Quản lý chất lượng là gì? Nguyên tắc quản lý chất lượng

06/03/2021

0

Quản trị

5

/

5

(

7

bình chọn

)

Trong hầu hết các lĩnh vực, các ngành công nghiệp đều áp dụng quản lý chất lượng. Đây là hoạt động cần thiết đảm bảo cho tổ chức có thể làm đúng được những việc phải làm và các việc quan trọng. Vậy quản lý chất lượng là gì? Để có câu trả lời hãy cùng Khóa Luận Tốt Nghiệp tham khảo bài viết sau đây nhé.

hinh-anh-quan-ly-chat-luong-la-gi-1

1. Quản lý chất lượng là gì?

1.1. Khái niệm quản lý chất lượng

Quản lý chất lượng hay Quality Management, viết tắt là QM, là hành động giám sát về những hoạt động, nhiệm vụ khác nhau của một tổ chức nào đó nhằm mục đích đảm bảo được các sản phẩm hay dịch vụ được cung cấp cùng với những phương tiện được sử dụng để cung cấp là nhất quán. Đồng thời nó giúp duy trì và đạt được mức chất lượng mà tổ chức mong muốn.

Quản lý chất lượng bao gồm việc xác định các chính sách chất lượng, lập và thực hiện kế hoạch, đảm bảo chất lượng, kiểm soát chất lượng và cải tiến tiến chất lượng. Nhìn chung, quản lý chất lượng sẽ tập trung vào những mục tiêu được xem là dài hạn thông qua việc thực hiện những sáng kiến ngắn hạn.

Mục đích của quản lý chất  lượng là đảm bảo rằng toàn bộ những bên có liên quan của tổ chức cùng làm việc để cải thiện được các quy trình, dịch vụ, sản phẩm và văn hóa của công ty để giúp đạt được thành công lâu dài bắt nguồn từ sự hài lòng của khách hàng.

1.2. Ví dụ quản lý chất lượng

Một trong những tổ chức, doanh nghiệp áp dụng quản lý chất lượng thành công mà chúng ta phải kể đến đó chính là việc Toyota triển khai hệ thống kanban. Hệ thống kanban là một tín hiệu vật lý giúp tạo ra một phản ứng dây chuyền đạt tới hành động cụ thể. 

Toyota đã sử dụng các ý tưởng này để có thể thực hiện quy trình kiểm kê của doanh nghiệp mình đúng lúc để giúp cho dây chuyền lắp ráp được hoạt động có hiệu quả hơn, công ty đã quyết định giữ lại lượng hàng tồn kho vừa đủ, đáp ứng được những đơn đặt hàng của khách hàng.

Vì vậy toàn bộ các bộ phận của dây chuyền lắp ráp của Toyota đều đã được gắn một thẻ vật lý có số hàng tồn kho liên quan. Trước khi một bộ phận được lắp đặt vào ô tô, thẻ sẽ được tháo ra và chuyển lên chuỗi cung ứng giúp công ty giữ được hàng tồn kho của mình gọn gàng và không làm tích trữ quá nhiều về tài sản không cần thiết.

hinh-anh-quan-ly-chat-luong-la-gi-2

2. Nguyên tắc quản lý chất lượng

Nắm được khái niệm quản lý chất lượng là gì hay quản trị chất lượng là gì cũng phần nào sẽ giúp các bạn hiểu được nguyên tắc trong quản lý chất lượng. Để hoạt động quản trị chất lượng sản phẩm đạt hiệu quả và đồng bộ các bạn cần phải tuân thủ theo nguyên tắc cơ bản sau:

Thứ nhất, chất lượng chính là sự thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Vì thế hoạt động quản lý chất lượng cần phải định hướng và hướng tới khách hàng. Nhà quản trị phải liên tục tìm hiểu về mong muốn khách hàng và xây dựng một nguồn lực cụ thể nhằm đáp ứng về các nhu cầu đó một cách tối ưu nhất.

Thứ hai, các nhà quản lý phải được đào tạo những kỹ năng lãnh đạo. Lãnh đạo trong tổ chức phải có sự thống nhất về các mục đích cũng như môi trường nội bộ trong công ty, đồng thời huy động một nguồn lực để giúp đạt được những mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn trong công ty.

Thứ ba, hoạt động quản trị cần phải thực hiện có hệ thống để làm tăng hiệu quả và hiệu lực hoạt động trong công ty. Nguyên tắc này đòi hỏi phải có sự hiểu biết về quy trình tốt nhất dẫn đến tính nhất quán được cải thiện và các hoạt động được thực hiện nhanh hơn, giảm chi phí và cải tiến liên tục.

Thứ tư, tất cả các công ty đều phải có mục tiêu và cần cải tiến mục tiêu một cách liên tục. Điều này sẽ giữ vai trò cực kỳ quan trọng, đặc biệt là đối với sự biến động không ngừng trong môi trường kinh doanh cạnh tranh hiện nay. Cách doanh nghiệp sẽ cải tiến liên tục các trải nghiệm hiệu suất, tổ chức linh hoạt và làm tăng khả năng nắm bắt được những cơ hội mới.

Thứ năm, những quyết định và hành động có hiệu lực cần thực hiện dựa vào sự phân tích dữ liệu và thông tin. Doanh nghiệp có thể thực hiện các nhiệm vụ mang lại kết quả mong muốn và biện minh cho những quyết định trước đây của họ. Việc đưa ra quyết định thực tế là điều vô cùng quan trọng giúp hiểu được về mối quan hệ nguyên nhân và kết quả của các vấn đề. Đồng thời sẽ giúp giải thích kết quả và hậu quả tiềm ẩn ngoài ý muốn của tổ chức.

Thứ sáu, thiết lập một mối quan hệ cả hai bên cùng có lợi đối với các nhà cung ứng, giúp nâng cao sự ổn định của phía nhà cung ứng và khả năng tạo ra giá trị của hai bên. Các tổ chức cần quản lý tốt quá trình chuỗi cung ứng và thúc đẩy mối quan hệ giữa tổ chức và các nhà cung cấp nhằm tối ưu hóa được các tác động của họ tới kết quả hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp của mình. Một khi tổ chức đã quản lý được tốt mối quan hệ của mình đối với các bên thì sẽ mang tới khả năng đạt được thành công và sự hợp tác kinh doanh được bền vững nhất.

Thứ bảy, cần học cách quản trị con người bởi con người chính là nguồn tài sản vô cùng quan trọng trong tổ chức và là yếu tố quyết định tới sự phát triển của tổ chức đó.

hinh-anh-quan-ly-chat-luong-la-gi-3

3. Các thành phần của quản lý chất lượng

Trong quản lý chất lượng bao gồm 4 thành phần chính như sau:

  • Hoạch định chất lượng: Là quá trình xác định những tiêu chuẩn chất lượng có liên quan tới dự án và quyết định cách thức đáp ứng những tiêu chuẩn đó.

  • Cải tiến chất lượng: Là sự thay đổi có mục đích của một quá trình nhằm giúp cải thiện độ tin cậy của kết quả.

  • Kiểm soát chất lượng: Thành phần này giúp duy trì tính toàn vẹn và độ tin cậy của quy trình trong việc đạt được kết quả.

  • Đảm bảo chất lượng: Các hành động có hệ thống hoặc được lập kế hoạch cần thiết nhằm cung cấp độ tin cậy để một dịch vụ hay sản phẩm cụ thể sẽ đáp ứng được yêu cầu cụ thể.

4. Lợi ích của quản lý chất lượng

Vai trò của quản lý chất lượng vô cùng quan trọng trong tổ chức, doanh nghiệp. Quản lý chất lượng mang tới những lợi ích cơ bản như:

  • Giúp cho tổ chức đạt được sự nhất quán hơn trong những nhiệm vụ và hoạt động có liên quan tới việc sản xuất những sản phẩm và dịch vụ.

  • Giúp làm tăng hiệu quả trong quá trình, giảm lãng phí và cải thiện được việc sử dụng thời gian và nguồn lực khác.

  • Giúp cải thiện về sự hài lòng của khách hàng.

  • Cho phép các doanh nghiệp có thể tiếp thị hoạt động kinh doanh hiệu quả và khai thác các thị trường mới.

  • Giúp cho doanh nghiệp dễ dàng trong quản lý nhân viên để quản lý tăng trưởng được liền mạch hơn.

  • Cho phép doanh nghiệp liên tục cải tiến về các sản phẩm, quy trình và hệ thống của họ.

Bài viết trên là toàn bộ thông tin nhằm giải đáp thắc mắc quản lý chất lượng là gì. Hy vọng qua đây sẽ giúp các bạn có một cái nhìn toàn diện và sâu sắc nhất về quản lý chất lượng và áp dụng nó thành công trong quá trình hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp mình. Để biết thêm thông tin chi tiết hãy truy cập ngay vào website của Khóa Luận Tốt Nghiệp để được hỗ trợ và giải đáp nhé.

Nguồn: Khoaluantotnghiep.com