Quan điểm của tác giả Vũ Thế Anh về Pi Network – VNEconomics Academy

vu-the-anh

Hình ảnh tác giả Vũ Thế Anh

[Pi network số 1]

PI NETWORK THỰC SỰ LÀ GÌ?

[Pi network số 1]

Hello mọi người!

Pi dạo này bị ném đá ghê quá nên mình cũng xin phép chia sẻ một vài quan điểm cá nhân về dự án. Mình đang là nghiên cứu sinh bên Hoa Kỳ, biết đến Pi tầm 1 năm trước qua 1 vị giáo sư kinh tế người Việt đang giảng dạy tại California. Giáo sư này vẫn tiếp tục lan tỏa Pi và gần như chưa bao giờ inactive. Nhóm đào của mình không nhiều như các mods nhưng cũng đủ để tạo nên một cộng đồng nhỏ để mọi người hỗ trợ lẫn nhau. Tk của mình đã được KYC và cũng cắm Pi node 24/7 từ tháng 5/2020 và hiện tại cũng đang test blockchain.

Lí do đầu tiên mình quan tâm đến Pi là vì người đứng đầu là Dr. Nicolas. Ông hiện đang là postdoc và giảng dạy trực tiếp tại DH Standford. Trang thông tin chính thống của Standford cũng đưa ra bài viết về Pi khi nó vừa ra đời. Không đời nào DH Standford lại cho phép một người đang đứng trên bục giảng phát triển một hệ thống scam trên toàn cầu, điều này sẽ hủy hoại hoàn toàn danh tiếng lâu đời của Standford.

http://hci.stanford.edu/nicolas/

Nói về tài chính thì Nicolas cũng từng là CTO của StartX, một công ty hỗ trợ khởi nghiệp dưới sự bảo trợ của ĐH Stanford với vốn hóa hàng triệu đô. Ông từ bỏ vị trí này vào năm 2018 dể dồn toàn bộ tâm huyết vào Pi. Trên thực tế thì Nicolas có thừa khả năng để tự kiếm ra những đồng tiền chân chính, chứ không cần đánh đổi danh dự và công sức vào mấy khoản phí lặt vặt như chạy QC hay bán infor. Mình nói lặt vặt vì thực sực 13m người (cũng mới đạt gần đây thôi) là con số quá nhỏ và có thể nói là vô giá trị nếu đặt trong bối cảnh mà fb hay google đã vét sạch bách thông tin người dùng trên toàn cầu.

Nhân tiện nói về vấn đề thông tin cá nhân thì Pi không tự thực hiên KYC, hiện tại đang KYC qua công ty thứ 3 là Yoti. Pi thậm chí phải trả phí cho Yoti để họ thực hiện KYC cho những người đào Pi đủ tiêu chuẩn. Yoti là một công ty uy tín có trụ sở tại Anh, đã từng có những dự án hợp tác với chính phủ. Thông tin người dùng được mã hoá hoàn toàn và không thể tiếp cận bởi bên thứ 3.

https://support.yoti.com/hc/en-us/articles/208669129-How-do-I-know-Yoti-is-secure-?

Mình cũng nghiên cứu từng chữ trong white paper của Pi, nghiên cứu sự khác biệt giữa thuật toán SCP (Stellar Concensus Protocol) của Pi so với POW (Power of Work) của BTC hay ETH. Cũng đã đào Pi hơn 1 năm và cắm Pi node 24/7 gần 10 tháng (tốn kha khá tiền điện và cháy mất 1 con PC luôn – real investment on Pi ). Pi đang phát triển blockchain dựa trên thuật toán SCP, tương tự như đồng XLM nhưng cải tiến hơn về nhiều điểm. Hiện tại đang test với 6500 active nodes, và hướng tới hàng chục, thậm chí hàng trăm nghìn nodes khi lên mainnet. Nếu làm được điều này thì Pi network sẽ có tốc độ xử lý có thể lên đến vài nghìn giao dịch trên giây, vượt xa BTC và ETH. Hiện tại việc click vào app hàng ngày là để chứng minh bạn không là robot và claim rewards, rewards hợp lệ sau đó sẽ chuyển thành Pi coin khi lên main net, chứ không có đào Pi coin trên di động gì đâu. Core team cũng đã thông báo cuối năm sẽ lên main net, và với những kết quả của Test net trong thời gian gần đây, mình tin mục tiêu này là hoàn toàn khả thi.

Các nước trên TG như Mỹ, Đức, Tàu,.. vẫn đang âm thầm đào Pi và theo dõi sự phát triển của Pi. Còn dân mình xưa giờ vẫn vậy, cái gì hot quá thì luôn tìm mọi cách dìm (chắc chúng ta vẫn không quên vụ Flappy bird của Nguyễn Hà Đông chứ ạ), dựa trên những nhận định hoặc những bằng chứng rất vu vơ, mục đích cũng chỉ để câu view, like, và thỏa mãn sự đố kị của bản thân – đại loại kiểu như mày ko giàu lên được đâu, đừng mơ, đơn giản vì t cũng vẫn còn đang nghèo nà

Cuối cùng là Pi không hướng đến giá trị như BTC, core team không muốn Pi có giá hàng chục nghìn $ nhưng chỉ là digital gold, or stock, được thao túng bới cá mập và bay nhảy như chim. Pi muốn thực sự là đồng tiền điện tử đầu tiên được sử dụng để giao dịch trao đổi hàng hoá không biên giới. Và giá trị của Pi sẽ do nền kinh tế tự quyết định.

Sơ sơ phản biện một vài ý nhỏ vậy thôi ạ. Ai đã đào thì hãy vẫn tiếp tục đào cho đến cuối năm nay, và đừng quên làm tốt công việc của mỗi người trong cuộc sống đời thường nữa ạ. Nếu có thêm thời gian thì có thể lan toả và giải thích về bản chất của dự án Pi cho những ai có tinh thần cầu tiến, sẵn sàng lắng nghe và tiếp thu cái mới. Còn những người bảo thủ với quan điểm riêng của họ thì chúng ta cũng nên tôn trọng, không nên tranh luận quá gay gắt, thậm chí lăng mạ họ làm gì cả.

Chúng ta – cộng đồng đào Pi luôn nhớ rằng dự án Pi có thể thành công, cũng có thể còn rất nhiều bất trắc, nhưng chúng ta không phải và không bao giờ là những kẻ lừa đảo.

Good luck and happy mining everyone

————————————————————————–

[Pi network số 2]:

THU THẬP THÔNG TIN TRONG THỜI ĐẠI 4.0 LÀ GÌ? Pi CÓ LẤY DỮ LIỆU NGƯỜI DÙNG KHÔNG?

[Pi network số 2]:

Hello bà con!!!

Lại là mình đây ạ. Sau khi nhận thấy bài viết thứ nhất được cộng đồng Pi rất ủng hộ, mình quyết định dành thời gian để chia sẻ thêm một số quan điểm cá nhân về Pi. Đầu tiên cũng cần làm rõ mình không phải là chuyên gia hay cao thủ gì, cũng chưa là TS, chỉ là một con người bình thường vẫn đang cặm cụi trên con đường học vấn đầy chông gai. Sau một vài năm bôn ba bên xứ cờ hoa thì cũng tích lũy được một ít khả năng đọc hiểu Tiếng Anh, và chút chút khả năng code dạo (mình ko phải dân chuyên IT) nên mày mò tìm hiểu về Pi cũng đã được 1 năm nay. Những thông tin mình chia sẻ với bà con chỉ là quan điểm dưới góc nhìn và sự hiểu biết của mình, không đụng chạm cũng không ám chỉ bất kì ai. Bà con chỉ nên coi là thông tin tham khảo, chứ suy nghĩ và quyết định thế nào về Pi là quyền riêng của từng người nhé.

Mình sẽ hành văn theo kiểu nói chuyện xã giao giữa mình và một người bạn, và giải thích những thuật ngữ chuyên ngành bằng ngôn ngữ bình dị nhất để bà con đọc sẽ cảm thấy dễ hiểu và vui vẻ nha. Bắt đầu nè:

1) Thế nào là thu thập dữ liệu người dùng trong thời đại 4.0:

+ Hello ông bạn, đã lâu không gặp, nghe nói ông đang là Pioneer (người tiên phong đào Pi) chân chính à? Nghe oai đấy nhỉ. Nhưng trước khi nói chuyện về Pi, tôi thử xem ông có giải thích được thế nào là thu thập dữ liệu người dùng trong thời đại 4.0 không đã.

– Chào ông. Trong thời đại bùng nổ về CNTT thì thông tin người dùng được thu nhập một cách tinh vi lắm ông ạ. Ví dụ điển hình nhất như fb or google, khi ông tải fb về đt thì ông đã cấp cho nó gần như tất cả các quyền kiểm soát đt của ông, có thể kể đến như: vị trí, cuộc gọi, camera, bộ nhớ, ảnh, media, danh tính, microphone, và ti tỉ những cái khác nữa [1].

Tất cả các thông tin thu thập được như vị trí, các dữ liệu duyệt web, thậm chỉ cả cử chỉ khuôn mặt, giọng nói, thói quen,.. [2, 3] được tổng hợp lại gọi là Big Data (dữ liệu lớn), sau đó được xử lý bởi những con AI (trí tuệ nhân tạo) lập trình bởi những bộ óc siêu việt mà fb thuê về. Từ dữ liệu truy xuất họ sẽ đoán được hành vi của người dùng và chạy những QC (quảng cáo) tương thích.

Ông có tin trong tương lai gần thậm chí khi ông vừa ngủ dậy và nghĩ về việc mua 1 cái máy đt để đào Pi thì ngay khi mở cửa ra đón bình minh ông đã thấy cái đt ấy được ship đến tận cửa rồi không?

+ Nghe khiếp nhỉ, thế có cách nào tránh được không ông?

– Trừ khi ông là một chuyên gia bảo mật hàng đầu, còn không thì chỉ còn cách là theo Lạc Long Quân hoặc Âu Cơ trốn lên rừng hoặc xuống biển thôi…

2) Pi có thu thập dữ liệu người dùng không?

+ Ông chém gió nghe cũng kinh đấy, thế ông giải thích sao về cáo buộc app Pi thu thập dữ liệu người dùng?

– Tôi có thể khẳng định là Pi không thu thập dữ liệu người dùng. Nếu so sánh những quyền yêu cầu điện thoại cấp của Pi (truy cập bộ nhớ, trạng thái đt, danh bạ, wifi, media) [4] so với fb thì có thể nói Pi gần như là một cái app vô hại trong thời đại 4.0 này. Dữ liệu nhạy cảm duy nhất mà Pi yêu cầu người dùng quyền truy cập đó là danh bạ. Việc này để tạo một thứ gọi là vòng tròn bảo mật – cái này tôi sẽ giải thích kĩ hơn khi nói về thuật toán của Pi. Tuy nhiên nếu ông không muốn tạo thì Pi app cũng không ép, và thế là không ảnh hưởng gì đến đt của ông nhé.

À mà ông có biết là bắt đầu từ hệ điều hành iOS 14.3, Apple công khai tuyên chiến với vấn nạn thu thập thông tin người dùng, điển hình là với messenger của ông lớn fb không? Vậy ông nghĩ một chú bé tí hon Pi network lại có thể vượt qua những lập trình viên hàng đầu của Apple để làm điều xằng bậy và ngồi chễm chệ trong App store suốt 2 năm qua sao?

Thêm một điều nữa, Pi network là dự án của công ty Socialchain, và họ có tuyên bố riêng của mình về tôn trọng quyền riêng tư của người dùng [5]. Socialchain là một công ty hợp pháp đặt tại PALO ALTO, California, Hoa Kỳ [6]. Chủ sở hữu là CHENGDIAO FAN, một trong 2 thành viên của core team [7]. Vậy nên Pi network là một dự án của một công ty chính thống và được sự bảo hộ của pháp luật Hoa Kỳ. Nếu họ làm gì mờ ám thì chính họ sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Tóm lại Pi có thu thập dữ liệu quan trọng không thì tự ông có câu trả lời cho riêng mình rồi nhé.

3) Tại sao Pi lại yêu cầu người dùng xác minh danh tính qua Yoti, sử dụng thông tin từ hộ chiếu?

+ Thôi đi ông, đừng ba hoa khoác lác nữa, thế cái vụ gì mà thu thập thông tin GPLX, hộ chiếu để làm cái gì mà KYC (Know your customer – xác minh danh tính) thì ông còn điều gì để biện minh nữa ko? Đừng nói mấy ông Pi thu thập để bán cho mấy cửa hàng cầm đồ ở HN kiếm vài chục nghìn uống trà đá, hay chia sẻ cho các bà các mẹ để chọn tuổi hợp cho con gái lấy ck nhé?

– Ông hỏi hay lắm, đúng trọng tâm vấn đề luôn nè. Mục tiêu đề ra từ đầu của dự án Pi là một người chỉ được sở hữu đúng một tài khoản đào Pi. Các hành vi gian lận như một người tạo nhiều tk ảo để kiếm lời sẽ bị ngăn chặn triệt để. Họ đảm bảo nguyên tắc trên dựa trên 3 bước:

  • Đầu tiên là thuận toán Google Captcha v3 được sử dụng để loại bỏ những hành vi gian lận cơ bản.
  • Tiếp đến họ xây dựng một thuật toán AI để học hỏi từ những hành vi gian lận vượt qua được bước 1 và thanh lọc thêm.
  • Cuối cùng các cao thủ vượt qua được cả 2 bước trên cũng sẽ bó tay với bước thứ 3 là KYC – Xác minh danh tính qua bên thứ 3 là Yoti. Độ uy tín và tính bảo mật của công ty Yoti đã được tôi phân tích trong bài viết thứ nhất (https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=1368263920186338&id=100010082284940). Khi thực hiện bước này ông phải chụp ảnh hộ chiếu và chụp ảnh chân dung trực tiếp trên đt. Nếu thông tin hợp lệ và hình ảnh trùng khớp thì mới được xác minh là người thật. Các thông tin cá nhân sau khi xác minh xong sẽ được mã hóa hoàn toàn, và không sử dụng trong các giao dịch trong blockchain sau này.

Tôi biết ở VN có rất nhiều nhóm cung cấp dịch vụ bán thông tin giả để tạo các tk ảo trục lợi trên nhiều ứng dụng, nhưng tất cả họ đã khóc thét khi gặp Pi. Một số người đã ibx mời chào tôi nhưng khi tôi phân tích xong thì họ lặng lẽ bỏ đi…

Tóm lại thì nhiều người quy kết Pi là dự án lừa đảo, nhưng trên thực tế những hành động lừa đảo trong Pi lại bị ngăn cấm một cách triệt để.

4) Lời kết

+ Thôi được, tạm thời tôi tin ông là Pi không thu thập thông tin người dùng. Nhưng còn mấy vụ chạy QC, hình thức mời chào đa cấp, rồi tôi cũng chả hiểu blockchain (chuỗi khối), wallet (ví lưu trữ và giao dịch), chưa kể gì gì mà POW (Power of Work – bằng chứng công việc) của BTC khác với SCP (Stellar Consensus Protocol: Giao thức đồng thuận chòm sao) và economic model (mô hình kinh tế) của Pi là cái quái gì đâu. Ông không giải thích được thì đừng mong tôi đào Pi lâu dài.

– Ok ông, khi nào có thời gian rảnh cuối tuần tôi sẽ phân tích tiếp các vấn đề trên. Nhưng tôi cũng muốn nói trước cho ông biết Pi chạy QC không phải để kiếm lời – việc chạy QC là để hỗ trợ core team trang trải chi phí máy chủ, nhân sự, cũng như trả cho Yoti chi phí KYC cho người đào. Hãy nhớ rằng họ không thu bất kì khoản phí nào từ người đào Pi. Việc này cũng đã được khảo sát trước khi tiến hành và nhận sự đồng thuận từ cả cộng đồng Pi. Pi cũng chỉ là mời người tham gia 1 cấp, không phải đa cấp. Pi đang test blockchain SCP với hơn 6500 nodes active 24/7, đã có open source code, và đang hoàn thiện Wallet rồi nhé.

À mà chủ trương của tôi cũng giống như người ae Hai Le là không spam code đào Pi của mình vì nhóm Pi của tôi đã có đủ những ae thân thiết rồi. Tôi nhường lại cơ hội này cho ông nên cứ thoải mái comment ở dưới nhé.

Nay dài dòng văn tự thế thôi, chúc bà con cuối tuần vui vẻ, mạnh khỏe và đào Pi năng suất nhé

Nguồn tham khảo:

[1] http://play.google.com/store/apps/details… [check view permissions]
[2] https://www.independent.co.uk/life-style/gadgets-and-tech/news/facebook-app-recording-camera-iphone-ios-news-feed-bug-update-fix-workaround-a9200696.html [3] https://www.nytimes.com/2018/04/11/technology/facebook-privacy-hearings.html [4] http://play.google.com/store/apps/details… [check view permissions]
[5] https://socialchain.app/privacy [6] https://opencorporates.com/companies/us_ca/C4194899 [7] https://minepi.com/team

[1] http://play.google.com/store/apps/details… [check view permissions] [2] https://www.independent.co.uk/life-style/gadgets-and-tech/news/facebook-app-recording-camera-iphone-ios-news-feed-bug-update-fix-workaround-a9200696.html [3] https://www.nytimes.com/2018/04/11/technology/facebook-privacy-hearings.html [4] http://play.google.com/store/apps/details… [check view permissions] [5] https://socialchain.app/privacy [6] https://opencorporates.com/companies/us_ca/C4194899 [7] https://minepi.com/team

————————————–
[Pi network số 3]:

THỐNG KÊ VỀ SỰ LAN TỎA CỦA DỰ ÁN TIỀN ĐIỆN TỬ PI NETWORK TRÊN TOÀN CẦU

Dưới đây là thống kê về số lượt like và follow của fan page chính thức của dự án Pi network trên các nền tảng mạng xã hội Facebook, Instagram, Twitter. Nếu mọi người tìm được đồng tiền điện tử nào (kể cả BTC và ETH) có số lượng tương tác cao hơn Pi thì có thể comment bên dưới.

~500k lượt like, ~560k lượt follow trên trang chủ Facebook
https://www.facebook.com/PiCoreTeam

614k lượt follow trên Instagram
https://www.instagram.com/pi_network/?hl=en

~296k lượt follow trên Twitter (Page đã có tích xanh – tức là đã được Twitter kiểm duyệt). Twitter là mạng xã hội được ưa chuộng hàng đầu tại Châu Âu và Mỹ.

Gần 10 triệu lượt truy cập trang chủ đến từ ~250 quốc gia trong 6 tháng qua.
Mỹ xếp hạng nhất với 13.2 %, tiếp đến là các nước Thổ Nhĩ Kỳ, Pakistan, Ấn Độ và Đức. Trang này không thống kê lượt truy cập từ Trung Quốc, nếu không thì chắc sẽ đứng sau Mỹ.

Việt Nam không đứng trong top 5 nước có lượng truy cập nhiều nhất vào trang chủ Pi network. Vậy nên có thể khẳng định đây đang là một hiện tượng toàn cầu chứ không chỉ riêng ở VN.
https://www.similarweb.com/website/minepi.com/#overview
Explorer do một anh bạn cũng là Pioneer, và là chuyên gia về IT lập nên.

Trong đây tổng hợp tất cả các giao dịch thời gian thực của Pi testnet. Trang này cũng gần tương tự như explorer của một bạn facebooker đã lập, tuy nhiên có thêm một vài tính năng thú vị, và quan trọng nhất là anh ấy sẽ luôn theo dõi và cập nhật những bước phát triển mới nhất của Pi-tesnet và blockchain trên này. Mình khuyến khích các Pioneers hãy bookmark và theo dõi trang web này.
http://wepi.vn/
——————————–

Dưới đây là 10 dấu hiệu cho thấy tiềm năng lớn của dự án Pi Network.

1. Hoàn toàn minh bạch, rõ ràng (về lộ trình phát triển, đội ngũ nòng cốt…)

2. Được đưa lên 2 kho ứng dụng uy tín là Play Store của Android và App Store (khá khó tính) của iOS

3. Công nghệ ưu việt cho phép dùng điện thoại khai thác (Vòng Tròn Bảo Mật, giao thức đồng thuận Stellar, thuật toán FBA…), không tốn data, không ảnh hưởng đến đt.

4. Lượng người dùng đông đảo trên hơn 180+ quốc gia (hiện nay ~ 7 triệu người cài đặt Pi Network cho Android và iOS)

5. Xác thực danh tính người dùng đầy đủ (xác thực SĐT, Facebook, KYC, VTBM…) tránh các hành vi gian lận, rửa tiền, máy đào phá hỏng hệ thống trong tương lai.

6. Hơn 100,000 Nút mạng khi bước vào giai đoạn 3 Mainnet (Đồng tiền mã hóa số 1 hiện nay Bitcoin có chưa đến 50,000 Nút mạng)

7. Mạng thông tin tiền mã hóa số 1 hiện nay CoinMarketCap đã liệt kê Pi lên trang thông tin của họ.

8. Luôn đặt tôn chỉ hoạt động lấy người dùng làm trọng tâm. Xây dựng cộng đồng vững chắc toàn cầu.

9. Các giao dịch đồng thuận ban đầu đã được tiến hành trên khắp thế giới. Đây là 1 cơ sở cho việc định giá Pi sau này.

10. Mô hình quảng cáo trong ứng dụng miễn phí. Đây là 1 trong những cơ sở tài chính để đảm bảo dự án Pi thành công.

Mức độ thành công của Pi Network sẽ phụ thuộc vào tất cả chúng ta, những Người Tiên Phong trong mạng lưới.

—————————————-

[Pi network số 4]:

PI WALLET (VÍ GIAO DỊCH PI) ĐÃ CHÍNH THỨC RA MẮT

[Pi network số 4]:

Cùng thời điểm với cuộc tranh luận “căng não” về các vấn đề liên quan đến Pi trên VTV, core team đã bất ngờ phát hành ví Pi cho những người hiện đang chạy thử nghiệm Pi blockchain trên Pi node.

Đối với tất cả các loại tiền điện tử thì Wallet (ví giao dịch) là một hình thức phổ biến để chuyển-nhận giữa các người dùng. Khi tạo ví người dùng sẽ nhận được Private key (mã riêng tư) và Public key (mã công cộng).

Private key là một thông tin cực kì quan trọng mà người dùng phải lưu trữ ở những nơi an toàn nhất. Không ai có thể xâm phạm hay hack vào tài khoản của bạn nếu họ không biết được private key. Ngay cả chính bản thân bạn nếu làm mất private key thì cũng sẽ không tiếp cận được ví của mình nữa. Đây chính là một trong những tinh hoa nhất của công nghệ blockchain – chúng ta có toàn quyền quản lý tài sản của mình.

Public key là thông tin được sử dụng trong các giao dịch, có thể coi như là một address (địa chỉ). Khi bạn cần nhận Pi thì chỉ cần cung cấp public key cho người chuyển, và ngược lại nếu bạn là người muốn chuyển Pi đi. Trong tương lai mình dự đoán Pi sẽ phát triển Public key dưới dạng QR-code để mọi người có thể dễ dàng quẹt mã và xác minh giao dịch, chứ không cần cung cấp qua lại Public key.

Sau khi công nghệ blockchain của Pi đã chính thức được xác nhận là đang trong quá trình phát triển và hoàn thiện, thì việc ra mắt ví Pi thực sự là bước tiến lớn tiếp theo trước khi dự án chính thức lên Main net vào cuối năm nay.

Mọi người cũng chú ý rằng đây chỉ là ví Pi đang thử nghiệm. Mỗi người sẽ được cấp sẵn một số Pi ảo để thực hiện các giao dịch qua lại với bạn bè. Số Pi này hoàn toàn không có giá trị và sẽ bị xóa sau khi quá trình thử nghiệm kết thúc. Thế nên hãy thật cẩn thận với những hành động lừa đảo, dụ dỗ mua bán Pi trong thời điểm này. Mn hãy cứ chăm chút với số Pi đào được trên điện thoại, và ví Pi cũng sẽ sớm được ra mắt để cộng đồng trải nghiệm trong thời gian tới.

Chắc chắn nhiều bạn bè của mình đang cảm thấy háo hức vì đã tin tưởng và đào Pi cùng mình trong suốt 1 năm qua. Tuy nhiên lên tàu bây giờ vẫn chưa là muộn, hãy tham gia cùng nhóm đào của mình để nhận được những thông tin và hướng dẫn chi tiết từ dự án.
——————————————–
[Pi network số 5 – số cuối]:

BLOCKCHAIN LÀ GÌ? SỰ KHÁC BIỆT CƠ BẢN VỀ THUẬT TOÁN GIỮA PI NETWORK VÀ BITCOIN

Hello bà con!!!

Mình đã trở lại và vẫn ăn hại như xưa. Hôm nay mình sẽ chốt sổ series các bài viết phân tích về dự án Pi network bằng một topic có vẻ hơi mang tính kĩ thuật, tuy nhiên vấn đề sẽ được tối giản hóa hết mức để người đọc ở các trình độ khác nhau cũng đều có thể mường tượng ra mấy cái “quỷ quái” như blockchain, đào hay điểm danh thực tế là gì. Không miên man mở bài chém gió nữa, đi thẳng vào chủ đề chính luôn nhé.

1) Blockchain (chuỗi khối) là gì:

Chắc hẳn nhiều người đã từng được nghe qua về thuật ngữ này, thậm chí tần suất tăng gấp nhiều lần trong thời gian gần đây khi mà BTC (Bitcoin) chạm đến ngưỡng cả tỷ đồng. Nhiều người cũng mặc định rằng nhắc đến blockchain tức là nhắc đến tiền điện tử, nhưng trên thực tế ứng dụng của blockchain còn kinh khủng khiếp hơn rất nhiều. Ví dụ cụ thể để mn dễ hình dung nhé: Phương pháp lưu trữ dữ liệu truyền thống: Các giao dịch tài chính, hồ sơ khám chữa bệnh, buôn bán nhà đất,… được lưu vào 1 cuốn sổ cái duy nhất, và cuốn sổ này thường được kiểm soát bởi 1 nhóm người nhất định.

Điều này dẫn đến hệ quả là các thông tin rất dễ bị sửa đổi và phát sinh ra nhiều tiêu cực theo thời gian. Blockchain: Thay vì lưu trữ vào 1 sổ cái, các thông tin sẽ được lưu trữ vào các khối, và khi khối đã được tạo thành công thì không ai có thể chỉnh sửa dữ liệu được nữa. Các khối sau đó sẽ lần lượt liên kết với nhau và tạo thành blockchain (chuỗi khối). Điều vi diệu nhất của blockchain đó là dữ liệu không được lưu trữ trên 1 máy chủ cố định mà nó được thiết kế để phát tán dữ liệu trên 1 mạng lưới máy tính rộng khắp toàn cầu, và mỗi máy tính chỉ được kiểm soát bởi một cá nhân riêng biệt. Điều này hình thành nên tính phi tập trung của toàn bộ mạng lưới blockchain. Chung quy lại thì công nghệ blockchain đảm bảo được tính minh bạch, phi tập trung, và dữ liệu tồn tại mãi mãi theo thời gian. [1]

Nếu đọc đến đây mà mọi người vẫn còn mông lung về blockchain thì hãy tưởng tượng đơn giản đến những chiếc khóa tình yêu được gắn trên các cây cầu “mộng mơ”. Mỗi chiếc khóa lưu lại kỉ niệm về 1 mối tình đẹp và được kết nối chằng chịt với nhau. Nếu bạn bị đá và muốn phá 1 cái khóa thì chỉ có cách đánh sập toàn bộ cây cầu – tương ứng với việc internet bị ngắt kết nối trên toàn cầu thì blockchain mới có thể bị phá hủy.

2) Blockchain của BTC hoạt động như thế nào?

Satoshi Nakatomo, nghe có vẻ giống người Nhật nhưng thực sự là người nước nào thì đến giờ vẫn không ai hay, đã cho ra mắt đồng tiền điện tử đầu tiên có tên gọi là BTC. Trong thuật toán blockchain của BTC thì khi một khối mới được chấp nhận thêm vào chuỗi, tất cả các máy tính trên mạng lưới sẽ phải cùng giải 1 câu đố toán học hóc búa, nhưng sẽ chỉ có 1 máy tính duy nhất có thể đưa ra được đáp án chính xác nhất và nhanh nhất. Đáp án sau đó sẽ được chia sẻ cho tất cả các máy tính khác trong mạng lưới và gọi là bằng chứng công việc (PoW – Proof of Work). Mạng lưới sẽ cũng kiểm tra kết quả 1 lần nữa và nếu xác nhận chính xác thì khối đó sẽ được thêm vào chuỗi. Điều này đảm bảo được tính minh bạch và phi tập trung của cả mạng lưới blockchain BTC. [2]

Tuy nhiên khi số người tham gia vào mạng lưới càng nhiều thì câu đố sẽ càng hóc búa, và đòi hỏi năng lực tính toán sẽ càng phải khủng khiếp hơn. Do vậy nên mới có sự thành lập các nhóm đào (pool) để nhiều máy bé chia sẻ tài nguyên tính toán và cùng tham gia giải câu đố đó, cũng như sự xuất hiện của những nông trại đào (farm) với các siêu máy tính khổng lồ đặt tại những vùng lạnh giá để tiết kiệm chi phí làm mát.

3) Blockchain của Pi hi vọng giải quyết những vấn đề của BTC ra sao?

Sau khi nhìn nhận ra những yếu điểm của BTC như tiêu tốn quá nhiều tài nguyên tính toán, tính công bằng bị mất đi khi số lượng lớn BTC tập trung vào các cá mập hay các chủ trang trại đào, giáo sư David Mazières tại ĐH danh tiếng Standford đã phát minh ra thuật toán Stellar consensus protocol – SCP (tạm dịch là giao thức đồng thuận chòm sao) [3].

Đặc điểm nổi bật của thuật toán này là tổng số tiền trong blockchain sẽ được in ra ngay từ đầu, và các giao dịch sẽ được xác minh thông qua các giao thức đồng thuận giữa các node. Hiểu đơn giản nhất là các node có độ uy tín cao sẽ cùng biểu quyết xem giao dịch có hợp lệ không. Cũng vì vậy mà SCP không yêu cầu nhiều năng lượng và tài nguyên tính toán như PoW của BTC. Đồng XLM đã ứng dụng thuật toán này tuy nhiên không xây dựng được cộng đồng hỗ trợ mạnh nên hiện tại cũng chỉ xếp hạng 13 trên thị trường tiền điện tử. [4]

Sau nhiều năm học tập và hiện đang giảng dạy tại ĐH Standford, và có thể cũng đã nhiều lần trao đổi với giáo sư David Mazières (cái này là mình suy đoán do cả 2 cùng làm việc trong khoa Computer Sciences của ĐH Stanford), TS Nicolas đã cho ra đời dự án Pi network vào năm 2019 để viết lại lịch sử của thuật toán SCP. Ông cũng nói trong sách trắng rằng sẽ thêm nhiều tính năng mới vào SCP, ví dụ như vòng tròn bảo mật, xây dựng biểu đồ tin cậy và giảm thiểu nguy cơ tắc nghẽn nút chai khi có quá nhiều giao dịch diễn ra cùng lúc. [5]

Tuy nhiên điều thú vị nhất ở Pi network đó là dự án xây dựng cộng đồng song hành với xây dựng mạng lưới blockchain. Vì vậy nên Pi app mới được ra đời, với chức năng chính là để điểm danh và lan tỏa mạnh mẽ Pi đến với cộng đồng. Chỉ cần có điện thoại thông minh là có thể sở hữu được Pi. Các Pi điểm danh hợp lệ (vượt qua KYC) sau này sẽ quy đổi thành Pi coin chính thức trên blockchain. Chiến lược này đi ngược lại với cách phát triển thông thường của các dự án coin đó là xây dựng blockchain trước sau đó bỏ rất nhiều tiền để quảng bá và kêu gọi mọi người tham gia.

Tuy nhiên tính đến hiện tại Pi đã chứng minh họ đang đi đúng hướng với 14 triệu người đào thường xuyên (tính tổng số lượt download app chắc phải lên đến 30-40m), mạng blockchain cũng đã được hình thành với hơn 9000/51000 node hoạt động liên tục và tham gia vào Pi tesnet. Ví Pi để thực hiện giao dịch cũng đã ra mắt trong thời gian gần đây. Có thể lấy đồng Cardano ADA đang xếp hạng thứ 5 để so sánh với sự phát triển của Pi – ADA ra mắt vào năm 2015 nhưng hiện tại mới chỉ thu hút được ~500k người tham gia [6]

Tóm lại để trả lời câu hỏi đề bài sự khác biệt cơ bản về thuật toán giữa Pi và Bitcoin thì mình kết luận một cách hình tượng lại như sau:

– Xã hội Bitcoin giống như một xã hội lấy vật chất làm trọng tâm, tức là nếu anh có nhiều tiền để đầu tư những máy đào khủng thì a sẽ sở hữu nhiều BTC và thống trị xã hội đó. Những người đến sau sẽ rất khó sở hữu được BTC và chỉ giống như những các con cá con để cá mập thoải mái đùa giỡn.

– Xã hội do Pi dự định tạo ra sẽ lấy con người làm trung tâm. Những ai có uy tín và nhận được sự tín nhiệm cao từ cộng đồng thì sẽ đóng vai trò quan trọng và sẽ phần nào quyết định được sự phát triển của xã hội đó.

Vậy là mình đã kết thúc series với 5 phần giới thiệu về dự án Pi network. Mình cũng xin nhấn mạnh lại tất cả thông tin mình đưa ra chỉ dựa trên nhận định cá nhân và lượng kiến thức eo hẹp mà mình tự tìm tòi được, do đó mọi người chỉ nên coi là thông tin tham khảo. Mình cũng sẽ không tham gia vào bất cứ một cuộc tranh luận nào nên nếu ai muốn tìm hiểu thêm thông tin thì tự đọc thêm các nguồn tham khảo bên dưới nhé.

Chúc cả cộng đồng Pi network sẽ vững tay chèo cho đến cuối năm nay. Mình tin những ai kiên nhẫn nhất sẽ nhận được những phần thưởng tương xứng.

Nguồn tham khảo:

[1]: https://www.investopedia.com/terms/b/blockchain.asp [2]: https://bitcoin.org/bitcoin.pdf [3]: https://www.scs.stanford.edu/~dm/home/bio.html [4]: https://www.stellar.org/?locale=en [5]: https://minepi.com/white-paper [6]: https://roadmap.cardano.org/en/byron/

[1]: https://www.investopedia.com/terms/b/blockchain.asp [2]: https://bitcoin.org/bitcoin.pdf [3]: https://www.scs.stanford.edu/~dm/home/bio.html [4]: https://www.stellar.org/?locale=en [5]: https://minepi.com/white-paper [6]: https://roadmap.cardano.org/en/byron/

—————————-

Thông tin tác giả: https://www.facebook.com/theanh0508

# Vũ Thế Anh

Xem thêm bài viết: Tìm hiểu kiến thức cơ bản về Pi Network

VNEconomics – Chúng tôi mong muốn đem tri thức khoa học, công nghệ, kinh tế đến với nhiều người Việt Nam. Đặc biệt là kiến thức về Blockchain & tiền mã hóa