QUY TRÌNH KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM ÁO SƠ MI

                                                                           Tác giả: Phạm Kim Thúy


 1. Đặt vấn đề

Chất lượng sản phẩm là một trong những yếu tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp, đặc biệt là trong ngành dệt may.

Trong ngành may mặc, việc kiểm tra chất lượng sản phẩm được thực hiện ngay từ khâu tìm nguồn cung ứng nguyên vật liệu ban đầu cho đến khâu thành phẩm hoàn thiện cuối cùng.

Với phương châm “làm đúng ngay từ đầu”, quyết tâm tạo ra một môi trường không có sản phẩm lỗi nên công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm rất được chú trọng.

Để kiểm soát được chất lượng sản phẩm đó thì các giai đoạn cần thực hiện kiểm tra theo quy trình. Việc thực hiện kiểm tra chất lượng sản phẩm theo quy trình giúp doanh nghiệp xác định được các lỗi ở các bước sớm nhất có thể để sản suất hàng may mặc, tránh được lãng phí về thời gian và tiền bạc,

nâng cao năng suất, kiểm soát được chất lượng sản phẩm trước khi đến tay người tiêu dùng. Do đó quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm là vô cùng cần thiết và quan trọng ở các doanh nghiệp. 

Hiện nay, tại trường Đại học

Công nghiệp Dệt may Hà Nội

việc kiểm tra chất lượng sản phẩm luôn được các giảng viên chú trọng trong từng bài giảng từ may từng chi tiết, bộ phận đến sản phẩm, giúp sinh viên hình thành kỹ năng kiểm tra chất lượng song song với kỹ năng may. Phần lớn sinh viên có kiểm tra chất lượng sản phẩm bởi đó là 1 yêu cầu khi thực hiện bài thực hành nhưng vẫn còn nhiều sinh viên chưa biết cách kiểm tra, mới chỉ kiểm tra theo yêu cầu chưa theo quy trình

nên

chất lượng bài luyện tập vẫn còn lỗi chưa đánh giá được hết chất lượng của bài luyện tập.

Áo sơ mi là sản phẩm sinh viên được nghiên cứu và học đầu tiên trong chương học chuyên ngành công nghệ may. Để tạo ra sản phẩm áo sơ mi đạt chất lượng thì trong quá trình tạo sản phẩm sinh viên cần phải kiểm tra chất lượng từng công đoạn theo một quy trình. Do vậy việc thực hiện quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm áo sơ mi là rất quan trọng, vì từ sản phẩm này sẽ rèn cho SV thói quen, cách thức kiểm tra, đánh giá được chất lượng một sản phẩm ngay từ những bộ phận đầu tiên để đến các sản phẩm tiếp theo SV có thể thực hiện tốt các bước này.

Do đó b

ài viết sau đây thể hiện quy trình kiểm tra chất lượng đối với sản phẩm áo sơ mi

. Quy trình kiểm tra này thể hiện trong quá trình may, hoàn thiện sản phẩm dành cho sinh viên ngành công nghệ may

2. Nội dung


2.1.  Khái niệm

Chất lượng: Theo tiêu chuẩn số 8402-86 (Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ISO) và tiêu chuẩn số TCVN 5814-94 (Tiêu chuẩn Việt nam): “Chất lượng là tập hợp các đặc tính của 1 thực thể, đối tượng; tạo cho chúng khả năng thoả mãn những nhu cầu đã nêu ra hoặc tiềm ẩn”:

Theo ISO 9000:2015, kiểm tra chất lượng là hoạt động theo dõi, đo lường, thu thập thông tin chất lượng nhằm đánh giá việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch chất lượng đề ra trong mọi quá trình, mọi hoạt động và kết quả thực hiện các chỉ tiêu chất lượng trong thực tế so với yêu cầu, tiêu chuẩn đặt ra.

Kiểm tra (trong ngành may) là kiểm tra trực quan hoặc xem xét nguyên liệu thô, các thành phần đã hoàn thành một phần của hàng may mặc và hàng may mặc đã hoàn thành hoàn chỉnh liên quan đến một số tiêu chuẩn, thông số kỹ thuật hoặc yêu cầu, cũng như đo lường hàng may mặc nếu chúng đáp ứng các phép đo yêu cầu .

Chất lượng sản phẩm (Quality Product): là tổng hợp các tính chất, đặc điểm của sản phẩm tạo nên giá trị sử dụng, thể hiện khả năng, mức độ thoả mãn nhu cầu, mục đích sử dụng của khách hàng và đáp ứng các tiêu chuẩn hàng hoá [1].

Quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm may mặc là quá trình kiểm soát lại chất lượng của sản phẩm từ chất liệu, thiết kế, kích thước, nhãn mác và sự chỉn chu trong từng sản phẩm tại nơi sản xuất trước khi gửi hàng hoá đi đến tay người tiêu dùng.

2.2

.

Q

uy trình kiểm tra chất lượng

sản phẩm

Theo ông Osama A Hameed Kawashty Hamzawy kiểm tra chất lượng sản phẩm may mặc là quá trình kiểm tra phát hiện lỗi nhằm nâng cao tầm quan trọng của Chất lượng thông qua việc loại bỏ lỗi và giảm ảnh hưởng của chúng đến chất lượng sản xuất. Kiểm tra chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất được thực hiện theo quy trình sau: Kiểm tra nguyên phụ liệu (vải và phụ liệu) → Kiểm tra vải sau khi cắt → Kiểm tra sản phẩm trong quá trình sản xuất → Kiểm tra thành phẩm → Kiểm tra đóng gói. Việc thực hiện quy trình kiểm tra chất lượng này đã giảm tỷ lệ lỗi của các công đoạn sản xuất tạo ra sản phẩm đạt chất lượng và tăng năng suất, tiết kiệm thời gian và chi phí [2].

Theo

Taher Rajab Kaddar* quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm được thực hiện qua các công đoạn: Kiểm tra chất lượng mẫu thiết kế → Kiểm tra chất lượng nguyên phụ liệu → Kiểm tra chất lượng trong quá trình cắt → Kiểm tra chất lượng trong quá trình may → Kiểm tra chất lượng ủi và đóng gói [3].

Tại các doanh nghiệp may hiện nay việc kiểm tra chất lượng sản phẩm là một khâu quan trọng trong quá trình sản xuất. Mỗi doanh nghiệp đều có quy trình kiểm tra, tuỳ thuộc vào từng khách của sản phẩm mà có quy trình riêng nhưng cơ bản cũng thực hiện theo quy trình kiểm tra sau:

B1: Kiểm tra chất lượng nguyên phụ liệu đầu vào

B2: Kiểm tra chất lượng khâu chuẩn bị sản xuất (mẫu thiết kế)

B3: Kiểm tra chất lượng khâu cắt

B4: Kiểm tra chất lượng khâu may

B5: Kiểm tra chất lượng khâu hoàn thiện

2.3. Quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm áo sơ mi


Quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm áo sơ mi cũng được thực hiện đầy đủ các giai đoạn theo quy trình kiểm tra chất lượng của sản phẩm nói chung. Tuy nhiên trong khuôn khổ bài viết này dành cho đối tượng là SV ngành CNM trường ĐHCNDM với các học phần kỹ thuật may từ bộ phận đến sản phẩm, SV được thực hành trên BTP đã được cắt sẵn nên việc kiểm tra chất lượng sản phẩm được SV thực hiện trong quá trình may và hoàn thiện sản phẩm. Do đó quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm áo sơ mi được thực hiện trong quá trình may và hoàn thiện sản phẩm theo quy trình sau:

B1: Kiểm tra chất lượng BTP cắt và phụ liệu (khâu chuẩn bị)
B2: Kiểm tra chất lượng trong quá trình may
B3: Kiểm tra chất lượng sản phẩm thành phẩm
Trong quá trình kiểm tra dựa vào tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm để kiểm tra chất lượng sản phẩm. Trong từng bước đều có quy trình thực hiện cụ thể, chi tiết.

2.3.1. Kiểm tra chất lượng BTP cắt và phụ liệu

* Kiểm tra chất lượng BTP cắt
Đây là bước nhằm kiểm tra chất lượng BTP sau cắt có đảm bảo theo tài liệu kỹ thuật hay không
– Kiểm tra các chi tiết (thân, tay, cổ, túi,..) có bị loang màu lỗi sợi hay không
– Kiểm tra sự đúng dáng và kích thước của các chi tiết sau khi cắt có bị biến dạng, hụt hay không. Kiểm tra các vị trí làm dấu trên bán thành phẩm đúng vị trí trên mẫu và thông số theo tài liệu kỹ thuật bằng cách đặt mẫu lên chi tiết kiểm tra.
– Kiểm tra mex, ép mex các chi tiết: Cổ, nẹp, thép tay, măng séc
Mex dùng cho sản phẩm phù hợp với chất liệu vải, theo yêu cầu của khách hàng, cắt đúng dáng của chi tiết. Mex vải được cắt theo thông số, dáng thành phẩm của chi tiết, mex giấy cắt nhỏ hơn xung quanh bán thành phẩm của chi tiết 0,2cm. Khi ép chọn nhiệt độ và thời gian ép phụ thuộc vào chất liệu vải và mex để sản phẩm ép xong không bị bong rộp, cháy.
– Dựa vào tài liệu kỹ thuật để kiểm tra số lượng chi tiết tạo nên sản phẩm
* Kiểm tra phụ liệu: Chỉ, mác, cúc
– Chỉ may  là loại sợi được sử dụng để kết hợp hai hoặc nhiều mảnh vải lại với nhau trong sản phẩm. Cách kiểm tra chất lượng chính đối với chỉ may bao gồm kết cấu (đường kính và độ mịn), độ bền và độ giãn dài, độ co rút, độ xoắn, cân bằng độ xoắn và màu sắc. Hay kiểm tra chi số chỉ có phù hợp với chất liệu vải và chi số kim dùng để may hay không
– Mác, cúc..: Kiểm tra sự phù hợp của mác, cúc, đúng chủng loại, số lượng dựa theo TLKT

2.3.2. Kiểm tra chất lượng trong quá trình may

Kiểm tra trong quá trình may là kiểm tra các bộ phận khi may xong trước khi chúng được lắp ráp lại thành một sản phẩm hoàn chỉnh và bất kỳ lỗi nào được tìm thấy trong các bộ phận đều được khắc phục. Mỗi bước trong quy trình đều quan trọng đối với chất lượng tổng thể của các sản phẩm.

2.3.3. Kiểm tra chất lượng thành phẩm: Bước này thực hiện kiểm tra đánh giá tổng thể sản phẩm áo sơ mi. Trong bước này thực hiện theo quy trình lần lượt sau đây:







 

 

Quy trình kiểm tra này được thực hiện bởi các kỹ thuật kiểm hàng tại các doanh nghiệp khi hàng ra chuyền. Trong môi trường học tập khi thực hiện may chuyền thì quy trình kiểm tra có thể được thực hiện khi hàng ra chuyền bởi một sinh viên được phân công kiểm hàng, giảng viên, kỹ thuật kiểm hàng. Nếu may đơn chiếc khi sản phẩm may xong được thực hiện bởi chính sinh viên may sau đó đến giảng viên và kỹ thuật kiểm hàng.
3. Kết luận
Quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm áo sơ mi là khâu vô cùng quan trọng để tạo nên sản phẩm đảm bảo chất lượng. Việc thực hiện theo quy trình sẽ giảm được 1 số phát sinh trong quá trình sản xuất, đảm bảo được chất lượng của sản phẩm khi sản phẩm được đưa ra thị trường. Bài viết này giúp sinh viên có thể tham khảo để học tập được cách kiểm tra, áp dụng vào trong quá trình học tập thực hành kỹ năng với các học phần KTM1 và các học phần may sản phẩm áo sơ mi. Trong quá trình may sản phẩm của khách hàng (may chuyền hay đơn chiếc) thực hiện quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm áo sơ mi sẽ giúp sinh viên giảm được các lỗi khi khi sản phẩm ra chuyền, tạo ra được những sản phẩm đạt chất lượng theo tiêu chuẩn của khách hàng. Từ quy trình này sinh viên có thể vận dụng linh hoạt để áp dụng sang các bộ phận, sản phẩm quần âu, áo JK…
 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Hoàng Xuân Hiệp – Giáo trình quản lý chất lượng trong doanh nghiệp may công nghiệp – Nhà XBGD

2. Osama A Hameed Kawashty Hamzawy ( 2016) – Inspection methods and impact on Quality Level of final Products – Ministry of Trade & Industry, Egypt.

3. Taher Rajab Kaddar* ( 2019)- Quality Assurance in the Ready-Made Garment Industry – Journal of Textile Science & Fashion Technology

4. Elias Howe- Chapter 13- Production and Quality Control in the Garment Industry- Garment Industry in India: – NCERT

5. Mkwanazi Michael Sizwe, Mbohwa Charles – Quality Control in the Clothing Production Process of an Under-Resourced Sewing Co-operative: Case Study- Proceedings of the 2017 International Conference on Industrial Engineering and Operations Management (IEOM) Bristol, UK, July 24-25, 2017.

6.

 Gilberto Santos ( 2018)- The Importance of Quality and Product Design in the New Textile Production Markets – Crimson Publishers – Trends in Textile Engineering & Fashion Technology.