Quan điểm và nguyên tắc phát triển du lịch bền vững
Năm 2017 là năm thành công, phát triển ấn tượng của du lịch Việt Nam. Lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã đạt mốc kỷ lục mới, chưa từng có từ trước đến nay. Với mức tăng trưởng 26%, thì đến thời điểm này, tổng thu trực tiếp từ khách du lịch đạt trên 500.000 tỷ đồng, tương đương với 23 tỷ USD và đóng góp khoảng 7,5% vào GDP của Việt Nam năm 2017. Có thể nói ngành du lịch ngày càng đóng vai trò quan trọng và mục tiêu phát triển bền vững du lịch đã trở thành mục tiêu mũi nhọn của nhiều quốc gia. Bài viết sau chia sẻ cho bạn đọc những quan điểm và nguyên tắc phát triển du lịch bền vững.
1.
Quan điểm
về
phát triển
du
lịch
bền
vững
Hiện nay, trên thế giới vẫn chưa thống nhất về quan niệm phát triển du lịch bền vững. Du lịch bền vững được định nghĩa theo một số quan điểm như sau: Machado 2003 đã định nghĩa du lịch bền vững là: “Các hình thức du lịch đáp ứng nhu cầu hiện tại của khách du lịch, ngành du lịch và cộng đồng địa phương nhưng không ảnh hưởng tới khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau. Du lịch khả thi về kinh tế nhưng không phá hủy tài nguyên mà tương lai của du lịch phụ thuộc vào đó, đặc biệt là môi trường tự nhiên và kết cấu xã hội của cộng đồng địa phương”. Định nghĩa này tập trung vào tính bền vững của các hình thức du lịch (sản phẩm du lịch) chứ chưa đề cập một cách tổng quát tính bền vững cho toàn ngành du lịch.
Theo Hội đồng du lịch và Lữ hành Thế giới (WTTC), 1996 thì “Du lịch bền vững là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn bảo đảm những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch tương lai”. Đây là một định nghĩa ngắn gọn dựa trên định nghĩa về phát triển bền vững của UNCED. Tuy nhiên, định nghĩa này còn quá chung chung, chỉ đề cập đến sự đáp ứng nhu cầu của du khách hiện tại và tương lai chứ chưa nói đến nhu cầu của cộng đồng dân cư địa phương, đến môi trường sinh thái, đa dạng sinh học… Còn theo Hens L.,1998 thì “ Du lịch bền vững đòi hỏi phải quản lý tất cả các dạng tài nguyên theo cách nào đó để chúng ta có thể đáp ứng các nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ trong khi vẫn duy trì được bản sắc văn hóa, các quá trình sinh thái cơ bản, đa dạng sinh học và các hệ đảm bảo sự sống”. Định nghĩa này mới chỉ chú trọng đến công tác quản lý tài nguyên du lịch để cho du lịch được phát triển bền vững.
Tại hội nghị về môi trường và phát triển của Liên hợp quốc tại Rio de Janeiro năm 1992, Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) đã đưa ra định nghĩa: “Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch trong tương lai. Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thỏa mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con người trong khi đó vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa, đa dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho sự phát triển của con người”. Định nghĩa này hơi dài nhưng hàm chứa đầy đủ các nội dung, các hoạt động, các yếu tố liên quan đến du lịch bền vững. Định nghĩa này cũng đã chú trọng đến cộng đồng dân cư địa phương, bảo vệ môi trường sinh thái, gìn giữ bản sắc văn hóa.
Theo Hội đồng khoa học, Tổng Cục Du lịch, 12 mục tiêu trong chương trình của du lịch bền vững bao gồm:
-
Hiệu
quả
kinh
tế:
Đảm
bảo
tính
hiệu
quả
kinh
tế
và
tính
cạnh
tranh
để
các
doanh
nghiệp
và
các điểm
du
lịch
có
khả
năng tiếp
tục
phát triển phồn thịnh
và đạt lợi nhuận lâu
dài.
-
Sự phồn thịnh cho địa phương:
Tăng tối đa đóng góp của du lịch đối với sự phát triển thịnh vượng của nền kinh tế địa phương tại các điểm du lịch, khu du lịch; bao gồm phần tiêu dùng của khách du lịch được giữ lại tại địa phương.
-
Chất lượng việc làm:
Tăng cường số lượng và chất lượng việc làm tại địa phương do ngành du lịch tạo ra và được ngành du lịch hỗ trợ, không có sự phân biệt đối xử về giới và các mặt khác.
-
Công bằng
xã
hội:
Cần có sự
phân phối
lại
lợi
ích
kinh
tế
và
xã
hội
thu
được
từ
hoạt
động
du
lịch
một
cách
công bằng và rộng
rãi
cho tất
cả
những người
trong cộng đồng đáng
đươc
hưởng.
-
Sự thỏa mãn của khách du lịch:
Cung cấp những dịch vụ an toàn, chất lượng cao thỏa mãn đầy đầy đủ nhu cầu của du khách, không phân biệt đối xử về giới, chủng tộc, thu nhập cũng như các mặt khác.
-
Khả năng kiểm soát của địa phương:
Thu hút và trao quyền cho cộng đồng địa phương xây dựng kế hoạch và đề ra các quyết định về quản lý và phát triển du lịch, có sự tham khảo tư vấn của các bên liên quan.
-
An sinh cộng đồng:
Duy trì và tăng cường chất lượng cuộc sống của người dân địa phương, bao gồm cơ cấu tổ chức xã hội và cách tiếp cận các nguồn tài nguyên, hệ thống hỗ trợ đời sống, tránh làm suy thoái và khai thác quá mức môi trường cũng như xã hội dưới mọi hình thức.
-
Đa dạng văn hóa:
Tôn trọng và tăng cường giá trị các di sản lịch sử, bản sắc văn hóa dân tộc, truyền thống và những bản sắc đặc biệt của cộng đồng dân cư địa phương tại các điểm du lịch.
-
Thống nhất
về tự
nhiên:
Duy
trì
và
nâng
cao chất lượng
của
cảnh vật,
kể cả
ở
nông thôn
cũng
như thành
thị,
tránh
để
môi
trường xuống
cấp.
-
Đa
dạng sinh học:
Hỗ
trợ cho việc bảo tồn khu
vực
tự
nhiên,
môi
trường
sống,
sinh
vật
hoang
dã
và
giảm
thiểu
thiệt
hại
đối
với
các
yếu
tố
này.
-
Hiệu quả của các nguồn lực:
Giảm thiểu mức sử dụng những nguồn tài nguyên quý hiếm và không thể tái tạo được trong việc phát triển và triển khai các cơ sở, phương tiện và dịch vụ du lịch.
-
Môi trường trong lành:
Giảm thiểu ô nhiễm không khí, nước, đất và rác thải từ du khách và các hãng du lịch.
2. Các
nguyên
tắc
phát
triển
du
lịch
bền
vững
Để đạt được mục tiêu phát triển du lịch bền vững, chúng ta cần triển khai thực hiện tốt 10 nguyên tắc phát triển du lịch bền vững sau đây:
-
Nguyên tắc 1, Khai thác, sử dụng nguồn lực một cách bền vững:
Việc bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, văn hóa và xã hội là hết sức cần thiết. Chính điều này sẽ khiến cho việc kinh doanh du lịch phát triển lâu dài.
-
Nguyên tắc 2, Giảm sự tiêu thụ quá mức tài nguyên và giảm thiểu chất thải
:
Việc giảm tiêu thụ quá mức tài nguyên như nước, năng lượng và giảm chất thải ra môi trường sẽ tránh được những chi phí tốn kém cho việc hồi phục tổn hại về môi trường và đóng góp cho chất lượng của du lịch.
-
Nguyên tắc 3, Duy trì tính đa dạng, cả đa dạng thiên nhiên, đa dạng xã hội và đa dạng văn hóa
: Việc duy trì và tăng cường tính đa dạng của thiên nhiên, văn hóa và xã hội là yếu tố cốt yếu cho du lịch phát triển bền vững lâu dài, và cũng là chỗ dựa sinh tồn của ngành công nghiệp du lịch.
-
Nguyên
tắc 4,
Phát
triển du lịch phải đặt
trong
quy hoạch
phát
triển tổng thể
kinh
tế – xã hội
: Hợp
nhất
phát
triển du lịch
vào
trong
khuôn
khổ quy hoạch chiến lược
phát
triển kinh tế – xã hội cấp quốc gia và địa
phương,
việc tiến hành
đánh
giá tác động môi trường sẽ tăng khả năng tồn
tại
lâu dài của ngành Du lịch.
-
Nguyên
tắc 5,
Phát
triển du lịch phải hỗ trợ
kinh
tế địa
phương
phát
triển
:
Ngành du lịch mà hỗ trợ các hoạt động kinh tế của địa phương và có tính
đến
giá
trị
và
chi
phí về môi
trường
sẽ vừa bảo vệ được kinh tế địa phương phát triển lại vừa tránh được tổn hại về môi trường.
-
Nguyên tắc 6, Lôi kéo sự tham gia của cộng đồng địa phương:
Việc tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch sẽ không chỉ mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương và môi trường mà còn nâng cao chất lượng phục vụ du lịch.
-
Nguyên tắc 7, Lấy ý kiến quần chúng và các đối tượng có liên quan:
Việc trao đổi, thảo luận giữa ngành du lịch và cộng đồng địa phương, các tổ chức và cơ quan liên quan khac nhau là rất cần thiết nhằm cùng nhau giải tỏa các mâu thuẫn tiềm ẩn về quyền lợi.
-
Nguyên tắc 8, Chú trọng công tác đào tạo nguồn lực
: Việc đào tạo nguồn nhân lực trong đó có lồng ghép vấn đề phát triển du lịch bền vững vào thực tiễn công việc và cùng với việc tuyển dụng lao động địa phương ở mọi cấp sẽ làm tăng các sản phẩm du lịch.
-
Nguyên tắc 9, Tiếp thị du lịch một cách có trách nhiệm:
Việc tiếp thị, cung cấp cho khách du lịch những thông tin đầy đủ và có trách nhiệm sẽ nâng cao sự tôn trọng của du khách đối với môi trường thiên nhiên, văn hóa và xã hội ở nơi tham quan, đồng thời sẽ làm tăng sự hài lòng của du khách.
-
Nguyên tắc 10, Coi trọng công tác nghiên cứu
: Tiếp tục nghiên cứu và giám sát các hoạt động du lịch thông qua việc sử dụng và phân tích có hiệu quả các số liệu là rất cần thiết để giúp cho việc giải quyết những vấn đề tồn đọng và mang lại lợi ích cho các điểm tham quan, cho ngành Du lịch và cho khách hàng.