Quản lý công là gì? Học ngành quản lý công ra trường làm gì?
Quản lý là hoạt động được thực hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau với các tên gọi khác nhau. Trong bài viết này, Luật Minh Khuê sẽ trình bày với quý bạn đọc về chủ đề: Quản lý công là gì? Các trường hiện nay đang đào tạo ngành học quản lý công? Cơ hội việc làm của ngành học quản lý công trong tương lai?
Mục Lục
1. Quản lý công là gì?
Quản lý công là hoạt động liên quan đến lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước cụ thể là những công việc thuộc hoạt động quản lý trong các cơ quan nhà nước. Hoạt động chính của quản lý công là nhằm thực hiện tổ chức quản lý với những công việc chung dưới sự điều hành của giai cấp lãnh đạo. Các công việc cụ thể mà một người quản lý công cần thực hiện:
- Thu nhập, phân tích các số liệu thống kê của nhà nước. Giám sát các hoạt động phát triển và thi hành chính sách của Chính Phủ;
- Theo dõi, thanh – kiểm tra tiến độ thực hiện và phát triển các chính sách do các Bộ, các cơ quan ban, ngành có liên quan ban hành.
2. Ngành học quản lý công?
Ngành học quản lý công đào tạo và đáp ứng nguồn nhân lực cho bộ máy nhà nước; nơi tạo ra những cán bộ, công chức có đầy đủ chuyên môn và nghiệp vụ, trực tiếp tham gia đóng góp sức lao động cho các hoạt động quản lý hành chính nhà nước và các công việc khác liên quan đến chính trị
3. Các trường đào tạo ngành học quản lý công
Mã ngành quản lý công: 7340401
Hiện nay, ngành học quản lý công có rất nhiều lựa chọn về khối thi để các bạn thí sinh THPT có nhiều sự lựa chọn:
– Khối A00: Toán, Vật Lý, Hóa Học
– Khối A01: Toán, Vật Lý, Tiếng Anh
– Khối A16: Toán, Văn, Khoa học tự nhiên
– Khối C00: Văn, Lịch Sử, Địa Lý
– Khối C15: Toán, Văn, Khoa học xã hội
– Khối D01: Toán, Văn, Tiếng Anh
– Khối D07: Toán, Hóa Học, Tiếng Anh
Các trường đào tạo ngành quản lý công hiện nay có thể đề cập đến như ở khu vực miền Bắc có Đại học Kinh tế quốc dân, Học viện Hành chính Quốc gia, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đại học Thủ đô; ở khu vực miền Nam có Đại học Kinh tế – Luật TP Hồ Chí Minh, Đại học Kinh tế TP Hồ Chính Minh. Dưới đây Luật Minh Khuê cập nhật điểm chuẩn mới nhất năm 2022 về ngành học quản lý công
Tên trường
Điểm chuẩn 2022 (thang điểm 30)
Khu vực miền Bắc
Đại học Kinh tế quốc dân
26,60
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
24,68
Đại học thủ đô
25,00
Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên
16,00
Khu vực miền Nam
Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh
24,90
Đại học Kinh tế – Luật TP Hồ Chí Minh
25,70
Như vậy, điểm chuẩn ngành học Quản lý công năm 2022 cao nhất là 26,60 và thấp nhất là 16,00 (theo thang điểm 30). Ngoài xét tuyển bằng điểm thi THPT quốc gia, một số trường đại học còn áp dụng kết hợp xét tuyển bằng bài thi đánh giá năng lực, xét tuyển học bạ.
4. Những kiến thức và kĩ năng cần có để học tốt ngành quản lý công
Căn cứ vào tổ hợp xét tuyển ngành học, có thể nhận thấy rõ để học tốt được ngành quản lý công bắt buộc phải có kiễn thức căn bản vững về Toán, do đặc thù công việc cần phải kĩ năng trong việc thu thập và phân tích số liệu thống kê, đây là yêu cầu kiên quyết và cũng là môn học bắt buộc khi xét tuyển theo chuyên ngành học quản lý công. Bên cạnh đó người học cũng cần có kiến thức về nhóm tổ hợp các môn Khoa học tự nhiên hoặc Khoa học xã hội. Những kiến thức căn bản này sẽ bổ trợ hiệu quả cho kiến thức của các môn học phần chuyên ngành, để đảm bảo sinh viên sau khi hoàn thành đạo tạo, ra trường sẽ có đầy đủ những kiến thức chuyên môn, khả năng bao quát tầm nhìn, kiểm soát và hoạch định chiến lược và các kĩ năng lãnh đạo trong các khu vực công. Bên cạnh đó, có vốn ngoại ngữ tốt cũng là ưu thế đối với người theo học ngành này. Lý do xuất phát từ việc người làm quản lý phải liên tục, thường xuyên cập nhật những thông tin, kiến thức mới bằng Tiếng anh để hỗ trợ cho công việc. Vì vậy, ngay từ khi bắt đầu, nắm chắc một vốn ngoại ngữ thông thạo đã là một điểm cộng lớn cho người học và làm chuyên ngành quản lý công.
Ngoài kiến thức sách vở, người học cũng cần học hỏi, tích lũy cho bản thân mình những kĩ năng chuyên môn để có thể đáp ứng tốt được những yêu cầu của công việc đề ra. Những kĩ năng giám sát quỹ, phát triển và thi hành chính sách là kĩ năng cơ bản trước nhất phải nắm rõ, sau đó người học cần rèn luyện cho mình một lối tư duy logic, nhạy bén, sắc xảo. Kĩ năng giao tiếp tốt, xử lý các tình huống nhạy bén cũng chính là chìa khóa thành công. Đặc biệt một người quản lý tốt cần phải chiều sâu về kinh nghiệm, lối tư duy không ngừng cầu thị, đổi mới, biết áp dụng linh hoạt các kiến thức kĩ năng vào trong hoạt động quản lý và lãnh đạo của mình. Bên cạnh đó người quản lý công cũng cần phải có một thái độ làm việc nghiêm túc, trách nhiệm trong công việc được giao.
5. Cơ hội việc làm của ngành học quản lý công
Sau khi đã tích lũy được một vốn kiến thức chuyên môn, thực tiễn cũng như các kĩ năng tương đối, sinh viên học ngành quản lý công sau khi ra trường có thể ứng tuyển vào các vị trí:
- Tham gia thi tuyển, xét tuyển trong các kì tuyển dụng công chức; đảm nhận vào các vị trí quản lý hành chính trong cơ quan trực thuộc bộ máy nhà nước hoặc các tổ chức doanh nghiệp kinh tế – văn hóa- xã hội trực thuộc sự quản lý của nhà nước, từ cấp trung ương đến cấp địa phương.
- Tham gia giảng dạy các môn học liên quan đến kĩnh vực quản lý công, quản lý hành chính nhà nước tại các trường Đại học, cao đẳng với tư cách là giảng viên.
- Tham gia công tác quản lý các dự án công của nhà nước như công trình nghiên cứu, công trình xây dựng… Tùy thuộc vào lĩnh vực chuyên môn thựuc hiện mà có thể tiếp tục đi học thêm để hoàn thiện chuyên môn.
- Cán bộ quản lý tài chính công trong các cơ quan hành chính nhà nước. Khi đó, người quản lý sẽ có trách nhiệm vận dụng kiến thức và kĩ năng chuyên môn vào việc áp dụng các công cụ và phương pháp quản lý nhằm tạo lập và sử dụng quỹ tài chính trong các cơ quan hành chính để đạt được những mục tiêu đã đề ra.
- Nhân viên hành chính tại các cơ quan nhà nước, tổ chức tài chính, doanh nghiệp. Nhiệm vụ chính cần thực hiện là tiến hành các công việc quản lý hành chính nhà nước, liên quan chặt chẽ tới lĩnh vực chuyên môn – quản lý công.
- Chuyên viên nghiên cứu về Khoa học quản lý, Hành chính tại các cơ sở nghiên cứu hành chính nhà nước. Khi đó, người học về quản lý công đóng vai trò to lớn trong việc nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học quản lý và khoa học hành chính, đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công theo nhu cầu của xã hội.
6. Thu nhập của một quản lý công
Tùy thuộc vào việc lựa chọn môi trường làm việc mà mức lương của người làm về lĩnh vực quản lý công cũng có sự khác nhau. Nhưng phần lớn người học thường có xu hướng mong muốn được làm việc tại những cơ quan hành chính nhà nước. Vì vậy mà mức lương sẽ tương ứng theo đúng bậc lương quy định gồm lương cơ bản, phụ cấp và thưởng kèm theo.
- Đối với sinh viên học quản lý công mới ra trường, đi làm, chưa hoặc có ít kinh nghiệm thực tế thì mức thu nhập sẽ giao động từ 6 – 8 triệu đồng/ tháng.
- Đối với những người làm việc nhiều năm thâm niên, có nhiều kinh nghiệm làm việc trong các cơ quan nhà nước thì mức thu nhập sẽ giao động từ 10 – 15 triệu đồng/ tháng.
Nhìn chung, ngành học quản lý công là một ngành học sẽ mang đến một sự ổn định về nghề nghiệp cũng như mức thu nhập nếu bạn có kiến thức và chuyên môn nghiệp vụ vững. Khả năng thăng tiến trong nghành cũng tương đối rộng mở.
Cảm ơn quý bạn đọc đã lựa chọn tham khải bài viết của Công ty Luật Minh Khuê, trên đây là toàn bộ nội dung biên tập của Công ty. Nội dung có giá trị tham khảo, nếu có bất kì băn khoăn hay thắc mắc nào liên quan đến pháp luật và được cần tư vấn, xin vui lòng liên hệ đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 24/7 của công ty Luật Minh Khuê thông qua số hotline 19006162 để được giải đáp. Trân trọng!