Quá trình cải cách giáo dục ở Việt Nam và những thay đổi đáng nhớ
1. Cải cách giáo dục ở Việt Nam là n
hư thế nào?
Cải cách giáo dục ở Việt Nam chính là sự thay đổi toàn bộ chương trình hay hệ thống giáo dục phổ thông, đại học tại Việt Nam từ sau năm 1976. Sự cải cách này sẽ bao gồm những thay đổi có liên quan tới chương trình giáo dục, phương pháp dạy và học hay thậm chí là nội dung sách giáo khoa,…
Cải cách giáo dục ở Việt Nam là như thế nào?
Từ sau năm 1976 cho đến nay, nền giáo dục nước ta đã trải qua nhiều đợt cải cách, tuy nhiên hầu hết những đợt cải cách này đều không dựa trên những triết lý hay lý luận cụ thể nào về giáo dục. Mỗi sự thay đổi đều bắt nguồn từ việc đưa ra phương pháp rồi tiến hành thử nghiệm sau đó mới là chính thức áp dụng.
Giáo dục vẫn luôn nắm giữ vị trí quan trọng từ trước tới nay, nó ảnh hưởng tới tương lai của đất nước. Bạn thử nghĩ xem nếu 1 quốc gia không có học vấn, không có tri thức thì nó sẽ phát triển như thế nào.
Xem thêm: Tìm việc làm Giáo dục – Đào tạo nhanh chóng tại timviec365.com.vn
2. Cùng nhìn lại các đợt cải cách giáo dục tại Việt Nam đã trải qua
2.1. Các giai đoạn thay đổi cấu trúc hệ thống giáo dục phổ thông
Cuộc cải cách lần đầu tiên được diễn ra vào năm 1950.
Năm 1950 hệ thống giáo dục được chuyển đổi từ phân ban tú tài cũ sang hệ thống giáo dục phổ thông 9 năm. Có nghĩa là toàn bộ quá trình từ THCS cho đến THPT chỉ kéo dài 9 năm.
Tiếp đến là cuộc cải cách giáo dục lần thứ 2 ở Việt Nam: Năm 1956 – 1976, khu vực miền Bắc sẽ được tổ chức theo hệ thống trường phổ thông 10 năm, trong đó được chia thành 3 cấp học khác nhau, cấp 1 là 4 năm đầu tiên (Lớp 1 đến lớp 4), cấp 2 là 3 năm tiếp theo (Lớp 5 đến lớp 7) và cấp 3 là 3 năm còn lại (Lớp 8 đến lớp 10). Trong 1 năm học, theo chương trình học phổ thông 10 năm này thì học sinh sẽ học theo 4 kỳ khác nhau, tất cả đều phải đảm bảo điểm số các môn học ở mức khá và giỏi để có điểm tổng kết đạt danh hiệu học sinh khá, giỏi hay xuất sắc. Có thể bạn chưa biết, ở lần cải cách này nội dung sách giáo khoa chủ yếu là sao chép lại các nước xã hội chủ nghĩa, do vậy chúng chứa vốn kiến thức quá nặng gây khó khăn cho người học.
Các giai đoạn thay đổi cấu trúc hệ thống giáo dục phổ thông
Năm 1976, lúc này 2 miền Bắc – Nam thống nhất thế nhưng khuôn mẫu giáo dục dường như lại không hề có dấu hiệu của sự thay đổi. Mãi cho tới năm 1981, chương trình 11 năm được áp dụng cho miền Bắc, lớp 5 được thêm vào và cho tới năm 1992 – 1993 thì hệ 11 năm chính thức được chuyển đổi thành hệ 12 năm áp dụng chung cho toàn quốc.
Cũng ở cuộc cải cách năm 1981 này, sách giáo khoa cũng được chú ý hơn, trong đó nội dung và chữ viết được thay đổi khá nhiều, nhưng nói về kiến thức thì do ảnh hưởng của các nước Liên Xô và các nước Đông Âu nên kiến thức được đưa vào sách giáo khoa cho hệ phổ thông tại Việt Nam vẫn được đánh giá là quá tải.
Năm 2000, một sự cải cách lớn trong nền giáo dục tiếp tục xuất hiện, theo đó toàn bộ kiến thức, chương trình học cấp giáo dục phổ thông được đổi mới hoàn toàn. Năm học 2002 – 2003, hình thức cuốn chiếu đồng thời từ khối lớp 1 và lớp 6 được hoàn tất vào năm 2008 – 2009. Có thể nói đây là lần cải cách được đánh giá là bài bản nhất kể từ sau Cách mạng Tháng Tám.
Và cho tới những năm gần đây, cụ thể là 2018 – 2019, chương trình giáo dục phổ thông sẽ tiếp tục có sự cải cách, theo đó số lượng các môn học bắt buộc sẽ được giảm đi thay vào đó là tăng thêm các môn tự chọn.
2.2. Cho phép tư nhân tham gia vào đào tạo giáo dục
Nếu như trước đây nền giáo dục là độc quyền của Nhà nước, như vậy cũng có nghĩa là chỉ có Nhà nước mới có quyền thành lập nên các trường học còn các tổ chức tư nhân thì không.
Cho phép tư nhân tham gia
Tuy nhiên, nhận thấy vai trò của tư nhân có ảnh hưởng tới công cuộc cải cách giáo dục, Nhà nước Việt Nam đã cho phép chuyển từ nền giáo dục miễn phí sang nền giáo dục thu học phí, đồng thời cho phép các trường tư thục hoạt động một cách hợp pháp từ năm 1986.
2.3. Việc phân ban và không phân ban
Phân ban và không phân ban cũng là vấn đề trong giáo dục được nhắc đến nhiều nhất. Thực tế cũng có nhiều đợt cải cách diễn ra xoay quanh vấn đề này, chúng ta cùng theo dõi xem đó là gì nhé:
– Giai đoạn 2006 – 2010: Đây chính là thời kỳ nền giáo dục Việt Nam áp dụng chương trình học phân ban dưới sự lãnh đạo của ông Nguyễn Thiện Nhân, thực ra ý tưởng học phân ban này đã được xuất phát từ trước đó rồi.
Việc phân ban và không phân ban
Năm 2006, chương trình học phân ban được áp dụng đại trà, trong đó có 2 ban được phân chia là ban Khoa học tự nhiên và ban Xã hội nhân văn. Việc phân ban này được dự kiến thử nghiệm 1 năm sau đó sẽ áp dụng đại trà, tuy nhiên mãi cho tới năm học 2006 – 2007 nó mới chính thức được áp dụng với nhiều sửa đổi. Cụ thể lần sửa đổi cuối cùng là vẫn áp dụng 2 ban A và C nhưng thêm ban B để học sinh có nhiều lựa chọn hơn.
Với học sinh lớp 12, sách giáo khoa sẽ có 2 chương trình khác nhau đó là chương trình dành cho học sinh phân ban và không phân ban. Cho tới năm 2009, cũng là năm đầu tiên học sinh lớp 12 cả nước tốt nghiệp và thi tuyển sinh vào các hệ Cao đẳng, Đại học theo chương trình phân ban. Dựa vào kết quả người ta nhận thấy việc phân ban là một sự lãng phí và gây tổn thất lớn nên chương trình học phân ban chính thức kết thúc vào năm 2014.
3. Phương thức thi tốt nghiệp phổ thông và thi đại học được thay đổi như thế nào?
3.1. Phương thức thi tốt nghiệp THPT và những cải cách đáng nhớ
Không chỉ có chương trình học mà phương thức thi tốt nghiệp THPT và thi đại học cũng liên tục được cải cách. Cụ thể có 4 giai đoạn cải cách khác nhau khiến nền giáo dục Việt Nam đi hết từ thay đổi này tới thay đổi khác, hãy cùng tôi tìm hiểu về chúng một cách chi tiết nhất nhé:
Giai đoạn cải cách từ 1970 – 1979
Ở giai đoạn này, chỉ tiêu vào các trường sẽ được phân bổ cho các tỉnh, theo đó dựa vào năng lực học tập thực tế của học sinh ở cấp bậc phổ thông, nhà trường sẽ phối hợp cùng với ban Tuyển sinh cấp huyện dự kiến và sắp xếp thí sinh vào các trường khác nhau sao cho phù hợp.
Môn thi sẽ tùy thuộc vào sự lựa chọn của mỗi thí sinh đó và địa điểm thi chính là tại tỉnh với các điểm thi khác nhau.
Phương thức thi tốt nghiệp THPT và những cải cách đáng nhớ
Những ứng viên nào tốt nghiệp THPT mới tiếp tục bước vào kỳ thi tuyển sinh vào các trường Cao đẳng, Đại học. Đối với những thí sinh có kết quả thi cao sẽ được nhà trường gửi gắm sang nước ngoài để học tập với điều kiện tốt hơn.
Giai đoạn cải cách từ năm 1980 – 1990
Giai đoạn này, thí sinh sẽ làm hồ sơ đăng ký dự thi vào các trường Đại học, Cao đẳng phù hợp với khả năng của mình. Môn thi sẽ được chọn theo khối A, B hoặc C tuỳ theo định hướng trước đó của mối thí sinh.
Các thí sinh ở giai đoạn này cũng phải trải qua 2 kỳ thi khác nhau, tuy nhiên mỗi người cần vượt qua kỳ thi tốt nghiệp THPT rồi mới bước sang kỳ thi tuyển sinh vào Cao đẳng, Đại học.
Giai đoạn cải cách từ năm 1991 – 2001
Giai đoạn này có sự khác biệt so với giai đoạn trước đó, có nghĩa là ngành Giáo dục không tổ chức kỳ thi Tuyển sinh chung cho học sinh lớp 12 toàn quốc nữa mà các trường sẽ tự tổ chức các kỳ thi cho riêng mình. Với hình thức này các thí sinh có thể đăng ký được nhiều trường để gia tăng cơ hội trúng tuyển với các chuyên ngành mà mình yêu thích.
Sự cải cách nền giáo dục Việt Nam
Giai đoạn cải cách từ năm 2002 – 2004
Ở giai đoạn này, ngành giáo dục Việt Nam áp dụng hình thức tổ chức kỳ thi với tiêu chí là “ba chung” đó là: Chung đề, chung đợt thi và sử dụng chung kết quả thi.
Các thí sinh sẽ tiến hành theo 3 đợt thi với sự phân chia các khối: Đợt 1 là khối A, đợt 2 là thi khối B,C,D và đợt 3 là thi Cao đẳng. Tuy nhiên tới năm 2013 kỳ thi Cao đẳng chính thức được loại bỏ vì vậy Cao đẳng cũng sẽ th cùng với Đại học luôn.
Thí sinh ở giai đoạn này sẽ phải di chuyển tới những thành phố lớn để dự thi tuyển sinh thay vì thi ở các điểm thi tại tỉnh như giai đoạn trước. Khi có kết quả, Bộ Giáo dục sẽ ra quy định về điểm sàn với từng khối thi, theo đó các trường sẽ xét tuyển theo mức điểm này, thí sinh không đủ điểm sẽ không đủ điều kiện để tuyển sinh vào hệ cao đẳng, đại học tại các trường.
3.2. Cải cách nền giáo dục đại học
Năm 2005, nền giáo dục Đại học đã thiết lập các bằng Cử nhân, Thạc sĩ và Tiến sĩ tuy nhiên số lượng trường áp dụng chưa nhiều.
Cho tới năm 2012, nền giáo dục Việt Nam bắt đầu có sự tích cực về việc cải cách hệ thống Giáo dục Đại học điều này khiến cho việc phát triển của cấp học này thêm phần phát triển.
Tuy nhiên tính tới năm 2015, số lượng người có trình độ đại học thất nghiệp gia tăng, Nhà nước Việt Nam nhận thấy rằng đây là một sự thiếu sót lớn của ngành giáo dục. Chúng ta đã bỏ qua giai đoạn định hướng nghề nghiệp ở các cấp bậc THPT vậy nên học sinh chưa nhận thức đúng đắn về ngành nghề tương lai trong xã hội, cộng thêm việc theo nhau vào đại học lại dấy lên càng làm lu mờ đi giá trị đích thực của nó.
Cải cách nền giáo dục các cấp
Như vậy timviec365.com.vn vừa cung cấp cho bạn một số thông tin hữu ích liên quan tới việc cải cách giáo dục ở Việt Nam. Hy vọng sau khi tham khảo người đọc sẽ hiểu hơn về những sự thay đổi từ trước tới nay của nền giáo dục nước nhà, từ đó có thêm những thay đổi cho bản thân mình ngày càng phát triển hơn. Cải cách luôn là hướng tới cái mới, cái tốt đẹp để hoàn thiện, vậy chẳng có lý do gì mà bạn không cải cách bản thân để nắm trong tay tương lai của chính mình.