Quan hệ kinh tế quốc tế là gì ? Khái niệm nền kinh tế thế giới

Quan hệ kinh tế quốc tế luôn có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Đặc biệt khi quốc gia đó thực hiện chỉnh sách mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế. Bài viết phân tích và làm sáng tỏ khái niệm về quan hệ kinh tế quốc tế, nền kinh tế thế giới … cụ thể:

 

1. Những vấn đề chung về quan hệ kinh tế quốc tế

Cùng với sự phát triển của lịch sử nhân loại, các hoạt động kinh tế diễn ra với quy mô ngày càng lớn, phạm vi ngày càng rộng, mức độ phát triển và phức tạp ngày càng tăng. Mặc dù về mặt lịch sử, quan hệ kinh tế quốc tế được ghi nhận xuất hiện từ thời cổ đại: dưới chế độ nhà nước chiếm hữu nô lệ và tiếp đó là chế độ nhà nước phong kiến. Thời kì này, do kinh tế tự nhiên còn chiếm đa số, nên quan hệ kinh tế quốc tế mang tính chất ngẫu nhiên, phát triển với quy mô nhỏ, hẹp. Tuy nhiên, đến thời đại tư bản chủ nghĩa, quan hệ kinh tế quốc tế mới phát triển rộng rãi (điển hình là thương mại quốc tế). Các cuộc cách mạng thương nghiệp lớn diễn ra ở thế kỉ XVI và XVII gắn liền với những phát kiến địa lý đã dẫn tới sự phát triển nhanh chóng của tư bản thương nhân. Tính tất yếu nội tại của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa là phải tái sản xuất hên một quy mô ngày càng lớn hơn để phát triển và thu lợi nhuận. Điều đó thúc đẩy thị trường thế giới phải không ngừng mở rộng, giúp quan hệ kinh tế quốc tế ngày càng phát triển. Như vậy, các hoạt động kinh tế không chỉ đơn thuần diễn ra trong một quốc gia, mà với mong muốn kiếm được lợi ích nhiều hơn, các cá nhân, thương nhân, tổ chức hay bản thân Chính phủ các quốc gia đã phát triển các hoạt động kinh tế ra khỏi phạm vi lãnh thổ quốc gia mình, hình thành các mối quan hệ về kinh tế giữa các quốc gia trên thế giới.

 

2. Khái quát về quan hệ kinh tế quốc tế và nền kinh tế thế giới

2.1 Quan hệ kinh tế quốc tế là gì ?

Tại Việt Nam, mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế là chủ trương lởn được Đảng ta đề cập xuyên suốt trong các kì Đại hội từ Đại hội VI đến Đại hội XII nhằm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, đưa Việt Nam từng bước, chủ động hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới.

Đen nay, sau hơn 30 năm thực hiện chỉnh sách đổi mới và mở cửa, đã mở ra không gian phát triển mới cho nền kinh tế Việt Nam, giúp Việt Nam hợp tác sâu, rộng với các quốc gia trong khu vực và thế giới, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Theo đó, Việt Nam đã cỏ quan hệ kinh tế với hầu hết các quốc gia trên thế giới, kí kết được hàng trăm hiệp định thương mại và đầu tư song phương; Tham gia vào các tố chức kinh tế khu vực như: Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn Hợp tác Á – Âu (ASEM), Hiệp định Đổi tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thải Bình Dương (TPTPP); Cùng các nước trong khu vực tham gia vào Cộng đồng Kinh tế Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), (AEC); Tham gia đàm phán và ký kết hàng chục hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có các FTA thế hệ mới. Bên cạnh đỏ, Việt Nam cũng tham gia vào các định chế kinh tế quốc tế lớn với phạm vi hoạt động toàn cầu như Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB), Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)

 

2.2 Khái niệm quan hệ kinh tế quốc tế

Để phản ánh sự phụ thuộc giữa các nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới với nhau trong quá trình tồn tại và phát triển, thuật ngữ quan hệ kinh tế quốc tế đã được sử dụng.

Quan hệ kinh tế quốc tế là khái niệm dùng để chỉ mối quan hệ về kinh tế giữa từ hai quốc gia trên thế giới với nhau. Không một quốc gia nào trên thế giới tồn tại, phát triển có hiệu quả mà không có mối quan hệ nào với các quốc gia khác trên thế giới, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế.

Quan hệ kinh tế quốc tế là yếu tố cơ bản giúp hình thành và phát triển nền kinh tế thế giới. Quan hệ kinh tế quốc tế phản ánh yêu cầu khách quan của sự phát triển lực lượng sản xuất trong nền kinh tế thế giới. Quan hệ kinh tế quốc tế là những mối quan hệ tất yếu phát sinh trong quá trình tác động qua lại lẫn nhau giữa các chủ thể của quan hệ kinh tế quốc tế.

Dấu hiệu để nhận biết và phân biệt quan hệ kinh tế quốc tế với nhiều loại quan hệ khác giữa các quốc gia: Quan hệ kinh tế quốc tế là quan hệ chứa đựng đồng thời cả quan hệ kinh tế và quan hệ quốc tế. Theo đó:

– Quan hệ kinh tế được hiểu là quan hệ phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh, tổ chức – quản lý sản xuất kinh doanh, sử dụng lao động, phân phối sản phẩm, dịch vụ trong xã hội và các quan hệ khác phát sinh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Các quan hệ kinh tế chịu sự chi phối và tác động của các quy luật kinh tế khách quan như: quy luật cung cầu, quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật lợi ích cận biên giảm dần, quy luật lưu thông tiền tệ…

Mỗi quốc gia trên thế giới, để tồn tại và phát triển đều cần có các mối quan hệ với các quốc gia khác, như quan hệ liên quan đến an ninh quốc gia, biên giới lãnh thổ, văn hóa – xã hội, kinh tế, chính trị, quân sự, môi trường… Trong khuôn khổ môn học này, chúng ta không nghiên cứu các mối quan hệ giữa các quốc gia, mà chỉ tập trung nghiên cứu về quan hệ kinh tế giữa các quốc gia.

– Quan hệ quốc tế được hiểu là quan hệ có yếu tố nước ngoài, hoặc chúng có phạm vi vượt quá biên giới một quốc gia.

Trong thực tiễn hoạt động kinh tế có các quan hệ kinh tế chỉ diễn ra trong phạm vi một quốc gia, tuy nhiên cũng có rất nhiều hoạt động kinh tế diễn ra trên phạm vi vượt quá biên giới một quốc gia hoặc có liên quan đến yếu tố nước ngoài. Trong khuôn khổ môn học này, chúng ta chỉ xem xét các hoạt động kinh tế có phạm vi vượt quá biên giới một quốc gia hoặc có liên quan đến yếu tố nước ngoài.

Các ví dụ điển hình thể hiện mối quan hệ về kinh tế giữa các quốc gia trên thế giới có thể kể tới: quan hệ xuất, nhập khẩu hàng hóa, đầu tư nước ngoài, chuyển giao khoa học – công nghệ, xuất, nhập khẩu sức lao động, thanh toán quốc tế…

về nguồn luật điều chỉnh các quan hệ kinh tế quốc tế: với sự đan xen và thể hiện rất phong phú của các quan hệ kinh tế quốc tế, trên thực tế, quan hệ kinh tế quốc tế là đối tượng điều chỉnh của cả pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế.

 

2.3 Khái niệm nền kinh tế thế giới

Nền kinh tế thế giới là tổng thể các nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới, có mối quan hệ phụ thuộc và tác động qua lại lẫn nhau thông qua các quan hệ kinh tế quốc tế. Nhờ có các quan hệ kinh tế quốc tế mà nền kinh tế các quốc gia có thể liên kết với nhau, hình thành một chỉnh thể có tính thống nhất.

Quan hệ kinh tế quốc tế và nền kinh tế thế giới là hai khái niệm có mối quan hệ biện chứng với nhau. Nền kinh tế thế giới hình thành và phát triển do một số nguyên nhân chủ yếu sau:

–    Nền kinh tế thế giới chỉ xuất hiện khi sự phân công lao động xã hội vượt khỏi biên giới quốc gia, tức mang tính quốc tế.

–    Các nước công nghiệp phát triển, việc tổ chức sản xuất các sản phẩm thường có quy mô rất lớn, vượt xa khả năng tiêu dùng trong nội bộ một quốc gia. Do đó có nhu cầu đầu tư vốn, khoa học – công nghệ sang các nước đang và kém phát triển với mong muốn thu được lợi nhuận cao hơn và giảm chi phí sản xuất (khi tận dụng được nguồn nhân công, tài nguyên rẻ tại các nước này).

–     Các nước đang và kém phát triển ngày càng có nhu cầu mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế để tiếp nhận kĩ thuật, công nghệ, vốn, kinh nghiệm quản lý từ các nước công nghiệp phát triển trên thế giới nhằm bù đắp vào những thiếu hụt tại quốc gia mình.

–     Các điều kiện về giao thông, liên lạc, tài chính…, đặc biệt là giao dịch trực tuyến thông qua internet ngày càng phát triển.

–     Pháp luật và thông lệ quốc tế frong hoạt động kinh tế ngày càng được các quốc gia trên thế giới chấp nhận và sử dụng rộng rãi.

 

3. Các hình thức thể hiện của quan hệ kinh tế quốc tế

Các hình thức thể hiện cụ thể của quan hệ kinh tế quốc tế có thể kể tới:

–     Quan hệ thương mại quốc tế (bao gồm thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ quốc tế);

–     Quan hệ đầu tư quốc tế;

–     Quan hệ quốc tế về dịch chuyển sức lao động;

–     Quan hệ quốc tế về trao đổi khoa học – công nghệ (hay còn gọi là quan hệ quốc tế về sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại);

–     Quan hệ tài chính – tiền tệ quốc tế;

–    Các quan hệ quốc tế khác phát sinh trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.

Như vậy, nội dung thể hiện các quan hệ kinh tế quốc tế rất phong phú và đa dạng. Các nội dung này có thể thay đổi, phát triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới.

Cần lưu ý : Phạm vi của các quan hệ kinh tế quốc tế rất rộng, chúng ta cần phân biệt nó với một số thuật ngữ khác:

 

*    Phân biệt “quan hệ kinh tế quốc tế” với “quan hệ kinh tế đối ngoại”:

–    “Quan hệ kinh tế đối ngoại”: là những mối quan hệ về kinh tế, thương mại, khoa học và công nghệ của của một quốc gia với phần còn lại của thế giới

–    “Quan hệ kinh tế quốc tế”: là tổng thể các mối quan hệ kinh tế đối ngoại của các nền kinh tế xét trên phạm vi toàn thế giới.

Quan hệ kinh tế đối ngoại nhìn nhận từ góc độ một nền kinh tế, một quốc gia còn quan hệ kinh tế quốc tế nhìn nhận trên phạm vi toàn thế giới. Nói cách khác, quan hệ kinh tế đối ngoại là một bộ phận của quan hệ kinh tế quốc tế.

 

*    Phân biệt “quan hệ kinh tế quốc tế” với “quan hệ thương mại quốc tế”:

Theo nghĩa rộng, có thể hiểu thương mại quốc tế là một hình thức của quan hệ kinh tế quốc tế. Theo ủy ban của Liên họp quốc về Luật thương mại quốc tế (UNCITRAL), thương mại quốc tế được hiểu theo nghĩa rất rộng, bao gồm các hoạt động kinh doanh trên thị trường quốc tể, theo đó bao gồm các hoạt động thương mại và đàu tư quốc tế, từ mua bán hàng hóa hữu hình đến các dịch vụ như bảo hiểm, tài chính, tín dụng, chuyển giao công nghệ, thông tin, vận tải, du lịch…

Theo nghĩa hẹp, thương mại quốc tế được hiểu là hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa hữu hình giữa các nước nhằm mục đích mang lại lợi ích mà hoạt động buôn bán, trao đổi trong nước không có hoặc không bằng.

Hoạt động thương mại quốc tế ra đời sớm nhất trong Các quan hệ kinh tế quốc tế và nó được ví là “cây cầu” lớn nhất nối liền nền kinh tế của các quốc gia với nhau. Tuy nhiên, việc mở rộng phạm vi “quan hệ thương mại quốc tế” và “quan hệ kinh tế quốc tế” đến đâu còn phụ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế thế giới, chúng không phải là những khái niệm bất biến.

Mọi vướng mắc pháp lý trong lĩnh vực kinh tế, thương mại hoặc đầu tư vui lòng liên hệ: Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp trực tuyến qua điện thoại, gọi ngay: 1900.6162 để được hỗ trợ trực tuyến.

Luật Minh Khuê (tổng hợp và phân tích)