Quản lý là gì và các định nghĩa quản lý liên quan nhất
Quản lý là gì và các định nghĩa quản lý liên quan nhất
Quản lý là gì là câu hỏi mà bất cứ người học quản lý ban đầu nào cũng cần hiểu và mong muốn lý giải. Nó liên quan đến nhiều định nghĩa về quản lý. Để có thêm nhiều thông tin chi tiết khác, bạn hãy theo dõi các chia sẻ trong bài viết dưới đây của dịch vụ kế toán trọn gói bePro.vn nhé!
Khái niệm về quản lý
Quản lý được định nghĩa là một công việc mà một người lãnh đạo học suốt đời không thấy chán. Và cũng là sự khởi đầu của những gì họ nghiên cứu. Quản lý được giải thích như là nhiệm vụ của một nhà lãnh đạo thực thụ chịu trách nhiệm điều hành, giám sát, theo dõi một công việc nào đó.
Bản thân khái niệm quản lý có tính đa nghĩa nên có sự khác biệt giữa nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Hơn nữa, do sự khác biệt về thời đại, xã hội, chế độ, nghề nghiệp nên quản lý cũng có nhiều giải thích, lý giải khác nhau. Cùng với sự phát triển của phương thức xã hội hoá sản xuất và sự mở rộng trong nhận thức của con người. Thì sự khác biệt về nhận thức và lý giải khái niệm quản lý càng trở nên rõ rệt.
Quản lý xã hội là gì?
Đây là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong các ngành khoa học xã hội. Quản lý XH chính là sự tác động liên tục, có tổ chức lên xã hội một cách khách quan. Để duy trì và phát triển xã hội theo các đặc trưng, mục tiêu mang xu thế phát triển của xã hội. Thường diễn ra trong điều kiện môi trường biến động, vận động không ngừng. Nên cần phải quan tâm tới quá trình phát triển, vận động của sự vật, hiện tượng.
Quản lý công là gì?
Quản lý công là việc thực hiện các hoạt động liên quan đến hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Và các công việc liên quan đến quản trị trong khu vực nhà nước. Nó có thể là thu thập, phân tích các số liệu thống kê của nhà nước, giám sát quỹ, phát triển, thi hành các chính sách của Chính phủ. Bên cạnh đó còn đảm nhận nhiều nhiệm vụ khác như biên tập sách, quản lý cơ quan, tổ chức nhà nước,…
Nhà quản lý là gì?
Đó là danh từ chung để chỉ tất cả những người thực hiện chức năng quản lý trong một tổ chức nhất định. Tổ chức đó có thể là một tổ chức kinh doanh hay phi kinh doanh.
Nhà quản lý là những người làm việc trong tổ chức, điều khiển công việc của người khác. Và chịu trách nhiệm trước kết quả hoạt động của họ. Họ là người lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo. Và kiểm soát con người, tài chính, vật chất và thông tin một cách có hiệu quả để đạt được mục tiêu.
Quản lý doanh nghiệp là gì?
Đó là dùng mọi biện pháp để hoạch định, tổ chức – triển khai, kiểm tra – giám sát. Và điều chỉnh mọi hoạt động của công ty. Sử dụng tất cả các nguồn lực hiện có để đạt được mục tiêu trong từng giai đoạn nhất định. Đó có thể là mục tiêu tăng trưởng, lợi nhuận, đó có thể là mục tiêu thương hiệu…
Để quản lý doanh nghiệp hiệu quả thì đầu tiên cần xác định rõ được mục tiêu của DN. Tiếp theo đó, phải xác định được phương pháp và con đường phù hợp. Thứ ba, trong quản trị, cần phải tìm cách tối ưu hóa, sử dụng hết nguồn lực doanh nghiệp. Nhất là đối với những doanh nghiệp nhỏ. Và cuối cùng, để quản lý hiệu quả thì cần phải xác định rõ đối tượng được quản trị và bị quản trị.
Yếu tố tạo thành nên hoạt động quản lý
Với những phân tích trên mọi hoạt động quản lý đều phải do 4 yếu tố cơ bản sau cấu thành:
– Chủ thể quản lý, trả lời câu hỏi: do ai quản lý?
– Khách thể quản lý, trả lời câu hỏi: quản lý cái gì?
– Mục đích quản lý, trả lời câu hỏi: quản lý vì cái gì?
– Môi trường và điều kiện tổ chức, trả lời câu hỏi: quản lý trong hoàn cảnh nào?
Các cấp quản lý và hệ thống thứ bậc quản lý
Việc quản lý trong các tổ chức, doanh nghiệp lớn thường được chia làm 3 bậc lớn:
Quản lý cao cấp
– Yêu cầu một nguồn kiến thức rộng rãi về các vai trò và kỹ năng quản lý.
– Có nhận thức tốt về các yếu tố tác động đến việc kinh doanh, đặc biệt là thị trường.
– Các quyết định của các nhà quản lý cao cấp thường mang tính dài hạn.
– Quyết định của các nhà quản lý cao cấp phải dựa trên các quá trình phân tích, chỉ đạo. Các nghiên cứu liên quan tới nhận thức, hành vi, mức độ tham gia của các nhân viên.
– Có khả năng vạch ra các kế hoạch làm việc hiệu quả cho doanh nghiệp.
Quản lý trung cấp
– Nhà quản lý trung cấp cần có một nguồn kiến thức chuyên ngành về một số nhiệm vụ quản lý.
– Có trách nhiệm về việc thực hiện các quyết định của quản lý cấp cao.
Quản lý hạ cấp
– Cấp quản lý này có nhiệm vụ đảm bảo các kế hoạch và quyết định của hai cấp quản lý cao hơn được thực hiện.
– Các quyết định của quản lý cấp này chỉ mang tính thời vụ (ngắn kỳ).
Kết luận:
Vừa rồi là những chia sẻ của bePro.vn về khái niệm quản lý và các định nghĩa liên quan. Ngoài ra bạn có thắc mắc về các dịch vụ kế toán liên quan. Hãy liên hệ đến dịch vụ kế toán thuế bePro.vn để được tư vấn tận tình, miễn phí nhé !