Quan điểm về chính sách công thể hiện như thế nào?

Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ trả lời câu hỏi của khách hàng, cụ thể câu hỏi sau: “Kính thưa Luật sư Minh Khuê, tôi muốn hỏi về vấn đề liên quan tới chính sách công, đó là: Chính sách công là gì? Quan điểm về chính sách công thể hiện như thế nào?…”

 

1. Chính sách công là gì?

Chính sách pháp luật là một loại chính sách công, do vậy, đê có cơ sở làm sáng tỏ khái niệm và các dấu hiệu của chính sách pháp luật, trước hết, cần tìm hiểu một cách khái quát về chính sách công và khái niệm chính sách công.

Thuật ngữ “chính sách”, “chính sách công” là những thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong khoa học chính sách công, trong khoa học chính trị và trong ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày. Thuật ngữ “chính sách” cũng xuất hiện khá phổ biến trong các văn kiện của Đảng, trong các văn bản pháp luật của Nhà nước ta.

Vậy, chính sách, chính sách công là gì? Hiện nay, trong sách báo nước ta đang có những định nghĩa khác nhau về chính sách, về chính sách công.

Theo Từ điển bách khoa Việt Nam, chính sách là những chuâh tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ; được thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó (theo Từ điển bách khoa Việt Nam, Tái bản lần thứ nhất, Nxb. Từ điển Bách khoa, Hà Nội, 2007).

 

2. Khái quát quan điểm về chính sách công

Một số nhà nghiên cứu cho rằng, chính sách được hiểu một cách chung nhất là “chủ trương và các biện pháp của một đảng phái, một chính phủ trong các lĩnh vực của đời sống chính trị – xã hội” (theo Hoàng Thế Liên (chủ biên): Sổ tay kỹ thuật soạn thảo, thẩm định, đánh giá tác động của văn bản quy phạm pháp luật, Nxb. Tư pháp, Hà Nội). Vũ Cao Đàm quan niệm “Chính sách là tập hợp biện pháp được thể chế hóa mà một chủ thể quyền lực hoặc chủ thể quản lý đưa ra định hướng hoạt động cho các tổ chức, cá nhân trong xã hội nhằm thực hiện một mục tiêu tru tiên nào đó trong chiến lược phát triển của xã hội” (theo Vũ Cao Đàm (chủ biên): Kỹ năng phân tích và hoạch định chính sách, Nxb. Thế giói, Hà Nội).

Theo quan điểm của một số nhà nghiên cứu khác, “Chính sách là định hướng hành động mà nhà nước lựa chọn làm hay không làm vói tính toán và chủ đích rõ ràng để giải quyết một vấn đề cụ thê’ mà nhà nưóc có trách nhiệm phải giải quyết”. Đỗ Phú Hải cho rằng, “Chính sách công là một tập hợp các quyết định có liên quan của Nhà nước nhằm lựa chọn các mục tiêu cụ thể và giải pháp thực hiện giải quyết các vấn đề của xã hội theo mục tiêu tổng thể đã xác định”.

 

3. Quan điểm chính sách công theo quy định nước ngoài

Trong sách báo nước ngoài có những quan điểm khác nhau về chính sách và chính sách công. Có thể nêu ra một số quan điểm về chính sách và chính sách công sau đây.

Pal cho rằng, “Chính sách là một chuỗi hành động hoặc không hành động được lựa chọn bởi chính quyền nhằm chỉ ra một vâh đề cụ thể hay một loạt vâh đề có liên hệ lẫn nhau”. Theo Atkinson “Chính sách là một cấu trúc lý thuyết, là một chuỗi hành động, nhung đó là hành động nhằm níu giữ cả hai hệ thống giá trị tương quan với các mục tiêu công và chuỗi niềm tin về cách tốt nhất nhằm đạt được các mục tiêu đó”. Quan điểm của Dean G. Kilpatrick cho rằng, chính sách là hệ thống pháp luật, các đo lường quy tắc, chuỗi hành động, và ưu thế tài trợ có tương quan đến chủ đề nhất định được Chính phủ hay đại diện Chính phủ ban hành”. Theo James Anderson, “Chính sách là một quá trình hành động có mục đích theo đuổi bởi một hoặc nhiều chủ thể trong việc giải quyết các vấn đề mà họ quan tâm”. Thomas R. Dye quan niệm “Chính sách công là cái mà Chính phủ lựa chọn làm hay không làm”.

Theo Wiliam N. Dunn, “Chính sách công là một kết họp phức tạp những sự lựa chọn liên quan lẫn nhau, bao gồm cả các quyết định không hành động, do các cơ quan nhà nước hay các quan chức nhà nước đề ra”. Peter Aucoin cho rằng, “Chính sách công bao gồm các hoạt động thực tế do Chính phủ tiến hành”. B. Guy Peter cho rằng, “Chính sách công là toàn bộ các hoạt động của Nhà nước có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến cuộc sống của mọi công dân”. Wiliam Jenkin đưa ra định nghĩa: “Chính sách công là một tập hợp các quyết định có liên quan lân nhau của một hay một nhóm nhà chính trị gắn liền vói việc lựa chọn các mục tiêu và các giải pháp để đạt được các mục tiêu đó”.

 

4. Các dạng chính sách

Như vậy, khái niệm chính sách, khái niệm chính sách công được hiểu dưới nhiều góc độ, chiều cạnh, phương diện khác nhau. Điều đó nói lên tính nhiều mặt, nhiều chiều cạnh, nhiều phương diện, tính phong phú, đa dạng của chính sách và chính sách công. Mỗi một quan niệm đều có những giá trị nhận thức nhất định của nó.

Chính sách tồn tại dưới hai dạng: chính sách công và chính sách tư.

Chính sách công do nhà nước (các cơ quan nhà nước) ban hành.

Chính sách tư do các tổ chức phi nhà nước (phi chính phủ) ban hành. Chính sách công thuộc khu vực công, chính sách tư thuộc khu vực tư.

Chính sách công, theo các quan điểm nói trên, có các đặc điểm cơ bản sau đây:

– Chính sách công là tập hợp các quyết định khác nhau có liên quan với nhau.

– Chính sách công do các chủ thê’ có thẩm quyền (các cơ quan nhà nước có thẩm quyền) ban hành.

– Chính sách công nhằm vào những mục tiêu nhất định theo mong muốn của Nhà nước.

– Chính sách công bao gồm các giải pháp để đạt được những mục tiêu đã được lựa chọn.

 

5. Bình luận về chính sách công, khái niệm chính sách công

5.1 Sự tiến triển của các quan niệm về chính sách công

Phạm trù chính sách công là một trong những vấn đề cơ bản, phong phú, đa dạng của khoa học chính sách công, của thực tiễn chính sách công. Sự ra đời của chính sách công gắn liền với sự ra đời của nhà nước. Phạm trù chính sách công được lấy ra nguyên nghĩa từ tư tưởng chính trị của Hy Lạp cổ đại, có nghĩa là “cái thuộc về nhà nước”.

Nghiên cứu lịch sử các quan niệm về chính sách công cho thấy, các quan niệm đó tiến triển qua các giai đoạn phát triển cơ bản của xã hội loài người. Nơi khởi đầu của lịch sử phát triêh các quan điểm về chính sách công là Hy Lạp cổ đại và các quan điểm đó được thể hiện trong triết học của Platon và Aritxtốt. Các quan niệm của Platon và Aritxtốt về bản chất và các lĩnh vực của chính sách công đã mở ra giai đoạn đầu tiên trong sự phát triển lâu dài của tư duy về chính sách. Chính sách trước hết là nhà nước; lĩnh vực của chính sách là các quan hệ nhà nước, là đời sống giao tiếp giữa nhà nước và mọi người. Tư duy như vậy tồn tại suốt hơn hai ngàn năm. Giai đoạn tiếp theo của sự phát triển tư duy về chính sách công là giai đoạn hình thàph và phân tích mối quan hệ, sự tương tác lẫn nhau của nhà nước và xã hội. Chính sách công không chỉ liên quan đến nhà nước mà còn liên quan đến xã hội, đến các yếu tố phi nhà nước. Tiếp đến, giai đoạn thế kỷ XVIII-XIX, quan điểm về các chủ thể và các giới hạn của hoạt động chính sách được thay đổi một cách cơ bản, theo đó, không chỉ nhà vua và giói thượng lưu mà cả các tầng lớp rộng lớn nhân dân đã được đưa vào lĩnh vực chính sách công.

 

5.2 Các mô hình giải thích chính sách công hiện nay

Tính phức tạp và tính nhiều phương diện của hiện tượng chính sách công quyết định tính đa dạng của việc giải thích về chính sách công như đã nêu ở trên. Những cách giải thích về chính sách công có thể được quy về những mô hình giải thích chính sách công nhất định. Có thê’ nêu ra các mô hình giải thích khái quát về chính sách công như sau:

Quan điểm của chủ nghĩa Mác chỉ rõ: (i) kinh tế quyết định, quy định chính sách công; (ii) chính sách công phản ánh mối tương quan của các lực lượng (giai cấp) có các lợi ích kinh tế khác nhau (đối kháng) vì quyền lực; (iii) quyền lực nhà nước là cơ sở của mọi chính sách.

Quan điểm của Veber cho rằng, chính sách công là lĩnh vực hoạt động của cả con người, lẫn của xã hội nói chung (là một loại hoạt động đặc biệt của con người, là hoạt động nghề nghiệp đặc thù), là lĩnh vực quan hệ xã hội vì lý do quyền lực.

Quan điểm của Parsons thể hiện cách tiếp cận cấu trúc – chức năng về việc giải thích chính sách công, theo đó, chính sách công có chức năng đạt được mục tiêu; tô’ chức hoạt động tập thê’ đê’ đạt được mục tiêu chung; cơ chế xã hội của chính sách công là lựa chọn mục tiêu chung, thông qua quyết định, huy động nguồn lực xã hội đê’ đạt mục tiêu chung; cơ cấu thê’ chế của chính sách công gồm ba cấu thành thống nhất: các thê’ chế lãnh đạo, các cơ quan quyền lực, các quy phạm và các quy tắc xác định trật tự hoạt động tương ứng; là một tiểu hệ thống độc lập tương đối của đời sống xã hội; chính sách công có mối liên hệ với môi trường bên ngoài; chính sách công thê’ hiện trong các hành vi chính sách công.

Như vậy, đến nay có các mô hình giải thích khác nhau về chính sách công. Các mô hình đó có những đặc điểm tương đồng và những đặc điểm khác biệt, phản ánh tính đa dạng của chính sách công.

Việc nghiên cứu các cách tiếp cận đến việc giải thích chính sách công cho phép rút ra kết luận về sự tồn tại các phương diện xã hội và nghiên cứu khác nhau về chính sách công, và tương ling, về tính chất nhiều mặt, nhiều chiều cạnh của bộ phận quan trọng đó của tồn tại xã hội loài người. Chính sách công thể hiện trước hết vói tư cách là sự thông nhất của ba khía cạnh (phương diện) có mối liên hệ chặt chẽ với nhau: (i) là lĩnh vực của đời sổng xã hội; (ii) là một trong nhiều loại hoạt động của các chủ thể xã hội, là loại hành vi cá nhân và hành vi tập thể của các chủ thể đó; (iii) là loại quan hệ xã hội giữa các cá nhân, các nhóm xã hội và các cộng đồng xã hội.

Ở khía cạnh thứ nhất, chính sách công được xem xét dưới dạng một bộ phận cấu thành trong cơ cấu của xã hội nói chung với vị trí và vai trò nhất định đặc trưng vốn có của nó, nhưng ở đây bộ phận cấu thành này có các thuộc tính mang tính bản chất thực thể và chức năng. Trong lý luận Mác xít chính sách công thực hiện vai trò của “kiến trúc thượng tầng”, điều chỉnh trước hết tổ chức nhà nước, tổ chức bảo đảm cho quy chế quyền lực nào đó đã được hình thành đốì với hệ thống các quan hệ sản xuất và trao đổi. Theo Parsons và Bertran Rossel tiểu hệ thống chính sách công của xã hội thực hiện các chức năng mang tính mục tiêu và đạt được mục tiêu, còn những người theo chủ nghĩa hành vi và những nhà khoa học khác cho rằng, tiểu hệ thống chính sách công thực hiện chức năng giám sát và phân bổ các nguồn lực. Tiếp đến, các nhà khoa học cho rằng, chính sách công là một lĩnh vực đặc thù của đời sống xã hội, có các chức năng điều phối các lợi ích công và các lợi ích tư, thực hiện quyền lực, củng cố trật tự xã hội và lãnh đạo con người, thực hiện các mục tiêu có ý nghĩa xã hội, điều chỉnh các nguồn lực và quản lý trí tuệ xã hội.

Ở khía cạnh thứ hai, chính sách công được giải thích với tư cách là phương thức hoạt động tổng họp và hoạt động cá nhân của các chủ thể xã hội, một loại hoạt động và hành vi trong xã hội. Chủ nghĩa Mác – Lênin cho rằng, nội dung cơ bản của chính sách công là cuộc đấu tranh vì quyền lực, hoạt động giành và giữ quyền lực. Veber quan niệm chính sách công là công việc và hoạt động nghề nghiệp giống như cái diễn ra trong đời sống kinh tế. Theo Lasyell và những nhà khoa học theo trường phái hành vi, chính sách công là một loại hành vi xã hội của cá nhân (và của các nhóm cá nhân), được đặc trưng bởi các mục tiêu và động cơ gắn liền với việc tham gia quản lý.

Ở khía cạnh thứ ba của việc giải thích, chính sách công được đưa vào mạng lưới phức tạp các mối quan hệ và các mối liên hệ xã hội (trong các khái niệm khác là những sự tương tác và các giao tiếp) với tư cách là một trong nhiều loại quan hệ xã hội. Aritxtốt định nghĩa chính sách công là loại giao tiếp cao nhất của con người, Machiavelli đã nhận thấy trong chính sách công sự phản kháng nhiều phương diện vì nhà nước và quyền lực của các chủ thể xã hội khác nhau: của hoàng đế và của nhân dân, của các đảng phái và của các đẳng cấp. Chủ nghĩa Mác – Lênin giải thích chính sách công vói tư cách là các quan hệ của các giai cấp theo lý do quyền lực nhà nước.

Các giải thích về phạm trù chính sách công được phân thành hai định hướng (cách tiếp cận) chung nhất. Định hướng thứ nhất trong hai định hướng đó dựa vào cách tiếp cận suy diễn (từ cái chung đến cái cụ thề) và khách quan hóa (được thê’ hiện ở các luận điểm được tri giác thu nhận được) đối với nhận thức về chính sách công với tư cách là thế giói vĩ mô chỉnh thể nào đó, một phân hoạt động của xã hội, một lĩnh vực của phát triển xã hội – “thượng tầng”, một tiểu hệ thống, một loại công việc… gắn liền vói việc thực hiện các chức năng nhất định (quản lý và điều hành, thống nhất xã hội và duy trì trật tự). Định hướng thứ hai dựa vào cách tiếp cận quy nạp (từ cái cụ thể đến cái chung) và chủ quan hóa chính sách công, quan điểm phân chia chính sách công thành chủ thể và khách thể, thế giới vi mô của các hoạt động và những sự tác động lẫn nhau của chúng, các hoạt động và những sự tương tác trở thành phổ biến nhờ các quan hệ chính sách công.

Chính sách công có thể được nhận thức thông qua hai mặt của nó: mặt khách quan và mặt chủ quan. Chính sách công là một phạm trù: (i) phản ánh “sự tồn tại khách quan” của chính sách công, tức là các thuộc tính chỉnh thể và bản chất của đời sống xã hội nói chung; (ii) phản ánh “sự tồn tại chủ quan” của chính sách công, tức là cơ chế “bên trong” của các quan hệ chính sách công của những chủ thể khác nhau, cơ chế gắn liền với các mục tiêu, tư tưởng, các nhu cầu, các lợi ích, các địa vị, các vai trò và những sự tác động lẫn nhau của chúng.

Trên đây là nội dung Luật Minh Khuê sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!