QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC GIỐNG KHOAI SỌ MÁN
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC GIỐNG KHOAI SỌ MÁN
Lượt xem: 3317
1.
Mô tả đặc điểm giống
Giống khoai sọ
mán là một loại rau củ đặc sản của đồng bào dân tộc người Dao tại Sơn La,
khoai sọ mán được trồng nhiều tại Mộc Châu và Vân Hồ, nhắc đến khoai sọ mán là
nhắc đến nét đặc trưng của vùng đất huyện Vân Hồ tỉnh Sơn La. Giống được trồng
vào khoảng tháng 3 đến tháng 4 dương lịch (đầu mùa mưa ở Sơn La), bắt
đầu thu hoạch vào khoảng cuối tháng 10 dương lịch, cây có chiều cao thân
trung bình 112 cm, có 1 thân chính nằm trồi hẳn trên mặt đất và có từ 2
đến 4 thân phụ, mầu sắc thân lá xanh nhạt, củ khoai sọ mán có hình dạng đặc
trưng, một thân củ to duy nhất hình trụ đứng trên đỉnh củ thường phân
chia thành nhiều chồi (mắt), các củ con đẻ về các hướng khác nhau (tùy
thuộc vào địa hình trồng), ruột củ mầu vàng nhạt, củ càng già màu vàng
rõ hơn. Trọng lượng củ từ 300g – 1kg, năng suất tùy thuộc vào điều
kiện canh tác và đinh dưỡng của đất trồng năng suất dao động từ 6
tấn/ha đến 13 tấn/ha, thịt củ khi nấu chín thường có đặc trưng bở dẻo,
thơm, bùi ngậy, ngọt và đậm vị.
2.
Kỹ thuật trồng
2.1. Kỹ thuật chuẩn bị giống
đem trồng
a. Chọn giống
Lựa
chọn cây sinh trưởng và phát triển tốt ngoài đồng ruộng, chọn lọc
củ đẹp – đều củ, củ cấp 1, nhìn hình dạng củ giống đồng đều, chọn
củ dạng thân và sức sinh trưởng các nhánh cấp 1 khỏe và sớm có bộ
lá đồng đều quang hợp mạnh về củ, tích lũy về củ sớm và các
nhánh ít chênh lệch nhau
Tiêu
chuẩn giống:
–
Cây
khoai sọ mán có tuổi sinh lý trẻ nên chọn củ làm giống là củ cấp 1
(thân cành cấp 1 mọc ra từ thân chính hay còn gọi là củ cái)
–
Củ
giống không cần củ có kích thước và khối lượng quá lớn, khối lượng
củ giống trung bình khoảng 20 – 30 gam
–
Không
bị sâu bệnh, nhất là bệnh thối nhũn
–
Có
khả năng nảy mầm tốt, tức là có khả năng mọc mầm – mọc chồi (củ
không bị mù)
2.2. Thời vụ trồng
Là cây 1 năm, thời vụ trồng khoai sọ mán tốt nhất là vụ xuân: vào cuối
tháng 3 và đầu tháng 4 dương lịch hàng năm. Lúc này nhiệt độ không khí đang ấm
dần, trời bắt đầu có mưa xuân, đất có độ ẩm giúp khoai sọ mán nhanh mọc mầm, tạo
điều kiện cho cây sinh trưởng tốt, diện tích lá cao và cho năng suất cao.
2.3. Chọn đất và làm đất
trồng
–
Khoai sọ mán thích hợp trồng trên đất dốc, dễ thoát nước, giàu mùn
tơi xốp. Có thể tiến hành trồng xen khoai sọ mán với cây cây dài
ngày như câu công nghiệp như: chè, các loại cây ăn quả khác trong thời
kỳ kiến thiết cơ bản
–
Đất trồng được dọn sạch cỏ dại, tàn dư cây trồng vụ trước, trước
khi trồng 10 – 15 ngày, cầy đất tơi xốp và bón vôi bột để điều chỉnh
pH đất và khử nấm bệnh. Tạo luống trồng khoai sọ theo các đường
đồng mức
2.4. Mật độ trồng
Với điều kiện trên đất
dốc, trồng khoai sọ mán theo luống đơn, đường đồng mức là phù hợp nhất, mật độ
trồng phù hợp cho năng suất cao 23.000 – 28.000
cây/ha với khoảng cách 70×60 cm hoặc 70×50 cm.
2.5. Bón phân
– Lượng phân
cho 1ha: 10 tấn P/C +80kgN + 60Kg P205
+ 80Kg K20/ha
– Bón lót: Toàn bộ phân hữu cơ và phân lân xuống đáy hốc.
Ngoài ra có thể bón lót bổ sung bón thêm vi nấm Trichoderma sp.
2.6. Phương pháp trồng
Xử lý củ giống
bằng dung dịch chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma sp ngâm trong 15 phút sau đó mới đem đi trồng
Bổ hốc trên mặt luống
theo mật độ và khoảng cách đã chọn, hốc sâu 15cm, rộng 20cm, rải phân chuồng
và phân lân xuống đáy hốc, phủ một lớp đất mỏng để tránh củ tiếp xúc với phân
bón, sau đó đặt củ ở độ sâu 7-8cm, đặt củ mầm nằm ngang cho mầm củ hướng lên
trên, phủ 1 lớp đất mỏng lên trên, phủ đất lần 2 đảm bảo kín củ giống
3.
Chăm sóc
3.1. Làm cỏ
Tiến hành làm cỏ thường xuyên, thông thường triển
khai làm cỏ thành 3 đợt trong (đợt 1: Cây được 2 – 3 lá; đợt 2: Cây
được 5-6 lá; đợt 3: Cây được 8-9 lá) làm cỏ trong điều kiện thời
thiết nắng ấm và kết hợp vun luống.
3.2. Bón
thúc
Cách bón:
–
Bón
thức lần 1: Khi cây có từ 2 -3 lá, bón 1/3 lượng phân ure và 1/3 lượng kali đồng thời kết hợp xới xáo phá
váng đất và vun luống (cách gốc 10 – 15 cm, đánh rạch sâu 5 cm bón
xong lấp đất)
–
Bón
thúc lần 2: Khi cây được 6-7 lá,
lượng bón và cách bón giống lần 1
–
Bón
thúc lần 3: Khi cây được 9 – 10 lá bón hết số phân còn lại đồng thời
kết hợp với làm củ, xơi xáo vun luống
3.3.
Phòng trừ sâu bệnh hại
3.3.1. Phòng trừ sâu hại
Sâu đục nõn, rệp
hại lá và đáy củ, nhện đỏ hại lá và bẹ lá, bọ trĩ hại lá:
Phòng trừ bằng thuốc Virtako 40 WG; Angun 5WG; Radiant 60sc đặc biệt ưu
tiên sử dụng Movento 150 OD. Những loại thuốc này đều có hiệu quả cao
khuyến cáo nên sử dụng luân phiên thuốc để phù hợp với quản lý dịch
hại tổng hợp IPM trong phòng trừ sâu hại
3.3.2. Phòng trừ bệnh hại
* Phòng chống bệnh:
– Bón phân cân đối cũng là một khâu trong phòng sâu bệnh
cho cây khoai sọ mán. Ủ phân chuồng hoai kết hợp với sử dụng chế phẩm
vi nấm Trichoderma sp khi bón lót
để tăng khả năng phân giải chất hữu cơ, phòng chống và hạn chế các
bệnh nấm hại có nguồn gốc trong đất như thối hạch do nấm Sclerotium rolfsii , … có thể hại khoai sọ mán khi đem trồng ra ruộng và
toàn bộ giai đoạn khoai sinh trưởng sau và phát triển sau này của cây.
– Thường xuyên luân canh khoai Sọ với các cây trồng khác sau 2-3 năm trồng
trên nương là tốt nhất.
– Chọn củ giống sạch bệnh, không nhiễm rệp từ đồng ruộng
vào bảo quản, không bị các vết thương cơ giới trên củ.
– Trước khi trồng xử lý ngâm củ giống vào chế phẩm thuốc
trừ sâu bệnh hại để diệt mầm sâu bệnh
gây hại còn tồn dư trên vỏ củ.
– Trong suốt thời kỳ trồng cũng cần phải quan tâm
đến công tác dự tính, dự báo ngoài đồng ruộng trồng khoai sọ mán
để có phương án kiểm soát tình hình sâu bệnh hại để đưa ra biện
pháp phòng trống kịp thời.
* Biện pháp phòng chống một số loại bệnh hại
chính trên khoai sọ mán
– Bệnh sương mai: sử dụng một số loại thuốc như
Melody DUO 66,75 WP, Antracol
70WP; Aliette 800WG,…Cần phải thăm đồng, thực hiện tốt công tác dự
tính dự báo tình hình sâu bệnh hại để có biện pháp phòng trừ phù
hợp đồng thời cần áp dụng nguyên tắc 4 đúng trong quản lý sâu bệnh
hại.
4. Thu hoạch và bảo quản
4.1. Thu hoạch
Thời điểm thu hoạch bắt đầu vào cuối tháng 10. Khi củ đã già,
nghĩa là khi thấy dọc lá và lá cây đã lụi gần hết (còn 1-2 lá).
Chọn ngày khô ráo, trời nắng nhẹ để thu hoạch là tốt nhất.
4.2. Bảo quản
Ngoài
việc thu hoạch củ khoai sọ mán và đem đi bán trực tiếp. Song song với
đó ta có thể bảo quản củ thương phẩm để bán rải vụ trong thời gian
tối đa gần 3 tháng sau thu hoạch.
Phương
pháp bảo quản áp dụng theo phương pháp bảo quản kín trong hầm đất
(có thể áp dụng bảo quản tại nương hoặc tại nhà):
Tiêu chuẩn áp dụng cho các bước bảo
quản
–
Bước 1. Phân loại từng
kích cỡ sau đó lựa chọn củ không
bị thối, sứt sát, dập, nát và không bị sâu hại (củ mang bảo quản
vẫn còn giữ nguyên đỉnh sinh trưởng và lớp vỏ lụa bao ngoài củ).
–
Bước 2. Sử dụng bột chế
phẩm vi nấm Trichoderma sp phủ
bám kín quanh củ
–
Bước 3. Chuẩn bị hầm bảo
quản (có thể hố thì phải đảm bảo có mái che trên bề mặt đất) kích
thước Rộng x Dài x Sâu là 1m x 1,8 –
2m x 1m), thiết kế từ mặt đất có các bậc đi xuống); bậc cuối cùng
đóng 2 cột trụ cao gần sát 2 bên thành hầm (hố) cao 80 cm (thấp hơn so
với miệng hầm) để giữ liếp chắn củ.
–
Bươc 4. Sử dụng đất bột
khô (đất củ) dải dưới đáy hầm 10 cm à xếp dải đều củ
cách nhau 5 cm (không để củ chạm vào nhau), xếp kín theo từng lớp à phủ tiếp lớp đất
bột khô (đất củ) 5cm và tiếp tục xếp khoai bảo quản lớp tiếp theo àlàm tương tự như
thế cho đến khi đầy hố bảo quản, lớp đất phủ sau cùng để dày 10 cm à phía trên mặt đất
có che chắn để chống nước mưa gây ướt hầm bảo quản củ.
Bích
Đào (Theo Báo cáo đề tài)