QUẢN TRỊ là gì? Sự khác nhau giữa QUẢN LÝ và QUẢN TRỊ?
Bất cứ ai là chủ doanh nghiệp đều không xa lạ với khái niệm quản trị. Quản trị là yếu tố tạo nên sự thành công của tổ chức. Vậy quản trị là gì và quản trị khác với quản lý ở điểm nào? Cùng Gitiho tìm hiểu qua bài viết này nhé.
Quản trị là gì?
Có rất nhiều khái niệm được đưa ra để giải thích cho khái niệm quản trị. Dưới đây là một số khái niệm tìm được khi tìm kiếm khái niệm này trên Google:
Quản trị là thiết lập và duy trì một môi trường mà các cá nhân làm việc với nhau trong nhóm có thể hoạt động hữu hiệu và có kết quả.
Quản trị là một quá trình kỹ thuật và xã hội nhằm sử dụng các nguồn, tác động tới hoạt động của con người và tạo điều kiện thay đổi để đạt được mục tiêu của tổ chức
Quản trị là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát những hoạt động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.
Sau khi tham khảo qua một số định nghĩa về quản trị, ta có thể rút ra một số định nghĩa chung nhất bao gồm:
Quản trị là tiến trình thực hiện các hoạt động nhằm đảm bảo sự hoàn thành công việc qua những nỗ lực của người khác.
Quản trị là phối hợp hiệu quả các hoạt động của người cùng chung trong tổ chức.
Đây là quá trình nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra bằng việc phối hợp nguồn lực của tổ chức.
Quản trị còn là quá trình các nhà quản trị hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra.
Quản trị kinh doanh được hiểu là việc thực hiện các hành vi quản trị quá trình kinh doanh để duy trì, phát triển công việc kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm việc cân nhắc, tạo ra hệ thống, quy trình và tối đa hóa “hiệu suất”, “quản lý hoạt động kinh doanh” bằng quá trình tư duy và ra quyết định của nhà quản lý.
Xem thêm: 6 bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp bài bản chuyên nghiệp
Phân biệt Quản trị và Quản lý
Quản trị là toàn bộ quá trình đưa các quyết định về chính sách, quy tắc, mục tiêu, là các hoạt động của lãnh đạo cấp cao. Quản lý là tiếp nhận, thực hành điều phối để hướng tới mục tiêu của quản trị.
Sự khác nhau giữa quản trị và quản lý được thể hiện ở những điểm:
BẢNG SO SÁNH GIỮA QUẢN LÝ VÀ QUẢN TRỊ
Nội dung
Quản lý
Quản trị
Ý nghĩaQuản lý là nghệ thuật đạt được mục đích đã được xác lập sẵn thông qua người khácQuản trị thường liên quan đến việc hoạch định, các mục tiêu vĩ mô, các kế hoạch và chính sáchBản chấtChức năng của quản lý là thi hànhChức năng của quản trị là việc đưa ra quyết địnhQuá trìnhQuản lý quyết định ai và như thế nàoQuản trị quyết định trả lời cho câu hỏi cái gì và bao giờChức năngQuản lý có chức năng thi hành bởi vì người quản lý hoàn thành công việc của mình dưới sự giám sát nhất địnhQuản trị có chức năng tư duy bởi vì các kế hoạch và chính sách được quyết định dựa theo các tư duy nàyKỹ năngKỹ thuật và kỹ năng con ngườiKỹ năng nhận thức và con ngườiCấp độCấp trung và thấpCấp caoMức độ ảnh hưởngCác quyết định quản lý đưa ra bị ảnh hưởng bởi giá trị, quan điểm, tín ngưỡng và quyết định của người quản lý khác.Quản trị bị ảnh hưởng bởi quan điểm cộng đồng, chính phủ, các tổ chức tôn giáo, hoặc phong tục…Tình trạngQuản lý chi phối người lao động của tổ chức, những người được trả thù lao (theo hình thức lương).Quản trị đại diện cho chủ sở hữu của doanh nghiệp, những người mà thu lại lợi nhuận họ đã đầu tư theo hình thức cổ tức.
Vai trò của Quản trị trong doanh nghiệp
Trong các tổ chức, doanh nghiệp quản trị giữ vai trò vô cùng quan trọng. Sự quan trọng của quản trị được thực hiện qua các vai trò sau:
- Quản trị quyết định tới sự tồn tại, phát triển của tổ chức. Nếu như không có hoạt động của quản trị thì mọi người trong tổ chức sẽ làm việc một cách lộn xộn, không phân công việc cần làm là gì, không hiệu quả.
- Thông qua việc hoạch định công việc, phương hướng mọi người sẽ phối hợp với nhau vì mục tiêu chung. Quản trị sẽ giúp tổ chức hoạt động hiệu quả và đạt được các mục tiêu đề ra.
- Bên cạnh đó còn giúp điều khiển, kiểm soát quá trình thực hiện, tạo ra hệ thống, quy trình để phối hợp ăn ý với nhau, sử dụng tốt các nguồn lực duy trì hoạt động và đạt được mục tiêu đề ra với chi phí thấp nhất.
- Quản trị cũng là người kết nối giữa các thành viên công ty với nhau thông qua các hoạt động. Vai trò kết nối còn được thể hiện qua việc liên lạc với các đối tác, tổ chức bên ngoài để duy trì mối quan hệ hợp tác, đem lại lợi ích lâu dài.
- Mọi quyết định của doanh nghiệp đều được nhà quản trị thông qua và phê duyệt. Khi quyết định về các vấn đề quan trọng sẽ tạo nên sự đồng nhất, liên tục với việc sử dụng và phân bố nguồn lực.
- Vai trò của quản trị được thể hiện rõ nhất trong các tổ chức, doanh nghiệp tư nhân. Thực tế đã chứng minh, các doanh nghiệp thất bại trong kinh doanh đều do năng lực điều hành yếu kém, thiếu kinh nghiệm trong quản trị, điều hành. Nhà quản trị còn thực hiện nhiều công việc khác nhau.
Theo dõi website Gitiho để cập nhật những kiến thức mới nhất về quản trị doanh nghiệp.