QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC DÂU TÂY
1
. Tiêu chuẩn
c
họn giống
Đối với g
iống
dâu tây
trồng ngoài trời là
g
iống Mỹ đá, Mỹ thơm (Pajero), Langbiang… và
g
iống trong nhà mái che là
g
iống Newzealand và giống Akihime.
Tiêu chuẩn lựa chọn giống xuất vườn
: đối với dây tây (cây nuôi cấy mô)
yêu cầu 30-6 ngày tuổi, chiều cao cây
3.5-12cm, đường kính cổ rễ 1,5-2,5mm, số lá thật 6-12, cây khoẻ mạnh, không dị hình, ngọn phát triển tốt, không có biểu hiện nhiễm sâu bệnh; Đối với Dâu tây (cây từ ngó)
yêu cầu
14-17
ngày tuổi, chiều cao cây
8-12cm, đường kính cổ rễ 1,5-2,5mm, số lá thật 6-12, cây khoẻ mạnh, không dị hình, rễ chớm đáy bầu, ngọn phát triển tốt, không có biểu hiện nhiễm sâu bệnh.
Giống cây dâu tây hiện nay chủ yếu nhân giống vô tính theo 2 cách: Cấy mô: Cây con sẽ đạt được tiêu chuẩn tốt, độ đồng điều cao, phát huy ưu điểm của giống, sức sống khỏe, năng suất cao, sạch bệnh.Tách cây con từ ngó cây mẹ: Phương pháp này dễ làm, chủ động nhưng ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát dục của cây mẹ. Cây con không đạt tiêu chuẩn và sức sống như cây cấy mô. Chỉ nên lấy cây con từ tách ngó cây mẹ dưới 01 năm tuổi thì mới đảm bảo chất lượng giống. Giống trồng từ ngó: 66% và Giống trồng từ cây mô: 34%.
2. Chuẩn bị giá thể trồng dâu tây
Nguyên liệu làm giá thể là xơ dừa, trấu hun, phân hữu cơ vi sinh, Supe lân, đạm ure, chế phẩm Trichoderma và vôi bột. Cách ủ giá thể: Ủ 750 kg xơ dừa (đã qua xử lý chất chát) + 250 kg trấu+ 500 kg phân hữu cơ vi sinh + 50 kg Supe lân + 02 kg men Trichoderma + 10 kg vôi bột. Thời gian ủ: là 10 ngày. Sau đó, dùng hỗn hợp gồm: 01 viên Nano + 2 kg đường mật mía + 1 lít nước (trộn đều ủ từ 3 đến 4 ngày) pha vào thùng phuy 200 lít nước rồi tưới đều lên toàn bộ nguyên liệu đã ủ. Kiểm tra thấy nguyên liệu đủ ẩm, nắm chặt tay thấy nước không rỉ ra tay là đạt yêu cầu và tiếp tục ủ ít nhất 1,5 tháng rồi mới sử dụng”.
3. Trồng cây trong nhà màng
Hệ thống máng trồng được thiết kế bằng lưới sắt mỏng và màng phủ nông nghiệp, máng rộng 40 cm, sâu 35cm. Làm dàn cao khoảng 0,5 – 0,6 m so với mặt đất, khung đỡ bằng sắt, khung hình chữ nhật, khoảng cách 1,5 – 2m có một giá đỡ khung, mỗi khung chứa 01 máng mỗi máng trồng hai hàng dâu trên giá đã được xử lý. Trồng với mật độ 35.000 cây/ha, trồng theo kiểu nanh sấu, mỗi hàng cây là một dây tưới nhỏ giọt. Trồng phải đặt cây thẳng với bề mặt đất (giá thể), đào lỗ đủ sâu để lấp hết bầu rễ của cây, tránh làm vỡ bầu cây con.
4. Phân bón
Cây dâu đòi hỏi dinh dưỡng nay đủ và cân đối. Ngoài NPK, cần quan tâm đến nhóm trung lượng, vi lượng vì nó quyết định quan trọng đến chất lượng và khả năng kháng bệnh của cây dâu
. Nguyên tắc chung là dâu tây trong thời kỳ sinh trưởng thân, lá mạnh nên cần hàm lượng đạm cao; hàm lượng lân và kali thấp. Trước khi cây ra hoa cần hạm lượng lân và kali cao, đạm thấp; trong khi bắt đầu hình thành quả cần Kali cao, đạm và lân thấp. Đến giai đoạn phục hồi cây sau thu hoạch dinh dưỡng đòi hỏi đạm, lân, kali cân đối.
Phân bón kết hợp với tưới nhỏ giọt là loại phân bón có chất lượng cao, được nhập khẩu chuyên sử dụng trên dâu tây
: bón phân cho dâu tây cần dùng đúng các loại phân phù hợp với giai đoạn sinh trưởng và phát triển của dâu tây.
Ngoài ra cần bón bổ sung acid Boric với nồng độ trong dung dịch dinh dưỡng từ 0,7 -0,9 ppm bón lần 1 khi bắt đầu ra hoa, lần 2 sau lần 1 một tuần, lần 3 sau lần 2 với thời gian 1 tuần.
Chu kỳ sinh trưởng và phát triển của dâu tây thường khoảng 2 – 2,5 năm. Tuy nhiên giai đoạn cho năng suất cao từ 1- 2 năm.
Sau khi giai đoạn phục hồi khoảng 1 – 1,5 tháng cây tiếp tục ra hoa cho quả.
Chu kỳ kinh doanh của cây dâu thu hoạch trái kéo dài đến 02 năm hoặc hơn.
Liều lượng bón phân được thực hiện theo các giai đoạn ra hoa, hình thành quả và thu hoạch và giai đoạn phục hồi.
Bón phân theo nguyên tắc bón ít nhưng bón nhiều lần trong năm. Lượng phân theo khuyến cáo như trên đối với bón định kỳ có thể tăng hay giảm tùy thuộc vào sức sinh trưởng, phát dục, giai đoạn bội thu, chu kỳ ra trái của cây dâu.
Chỉ sử dụng các loại phân bón có tên trong Danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam
5.
Tưới nước
Sử dụng nguồn nước không bị ô nhiễm, nước giếng khoan, nước suối đầu nguồn, không sử dụng nước thải, nước ao tù, ứ đọng lâu ngày.
Đối với mùa hè có thể lắp thêm hệ thống tưới phun mưa làm giảm nhiệt độ nhà màng giúp cây sinh trưởng tốt.
Đối với cây dâu nếu ẩm độ đất và ẩm độ không khí cao đều bất lợi đến sinh trưởng, cũng như sâu bệnh phát triển, tối ưu nhất với cây dâu là thiết kế hệ thống tưới ngầm, nhỏ giọt.
6.
Chăm sóc
Để cây sinh trưởng mạnh và ổn định trong giai đoạn đầu nên ngắt bỏ chùm hoa bói đầu tiên để tăng cường sinh trưởng và ức chế phát dục.
Trong giai đoạn thu hoạch, để trái lớn đều nên cân đối giữa khả năng phát triển của khung tán và số lượng hoa trái trên cây nếu nụ, hoa, trái ra nhiều cần tỉa bỏ những nụ, hoa, trái dị dạng và sâu bệnh.
Nếu không tận dụng ngó để nhân giống thì nên cắt bỏ toàn bộ ngó.
Giai đoạn đầu khi thân lá cây chưa phủ luống có thể để ngó với khoảng cách 15 cm (5
–
6 ngó/cây). Để tăng cường sinh trưởng cây ban đầu, hạn chế ngó đâm rễ phụ trên luống.
Đảm bảo mật độ phân tán cây dâu cân đối nên để từ 3-4 thân/gốc. Do đặc điểm của giống, chế độ phân bón, thời tiết, chăm sóc khả năng phân tán, ra lá sẽ khác nhau. Tỉa bớt các lá già, sâu bệnh, lá bị che khuất tầng dưới. Chú ý không nên tỉa quá nhiều sẽ mất khả năng quang hợp của cây. Các bộ phận của cây sau khi cắt tỉa cần phải tiêu huỷ ở xa vườn trồng.
7.
Sâu hại và biện pháp phòng trừ:
Một số loại sâu bệnh thường gặp là n
hện đỏ
(
Tetranycus Urticae
)
:
Cả trưởng thành và ấu trùng đều sống tập trung ở mặt dưới phiến lá của những lá non đang chuyển dần sang giai đoạn bánh tẻ.
Nhện gây hại bằng cách chích hút dịch của mô tế bào lá làm cho mặt trên của lá bị vàng loang lổ từng đám, hơi nâu ở phía dưới lá. Ta có thể thấy một lớp mạng nhện nhỏ, mịn ở mặt dưới của lá. Nếu gặp điều kiện thuận lợi nhện sinh sản rất nhanh, mật độ có thể lên đến vài chục con trên một lá, làm cho từng mảng lá bị vàng, khô cháy.
Nhện đỏ thường phát sinh và gây hại nặng trong mùa khô nóng hoặc những thời gian bị hạn trong mùa mưa.
Cách p
hòng trừ là dùng thiên địch, thuốc trừ nhện Nissorun, Comite, Ortus, Oramíte,…
Bọ trĩ:
(
Thrip tabaci
)
gây hại chủ yếu trên hoa làm cho quả bị nhỏ, biến dạng. Ngoài ra chúng còn hại lá, búp non và thân, chích hút nhựa làm cây suy kiệt, giảm năng suất thu hoạch. Hoa bị hại chuyển màu nâu. Tuy nhiên trái non vẫn tiếp tục lớn nhưng có màu vàng đồng. Những trái bị triệu chứng này thường nhỏ và cứng, đồng thời những hạt trên bề mặt trái dâu bị lồi ra, bề mặt trái dâu bị rạn và có màu đồng. Nếu cây bị nhiễm nhẹ thì cây bên cạnh không bị ảnh hưởng, nếu cây và trái chín bị nhiễm quá nặng thì bọ trĩ sẽ chuyển sang tấn công những cây bên cạnh và có thể lây lan trên khắp vườn dâu.
Biện pháp phòng trừ
là
b
ón phân đầy đủ, cân đối, tỉa bớt lá già, thu gom tiêu hủy tàn dư.
Sên, nhớt (Helix aspersa)
thường xuyên có mặt trên đồng ruộng, nhưng khi trời nắng thì chúng ẩn nấp ở nơi có bóng mát và ẩm ướt như lá chết, nilon, đá để đẻ trứng. Vào ban đêm hoặc vào những ngày mưa ốc sên và nhớt bò ra ngoài để gây hại. Những vết tổn thương này làm giảm đáng kể giá trị của trái và tạo điều kiện để nấm bệnh xâm nhập và phát triển.
Biện pháp phòng trừ là
l
uôn giữ vườn dâu thông thoáng, tránh ẩm độ không khí cao trên ruộng. Trong quá trình canh tác tỉa lá, thu trái nếu phát hiện sên, nhớt phải thu bắt. Thu gom toàn bộ gạch, đá…trên ruộng để hạn chế nơi cư trú của các loài sên nhớt. Sử dụng can nhựa có hòa các chất như bả bia hoặc sữa chua để bẫy sên nhớt trên vườn dâu.
8.
Bệnh hại và biện pháp phòng trừ:
Bệnh rối loạn sinh lý trên cây dâu tây
do thời tiết, cường độ sáng, mưa đá gây ra. Bệnh
r
ối loạn dinh dưỡng có thể xẩy ra nếu thừa hoặc thiếu đạm
, kali, boron, canxi và thuốc trừ cỏ khoog phù hợp. Bệnh bạch tạng (Physiological) có thể liên quan đến sự sinh trưởng dinh dưỡng quá mạnh và hàm lượng đạm quá cao cùng với điều kiện thời tiết ẩm thấp và trời nhiều mây, u ám.
Các loại bệnh hại chủ yếu là: Bệnh xì mủ lá: (Xanthomonas fragaria); Bệnh đốm đỏ: (Mycosphaerella fragariae); Bệnh phấn trắng: (Sphaerotheca macularis); Bệnh mốc xám: Thối trái do Botrytis cinerea; Bệnh cao su: Thối trái do Phytophthora cactorum; Bệnh đốm đen (Colletotrichum acutatum); Bệnh thối đen rễ dâu tây
Bệnh thối quả
Thực hiện biện pháp phòng trừ tổng hợp đạt kết quả cao hơn sử dụng đơn lẻ phương pháp hóa học. Chỉ sử dụng các loại thuốc BVTV có tên trong Danh mục thuốc BVTV được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam.
9. Phòng trừ dịch hại tổng hợp
Cần lưu ý áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM: Vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, cắt tỉa các lá già vàng úa tiêu hủy, luân canh cây trồng khác họ, chọn giống khỏe, sức đề kháng sâu bệnh tốt, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Bón phân cân đối và hợp lý, tăng cường sử dụng phân hữu cơ sinh học, vi sinh. Chăm sóc theo yêu cầu sinh lý của cây. Kiểm tra đồng ruộng phát hiện và kịp thời có biện pháp quản lý thích hợp đối với sâu, bệnh. Thực hiện ghi chép nhật ký đồng ruộng. Hạn chế sử dụng các loại thuốc hóa học có độ độc cao để bảo vệ các loài ong ký sinh của ruồi đục lá, các loài thiên địch bắt mồi như nhện, bọ đuôi kìm. Sử dụng các chế phẩm sinh học trừ sâu bệnh. Sử dụng bẫy màu vàng, bôi các chất bám dính: dùng nhựa thông (Colophan) nấu trộn với nhớt xe theo tỉ lệ 4/6, bẫy Pheromone dẫn dụ côn trùng. Có thể sử dụng lưới ruồi cao từ 1,5 -1,8 m che chắn xung quanh vườn hạn chế ruồi đục lá, sâu, côn trùng gây hại bay từ vườn khác sang. Sử dụng thuốc phải cân nhắc kỹ theo nguyên tắc 4 đúng (đúng lúc, đúng cách, đúng liều lượng, đúng thuốc) và nhớ đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi dùng. Phun khi bệnh chớm xuất hiện.
10. Thu hoạch, phân loại và xử lý bảo quản sau thu hoạch:
Dâu tây không chín thêm sau khi thu hoạch, do đó, để đạt chất lượng tốt nhất nên thu hoạch dâu tây khi quả đã chín (trái đã chuyển sang màu đỏ đều).
Phân loại và đóng gói dâu tây theo yêu cầu của khách hàng, tốt nhất đóng dâu trong các hộp đặc biệt, tránh để các trái dâu tiếp xúc và cọ xát lẫn nhau. Trái dâu tây không bảo quản được lâu và chỉ nên bảo quản trong vài ngày, khi thu hoạch xong tốt nhất phải bảo quản và vận chuyển trong điều kiện lạnh. Trái dâu tây rất
dễ bị giập nát
khi thu hoạch và vận chuyển phải chú ý thao tác nhẹ nhàng, tránh giập nát./.