Protocol là gì? Tất tần tật thông tin cần biết về giao thức mạng
Vậy là LANIT đã thông tin tới quý bạn những thông tin cơ bản nhất về Protocol. Tiếp đến hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn, sâu hơn về chức năng của giao thức mạng Protocol nhé!
Mục Lục
4.1 Đóng gói Protocol
Quá trình đóng gói (Encapsulation) được định nghĩa là việc các gói dữ liệu được bổ sung một số thông tin điều khiển (địa chỉ nguồn/đích, điều khiển giao thức, mã phát hiện lỗi, …) trong quá trình truyền thông tin đi.
Ngược lại, đối với bên nhận, thông tin/dữ liệu sẽ được gỡ từ gói tin trên và trở về hiện trạng ban đầu.
4.2 Phân đoạn và hợp nhất
Thông tin được phân đoạn và hợp nhất ở mỗi tầng trong Protocol là do những yêu cầu khác nhau về kích thước, gói dữ liệu giữa mỗi tầng.
Việc chia nhỏ dữ liệu thành các gói có kích thước hợp lý nhằm đáp ứng với quy định tại mỗi bên truyền – nhận. Mục đích cuối cùng vẫn là để các tầng trong cùng một Protocol có thể tương tác nhanh và hiệu quả nên chức năng phân đoạn là rất cần thiết.
Sau khi thông tin/dữ liệu được chia thành từng gói nhỏ, và trước khi tới đích đến, những gói thông tin/dữ liệu này sẽ tiếp tục được tổng hợp lại. Bởi vậy, để thông tin/dữ liệu truyền đi được chính xác, trọn vẹn như nguyên bản thì các dữ liệu trong gói nhỏ sẽ phải được truyền đi theo một nguyên tắc, trình tự nhất định.
Trong quá trình này, giao thức mạng Protocol còn được gọi là Đơn vị giao thức dữ liệu (Đơn vị giao thức dữ liệu) – PDU.
4.3 Điều khiển liên kết
Một cách hiểu đơn giản về chức năng này là trao đổi thông tin giữa 2 thiết bị bao gồm: Kết nối không liên kết (Connectionless) và Kết nối có định hướng (Connection – Oriented). Trong đó:
-
Kết nối không liên kết: không cần phải đảm bảo về các yêu cầu liên quan đến mức độ tin cậy hay chất lượng dịch vụ. Thêm nữa, yêu cầu xác nhận giữa hai đầu truyền – nhận cũng không cần thiết.
-
Kết nối có định hướng: yêu cầu mức độ tin cậy cao, dịch vụ đạt chất lượng tốt nhất và bắt buộc cần có sự xác nhận giữa 2 bên.
-
Giám sát
Giả sử trường hợp các gói thông tin sau khi được phân đoạn, nhưng trong quá trình vận chuyển không đi đúng nguyên tắc, trình tự. Vậy, thông tin cũng trở nên lộn xộn, không trọn vẹn như ban đầu khi tới điểm đích.
Để trường hợp “tam sao thất bản” không xảy ra thì Protocol cần có chức năng Giám sát, đặc biệt phải giám sát chặt chẽ – đảm bảo thông tin/dữ liệu tới đích là nguyên bản.
Việc giám sát này được Giao thức Protocol thực hiện bằng cách xác định tập mã riêng biệt và có thứ tự đối với mỗi gói tin.
4.4 Điều chỉnh lưu lượng
Để dữ liệu truyền và nhận hiệu quả nhất thì việc điều chỉnh lưu lượng trở nên rất quan trọng, đảm bảo khối lượng truyền tải hợp lý. Cùng với đó, khi các gói thông tin/dữ liệu được vận chuyển đi thì ở cả đầu nhận – gửi đều cần được đạt được tốc độ hợp lý. Ngoài ra, việc điều chỉnh lưu lượng giúp việc trao đổi không gặp phải tình trạng quá tải.
4.5 Phát hiện lỗi
Dữ liệu có thể bị mất hay “hư hại” – không truy cập được- trong quá trình “vận chuyển” không? Câu trả lời là có!
Đây là thời điểm chức năng phát hiện lỗi của giao thức Protocol phát huy tác dụng.
Chức năng này của Protocol thực sự hữu hiệu vì không chỉ phát hiện lỗi mà còn điều khiển lỗi, yêu cầu gói tin bị “hỏng” gửi lại để đảm bảo dữ liệu được trọn vẹn 100%.
4.6 Đồng bộ hóa
Chức năng thử bảy cũng là chức năng cuối cùng mà LANIT đưa tới các bạn là đồng bộ hóa. Có một số yêu cầu bắt buộc đồng bộ giữa các bên thiết bị truyền – nhận khi tham gia vào quá trình trao đổi dữ liệu để không xảy ra tình trạng thất lạc: Giá trị tham số trạng thái; Định nghĩa trạng thái; Kích thước cửa sổ.