QUY TRÌNH TRỒNG ỚT NGỌT F1( ỚT CHUÔNG)
Danh mục sản phẩm
-
Rau ăn quả
-
Súp lơ
-
Rau ăn củ
-
Rau ăn lá
-
Rau gia vị
-
Rau mầm
-
Hạt giống hoa
Mục Lục
Hạt giống rau
Hạt giống hoa
Hỗ trợ trực tuyến
Mr. Doan – NV Kỹ thuật
0982741397
Mrs. Hà – KT bán hàng
0904535955 – 0971078766
Liên kết website
- http://vietaseeds.com/
- www.vnua.edu.vn
- www.cuctrongtrot.gov.vn
- www.ppd.gov.vn
- www.mard.gov.vn
Quảng cáo
- Trang chủ
- Tư vấn kỹ thuật
QUY TRÌNH TRỒNG ỚT NGỌT F1( ỚT CHUÔNG)
11/03/2017
Ớt ngọt là loại thực phẩm có mặt ở nước ta từ lâu, song mãi đến những năm gần đây, cùng với sự đi lên của đời sống xã hội, ớt ngọt ngày càng xuất hiện nhiều trong bữa ăn của dân ta.
Ớt ngọt là loại thực phẩm có mặt ở nước ta từ lâu, song mãi đến những năm gần đây, cùng với sự đi lên của đời sống xã hội, ớt ngọt ngày càng xuất hiện nhiều trong bữa ăn của dân ta.
• Thời vụ trồng
Cây ớt ngọt có thể trồng từ tháng 9 đến cuối tháng 1 năm sau. Ớt ngọt ưa nhiệt độ thấp khoảng trên dưới 200C nên trồng vụ đông xuân là thích hợp; trồng vụ xuân hè cây hay bị một số bệnh (thối nhũn quả, rám quả…) làm giảm năng suất cũng như chất lượng quả.
Thời gian từ trồng đến thu hoạch của cây ớt ngọt khoảng 120-130 ngày. Vụ đông xuân gieo hạt vào tháng 9, sau 40-45 ngày cây con đem trồng, quả thu hoạch vào tháng 1-2 năm sau.
• Gieo hạt và chăm sóc cây con
Làm đất thật nhỏ, tơi, lên luống cao 20cm, mặt luống rộng 1m, khi gieo hạt, rạch hàng sâu 1-2cm, khoảng cách hàng-hàng là 10cm. Hạt ớt ngọt trước khi gieo cần ngâm nước ấm 3000C trong 24 giờ, vớt ra trộn với mùn (rơm rác hoai mục, mùn cưa, đất tơi…), bọc vào bao tải ủ trong 3-4 ngày cho hạt nứt nanh, đem gieo vào vườn ươm.
Lượng gieo 0,5-0,6g/m2, lượng hạt giống cần gieo để trồng 1 sào Bắc bộ là 18- 20g (1.200-1.400 cây/sào). Sau khi gieo, phủ một lớp đất bột mỏng lên trên, tưới giữ ẩm đất liên tục trong 5-7 ngày đầu sau trồng (mỗi ngày tưới 1 lần). Sau khi cây nhô lên khỏi đất 3-5cm (10 ngày sau trồng), tưới bằng nước giải pha loãng. Nếu trời rét, sương muối cần chống rét cho cây bằng cách che phủ đất bằng tro, rơm rạ… hay che phủ mặt luống bằng giấy nilon.
• Làm đất, bón lót
Cây ớt ngọt ưa đất thịt nhẹ, cấu tượng tốt, màu mỡ, đất pha cát hoặc đất thịt nhẹ, pH = 5,5-7. Ớt ngọt rất mẫn cảm với khô hạn cũng như quá nhiều nước: thời kỳ cây ra hoa, nếu để thiếu nước, cây dễ bị rụng hoa, rụng quả non, do đó ớt ngọt cần tưới đủ ẩm, song đất phải thoát nước tốt; ớt ngọt đòi hỏi độ ẩm không khí khô.
Làm đất lên luống cao 20-25cm, luống rộng 1-1,2m, rãnh giữa 2 luống 25-30cm. Đào hốc để trồng cây con, khoảng cách hốc 60x40cm. Đất làm kỹ, lượng phân bón lót cho 1 sào: 700kg phân chuồng (phân gia cầm là tốt nhất), 15kg supe lân, 6kg kali sulphat, 6kg đạm urê. Tất cả phân bón lót đem trộn đều với đất tơi sau đó đưa trực tiếp vào hốc, phủ lớp đất mỏng lên trên rồi trồng cây vào.
• Trồng và chăm sóc
Cây con 40-45 ngày tuổi, cao 15-20cm, có 4-5 lá thật là có thể mang trồng ở ruộng sản xuất. ớt ngọt rất nhanh có hoa, ở một số giống cây ra hoa ở giai đoạn 6-7 lá thật, nếu để cây con quá già sẽ ảnh hưởng đến năng suất sau này.
Ở ruộng sản xuất, cây được trồng theo từng hốc, mật độ 40x60cm (1.200-1.400 cây/sào). Nén chặt gốc và tưới giữ ẩm đất liên tục trong 5 ngày đầu sau trồng. Khi cây bén rễ, tuỳ thời tiết mà tưới đủ ẩm cho cây.
– Che phủ: Nếu có điều kiện nên làm lớp che phủ nilon trước khi trồng hoặc phủ rơm sau trồng.
– Tưới: Sau khi trồng phải tưới cho ớt hàng ngày cho đến khi cây hồi xanh, ở giai đoạn sinh trưởng sau nên thường xuyên tới giữ ẩm cho cây trong suốt thời gian sinh trưởng. Dùng nước tưới ở các giếng khoan hoặc các sông ngòi không có chất phế thải của thành phố, khu công nghiệp hoặc nghĩa trang, bệnh viện. Có thể tưới rãnh khi cây đã ra hoa, độ ẩm thích hợp trong suốt thời gian sinh trưởng của ớt là 75-80%. Chú ý không để ruộng ớt quá ớt, sẽ tăng tỷ lệ bệnh héo xanh vi khuẩn.
– Khử lẫn: Chú ý khử lẫn trong quá trình chăm sóc ớt ngọt, vì ớt ngọt có tỷ lệ giao phấn cao, đặc biệt là tạp giao với ớt cay. Cần chú ý đặc biệt khâu khử lẫn ở các ruộng sản xuất hạt giống.
– Tỉa cành: ở những giống có nhiều cành thì tỉa bớt chỉ để lại mỗi cây 3-4 cành. Thường xuyên tỉa bỏ lá già úa, lá bệnh dưới gốc; trước khi cây ra hoa, tỉa chỉ để lại 3-4 cành để tập trung nuôi quả tốt.
– Làm cỏ, xới xáo, vun gốc: Nên làm cỏ 3 lần, kết hợp với bón phân và vun gốc:
– Bón thúc 3 lần cho cây, lần đầu sau khi cây hồi xanh bén rễ, lần 2 khi cây bắt đầu ra hoa, lần cuối chuẩn bị thu hái lứa quả đầu tiên. Mỗi lần bón thúc 2kg urê, 2kg kali. Khi bón thúc kết hợp làm cỏ, vun gốc. Trong điều kiện thuận lợi có thể bón bổ sung lần 4 khi cây đã cho thu hoạch lứa thứ nhất, nhưng chú ý không bón nhiều đạm trước khi thu quả, sẽ dẫn đến hiện tượng tăng tích lũy NO3 trong quả.
ớt ngọt không nên trồng liên tục nhiều vụ trên một ruộng, không luân canh với cây cùng họ cà như cà chua, khoai tây, cà tím, cà bát… để tránh các nguồn bệnh tồn dư trên ruộng từ vụ trước. Trong quá trình trồng và chăm sóc, cần theo dõi để phòng trị bệnh và sâu hại cho cây ớt.
- . Phòng bệnh
Bệnh Thán thư (Colletotricum spp.): Là bệnh nguy hiểm gây thối quả hàng loạt và thường xuất hiện vào các tháng nóng, ẩm trong năm (tháng 5,6,7,8). Bệnh lan truyền do nấm tồn tại trên tàn dư cây trồng của vụ trước, do đó khi trồng ớt phải tuân thủ luân canh nghiêm ngặt. Triệu chứng bệnh: Đầu tiên có vết ướt trên quả, sau đó lan rộng biến thành màu tối, vết bệnh thường có dạng vòng, trung tâm vết bệnh có màu đen. Nếu gặp thời tiết ẩm ướt trên vết bệnh có lớp bào tử màu hồng cam. Khi bệnh xuất hiện n ên hạn chế tưới phun lên cây, vì tưới sẽ tạo điều kiện cho nấm bệnh lây lan nhanh chóng. Bệnh xuất hiện có thể dùng thuốc Manep 0.2% + Kitazin hoặc Benlat 50WP, Daconil + Dithal để phòng trừ …, liều lượng sử dụng theo khuyến cáo trên bao bì. + Bệnh Héo vàng do nấm (Fusarium oxysporum): Xuất hiện chủ yếu ở giai đoạn cây con đến khi ra hoa. Triệu chứng điển hình thường thấy ở phần thân gần gốc, có những vết nấm đốm thành mảng trên bề mặt. Nấm bệnh làm hư hại đến bó mạch dẫn của cây, do vậy cây héo xanh và chết. Có thể dùng Kasuran 0,2% hay Rovral 0.2% phun tưới vào gốc cây giai đoạn từ 15 – 30 ngày sau trồng. + Bệnh héo xanh do vi khuẩn (Pseudomonas solanaceaerum): Do 2 nguy ên nhân: Do đất bị nhiễm khuẩn héo xanh hoặc do giống kháng bệnh héo xanh kém. Triệu chứng điển hình là cây đang phát triển tốt nhưng vào giữa trưa nắng có một số cây bị héo rũ, đến chiều lại hồi phục, hiện tượng này diễn ra trong một thời gian ngắn sau đó cây héo luôn. Khi cắt đoạn thân gần gốc đặt vào ly nước sẽ thấy dịch trắng loang ra, đó chính là dịch vi khuẩn. Khi bệnh xuất hiện cần nhổ bỏ cây bệnh đem tiêu hủy xa nơi trồng. Nên đảm bảo chế độ luân canh tuyệt đối ít nhất 3 – 5 vụ với các cây trồng khác không cùng họ với ớt. Trước khi trồng ớt nên tiến hành khử đất thật kỹ để giảm hiện tượng cây héo xanh do vi khuẩn. - Ngoài ra còn gặp một số bệnh như: Sương mai ( Phytophthora infestans), Bệnh thối xốp vi khuẩn (Erwinia spp.), Đốm lá vi khuẩn (Xanthomonas campestris), Thối đen (Botrytis spp.) v.v..Có thể dùng Boocđô, Daconil, Anvil,…để phòng trừ. + Bệnh virus: Là bệnh hại tương đối nặng đối với các vùng trồng ớt. Do đó trước khi trồng ớt nên luân canh tuyệt đối với các loại cây không cùng họ cà. Tiêu diệt môi giới truyền bệnh là rệp, bọ trĩ, nhện đỏ,…trên vườn, nhổ bỏ và tiêu hủy kịp thời những cây bệnh để không cho bệnh lây lan. + Sâu hại: Cần chú ý đến 03 loại côn trùng gây hại nghiêm trọng là: Rệp (Aphid gossypii và Myzus persicae); B ọ trĩ (Thrips palmi); Nhện trắng(Poliphago tarsonemus). Nên kiểm tra ruộng trồng hàng ngày để phát hiện sớm và phun thuốc kịp thời. Có thể dùng các loại thuốc sâu lưu dẫn có tác dụng kéo dài và hiệu quả cao như: Confidor, Regent, Pegasus, Trigard…để phòng trừ kịp thời. Thu hoạch, bảo quản: Sau khi trồng khoảng 3.5 tháng thì cho thu hoạch quả lần đầu tiên, khi trái đạt kích thước tối đa, màu sắc chuyển từ màu xanh sang vàng hay đỏ được khoảng hơn hai phần trái thì có thể thu hoạch. Ớt cho thu hoạch liên tục 5–6 tháng. Khi thu hoạch nên cẩn thận để tránh trầy xước sẽ làm hỏng và mất phẩm chất của trái.
• Thu hoạch
Sau trồng khoảng 2 tháng thì ớt ra hoa, đến tháng thứ ba thì cho thu hoạch đợt quả đầu tiên. Cây ớt ra hoa liên tục và ra quả cho thu hoạch thành nhiều lứa. Đối với ớt ngọt, việc thu hái tuỳ theo yêu cầu của khách hàng mà có thể hái quả chín, quả sắp chín hay quả xanh, vì cả ba thành phần này đều có thể tiêu thụ tốt trên thị trường. Khi hái quả, nên hái cả cuống, chú ý không làm ảnh hưởng đến những chùm hoa và các quả non.
Xác định thời gian thu hoạch đối với ớt ngọt rất quan trọng, vì thu quá non thì thịt quả mỏng, không ngon và làm giảm năng suất, thu già cũng kém chất lượng và không phù hợp với thị hiếu khách hàng. Theo kinh nghiệm thì khi nhìn thấy vỏ quả trở nên bóng, ấn vào quả thấy cứng tay, nghe có tiếng “pop” là đạt kích thước tối đa có thể thu hoạch (trừ trường hợp sản xuất giống phải thu quả chín đỏ).
Năng suất ớt có thể đạt 15-20 tấn/ha, ở các ruộng thâm canh, áp dụng các quy trình hướng dẫn có thể cho thu hoạch 22-25 tấn/ha. Trừ trường hợp thu sản phẩm sấy khô và sản xuất hạt giống phải để quả chín đỏ hẳn. Thông thường khoảng 35-40 ngày sau khi nở hoa thì quả có thể thu được ở hầu hết các giống. Chú ý khi thu hoạch tránh làm gãy cây, vì cây ớt tương đối dòn, để hạn chế tối đa sự gây hại nên thu hoạch bằng dao hoặc kéo, trước khi thu để hạn chế việc lây nhiễm bệnh khảm thuốc lá ở ớt nên khử trùng dụng cụ trong dung dịch 3% NaPO4. Thời gian thu hoạch ớt ngọt thường chỉ kéo dài trong 6-8 tuần.
Bảo quản: Có thể bảo quản 40 ngày ở nhiệt độ 0oC và ẩm độ tương đối 95-98%. Hàm lượng caroten tăng cực đại 3-4 tuần sau thu hoạch, và giảm 25% lượng đường sau 5-6 tuần thu hoạch, nhất là khi quả đã chín đỏ.
Chia sẻ
Bình luận
Bài viết cùng chuyên mục
- Thạc sỹ Nguyễn Thế Thập
- Tiến sĩ Hoàng Đăng Dũng