QUI TRÌNH KỸ THUẬT CHĂM SÓC CHÔM CHÔM SAU THU HOẠCH VÀ XỬ LÝ CHO CÂY RA HOA – ĐẬU TRÁI | No news is good news

I. CHĂM SÓC SAU KHI THU HOẠCH:

Trong thời kì ra hoa kết trái, Chôm chôm DONA rất mẫn cảm với chế độ nước và phân bón, nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng trái do đó chăm sóc và bón phân đúng kỹ thuật là yếu tố quyết định đến thành công của nhà vườn.

 

1. Tỉa cành vệ sinh vườn: Sau thu hoạch tiến hành vệ sinh vườn.

Làm bồn: mở rộng bồn sao cho đường kính của bồn lớn hơn đường kính tán từ 30-50 cm, nếu đất có độ nghiêng lớn thì ta nên ngăn bồn theo  độ nghiêng của mặt bồn (phần bồn phía trên chia làm một ngăn, phần bồn thấp hơn chia làm một ngăn nhằm tạo độ bằng cân đối, với mặt đất)

Tỉa các cành bị sâu bệnh, cành bị suy kiệt do mang nhiều trái, cành vô hiệu.

 

2. Bón phân:

Sau thu hoạch nhất thiết phải bón vôi, lượng bón từ 2-3kg/gốc đồng thời bón thêm 30-50 kg phân hữu cơ, hoặc phân chuồng ( bò, dê, gà..)  đã ủ hoai mục nhằm tạo mùn cho đất.

Đợt I: bón NPK(20.20.10) hoặc (16.16.8) lượng bón đối với cây dưới 10 năm tuổi từ 1,5-3kg nhằm tạo bộ tán mới cho cây. Trong quá trình phát triển đọt non cần chủ động phòng trừ các loại sâu rầy phá hoại bộ la, phun các loại thuốc trừ sâu như Sherbush …+ phân bón lá.

Đợt II: vào khoảng cuối tháng 8 âm lịch, ta bón NPK(10.26.26), NPK(8.24.24) nhằm cân đối tỉ lệ C/N cao giúp cây phân hoá mầm hoa.

 

II. LÀM BÔNG:

Trong quá trình xiết nuớc đất là yếu tố quan trọng nên cần biết đất mình là loại đất gì, khả năng giữ ẩm tốt hay kém mà ta áp dụng cho phù hợp.

Đối với loại đất giữ ẩm tốt như đất đỏ, đất mỡ gà ta làm vệ sinh bồn cho thông thoáng.

Đối với đất giữ ẫm kém như đất sạn sỏi, đất cát pha dùng các vật liệu như rơm rạ ủ gốc vừa phải, nhằm giảm quá trình bốc hơi nước khi làm bông.

Đợi đợt đọt thứ II già hoàn toàn  ta tiến hành xiết nước làm bông. Xiết nước cho đến khi lá hơi héo, quan sát trên các mầm đỉnh co lại như đầu que diêm, ta bắt đầu tưới nhữ nước lượng nước bằng 2/3 lượng nước tưới thông thường, chờ khoảng 3-5 ngày sau để theo dõi mầm đỉnh.

Nếu mầm đỉnh xoè ra theo đường đi thẳng, cánh lá ngắn thì khi tưới sẽ ra hoa.

Nếu thấy mầm đỉnh xoè to phát triển tốt thì khi tưới sẽ ra lá non. Gặp trường hợp này ta ngưng không tưới nữa theo dõi 7-10 ngày thấy hoa lộ rõ ta tiếp tục tưới. Nếu ra lá non ta ngưng tưới, sau 10-15 ngày lá non sẽ rụng lúc này ta tưới lại cây sẽ ra hoa.

Sau khi hoa đã rõ phải tưới nước thường xuyên, liên tục và đều đặn đảm bảo cung cấp đủ nước cho cây.

Những tổn hại có thể xảy ra trong quá trình ra hoa đậu trái của chôm chôm DONA:

Rụng hoa là do:

+ không kịp thời cung cấp phân bón trước khi hoa xã nhị.

+ Thiếu nước làm cho những hoa ở phía trong chùm hoa rụng dần.

Hoa đã đậu nhưng trái rụng nhiều là do:

+ Không tưới đủ nước thường xuyên và đều đặn.

+ Không cung cấp đủ dinh dưỡng trong quá trình phát triển của trái.

 

III. CHĂM SÓC ĐẬU TRÁI:

1. Tưới nước:

Sau khi xã nhị trái bắt đầu phát triển mạnh về mặt thể tích do đó nhu cầu về nước là rất lớn nên cần đảm bảo cung cấp nước thường xuyên cho cây. Tuỳ theo từng loại đất khác nhau nhất thiết phải luôn theo dõi độ ẩm của đất để cung cấp nước kịp thời, ngoài ra ta có thể dùng các vật liệu ủ gốc để giữ ẩm cho cây.

Đối với chôm chôm DONA việc giữ ẩm thường xuyên là yếu tố quyết định đến năng suất và chất lượng trái, nếu mất nước sẽ xảy ra các hiện tượng sau:

+ trái sẽ rụng nếu cây bị sốc nước do không tưới nước đều đặn.

+ khi trái đã lớn nếu bị sốc nước trái sẽ nứt.

 

2. Bón phân:

Chôm chôm DONA là cây rất mẩm cảm với chế độ nước và phân bón  do đó cần cung cấp đủ nước và phân bón trong qúa trình  phát triển của hoa và trái.

Khi hoa đã rõ ta kịp thời bón bổ sung NPK(15.15.15) Nhằm hỗ trợ giúp hoa đậu trái đều trên chùm hoa.

Khi trái đã rõ ta tiến hành bón phân NPK(15.15.15) kết hợp với phun phân bón láTOBA lớn trái, 2 lần mỗi lần cách nhau 15 ngày. Nhằm cung cấp chất dinh dưỡng để nuôi trái.

Sau khi phun phân bón lá 15 ngày ta phun Basfoliar hoặc Caxi-nitrat nhằm bổ sung đạm, Canxi và một số vi lượng như Mg2+ ,  Zn2+  ,Bo…, 2 –3 lần mỗi lần cách nhau 15 ngày để chống nứt trái do thiếu Canxi và vi lượng. Chôm chôm DONA có đặc điểm vỏ mỏng, tỷ lệ ăn được lớn do đó dễ bị nứt trái trong giai đoạn tạo cơm, vì vậy phun Canxi và vi lượng là hết sức cần thiết.

Khi trái bắt đầu nở gai đây là lúc tạo cơm của trái chôm chôm nếu không cung cấp đủ dinh dưỡng thì trái sẽ rụng. Do đó  ta bón bổ sung NPK(10,5.12.17), tuỳ vào số lượng trái trên cây mà lượng phân bón có thể tăng từ  1.5-2kg/cây. Đây  là lần bón phân cuối cùng của trái chôm chôm.

Lưu ý: Nếu bón lạm dụng phân bón làm thừa đạm cũng làm nứt trái.

 

IV.PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH:

+ Sâu ăn Bông: Ở giai đoạn từ lúc ra hoa đến trước khi hoa xã nhị nên phun phòng 2 lần thuốc trừ sâu, dùng  một số thuốc trừ sâu gốc cúc thực vật như : Decis 2,5 EC, Peran 5 EC, Cymbus 5 EC.

+ Rệp Sáp: Khi trái bằng ngón tay út đến lúc trái bắt đầu có râu, ở giai đoạn này thường phát hiện Rệp sáp ẩn bên trong gây kém chất lượng trái, làm trái không đẹp. Dùng Supracide 40 EC, Bian 50 EC  phòng Rệp sáp, Rầy trắng. (ở giai đoạn trái bằng ngón tay út nên kết hợp phân bón lá, thuốc trừ sâu, trừ bệnh phun phòng cho giai đoạn này).

+ Phấn trắng: Chôm chôm bệnh nguy hiểm nhất là bệnh phấn trắng (Odium sp), làm trái không lớn và rụng do đó công tác phòng bệnh là quan trọng nhất. Phải thường xuyên theo dõi khi phát hiện có bệnh ít trên vài trái thì ta cắt bỏ và huỷ trái.

Nếu thấy bệnh xuất hiện nhiều thì ta tiến hành phun ngay bằng các loại thuốc sau: thuốc có chứa nhóm Carbendazim, hoặc thuốc  có chứa Gốc Lưu Huỳnh như: Vicarben Kummulus…

Việc phun phòng trị bệnh cho cây phải hết sức thận trọng vì phun nhiều thuốc sẽ làm cho trái và râu chôm chôm bị đen nên phải phun khi bệnh vừa xuất hiện, phun đúng nồng độ đúng lúc.

    Ghi chú : Khi hoa đang xã nhị không nên phun xịt thuốc trừ sâu.  

Share this:

Thích bài này:

Thích

Đang tải…