Quan hệ công chúng là gì? Ra trường làm gì? Lương bao nhiêu?

Ngành quan hệ công chúng đã xuất hiện từ lâu nhưng vài năm trở lại đây mới bắt đầu được quan tâm tại Việt Nam. Vậy bạn đã có thể giải thích được thực sự quan hệ công chúng là gì? Ngành này làm công việc gì và có mức lương bao nhiêu? Hãy theo dõi bài viết này để được giải thích chi tiết nhé!

Quan hệ công chúng là gì?

Để giúp bạn hiểu đầy đủ hơn về khái niệm này, hãy cùng Vietnix tìm hiểu qua hai nội dung dưới đây.

Khái niệm quan hệ công chúng là gì?

Quan hệ công chúng hay Public Relations (viết tắt là PR) là thực hiện các công việc, các chiến lược cụ thể nhằm thiết lập cầu nối mối quan hệ giữa tổ chức, doanh nghiệp với cộng đồng, khách hàng hay quan hệ với nhà đầu tư, giới truyền thông,… 

Từ đó giúp doanh nghiệp khẳng định thương hiệu sản phẩm trong toàn bộ hoạt động và tiến trình phát triển.

Nói một cách dễ hiểu nhất về khái niệm quan hệ công chúng, đây là một công việc mang tính chất cầu nối và đối ngoại nhằm mục tiêu giúp doanh nghiệp kết nối và xây dựng hình ảnh đẹp cho thương hiệu trong mắt công chúng nói chung, khách hàng mục tiêu và đối tác nói riêng. 

Quan hệ công chúng là gì?Quan hệ công chúng là gì?

Quan hệ công chúng đã hình thành từ rất lâu trên thế giới nhưng tại Việt Nam, vài năm trở lại đây, ngành học này mới nhận được sự quan tâm của các thí sinh qua các mùa tuyển sinh. 

Trong thời đại số, mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng ngày càng gần gũi hơn nhờ sự phát triển của truyền thông và các trang mạng xã hội. Vì vậy, nhu cầu định vị thương hiệu ngày càng được nâng cao để xây dựng hình ảnh tốt đẹp với công chúng. Từ đó, các doanh nghiệp phải tăng cường đội ngũ nhân lực quan hệ công chúng chuyên nghiệp.

Tố chất cần có

Những tố chất cần có của người làm công việc quan hệ công chúng là gì? Bao gồm những tố chất sau đây:

  • Đam mê tin tức, cập nhật tin tức liên tục và hiểu rõ được sức mạnh truyền thông, từ đó có cách sử dụng phù hợp nhằm mục tiêu xây dựng hình ảnh tốt cho doanh nghiệp. Vì vậy, đây là một tố chất không thể thiếu của người làm nghề PR. 
  • Kỹ năng giao tiếp tốt với mọi đối tượng sẽ giúp ích rất nhiều cho công việc của bạn. 
  • Sự chủ động, nhanh nhạy với mọi vấn đề xảy ra cũng là yếu tố giúp bạn luôn đi trước, giải quyết vấn đề trước khi nó gây ra hậu quả.
  • Khi làm công việc này bạn sẽ thấy việc mâu thuẫn trong công việc là điều không thể tránh khỏi. Và vì vậy, bạn cần chuẩn bị sẵn tinh thần thép, sự cứng cỏi, bản lĩnh để bạn có thể đứng vững trong nghề.
  • Đam mê viết lách và thích viết là tố chất cuối cùng giúp bạn có thể theo nghề lâu dài.

Những tố chất cần có của người làm công việc quan hệ công chúng: kỹ năng giao tiếp, đam mê

>> Xem thêm: PR là gì? Công việc của người làm PR là làm gì?

Quan hệ công chúng làm những việc gì?

Như đã nói ở trên, người làm PR sẽ sử dụng tất cả các hình thức truyền thông và thông tin liên lạc có sẵn để xây dựng, duy trì và quản lý danh tiếng, hình ảnh của công ty luôn đẹp trong mắt công chúng.

Người làm quan hệ công chúng phải sử dụng mọi hình thức truyền thông để xây dựng hình ảnh đẹp của công ty trong mắt công chúng

Vậy công việc của người làm quan hệ công chúng là gì? Hay học ngành quan hệ công chúng ra làm gì?

Sau đây là một số công việc chính mà mọi bộ phận PR trong mọi công ty đều thường phải làm:

  • Lên kế hoạch, phát triển chi tiết và thực hiện các chiến lược PR.
  • Giao tiếp với các bên liên quan và người phát ngôn chính.
  • Liên lạc và trả lời các câu hỏi của truyền thông, của các cá nhân và các tổ chức khác,… qua điện thoại hoặc email.
  • Khảo sát và nghiên cứu thị trường, từ đó thu thập và phân tích thông tin để đưa ra những đề xuất chiến lược phát triển cho sản phẩm.
  • Viết bài và phân phối thông cáo báo chí cho các phương tiện truyền thông được nhắm mục tiêu.
  • Điều phối thông tin của các cơ quan báo chí, truyền thông.
  • Tổ chức các sự kiện như các tour báo chí, họp báo, triển lãm,… Những sự kiện này không chỉ có tác dụng xây dựng hình ảnh thương hiệu mà còn để bồi dưỡng, nhắc nhớ cộng đồng về doanh nghiệp của bạn.
  • Đối chiếu và phân tích các phương tiện truyền thông phù hợp với mỗi dự án khác nhau.
  • Theo dõi báo chí thường xuyên và những thông tin báo chí đưa lên trên các phương tiện truyền thông. Từ đó kịp thời phản ánh, giải quyết những thông tin bất lợi cho phía công ty .
  • Thu nhập các thông tin phản hồi từ khách hàng dành cho công ty/sản phẩm.
  • Phát hiện và đưa ra phương án quản lý những vấn đề khủng hoảng truyền thông.
  • Viết và chỉnh sửa tạp chí nội bộ, nghiên cứu bài phát biểu, bài viết và báo cáo hàng năm của công ty.
  • Chuẩn bị và giám sát việc sản xuất mọi tài liệu, ấn phẩm trên cả 2 kênh online và offline.
  • Duy trì và cập nhật thông tin hoạt động và tương tác với người dùng trên trang web chính thức của tổ chức, trên các trang mạng xã hội như Twitter và Facebook.
  • Nghiên cứu thị trường và xu hướng của người dùng/khách hàng mục tiêu.

VPS NVMe Single Post

Chương trình ra mắt dịch vụ VPS NVME tốc độ cao

Quan hệ công chúng học gì?

Theo học ngành Quan hệ Công chúng, sinh viên không chỉ được đào tạo các kiến thức chung về khoa học, xã hội, kinh tế,… Mà còn được đào tạo các kiến thức chuyên sâu về hoạt động truyền thông, hiểu rõ chức năng và vai trò của báo chí đối với xã hội.

Việc hiểu sâu về các loại hình báo chí khác nhau, mối quan hệ giữa báo chí, truyền thông với công chúng giúp bạn hiểu được các nguyên tắc trong quá trình hoạt động và sáng tạo truyền thông. Từ giúp cho quá trình làm việc đảm bảo đạt hiệu quả tốt nhất.

Trường đào tạo ngành quan hệ công chúng

Hiện nay có rất nhiều trường Đại học lớn đang đào tạo ngành quan hệ công chúng, bạn có thể tham khảo một số trường được Vietnix liệt kê dưới đây: 

  • Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội.
  • Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
  • Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam.
  • Đại học Kinh tế Quốc dân.
  • Đại học Đại Nam.
  • Đại học Văn Lang.
  • Đại học Nguyễn Trãi.
  • Đại học FPT.
  • Đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM.
  • Đại học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM).

Những môn học của ngành quan hệ công chúng là gì?

Dù bạn có chọn học và đào tạo ở trường Đại học nào thì chương trình học của ngành Public Relation cũng đều có thể được khái quát thành 2 mảng như sau:

1/ Kiến thức chung:

  •  Kiến thức khoa học xã hội.
  • Kiến thức kinh tế đại cương, ngoại ngữ (bên cạnh tiếng Anh nên học thêm ngôn ngữ thứ 3), các môn xã hội học bổ trợ.

2/ Kiến thức truyền thông đại cương:

Kiến thức đại cương của ngành: 

  • Kỹ năng viết các dạng bài trên các phương tiện truyền thông của báo chí, truyền hình.
  • Kỹ thuật quản trị web. 
  • Quản trị và phát triển thương hiệu cơ bản/chuyên sâu. 
  • Các môn truyền thông đa phương tiện.

Kiến thức chuyên ngành bắt buộc:

  • Xây dựng chiến dịch quan hệ với công chúng. 
  • Tổ chức các sự kiện thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. 
  • Kỹ năng viết bài để xây dựng mối quan hệ với công chúng. 
  • Phát triển các chương trình xây dựng mối quan hệ công chúng.

Một số môn học chuyên ngành tiêu biểu mà bạn sẽ gặp khi theo học ngành Quan hệ công chúng:

  • Sản xuất các chương trình truyền thông.
  • Xây dựng, sản xuất các chương trình quan hệ công chúng.
  • Giả định kế hoạch xây dựng và phát triển thương hiệu.
  • Viết và biên tập tin tức thuộc các loại hình báo chí khác nhau.
  • Đàm phán và quản trị xung đột.
  • Tổ chức các sự kiện thuộc các lĩnh vực.
  • Học các kỹ năng/Nghệ thuật nói chuyện trước đám đông.

Quan hệ công chúng ra trường làm gì?

Nếu bạn vẫn chưa biết học quan hệ công chúng ra làm gì thì hãy tham khảo một số vị trí công việc mà sinh viên ra trường sẽ có thể đảm nhận ngay sau đây. Cụ thể các công việc đó là:

Sau khi đã hiểu rõ khái niệm quan hệ công chúng là gì, vậy bạn đã biết học ngành này ra trường làm gì chưa?

  • Chuyên viên PR: Là người sẽ thực hiện các công việc như quan hệ cộng đồng, phụ trách quan hệ báo chí, tổ chức sự kiện, truyền thông nội bộ,… Với sự phát triển của xã hội hiện nay, bạn có thể xin việc này trong các công ty, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, các tổ chức trong nước và quốc tế,…
  • Phóng viên, nhà báo, biên tập viên: Ở những bộ phận làm việc này, bạn sẽ thực hiện các công việc chuyên ngành liên quan đến vấn đề truyền thông, báo chí tại các cơ quan liên quan đến Báo chí. Chẳng hạn như thông tấn xã Việt Nam, các tạp chí chuyên ngành, các đài phát thanh, đài truyền hình,…
  • Chuyên viên tư vấn và phân tích quan hệ công chúng: Vị trí này khá rộng và có thể làm được ở nhiều cơ quan.
  • Nghiên cứu và giảng dạy tại các cơ sở giáo dục: Có nghĩa bạn sẽ trở thành giảng viên, trợ giảng, nhà quản lý cao cấp tại các cơ sở chuyên đào tạo truyền thông, PR. Nếu làm ở vị trí này, bạn còn được tham gia nghiên cứu về lĩnh vực truyền thông, PR.

Quan hệ công chúng ra trường làm việc ở đâu?

Ở phần trên, chúng tôi đã giới thiệu đến bạn những công việc của người làm quan hệ công chúng có thể làm sau khi ra trường. Dựa vào đó, chắc hẳn bạn cũng biết được những môi trường bạn có thể lựa chọn để gây dựng sự nghiệp của mình.

Cụ thể, bạn có thể làm việc ở bất kỳ đâu bạn muốn. Bởi mọi doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức,… nếu muốn phát triển vững mạnh, lâu dài thì đều luôn cần tới PR. Không một đơn vị, cá nhân nào muốn xây dựng uy tín mà không cần đến mối quan hệ với các nhóm công chúng của mình.

PR có mặt ở khắp nơi, ảnh hưởng đến tất cả mọi ngườiPR có mặt ở khắp nơi nên bạn không sợ sẽ không tìm được việc làm

Tóm lại, nếu bạn học quan hệ công chúng, bạn có thể làm việc ở:

  • PR nội bộ (PR in house) – Những bộ phận PR trong các cơ quan, tổ chức: Có nghĩa là bạn làm việc trong một bộ phận trực thuộc một công ty, tổ chức riêng biệt và bạn phải là một chuyên gia am hiểu sâu sắc về lĩnh vực mà tổ chức của mình hoạt động.
  • PR agency – Những công ty PR hoạt động độc lập: Có nghĩa là bạn sẽ làm việc trong các công ty cung cấp dịch vụ tư vấn PR và hoạt động thực tiễn cho những khách hàng có nhu cầu. Công ty có thể làm những công việc như tổ chức họp báo, hội chợ, triển lãm, hoặc các kế hoạch, chiến dịch,… để giúp đối tác xây dựng hình ảnh với công chúng.

Mức lương khi làm công việc quan hệ công chúng

Một cách khách quan, đây là một ngành học còn khá mới ở Việt Nam, mới chỉ nhận được sự quan tâm của sinh viên trong khoảng 3 – 5 năm gần đây nên cơ hội việc làm của ngành quan hệ công chúng rất lớn. 

Trong khi đó, thị trường trong nước đang có hơn 7.000 công ty quảng cáo với nhu cầu tuyển dụng cao. Nhưng trên thị trường vẫn chưa có những nhân sự giỏi để họ có thể xây dựng một đội ngũ chuyên viên quan hệ công chúng thực sự chuyên nghiệp. 

Mức lương quan hệ

Và bạn cũng đừng lo lắng sẽ không thể đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng của thị trường. Bởi công việc của ngành PR rất đa dạng, bạn có thể lựa chọn công việc phù hợp với khả năng và đam mê của mình, như chuyên viên tổ chức sự kiện, chuyên viên Copywriter, biên tập viên, phát ngôn viên, quan hệ khách hàng,…

Tùy theo từng công việc mà sẽ có mức thu nhập khác nhau, trung bình mức lương khởi điểm dành cho sinh viên sau khi ra trường từ 7-10 triệu đồng trở lên. 

Sau một thời gian làm việc và tích luỹ kinh nghiệm, bạn có thể tăng thu nhập và mức lương của mình lên từ 12-20 triệu đồng. Thậm chí nếu có đủ năng lực, bạn hoàn toàn có thể sở hữu được mức lương lên đến 50 triệu đồng/tháng. 

Ngành quan hệ công chúng khác gì Marketing?

Để phân biệt được sự khác biệt giữa ngành Marketing và ngành Quan hệ công chúng, bạn cần nắm rõ tính chất công việc của mỗi ngành.

  • Công việc của người làm Marketing là lên kế hoạch và thực hiện các chiến lược đưa sản phẩm từ nơi sản xuất đến các địa điểm phân phối để trực tiếp đến tay khách hàng.
  • Công việc của người làm quan hệ công chúng là lên kế hoạch và thực hiện các chiến lược giúp một tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp sẽ xây dựng được mối quan hệ với cộng đồng của họ.

Vì tính chất công việc khác nhau, nên mục tiêu hoạt động của 2 ngành cũng khác nhau. Cụ thể, doanh số hay lợi nhuận bán hàng là mục tiêu của Marketing. Còn những ý kiến tích cực, sự thấu hiểu, tin tưởng của tổ chức đó trong lòng khách hàng hay cộng đồng của mình là mục tiêu của PR.

Tính chất công việc của PR và Marketing khác nhauTính chất công việc của PR và Marketing khác nhau

Tuy hoạt động Marketing và PR là khác nhau nhưng chúng vẫn có sự liên kết, bổ sung, hỗ trợ cho nhau. Nếu hoạt động PR tốt có thể tạo ra một môi trường thuận lợi để Marketing phát triển doanh số, đem về lợi nhuận và uy tín, vị thế lâu dài cho doanh nghiệp.

>> Xem thêm: Marketing Mix là gì? Tổng quan kiến thức về Marketing Mix dành cho người mới

Câu hỏi thường gặp

Vai trò của quan hệ công chúng là gì?

Các chuyên gia quan hệ công chúng sử dụng các phương tiện truyền thông, từ thông cáo báo chí đến các nền tảng truyền thông xã hội, định hình dư luận về công ty hoặc tổ chức và tăng nhận thức về thương hiệu của công ty hoặc tổ chức đó.

Công việc quan hệ công chúng có phải là một nghề tốt?

Theo báo cáo của US News and World đã xếp hạng các chuyên gia quan hệ công chúng là công việc truyền thông và sáng tạo tốt thứ ba vào năm 2022.

Có nên học quan hệ công chúng không?

Học quan hệ công chúng mang lại cho bạn kiến ​​thức chuyên môn và kỹ năng thực hành về quản lý khách hàng, truyền thông,…
Từ vốn kiến thức tích lũy được ở trường học, bạn có thể sử dụng để phát triển công việc trong tương lai.

Lời kết

Trên đây là những chia sẻ của Vietnix về khái niệm quan hệ công chúng là gì cũng như mọi vấn đề xoay quanh nó. Tóm lại, quan hệ công chúng đang là một công việc mới mẻ và nhận được quan tâm của cộng đồng. Đây là một công việc thú vị với cơ hội làm việc cao và mức lương hấp dẫn. Nếu bạn cảm thấy mình có đầy đủ tố chất để ở thành một chuyên viên PR thì đừng ngần ngại mà hãy thử sức với công việc này.