Quản lý giáo dục là gì? Khám phá cơ hội việc làm ngành giáo dục –
Đánh giá post
Quản lý giáo dục là gì? Vai trò, chức năng của nó ra sao? Sau khi tốt nghiệp ra trường thì bạn sẽ có những cơ hội việc làm như thế nào? Mức lương có hấp dẫn hay không? Cùng JobsGo khám phá để hiểu sâu hơn về ngành quản lý giáo dục nhé!
Khái niệm ngành quản lý giáo dục là gì?
Quản lý giáo dục là một ngành cung cấp cho con người rất nhiều kiến thức bổ ích từ cơ bản cho đến chuyên sâu trong lĩnh vực khoa học giáo dục và tâm lý giáo dục hiện nay. Cụ thể:
-
Khoa học quản lý giáo dục là gì? Đây là một ngành nghiên cứu chuyên sâu trong lĩnh vực giáo dục hiện nay. Nó có đối tượng nghiên cứu cụ thể, nhờ đó mà đưa ra các chính sách và chương trình quản lý giáo dục, chương trình đào tạo đạt chất lượng và hiệu quả tốt nhất.
-
Hệ thống quản lý giáo dục là gì? Đây là một chuỗi gồm nhiều đơn vị, cơ quan, tổ chức với nhiệm vụ thực hiện việc quản lý giáo dục. Hệ thống này tạo ra mối liên kết và sự thống nhất cho cả một hệ thống giáo dục tại nước ta.
Vai trò, chức năng quản lý giáo dục
Vai trò của quản lý giáo dục là gì?
Quản lý giáo dục là một lĩnh vực đóng qua trò quan trọng trong xã hội không chỉ tại Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới. Cụ thể vai trò của nó gồm:
-
Quản lý giáo dục giúp thống nhất về ý chí cho đến hành động của giáo viên, giảng viên đến học sinh trong các tổ chức giáo dục khác nhau trên cả nước. Quá trình này cần có sự thống nhất thì bộ máy giáo dục hoạt động mới hiệu quả.
-
Giúp tổ chức giáo dục có cơ sở để phát triển, có mục tiêu chung để thống nhất đội ngũ giáo viên, học sinh, giảng viên, sinh viên.
-
Giúp hệ thống hoạt động nhịp nhàng, mỗi nguồn lực sẽ đảm nhận cụ thể một nhiệm vụ nhất định và kết nối chúng với nhau tạo thành một thể thống nhất.
-
Quản lý giáo dục giúp tổ chức đào tạo nhanh chóng thay đổi phù hợp với sự phát triển của xã hội. Biến cách thay đổi để tận dụng cơ hội và tránh những thách thức và giảm bớt tiêu cực của môi trường giáo dục hiện nay.
-
Ngoài ra, đây còn là hoạt động có vai trò trong việc điều phối nguồn lực giáo viên, giảng viên, cùng như học sinh, sinh viên để đạt được hiệu quả tốt nhất.
? Xem thêm: Học sư phạm ra làm gì? Học sư phạm có dễ xin việc?
Chức năng quản lý giáo dục là gì?
Chức năng kế hoạch hóa
Đây là chức năng hoạch định cụ thể các công việc, điều này giúp hoạt động giáo dục chủ động và khoa học hơn. Nó còn giúp trù liệu các việc cần thực hiện để đạt được kết quả đào tạo một cách tốt nhất.
Nhà quản lý giáo dục cấp cao sẽ là người đưa ra những kế hoạch, tạo thành những quyết định để tổ chức giáo dục trong hệ thống thực hiện thống nhất theo. Kế hoạch giáo dục được phân loại như sau:
-
Phân loại theo thời gian: Kế hoạch ngắn hạn từ 2 – 3 năm, kế hoạch trung hạn kéo dài từ 5 – 7 năm, kế hoạch dài hạn từ 10 – 15 năm.
-
Phân loại theo quy mô quản lý: Kế hoạch bộ phận, kế hoạch tổng thể.
-
Phân loại theo nguồn lực giáo dục: Kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất, kế hoạch xây dựng đội ngũ giáo viên, kế hoạch quản lý tài chính,…
-
Phân loại theo hoạt động giáo dục: Kế hoạch ngoại khóa, kế hoạch bồi dưỡng giảng viên, giáo viên, kế hoạch dạy học.
Khi lập kế hoạch sẽ cần thực hiện theo các bước gồm:
-
Bước 1: Nhận thức đúng và đủ về yêu cầu của các công việc cần tiến hành.
-
Bước 2: Phân tích trạng thái xuất phát, hay thực trạng của đối tượng quản lý.
-
Bước 3: Xác định nguồn lực sẽ tham gia vào kế hoạch để đảm bảo tính khả thi.
-
Bước 4: Lập sơ đồ kế hoạch thực hiện chung để bắt đầu triển khai.
Kế hoạch được lập càng chi tiết và càng bám sát thực tế thì sự khả thi để ứng phó với thay đổi sẽ đạt hiệu quả cao trong quá trình đưa kế hoạch vào triển khai.
Chức năng tổ chức
Chức năng này nhằm giúp thiết kế cơ cấu tổ chức, phương thức và quyền hạn của các cơ quan, các bộ phận trong hệ thống quản lý giáo dục đảm bảo sự phù hợp với mục tiêu của tổ chức. Tổ chức chính là công cụ để “thiết lập” một hệ thống nhằm dễ dàng quản lý và hoạt động có hiệu quả.
Một tổ chức cần có nhiệm vụ, chức năng, mục tiêu, quy định, quy chế,.. cụ thể và rõ ràng nhằm kiểm soát các hoạt động đối với mọi thành viên, thành phần trong tổ chức. Tổ chức quản lý giáo dục cần xây dựng theo nguyên tắc:
-
Cơ cấu tổ chức phải đi liền với mục tiêu và mục đích của cả một hệ thống để đưa ra những công việc cụ thể và có sự thống nhất.
-
Đảm bảo nguyên tắc về sự chuyên môn hóa, và cần đội các nhiệm vụ cần thực hiện. Tổ chức cần cụ thể hóa trách nhiệm, nhiệm vụ, lợi ích và quyền hạn cho từng cá nhân, từng bộ phận, từng cơ quan.
-
Xây dựng các tiêu chí đánh giá và tự đánh giá công việc để quản lý giáo dục được hiệu quả.
-
Nguyên tắc giới hạn quản lý mà người quản lý giáo dục được phép giám sát.
? Xem thêm: Tư vấn tuyển sinh 2021: Khối C học ngành gì dễ xin việc?
Chức năng chỉ đạo thực hiện
Đây là chức năng biểu thị cho năng lực của nhà quản lý giáo dục. Khi đưa ra kế hoạch thì họ cần tiến hành sắp xếp tổ chức và chỉ đạo triển khai thực hiện nhằm đạt được mục tiêu đặt ra.
Nhà quản lý phải có tri thức, kỹ năng, năng lực và khả năng trong việc tổ chức cả một hệ thống. Họ có quyền đưa ra những quyết định đối với hệ thống giáo dục, nhưng phải là những quyết định thông minh, sáng suốt và phù hợp với thực tế để bộ máy giáo dục hoạt động hiệu quả.
Chức năng kiểm tra
Đây là chức năng của những người đảm nhận quản lý trong hệ thống giáo dục. Họ sẽ là người thực hiện việc kiểm tra nhằm xác định hành vi, thẩm định các hoạt động của một cá nhân hay tổ chức trong quá trình thực hiện các quyết định quản lý giáo dục ban hành.
Thông qua việc kiểm tra sẽ phát hiện ra những sai phạm, từ đó uốn nắn, điều chỉnh, xử lý hoặc ngăn chặn nhằm đưa bộ máy quản lý giáo dục lành mạnh, đạt hiệu quả cao. Nhà quản lý có thể tiến hành kiểm tra tài chính, kiểm tra thực hiện quyết định, kiểm tra chuyên môn.
Giúp bạn giải đáp: Ngành quản lý giáo dục ra làm gì?
Quản lý giáo dục là một ngành học được đào tạo bài bản và chuyên sâu. Sau khi tốt nghiệp các bạn sẽ có nhiều cơ hội việc làm khác nhau như:
-
Chuyên viên quản lý hành chính giáo dục tại phòng đào tạo, sở giáo dục và đào tạo, hoặc làm việc tại bộ giáo dục và đào tạo.
-
Chuyên viên văn phòng hoặc chuyên viên quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị hoặc vị trí chuyên viên quản lý học sinh, chuyên viên làm việc tại phòng đào tạo của các trường học khác nhau trên cả nước.
-
Chuyên viên quản lý hành chính giáo dục làm việc tại các cơ sở giáo dục cấp quận, huyện, tỉnh hoặc tại các cơ sở giáo dục cộng đồng, các cơ quan bồi dưỡng cán bộ,…
-
Chuyên viên phụ trách giáo dục, công tác văn hóa tại các cơ quan công lập.
-
Cán bộ nghiên cứu về quản lý giáo dục tại viện nghiên cứu hoặc các trung tâm nghiên cứu.
-
Giảng viên chuyên ngành quản lý giáo dục tại các trường đại học, cao đẳng, trường bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ,…
Ngoài ra thì bạn có thể trở thành thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành quản lý giáo dục bằng cách đăng ký học tập và nghiên cứu chuyên sâu hơn.
? Xem thêm: Học tại chức là gì? Những thông tin và kiến thức bạn cần biết
Chia sẻ về mức lương ngành quản lý giáo dục hiện nay
Mức lương ngành quản lý giáo dục được quy định cụ thể theo bậc lương của chính phủ. Ngoài ra thì lương ngành này còn được tăng dần dựa vào vị trí làm việc và thâm niên công tác trong nghề. Mức lương phổ biến nhất hiện nay từ 4 – 6 triệu đồng/tháng, sau đó sẽ tăng lên khoảng 7 -9 triệu đồng/tháng.
Các bạn có thể tìm kiếm những cơ hội việc làm ngoài nhà nước với các vị trí như chuyên viên đào tạo từ 8 – 10 triệu đồng/tháng; tư vấn du học, khóa học từ 5 -10 triệu đồng/tháng. Bên cạnh đó các bạn còn nhận được những mức hoa hồng cực hấp dẫn cho các vị trí công việc này.
Ngành quản lý giáo dục có dễ xin việc hay không?
Có không ít bạn trẻ hiện đang thắc mắc về vấn đề này. Như chia sẻ ở trên thì bạn có nhiều cơ hội việc làm tại các vị trí công việc và môi trường làm việc khác nhau. Không những vậy, bạn còn có thể làm trái ngành hoặc các ngành nghề khác có liên quan.
Vấn đề có dễ xin việc hay không nằm ở chính bạn. Ngay từ hôm nay, bạn cần trang bị kiến thức, kỹ năng và không ngừng học hỏi để có được cơ hội việc làm hấp dẫn với ngành quản lý giáo dục.
Như vậy, bài viết trên đây không chỉ giúp bạn hiểu “quản lý giáo dục là gì” mà còn cho bạn lượng kiến thức lớn về ngành này. Nắm bắt ngay những cơ hội việc làm quản lý giáo dục tại Jobsgo.vn, đừng quên tạo hồ sơ ứng tuyển để ứng tuyển ngay vào những JD hấp dẫn nhé!