Quá trình sản xuất – Giáo trình Tổ chức quản lý sản xuất (Nghề: Vẽ và thiết kế trên máy tính – –

Trang bị cho người học kiến thức quá trình sản xuất, các bộ phận cấu thành
quá trình sản xuất và các loại hình sản xuất.

3.1 Quá trình sản xuất Mục tiêu
Mục tiêu

– Trình bày được khái niệm về quá trình sản xuất, hiểu và phân loại được
các quá trình sản xuất;

– Có tính kỷ luật, nghiêm túc, chủ động và tích cực sáng tạo trong học tập.

3.1.1 Khái niệm

Theo nghĩa rộng, quá trình sản xuất là quá trình bắt đàu từ khâu chuẩn bị
mua sắm vật tư kỹ thuật, tổ chức sản xuất đến khâu cuối cùng là tiêu thụ sản
phẩm hàng hóa và tích lũy kinh tế.

Quá trình đó được tóm tắt :

T – H – SX – H – T

Theo nghĩa hẹp, quá trình sản xuất là quá trình chế biến khai thác gia công
bằng cách kết hợp máy móc thiết bị, lao động, nguyên vật liệu để tạo ra sản phẩm.

SX – H

Qua khái niệm đó cho ta thấy quá trình sản xuất luôn có hai mặt :

– Mặt kỹ thuật công nghệ tạo ra sản phẩm: Đó chính là sự kết hợp giữa sức
lao động với máy móc thiết bị và nguyên vật liệu để tạo ra sản phẩm.

– Mặt kinh tế xã hội: Chính là thể hiện mối quan hệ sản xuất, sự lao động
sáng tạo giữa những người lao động với nhau.

3.1.2 Các bộ phận của quá trình sản xuất
Mục tiêu

– Hiểu và phân loại được các bộ phận của quá trình sản xuất;

45
Nội dung

Cơ cấu sản xuất phản ánh bố cục được tạo lập bởi các bộ phận sản xuất và
phục vụ sản xuất, những hình thức xây dựng bộ phận đó sự phân bố về không
gian và mối liên hệ giữa chúng với nhau.

Cơ cấu sản xuất của một doanh nghiệp phản ánh cơ sở vật chất kỹ thuật của
doanh nghiệp đó, phản ánh qui mô của doanh nghiệp, phản ánh trình độ công
nghệ và kỹ thuật của doanh nghiệp.

Cơ cấu sản xuất của doanh nghiệp bao gồm:

a. Các bộ phận của quá trình sản xuất

Bộ phận sản xuất chính: Là bộ phận trực tiếp chế tạo sản phẩm. Đặc điểm:
nguyên vật liệu mà nó chế biến phải trở thành sản phẩm chính của doanh nghiệp.

Bộ phận sản xuất phụ: Tận dụng phế liệu, phế phẩm của sản xuất chính để
chế ra những loại sản phẩm phụ. Chú ý: khi quy mô của bộ phận này phát triển
đến mức nào đó thì nó không còn là bộ phận sản xuất phụ mà trở thành bộ phận
sản xuất chính trong doanh nghiệp liên hợp.VD: Doanh nghiệp liên hợp đường –
giấy – rượu.

Bộ phận sản xuất phù trợ: Là bộ phận mà hoạt động của nó có tác dụng
phục vụ trực tiếp cho quá trình sản xuất chính, đảm bảo cho quá trình sản xuất
chính có thể tiến hành một cách đều đặn, liên tục. VD: Trong doanh nghiệp chế
tạo cơ khí muốn hoạt động thường xuyên cần có bộ phận cung cấp các loại dụng
cụ cắt gọt,khuôn mẫu, sửa chữa cơ và điện.

Bộ phận phục vụ sản xuất: Đảm bảo cung ứng, bảo quản, cấp phát, vận
chuyển nguyên vật liệu, nhiên liệu, thành phẩm. Gồm hệ thống kho tàng, lực
lượng vận chuyển nội bộ và vận tải bên ngoài doanh nghiệp.

b. Các cấp của quá trình sản xuất

Phân xưởng: Là đơn vị tổ chức cơ bản và chủ yếu của doanh nghiệp , có
nhiệm vụ sản xuất một loại sản phẩm hoặc hoàn thành một giai đoạn của quá
trình sản xuất.

Ngành (Buồng máy): Đơn vị tổ chức sản xuất trong những phân xưởng quy
mô lớn. Đó là tổng hợp trên cùng một khu vực nhiều nơi làm việc có quan hệ
mật thiết với nhau về mặt công nghệ hoặc sản phẩm. Ngành có thể được chuyên
môn hóa theo công nghệ như: Tiện, phay, …hoặc chuyên môn hóa theo đối
tượng như: Ngành trục, ngành bánh răng…

Nơi làm việc: Là đơn vị cơ sở của của cơ cấu sản xuất trong doanh nghiệp
công nghiệp. Là phần diện tích để một công nhân hoặc một nhóm công nhân sử

46

dụng máy móc, thiết bị, dụng cụ để hoàn thành một bước công việc trong quá
trình chế tạo sản phẩm.Nơi làm việc có thể có một công nhân điều khiển một
máy móc, thiết bị hoặc một công nhân điều khiển, trông coi nhiều máy móc,
thiết bị, hoặc một nhóm công nhân điều khiển một máy móc, thiết bị.

c. Các kiểu cơ cấu sản xuất

Doanh nghiệp – Phân xưởng – Ngành – Nơi làm việc
Doanh nghiệp – Phân xưởng – Nơi làm việc

Doanh nghiệp – Ngành – Nơi làm việc
Doanh nghiệp – Nơi làm việc

Một số phân xưởng khác có cấp nhà máy (xưởng).

d. Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu sản xuất.

– Chủng loại, đặc điểm kết cấu và chất lượng sản phẩm.

– Chủng loại, khối lượng và tính chất cơ, lý, hoá của nguyên vật liệu
– Máy móc, thiết bị công nghệ

– Trình độ chuyên môn hoá và hiệp tác hoá của doanh nghiệp

3.1.3 Các loại hình sản xuất

Mục tiêu

– Trình bày được khái niệm loại hình sản xuất, hiểu và phân loại được các
loại hình sản xuất;

– Có tính kỷ luật, nghiêm túc, chủ động và tích cực sáng tạo trong học tập.
* Khái niệm loại hình sản xuất:

Loại hình sản xuất là đặc tính tổ chức-kỹ thuật tổng hợp nhất của sản xuất
được qui định chủ yếu bởi trình độ chuyên môn hóa của nơi làm việc, số chủng
loại và tính ổn định của đối tượng chế biến trên nơi làm việc. Thực chất loại
hình sản xuất là dấu hiệu biểu thị trình độ chuyên môn hóa của nơi làm việc.

a. Sản xuất mang tính thực nghiệm

* Sản xuất mang tính thực nghiệm: Là loại hình sản xuất đơn chiếc, thuộc sản
xuất gián đoạn. Các nơi làm việc thực hiện chế biến nhiều loại chi tiết khác nhau,
nhiều bước công việc khác nhau trong quá trình Công nghiệp sản xuất sản phẩm.

* Đặc điểm của thực nghiệm: Mỗi loại chi tiết được chế biến với khối
lượng rất ít, thậm chí có khi chỉ một chiếc. Các nơi làm việc không chuyên môn
hóa được bố trí theo nguyên tắc công nghệ. Máy móc thiết bị vận năng thường
được sử dụng trên các nơi làm việc. Công nhân thành thạo một nghề và biết

47

nhiều nghề. Thời gian gián đoạn lớn. Loại hình sản xuất thực nghiệm có tính
linh hoạt cao.

* Sản xuất mang tính thực nghiệm được chia thành:
– Sản xuất thực nghiệm để kiểm tra chất lượng

– Sản xuất thực nghiệm để hoàn thiện qui trình công nghệ

– Sản xuất thực nghiệm để thăm dò nhu cầu, thị hiếu của thị trường tiêu thụ.
– Sản xuất thực nghiệm để thực hiện sản xuất theo yêu cầu của khách hàng.
* Phương pháp sản xuất thực nghiệm:

Sản xuất thực nghiệm thường áp dụng phương pháp sản xuất đơn chiếc.
Trong hệ thống sản xuất đơn chiếc, người ta tiến hành sản xuất rất nhiều loại sản
phẩm, với sản lượng nhỏ, đôi khi chỉ thực hiện một lần,trình độ chuyên môn hóa
nơi làm việc rất thấp. Để tiến hành sản xuất, người ta không lập qui trình công
nghệ một cách tỉ mỉ cho từng chi tiết, sản phẩm mà chỉ qui định những bước
công việc chung (Thí dụ: Tiện, phay, bào, mài…). Công việc sẽ được giao cụ
thể cho mỗi nơI làm việc phù hợp với kế hoạch, tiến độ và trên cơ sở các tài liệu
kỹ thuật như bản vẽ, chế độ gia công… Kiểm soát quá trình sản xuất yêu cầu hết
sức chặt chẽ đối với các nơi làm việc vốn được bố trí theo nguyên tắc Công
nghệ, nhằm đảm bảo sử dụng hiệu quả máy móc thiết bị. Hơn nữa, sản xuất thực
nghiệm còn yêu cầu giám sát khả năng hoàn thành mẫu hàng.

b. Sản xuất mang tính kinh doanh

Sản xuất kinh doanh là quá trình từ khâu chuẩn bị mua sắm vật tư, kỹ thuật,
tổ chức quá trình sản xuất đến khâu cuối cùng là tiêu thụ sản phẩm hang hóa để
có được tích lũy tiền tệ.

Có thể chia loại hình sản xuất kinh doanh thành các loại như: Sản xuất khối
lượng lớn, sản xuất hàng loạt trong đó có sản xuất hàng loạt lớn, sản xuất hàng
loạt vùa, sản xuất hàng loạt nhỏ, sản xuất đơn chiếc và sản xuất dự án.

* Đặc điểm của các loại hình sản xuất kinh doanh:
– Sản xuất khối lượng lớn:

Biểu hiện rõ nhất đặc tính của hệ thống sản xuất liên tục. Đặc điểm của sản
xuất khối lượng lớn là nơi làm việc chỉ tiến hành chế biến chi tiết của sản phẩm.
Hay một bước công việc của qui trình công nghệ chế biến sản phẩm, nhưng với
khối lượng rất lớn. Với loại hình sản xuất này, người ta hay sử dụng các máy móc,
dụng cụ chuyên dùng. Các nơi làm việc được bố trí theo nguyên tắc đối tượng.
Công nhân được chuyên môn hóa cao. Đường đi sản xuất ngắn. Ít quanh co, sản
phẩm dở dang ít. Kừt quả sản xuất được hạch toán đơn giản và khá chính xác.

48
– Sản xuất hàng loạt:

Trong sản xuất hàng loạt, nơi làm việc được phân công chế biến một số loại
chi tiết, bước công việc khác nhau. Các chi tiết, bước công việc này được thay
nhau lần lượt chế biến theo định kỳ.

Nếu chủng loại, chi tiết, bước công việc phân công cho nơi làm việc ít với
số lượng mỗi loại lớn thì gọi là sản xuất hàng loạt lớn. Trái lại nếu chủng loại,
chi tiết, bước công việc qua nơi làm việc lớn, mà khối mỗi loại nhỏ thì người ta
gọi là sản xuất hàng loạt nhỏ. Loại hình sản xuất nằm giữa hai loại hình sản xuất
trên có thể gọi là sản xuất hàng loạt vừa.

Ở nơi làm việc sản xuất hàng loạt. Quá trình sản xuất sẽ liên tục khi nó
đang chế biến một loại chi tiết nào đó, nhưng khi chuyển từ loại chi tiết này sang
loại chi tiết khác thì phải có thời gian tạm ngừng sản xuất. Trong khoảng thời
gian tạm ngừng sản xuất này, người ta thực hiện điều chỉnh máy móc thiết bị,
thay đổi dụng cụ thu gọn nơi làm việc … Như vậy, thời gian gián đoạn chiếm
một tỷ lệ đáng kể trong toàn bộ thời gian sản xuất. Điều này có thể ảnh hưởng
đến mức độ sử dụng công suất máy móc thiết bị, đến năng xuất lao động của
công nhân, cũng như ảnh hưởng tới dòng dịch chuyển liên tục của các đối tượng.

– Sản xuất đơn chiếc:

Sản xuất đơn chiếc, thuộc sản xuất gián đoạn. Các nơi làm việc thực hiện
chế biến nhiều loại chi tiết khác nhau, nhiều bước công việc khác nhau trong quá
trình Công nghiệp sản xuất sản phẩm. Mỗi loại chi tiết được chế biến với khối
lượng rất ít, thậm chí có khi chỉ một chiếc. Các nơi làm việc không chuyên môn
hóa được và được bố trí theo nguyên tắc công nghệ. Máy móc thiết bị vận năng
thường được sử dụng trên các nơi làm việc. Công nhân thành thạo một nghề và
biết nhiều nghề. Thời gian giấn đoạn lớn. Loại hình sản xuất đơn chiếc có tính
linh hoạt cao.

– Sản xuất dự án:

Sản xuấ dự án cũng là một loại sản xuất gián đoạn, nhưng các nơi làm việc
tồn tại trong khoảng thời gian ngắn theo quá trình công nghệ sản xuất của một
loại sản phẩm hay đơn hàng nào đó. Sự tồn tại của nơi làm việc ngắn, nên máy
móc thiết bị, công nhân thường phải phân công theo công việc khi công việc kết
thúc có thể phải giải tán lực lượng lao động này hoặc di chuyển đến nơi làm việc
khác. Vì thế, người ta có thẻ sử dụng công nhân từ các bộ phận khác nhau trong
tổ chức để phục vụ dự án. Trong loại hình sản xuất này, hiệu quả sử dụng máy
móc thiết bị thấp, công nhân và máy móc thiết bị thường phải phân tán cho các
dự án khác nhau, vì thế để nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức, cần phải tổ
chức theo cơ cấu ma trận. Cơ cấu này có khả năng tập chung điều phối sử dụng

49

hợp lý các nguồn lực của hệ thống, cơ cấu ngang hình thành theo các dự án có
nhiệm vụ phối hợp các hoạt động khác nhau phù hợp với tiến độ của từng dự án.

* Các nhân tố ảnh hưởng đến loại hình sản xuất

Mỗi loại hình sản xuất có những đặc tính riêng ảnh hưởng lớn đến công tác
quản lý sản xuất. Việc lựa chọn loại hình sản xuất không thể tiến hành một cách
tùy tiện, bởi vì loại hình sản xuất luôn chịu ảnh hưởng của các nhân tố có tính
khách quan ảnh hưởng.

Trình độ chuyên môn hóa của Xí nghiệp:

Mỗi Xí nghiệp có trình độ chuyên môn hóa cao thể hiện ở chủng loại sản
phẩm nó sản xuất ít và số lượng sản phẩm mỗi loại lớn. Điều kiện chuyên môn
hóa của Xí nghiệp như vậy cho phép có thể chuyên môn hóa cao đối với các nơi
làm việc và bộ phận sản xuất. Chuyên môn hóa còn có thể dẫn tới khả năng tăng
cường hiệp tác sản xuất giữa các Xí nghiệp làm giảm chủng loaijvaf gia tăng
khối lượng chi tiết bộ phận chế biến trong Xí nghiệp nâng cao hơn nữa loại hình
sản xuất.

Mức độ phức tạp của kết cấu sản phẩm:

Sản phẩm có kết cấu phức tạp là sản phẩm gồm nhiều chi tiết hợp thành.
Yêu cầu về kỹ thuật cao, quá trình công nghệ gồm nhiều dạng gia công khác
nhau, nhiều bước công việc khác nhau. Sản phẩm cành phức tạp càng phải trang
bị nhiều loại máy móc thiết bị, dụng cụ chuyên dùng. Đây là khó khăn trong
chuyên môn hóa nơi làm việc nâng cao loại hình sản suất.

Qui mô sản xuất của Xí nghiệp:

Qui mô của Xí nghiệp biểu hiện ở sản lượng sản phẩm sản xuất, số lượng
máy móc thiết bị, số lượng công nhân… Qui mô Xí nghiệp càng lớn càng dễ có
điều kiện chuyên môn hóa các nơi làm việc và bộ phận sản xuất.

Các nhân tố ảnh hưởng đến loại hình sản xuất là khách quan, chúng gây ra
tác động tổng hợp lên loại hình sản xuất.