDL như: giàu TNDL, đa dạng văn hóa dân tộc với nhiều nét đặc sắc có thể khai thác trong PTDL, có nhiều điều kiện phát triển các loại hình du lịch khác nhau, không quá đông đúc, vị trí địa lý thuận lợi, gần với trung tâm thủ đô Hà Nội, rất phù hợp để lựa chọn cho những chuyến đi du lịch cuối tuần,… Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 như hiện nay, phần lớn khách du lịch đều có xu hướng lựa chọn những điểm đến du lịch ở khoảng cách gần, gắn với thiên nhiên, không gian thoáng đãng, mật độ cư dân và khách du lịch ít để đảm bảo an toàn,… Với các tiêu chí này, Hòa Bình hoàn toàn có thể đáp ứng tốt.
Những khó khăn
Ở cấp độ quốc gia, vấn đề lớn nhất cản trở du lịch phát triển là vấn đề dịch bệnh. Sự xuất hiện của dịch bệnh trong 2 năm qua với nhiều đợt dịch khác nhau đã làm HĐDL đình trệ, đặc biệt không thể đón khách du lịch quốc tế – đối tượng khách có khả năng chi trả cao, đem lại nguồn thu lớn cho du lịch Việt Nam. Đối với du lịch nội địa, lượng khách đi du lịch cũng ít do tâm lý e ngại về vấn đề an toàn phòng chống dịch, thêm vào đó là HĐDL còn biến động liên tục do các quy định của chính quyền về việc hạn chế hoạt động cung cấp dịch vụ theo cấp độ dịch từng khu vực.
Ở cấp độ địa phương, dịch bệnh kéo dài dẫn đến một số doanh nghiệp du lịch không còn khả năng cầm cự và buộc phải đóng cửa hoặc dừng hoạt động. Điều này dẫn tới một thực tế là số lượng doanh nghiệp du lịch của tỉnh vốn đã ít càng thêm ít, đồng thời các doanh nghiệp khó có cơ hội nâng cao chất lượng dịch vụ trong điều kiện kinh tế khó khăn này. Do các doanh nghiệp du lịch phải dừng hoạt động hoặc phải đóng cửa nên đội ngũ lao động làm việc trong các doanh nghiệp du lịch cũng phải chuyển đổi công việc để kiếm kế sinh nhai, dẫn đến việc thất thoát nhân lực trầm trọng và trở thành một khó khăn không hề nhỏ cho sự phục hồi của du lịch.
4.1.2.2. Những yêu cầu đặt ra cho quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch của tỉnh Hòa Bình
(1) Đảm bảo thích ứng linh hoạt trong bối cảnh mới để phục hồi du lịch theo Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ Ban hành quy định tạm thời “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”;
(2) Tiếp tục thực hiện các chiến dịch kích cầu, đồng thời có cơ chế hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch để phục hồi du lịch;
(3) Thực hiện chuyển đổi số trong PTDL và QLNN đối với PTDL, đặc biệt trong quản lý thông tin, nghiên cứu thị trường, xúc tiến, quảng bá du lịch;
(4) Hoàn thiện bộ máy QLNN về du lịch của tỉnh theo hướng đảm bảo về số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giúp hoạt động QLNN đối với PTDL của tỉnh đạt hiệu quả;
(5) Chú trọng phát triển sản phẩm, dịch vụ mới, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp với từng phân đoạn thị trường;
(6) Đẩy mạnh hợp tác, liên kết vùng giữa các địa phương, điểm đến trong PTDL;
(7) Đảm bảo PTDL của tỉnh theo hướng bền vững, đồng thời phải phù hợp với chiến lược PTDL của quốc gia và mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh.
4.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch của tỉnh Hòa Bình
4.2.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật theo thẩm quyền về phát triển du lịch của tỉnh Hòa Bình
Thứ nhất, ban hành Quy chế quản lý homestay, farmstay trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
Thứ hai, ban hành quy chế quản lý và khai thác hang, động trong KDDL trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
Thứ ba, ban hành quy định về ứng xử trong HĐDL trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
Thứ tư, để đảm bảo PTDL có hiệu quả, UBND tỉnh cũng cần xem xét để bổ sung thêm Quy chế phối hợp giữa các sở, ban, ngành có liên quan trong hỗ trợ khách du lịch.
Ngoài ra, trong thời gian gần đây, du lịch mạo hiểm là một loại hình mới được đưa vào khai thác trong PTDL tỉnh Hòa Bình. Để đảm bảo cho loại hình du lịch này được phát triển và đem lại hiệu quả, Sở VH,TT&DL tỉnh Hòa Bình cần ban hành các quy định rất chặt chẽ liên quan đến các điều kiện kinh doanh du lịch mạo hiểm và quy định về đảm bảo an toàn cho du khách khi tham gia các hoạt động du lịch mạo hiểm.
Bên cạnh đó, thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ về việc Ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” và Phương án 829/PA-BVHTTDL ngày 15/03/2022 của Bộ VH,TT&DL về Phương án mở cửa lại hoạt động du lịch đảm bảo an toàn, hiệu quả trong điều kiện bình thường mới, Sở VH,TT&DL tỉnh Hòa Bình cũng cần ban hành quy định đảm bảo vệ sinh, an toàn cho khách du lịch và cộng đồng địa phương trong bối cảnh dịch Covid-19 để PTDL một cách an toàn và hiệu quả.
4.2.2. Tăng cường đào tạo và phát triển nhân lực du lịch của tỉnh Hòa Bình
Trước mắt, tỉnh cần tập trung nguồn lực để thực hiện đào tạo, nâng cao trình độ đội ngũ nhân lực hiện có, đồng thời tuyển dụng bổ sung đội ngũ quản lý du lịch cho Sở VH,TT&DL do đội ngũ hiện tại quá mỏng so với nhu cầu phát triển (Phòng Quản lý Du lịch chỉ có 06 người, trong đó có 03 lãnh đạo và 03 nhân viên phụ trách tất cả công việc liên quan đến du lịch của tỉnh).
Sở VH,TT&DL chịu trách nhiệm tham mưu cho UBND tỉnh lập dự báo nhu cầu lao động về cơ cấu, số lượng, chất lượng để đảm bảo đáp ứng cho nhu cầu PTDL của tỉnh Hòa Bình trong thời gian tới.
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh, trong đó chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch từng bước nâng cao tỷ lệ lao động trong lĩnh vực du lịch đã qua đào tạo; đáp ứng nhu cầu xã hội, gắn kết giữa đào tạo với sử dụng lao động trong ngành du lịch.
Các đơn vị, doanh nghiệp, hộ kinh doanh du lịch chủ động đầu tư thực hiện những mô hình kinh doanh mới, mở rộng quy mô phù hợp với đề án cơ cấu lại ngành du lịch của tỉnh. Tích cực nâng cao kiến thức, công nghệ và chất lượng dịch vụ du lịch, tham gia các sự kiện du lịch của địa phương và quốc gia. Đầu tư cho đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch; xây dựng nâng cấp CSVCKT, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ để phục vụ nhu cầu ngày càng cao của du khách.
Về hình thức đào tạo, đối với đội ngũ cán bộ QLNN về du lịch, có thể yêu cầu tham gia học tập, nâng cao kiến thức quản lý du lịch tại các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp như các trường cao đẳng, đại học có chương trình đào tạo phù hợp hoặc mời chuyên gia về cơ sở để giảng dạy. Đối với đối tượng doanh nghiệp kinh doanh du lịch, người dân địa phương có tham gia vào hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch thì cần tiếp tục mở các lớp tập huấn tại cộng đồng.
Đồng thời với việc đào tạo, nâng cao năng lực của đội ngũ nhân lực du lịch hiện có, tỉnh cần có kế hoạch phát triển đội ngũ nhân lực phục vụ cho sự phát triển lâu dài của tỉnh.
Bên cạnh đó, Hiệp hội du lịch tỉnh cần thực hiện vai trò kết nối giữa các doanh nghiệp du lịch với các trường đào tạo du lịch để gia tăng hiệu quả hợp tác nhà trường – doanh nghiệp.
4.2.3. Tăng cường hiệu quả quảng bá, xúc tiến du lịch
Một là, xây dựng hệ thống thông tin, thống kê về thị trường khách du lịch. Bố trí nguồn lực cho xúc tiến quảng bá du lịch Hòa Bình; tham gia các hoạt động xúc tiến, quảng bá tại các sự kiện du lịch trong nước và quốc tế.
Hai là, đổi mới quảng bá, xúc tiến du lịch hiệu quả giới thiệu các tài nguyên và điểm đến hấp dẫn của Hòa Bình; khai thác hiệu quả các trang thông tin điện tử của tỉnh, các sở, ngành và các địa phương; ứng dụng công nghệ xây dựng trang du lịch thông minh của tỉnh phục vụ quảng bá xúc tiến du lịch Hòa Bình. Yêu cầu thường xuyên cập nhật thông tin, hoàn thiện hệ thống, bổ sung thông tin còn khuyết thiếu để đảm bảo hiệu quả sử dụng của hệ thống thông tin truyền thông vô cùng hiệu quả này.
Ba là, đẩy mạnh liên kết hợp tác, tổ chức đón các đoàn Presstrip đến khảo sát nghiên cứu; tham gia các hội chợ, triển lãm, sự kiện du lịch trong nước và quốc tế để giới thiệu tuyên truyền, quảng bá du lịch Hòa Bình.
4.2.4. Đầu tư nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng của tỉnh Hòa Bình
Thứ nhất, xây dựng ban hành chính sách thu hút đầu tư, khuyến khích các hình thức đầu tư theo mô hình hợp tác công – tư, tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân; ưu tiên ngân sách nhà nước hỗ trợ cho tuyên truyền quảng bá, xúc tiến đầu tư du lịch; hỗ trợ đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch; hỗ trợ người dân tham gia PTDL cộng đồng,…
Thứ hai, đầu tư cải tạo mở rộng, nâng cấp các tuyến đường giao thông kết nối với thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận đến các khu, điểm du lịch trên toàn tỉnh để thuận lợi cho du khách đến Hòa Bình. Hỗ trợ đầu tư nâng cấp các bến tàu, thuyền để kết nối tuyến du lịch đường thủy trên sông Đà từ Quảng Ninh lên thành phố Hòa Bình và đến các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu.
Thứ ba, tiếp tục ưu tiên đầu tư các tuyến đường giao thông đường bộ kết nối với khu du lịch hồ Hòa Bình theo Quy hoạch tổng thể PTDL của tỉnh Hòa Bình và Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình.
Thứ tư, phát triển hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ PTDL hướng tới trình độ của khu vực. Đầu tư xây dựng hạ tầng hệ thống viễn thông, mạng wifi miễn phí tại một số khu, điểm du lịch trọng điểm có lượng khách đông; phủ sóng điện thoại tại các điểm du lịch cộng đồng vùng sâu, vùng cao để thuận lợi cho việc thông tin liên lạc đáp ứng nhu cầu của du khách.
4.2.5. Hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch của tỉnh Hòa Bình
Một là, có chính sách ưu tiên, khuyến khích các doanh nghiệp có thương hiệu mạnh đầu tư phát triển sản phẩm du lịch cao cấp, có chất lượng vào các khu vực trọng điểm PTDL của tỉnh; thu hút các doanh nghiệp lữ hành, chi nhánh, văn phòng đại diện hoạt động kinh doanh lữ hành hoạt động trên địa bàn tỉnh.
Hai là, tạo điệu kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh và người dân tiếp cận vay vốn khởi nghiệp; hỗ trợ các hộ dân làm du lịch cộng đồng tham gia hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch.
Ba là, hỗ trợ các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ hiện đại trong kinh doanh du lịch; phát triển các sản phẩm ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ du khách tiếp cận, trải nghiệm dịch vụ dựa trên công nghệ số thúc đẩy du lịch phát triển.
Bốn là, tổ chức quản lý tốt hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch tại các điểm tham quan du lịch trên toàn tỉnh; lắp đặt các biển tuyên truyền bảo vệ môi trường; triển khai xây dựng các nhà vệ sinh đạt chuẩn phục vụ khách du lịch, lắp đặt hệ thống nước sạch đáp ứng nhu cầu tại các điểm tham quan, điểm dừng nghỉ của du khách.
Năm là, phát huy vai trò của Hiệp hội du lịch và các tổ chức nghề nghiệp liên quan đến du lịch; phát triển các chi hội, câu lạc bộ doanh nghiệp du lịch thu hút các đối tượng kinh doanh du lịch hoạt động theo nhóm ngành dịch vụ, theo thị trường, theo quy mô để tăng cường liên doanh, liên kết nâng cao năng lực cạnh tranh của đơn vị, doanh nghiệp trong kinh doanh dịch vụ du lịch, xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh trên địa bàn để hỗ trợ thúc đẩy PTDL.
4.2.6. Hoàn thiện hệ thống sản phẩm du lịch của tỉnh Hòa Bình
Một là, xây dựng chính sách hỗ trợ phát triển sản phẩm du lịch, hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm nông nghiệp sạch, chế biến thực phẩm, hàng hóa tiêu dùng phục vụ nhu cầu của khách du lịch.
Hai là, tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị đưa khách du lịch quốc tế đến tham gia các chương trình du lịch thiện nguyện; hỗ trợ phát triển loại hình du lịch cộng đồng tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
Ba là, có chính sách thu hút đầu tư phát triển những sản phẩm du lịch quy mô lớn, chất lượng cao, có sức cạnh tranh; đặc biệt là các loại hình và sản phẩm du lịch ưu tiên trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình và Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình đến năm 2030.
Bốn là, tập trung thu hút đầu tư phát triển loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, thể thao, vui chơi giải trí chất lượng cao tại khu du lịch hồ Hòa Bình, huyện Mai Châu, Tân Lạc, Yên Thủy, Lạc Sơn,…; chú trọng thu hút đầu tư phát triển du lịch golf có lợi thế của tỉnh,… Tiếp tục đầu tư phát triển loại hình du lịch cộng đồng của đồng bào các dân tộc Mường, Thái, Dao, Tày, Mông.
Năm là, ban hành quy chế phối hợp khuyến khích các mô hình liên kết trong chuỗi cung ứng sản phẩm du lịch. Tăng cường kiểm soát chất lượng dịch vụ du lịch đảm bảo an ninh trật tự, an toàn vệ sinh môi trường và phát triển bền vững.
4.2.7. Tăng cường quản lý sức chứa của điểm đến du lịch Hòa Bình
Những giải pháp cụ thể có thể được áp dụng để điều tiết lượng khách đến các điểm đến du lịch, đảm bảo phù hợp với sức chứa của điểm đến du lịch như:
Một là, khống chế lượng khách một cách gián tiếp thông qua việc xây dựng các công trình hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch như hạn chế quy mô các tuyến giao thông, công suất các bãi đỗ xe, quy mô các công trình xây dựng (mật độ sử dụng đất, hệ số sử dụng đất), số lượng khách sạn và phòng khách sạn và các công trình dịch vụ khác.
Hai là, khống chế số lượng vé tham quan trong một ngày đối với những điểm du lịch có bán vé.
Ba là, khống chế số lượng phương tiện vận chuyển đường thủy được hoạt động trong ngày và số khách mỗi lượt hoạt động trên khu vực lòng hồ Hòa Bình.
Bốn là, tổ chức việc đăng ký đến các điểm du lịch tâm linh và khống chế lượng khách đến theo đăng ký.
Năm là, tổ chức các chương trình du lịch tâm linh kết hợp với các sản phẩm du lịch khác để kéo giãn HĐDL cả về không gian và thời gian, đồng thời giảm dần tính mùa vụ trong việc kinh doanh loại hình du lịch này.
4.2.8. Chú trọng bảo tồn tài nguyên du lịch trong phát triển du lịch của tỉnh Hòa Bình
Với mục tiêu phát triển bền vững, trong quản lý PTDL, chính quyền địa phương tỉnh Hòa Bình cần chỉ đạo Sở VH,TT&DL tỉnh thực hiện một số giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc tỉnh Hòa Bình gắn với PTDL như sau:
Thứ nhất, đẩy mạnh bảo tồn các giá trị của di sản văn hóa để tăng tính hấp dẫn của điểm đến
Thứ hai, huy động nguồn lực cho hoạt động tôn tạo, đầu tư các di sản văn hóa để khai thác phục vụ du lịch
Thứ ba, nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ di sản và tăng cường các biện pháp bảo vệ môi trường
4.2.9. Xây dựng môi trường du lịch của tỉnh Hòa Bình an ninh, an toàn
Thực hiện tốt công tác tuyên truyền giáo dục, vận động các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư tích cực tham gia xây dựng môi trường du lịch an toàn, vệ sinh, văn minh, thân thiện.
Thực hiện giải pháp lắp camera ghi hình cố định tại một số khu, điểm du lịch có đông khách; lập các đường dây nóng để hỗ trợ du khách phản hồi các thông tin; hình thành hệ thống kiểm soát an ninh, an toàn các khu, điểm du lịch kết nối với ban quản lý của các khu, điểm du lịch.
Tổ chức thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh và tăng cường quản lý môi trường du lịch, đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch trên địa bàn tỉnh. Xây dựng và tuyên truyền, phổ biến thực hiện quy tắc ứng xử văn minh du lịch trên địa bàn tỉnh; thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch.
4.2.10. Tăng cường hiệu quả thanh tra, kiểm tra, xử lý sai phạm trong phát triển du lịch của tỉnh Hòa Bình
Kết quả khảo sát của NCS và thực tiễn tình hình sai phạm trong PTDL đang diễn ra trên địa bàn tỉnh cho thấy rằng rất cần thiết phải tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong PTDL. Các nội dung của thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm bao gồm:
Tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm minh hành vi vi phạm các quy định của pháp luật, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho các doanh nghiệp, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, minh bạch, cạnh tranh bình đẳng.
Tăng cường quản lý, kiểm tra công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật.
4.2.11. Các giải pháp khác
Một là, tiếp tục duy trì và mở rộng mối liên kết, hợp tác trong PTDL.
Hai là, phát huy vai trò của Hiệp hội du lịch và các tổ chức nghề nghiệp liên quan đến du lịch; phát triển các chi hội, câu lạc bộ doanh nghiệp du lịch thu hút các đối tượng kinh doanh du lịch hoạt động theo nhóm ngành dịch vụ, theo thị trường, theo quy mô để tăng cường liên doanh, liên kết nâng cao năng lực cạnh tranh của đơn vị, doanh nghiệp trong kinh doanh dịch vụ du lịch.
Ba là, cần có chính sách ưu tiên, khuyến khích các doanh nghiệp có thương hiệu mạnh đầu tư phát triển sản phẩm du lịch cao cấp, có chất lượng vào các khu vực trọng điểm du lịch của tỉnh; thu hút các công ty lữ hành, chi nhánh, văn phòng đại diện hoạt động kinh doanh lữ hành du lịch hoạt động trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, cần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh và người dân tiếp cận vay vốn khởi nghiệp; hỗ trợ các hộ dân làm du lịch cộng đồng tham gia hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch.
Bốn là, tiếp tục nghiên cứu cải tiến, đơn giản hóa, ứng dụng thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 trong việc cấp phép kinh doanh và quản lý hoạt động kinh doanh, nhằm tạo điều kiện hơn nữa cho các doanh nghiệp hoạt động.
Năm là, hoàn thiện tổ chức bộ máy QLNN về du lịch của tỉnh Hòa Bình. Trong đó, cần nghiên cứu bổ sung thêm nhân lực có chuyên môn cho Phòng Quản lý Du lịch của Sở VH,TT&DL tỉnh, đồng thời phân tách thành các nhóm chuyên trách để quản lý có hiệu quả (quản lý hoạt động lữ hành, quản lý cơ sở lưu trú, quản lý quy hoạch, phát triển TNDL).
Sáu là, sử dụng nguồn ngân sách nhà nước cấp tỉnh để tăng cường các hoạt động hỗ trợ cộng đồng trong việc bảo tồn văn hóa, bảo tồn TNDL để PTDL cộng đồng, xây dựng CSHT du lịch,… Đặc biệt, tỉnh cần tăng ngân sách cho hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển để tạo dựng thương hiệu du lịch tỉnh và đồng thời cũng là một giải pháp hiệu quả nhằm kích cầu du lịch trong thời kỳ hậu covid.
4.3. Một số kiến nghị
Thứ nhất, Bộ VH,TT&DL cần hỗ trợ các địa phương trong đó có tỉnh Hòa Bình trong việc triển khai các hoạt động quảng bá, xúc tiến PTDL ở cấp quốc gia. Cũng nằm trong nội dung này, để hoạt động xúc tiến PTDL đạt được hiệu quả trong bối cảnh thời đại mới, Bộ VH,TT&DL cần hỗ trợ tỉnh Hòa Bình xây dựng và sử dụng, khai thác, quản lý cơ sở dữ liệu du lịch để phục vụ cho công tác quản lý cũng như cho PTDL.
Thứ hai, Bộ VH,TT&DL cần tiếp tục phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục triển khai chương trình đào tạo theo cơ chế đặc thù cho ngành du lịch trong các cơ sở đào tạo để tạo nguồn lao động có chất lượng, giàu kỹ năng, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu công việc ngay sau khi ra trường. Đây sẽ là nguồn lao động bổ sung rất có giá trị cho ngành du lịch Việt Nam nói chung và du lịch các tỉnh, trong đó có tỉnh Hòa Bình nói riêng, cả ở vị trí cán bộ quản lý hay vị trí nhân viên tác nghiệp, góp phần đưa du lịch phát triển đạt mục tiêu như đã đặt ra.
Thứ ba, dưới sự tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và thêm vào đó là tác động của dịch bệnh Covid-19, ngành du lịch cũng như một số ngành kinh tế khác buộc phải chuyển đổi hình thức hoạt động từ trực tiếp sang trực tuyến. Những vấn đề đang được đặt ra với ngành du lịch hiện nay là chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch, du lịch thông minh, du lịch thực tế và thực tế ảo,… Với các điểm đến du lịch mang tính chất là các di tích lịch sử, văn hóa, hoặc các điểm đến có liên quan đến yếu tố an ninh quốc phòng,… việc “số hóa” đến mức độ nào, vấn đề an ninh, bảo mật ra sao hiện vẫn chưa có văn bản nào quy định. Chính vì vậy, NCS kiến nghị Bộ VH,TT&DL cần phối hợp với các bộ, ban, ngành có liên quan để nghiên cứu, bổ sung các quy định về vấn đề đảm bảo an ninh, an toàn và kiểm soát thông tin trên không gian mạng trong việc “số hóa” và “thông minh hóa” ngành du lịch, tiến tới bổ sung nội dung này vào Luật Du lịch Việt Nam. Những quy định này vừa mang tính chất hướng dẫn, vừa giúp các tỉnh quản lý PTDL của tỉnh đảm bảo phù hợp với khung khổ pháp luật của Nhà nước và đạt mục tiêu đặt ra.
KẾT LUẬN
Du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Hòa Bình nói riêng đã và đang được định hướng phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn nhằm phát triển mọi mặt đời sống kinh tế – chính trị – văn hóa – xã hội của địa phương cũng như của cả nước. Trong quá trình PTDL, quản lý nhà nước có vai trò hết sức to lớn trong việc quản lý, điều tiết các hoạt động du lịch diễn ra một cách đúng hướng và hiệu quả.
Hòa Bình là một tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, rất giàu tiềm năng PTDL. Trong thời gian qua, mặc dù đã có những bước tiến trong PTDL nhưng chưa thực sự tương xứng với năng lực và điều kiện hiện có. Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến PTDL của tỉnh là vấn đề về QLNN đối với PTDL và thực tế cho thấy QLNN của CQĐP tỉnh Hòa Bình đối với PTDL của tỉnh còn bộc lộ một số hạn chế. Chính vì vậy, việc nghiên cứu nhằm tăng cường QLNN đối với PTDL của tỉnh Hòa Bình là hết sức cần thiết trong điều kiện hiện nay.
Trên cơ sở xác định rõ mục tiêu nghiên cứu là tìm ra các giải pháp nhằm tăng cường QLNN đối với PTDL của tỉnh Hòa Bình, luận án đã thực hiện và hoàn thành các nhiệm vụ nghiên cứu như sau:
Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về QLNN đối với PTDL của một địa phương cấp tỉnh. Trong đó, NCS đã tiến hành làm rõ các nội dung như: khái niệm, điều kiện, nội dung và tiêu chí đánh giá PTDL của địa phương cấp tỉnh; khái niệm, nguyên tắc, công cụ, nội dung, tiêu chí đánh giá QLNN đối với PTDL của một địa phương cấp tỉnh; các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN đối với PTDL của một địa phương cấp tỉnh; kinh nghiệm QLNN với PTDL của một số địa phương cấp tỉnh trong và ngoài nước và bài học rút ra cho tỉnh Hòa Bình (với các bài học điển hình của Lào Cai, Hà Giang và Venice (Italia)).
Thứ hai, tìm hiểu thực trạng QLNN đối với PTDL của tỉnh Hòa Bình. Trong đó, NCS đã khái quát đôi nét về tình hình PTDL của tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2015 – 2020; phân tích thực trạng QLNN đối với PTDL của tỉnh Hòa Bình trên cơ sở các dữ liệu thứ cấp thu được từ các sở, ban, ngành có liên quan và dữ liệu sơ cấp thu được qua khảo sát cán bộ QLNN về du lịch của tỉnh Hòa Bình và một số đối tượng khác; từ đó đưa ra đánh giá chung về các thành công, hạn chế và nguyên nhân trong QLNN đối với PTDL của tỉnh Hòa Bình. Các vấn đề còn hạn chế trong QLNN đối với PTDL của tỉnh Hòa Bình được xác định như sau: (1) Hệ thống VBPL về du lịch chưa thực sự hoàn chỉnh, còn thiếu hệ thống VBPL liên quan đến các vấn đề như quản lý loại hình cơ sở lưu trú homestay, farmstay; các quy định về quản lý khai thác hang động trong kinh doanh du lịch; quy tắc ứng xử trong hoạt động du lịch và quy chế phối hợp giữa các sở, ban, ngành có liên quan trong hỗ trợ khách du lịch. (2) Việc xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch PTDL của tỉnh Hòa Bình còn nhiều hạn chế, chưa phù hợp với nguồn lực nội bộ, một số quy hoạch sai quy trình, vi phạm quy định, chưa mang lại hiệu quả cao. (3) Công tác quản lý thu hút đầu tư PTDL chưa hiệu quả. (4) Hoạt động quảng bá, xúc tiến phát triển du lịch còn chưa được quan tâm đúng mức; các kênh quảng bá, xúc tiến còn hạn chế; nội dung thông tin trên các kênh truyền thông còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. (5) Số lượng và chất lượng các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ du lịch, đặc biệt là các doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn còn hạn chế. (6) Chưa có sự quan tâm đúng mức đến vấn đề xác định sức chứa và các giải pháp nhằm quản lý sức chứa của điểm đến. (7) Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý PTDL của tỉnh hiệu quả chưa cao. (8) Trên địa bàn tỉnh còn để xảy ra nhiều hiện tượng vi phạm trong PTDL như các dự án chậm tiến độ, dừng tiến độ, xây dựng và hoạt động trái phép. Sở dĩ để xảy ra tình trạng này là do du lịch Hòa Bình mới bước vào thời kỳ phát triển nên đội ngũ cán bộ quản lý trong các cơ quan QLNN về du lịch còn khá mỏng, non trẻ, thiếu kinh nghiệm quản lý; cơ sở hạ tầng, CSVCKT phục vụ du lịch của tỉnh chưa đáp ứng nhu cầu PTDL; ý thức, nhận thức của một bộ phận cá nhân, tổ chức còn kém dẫn đến những sai phạm trong quá trình thực hiện PTDL; sự bùng phát của đại dịch Covid-19 và sức ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4.0 cũng tác động không nhỏ đến QLNN đối với PTDL của tỉnh.
Thứ ba, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN đối với PTDL của tỉnh Hòa Bình trên cơ sở nghiên cứu các hạn chế và nguyên nhân của QLNN đối với PTDL của tỉnh Hòa Bình và xem xét các vấn đề trong mối tương quan với quan điểm, mục tiêu, định hướng PTDL của tỉnh Hòa Bình, kết hợp với các bài học kinh nghiệm rút ra qua nghiên cứu QLNN đối với PTDL của một số địa phương trong và ngoài nước. Các giải pháp bao gồm: (1) Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật theo thẩm quyền về PTDL của tỉnh Hòa Bình; (2) Tăng cường đào tạo và phát triển nhân lực du lịch của tỉnh Hòa Bình; (3) Tăng cường hiệu quả quảng bá, xúc tiến du lịch trên địa bàn tỉnh Hòa Bình; (4) Đầu tư nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng của tỉnh Hòa Bình; (5) Hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ PTDL của tỉnh Hòa Bình; (6) Hoàn thiện hệ thống sản phẩm du lịch của tỉnh Hòa Bình; (7) Tăng cường quản lý sức chứa của điểm đến du lịch Hòa Bình; (8) Chú trọng bảo tồn tài nguyên du lịch trong phát triển du lịch của tỉnh Hòa Bình; (9) Xây dựng môi trường du lịch của tỉnh Hòa Bình an ninh, an toàn; (10) Tăng cường hiệu quả thanh tra, kiểm tra, xử lý sai phạm trong PTDL của tỉnh Hòa Bình; (11) Các giải pháp khác; và một số kiến nghị.
Với kết quả nghiên cứu này, NCS mong muốn đóng góp công sức nhằm tăng cường QLNN đối với PTDL của tỉnh Hòa Bình, góp phần đưa du lịch Hòa Bình trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy phát triển KT-XH của tỉnh.
Dù đã nỗ lực nghiên cứu, tuy nhiên trong khuôn khổ luận án này, NCS mới chỉ nghiên cứu và đưa ra được các giải pháp mang tính tổng quát nhằm hoàn thiện QLNN đối với PTDL của tỉnh Hòa Bình. Các vấn đề chi tiết như xác định cơ cấu phù hợp cho các ngành kinh tế của tỉnh Hòa Bình, xác định sức chứa của các điểm, khu du lịch tại Hòa Bình và đưa ra giải pháp áp dụng cụ thể cho từng điểm, từng khu du lịch cần được tiếp tục nghiên cứu trong các công trình nghiên cứu tiếp theo.
Ngoài ra, lượng dữ liệu thứ cấp thu thập được có độ dài thời gian hạn chế do công tác lưu trữ dữ liệu, tiếp đó là do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 và những diễn biến phức tạp khó lường của nó nên cần tiếp tục có những nghiên cứu khác nhằm làm rõ hơn vấn đề và áp dụng tốt trong thực tiễn.
Để hoàn thành được luận án, NCS xin gửi lời tri ân sâu sắc đầu tiên đến hai giảng viên hướng dẫn – những người dẫn đường tận tâm và luôn sát cánh định hướng, động viên NCS hoàn thành nghiên cứu. NCS cũng luôn cảm thấy may mắn vì luôn nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ rất nhiệt tình của các thầy, cô giáo, cán bộ quản lý tại Phòng Quản lý SĐH trong suốt quá trình học tập. Bên cạnh đó, để hoàn thành nội dung luận án, NCS cũng gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban lãnh đạo Ủy ban Nhân dân tỉnh Hòa Bình; Ban Giám đốc, các phòng chức năng của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình; Cục Thống kê tỉnh Hòa Bình; Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Hòa Bình; Phòng Văn hóa và Thông tin các huyện trên địa bàn tỉnh Hòa Bình; các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đã hỗ trợ, cung cấp các dữ liệu đáng tin cậy, chính xác và phù hợp cho luận án.
Mặc dù đã rất nỗ lực và đạt được những kết quả đáng ghi nhận nhưng luận án vẫn không thể tránh khỏi những hạn chế. NCS rất mong nhận được ý kiến của các nhà khoa học, các thầy cô giáo và người đọc để luận án có thể được hoàn thiện hơn.
Nghiên cứu sinh Vũ Lan Hương xin trân trọng cảm ơn!