Product Positioning là gì? Tại sao cần định vị sản phẩm trong kinh doanh?
Định vị sản phẩm là một bước khá quan trọng và cần được chuẩn bị kỹ lưỡng. Sau khi tiến hành xác định được phân khúc thị trường, nhà tiếp thị thực hiện các nỗ lực định vị dòng sản phẩm trong phân khúc mục tiêu và phát triển các chiến lược Marketing làm hài lòng khách hàng.
Product Positioning là gì?
Product postioning dịch nghĩa ra là định vị sản phẩm, theo Philip Kotler – cha đẻ của marketing hiện đại đã định nghĩa: “Định vị là hành động thiết kế các dịch vụ và hình ảnh của công ty để chiếm một vị trí đặc biệt trong tâm trí thị trường mục tiêu”
Hay đơn giản bạn có thể hiểu định vị sản phẩm là việc xác định vị trí sản phẩm hoặc dịch vụ trên thị trường mục tiêu bằng cách tạo ra một hình ảnh rõ ràng, nhất quán, độc đáo trong nhận thức người tiêu dùng và được họ công nhận.
Khi thực thiện Product Positioning hay định vị sản phẩm, các thương hiệu cần quan tâm đến các điểm mạnh khác biệt của sản phẩm, lý do tốt hơn so các sản phẩm khác, lợi ích sản phẩm, phân tích điểm mạnh, yếu của sản phẩm, dịch vụ,….Bạn cần đặt ra các câu hỏi sau đây:
- Đó là loại sản phẩm, dịch vụ gì?
- Đối tượng khách hàng của sản phẩm, dịch vụ gồm những ai?
- Điểm nổi bật, lợi ích nhất của nó là gì?
- Giải pháp cho những khó khăn của khách hàng?
- Sứ mệnh của thương hiệu là gì?
Lưu ý: Một chiến lược định vị có thể bao gồm một hoặc nhiều thuộc tính sản phẩm nhưng khi được định vị với quá nhiều thuộc tính, điều đó có thể dẫn đến bị loãng hình ảnh.
Mục Lục
Tại sao thương hiệu cần định vị sản phẩm?
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, người tiêu dùng ngày nay dễ dàng tìm kiếm và tiếp cận với hàng trăm nghìn sản phẩm/dịch vụ trên thị trường. Họ là nhà nhà tiêu dùng thông thái sẽ cân nhắc, so sánh giữa các sản phẩm, tức là xếp loại chúng theo các tiêu thức lợi ích quan trọng mà sản phẩm mang để đưa ra quyết định mua hàng.
Đây được xem là quá trình mà khách hàng “định vị” sản phẩm, hay đặt sản phẩm vào một vị trí nhất định. Họ có thể tự họ định vị thông qua kinh nghiệm khi tiêu dùng sản phẩm đó hay qua ảnh hưởng của bạn bè, đồng nghiệp đã sử dụng.
Vậy nên để sản phẩm/dịch vụ của mình lọt vào “mắt xanh” và khiến khách hàng nghĩ ngay tới khi có nhu cầu thì doanh nghiệp cần phải chủ động tác động đến khách hàng thông qua các chiến lược Marketing mix, định vị thương hiệu, định vị sản phẩm.
1. Đáp ứng nhu cầu của khách hàng
Việc thiết kế sản phẩm theo tiêu chí mà khách hàng mong đợi, các giải pháp hiệu quả thoã mãn nhu cầu của khách hàng, đồng thời duy trì một thông điệp gắn kết về giá trị độc đáo của sản phẩm
2. Gia tăng thiện cảm và lòng trung thành của người tiêu dùng
Product Positioning giúp đáp ứng các mong đợi, nhu cầu của người mua. Nhiều quảng cáo, khuyến mãi về thương hiệu và cả những giá trị thực của sản phẩm mang đến sự hài lòng của người tiêu dùng
3. Thành công khi giới thiệu sản phẩm mới
Việc giới thiệu và thuyết phục khách hàng mua một sản phẩm mới không hề dễ dàng, định vị sản phẩm tạo thuận lợi cho những người bán hàng trong việc thuyết phục khách hàng và sản phẩm dễ dàng thâm nhập thị trường hơn.
4. Xây dựng các chiến lược quảng cáo ý nghĩa
Dòng sản phẩm được định vị giúp thúc đẩy các nỗ lực Marketing được cung cấp bằng giá trị thực bên cạnh tính năng và chức năng. Nhờ đó, các chương trình quảng cáo, tiếp thị tạo ra những thông điệp ý nghĩa và nhiều giá trị hữu ích cho khách hàng
5. Nâng cao lợi thế cạnh tranh
Sở hữu các sản phẩm độc đáo, ấn tượng và cung cấp nhiều lợi ích đáp ứng mong muốn của người tiêu dùng sẽ gia tăng sức mạnh cạnh tranh của công ty so với đối thủ
6. Thích hợp với nhiều đối tượng tiêu dùng khác nhau
Cách định vị sản phẩm khá đa dạng theo giá, theo chất lượng, theo công dụng,….Tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng
Top 8 chiến lược định vị sản phẩm phổ biến
Ai cũng muốn sản phẩm/dịch vụ mình chiếm lĩnh suy nghĩ và được mọi khác hàng yêu thích nhưng để làm được điều ngày là cả một qua trình. Nếu bạn chưa biết bắt đầu chiến lược định vị sản phẩm từ đâu thì hãy tham khảo ngay TOP 8 chiến lược định vị phổ biến mà LPTech gợi ý dưới đây:
1. Định vị sản phẩm theo đặc tính sản phẩm
Đây được xem là chiến lược được nhiều công ty lựa chọn, tập trung vào nhấn mạnh sản phẩm của mình có tính năng, lợi ích mà người dùng quan tâm để xây dựng sự khác biệt cho thương hiệu.
Ví dụ như đặc tính như bền, tiết kiệm xăng, giá cả phải chăng đối với xe máy; mềm mai, xuông mượt và an toàn cho da đầu đối với dầu gội,…
Muốn định vị theo kiểu này, công ty phải hiểu được những lợi ích mà khách hàng mong đợi khi dùng sản phẩm, đồng thời phải hiểu được nhận thức của khách hàng về các đặc tính đó đối với các sản phẩm cạnh tranh hiện có trên thị trường.
2. Định vị sản phẩm theo giá bán
Trong cạnh tranh, có những thương hiệu lựa chọn định vị theo giá bán. Để áp dụng chiến lược này các thương hiệu có thể phát triển theo 2 hướng: một là giá rẻ hấp dẫn hơn với một sản phẩm có chất lượng tương đương của đối thủ hoặc hai là định giá cao hơn so với mặt bằng chung để thể hiện một thương hiệu đầy sang trọng và chất lượng.
Ví dụ như cách Bkav định vị Bphone với mức giá trên 10tr đồng và so sánh với các sản phẩm cao cấp khác của Apple và Samsung. Còn với chiến lược định vị giá rẻ nhất đòi hỏi doanh nghiệp phải có lợi thế về chi phí và xác định xâm nhập thị trường mới bằng một sản phẩm giá tốt để chiếm thị phần của đối thủ.
>>Xem thêm: Khám phá chiến lược định giá phổ biến trong bán hàng
3. Định vị sản phẩm theo chất lượng
Sau yếu tố giá cả thì “chất lượng” là điều mà mọi khách hàng luôn quan tâm. Kết hợp “chất lượng” và “giá cả” các thương hiệu có thể tạo ra một vị trí mà khách hàng mong đợi cho sản phẩm của công ty. Cụ thể như:
- Giá thấp – chất lượng thấp
- Giá thấp – chất lượng cao
- Giá cao – chất lượng cao
Thông thường, chất lượng thấp thì giá thấp, chất lượng cao đi kèm với giá cao. Nhưng nếu công ty có khả năng thì có thể chọn chiến lược giá thấp – chất lượng cao để tăng sức cạnh tranh so với các người bán khác.
4. Định vị sản phẩm theo biểu tượng văn hóa
Biểu tượng văn hóa được các nhà tiếp thị sử dụng cho chiến lược định vị sản phẩm để phân biệt thương hiệu của họ so với các đối thủ cạnh tranh. Điểm đặc trưng của chiến lược này là cần phải xác định một thứ có ý nghĩa với mọi người và các đối thủ khác không liên kết hay sử dụng biểu tượng đó.
5. Định vị sản phẩm theo mục đích sử dụng
Liên kết sản phẩm với công dụng hoặc ứng dụng của chúng là một ý tưởng khá hay mà người kinh doanh có thể sử dụng để định vị sản phẩm của mình. Trong một sản phẩm có thể kết hợp nhiều chiến lược định vị khác nhau, chiến lược định vị theo mục đích được sử dụng như chiến lược phụ.
6. Định vị sản phẩm theo đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh rõ ràng là một hệ quy chiếu đáng quan tâm trong nhiều chiến lược, trong đó có chiến lược Marketing và chiến lược định vị sản phẩm. Điều bạn cần làm trong chiến lược này là chứng minh trực tiếp hoặc gián tiếp về lợi thế của sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu bạn nổi trội hơn so với đối thủ.
7. Định vị sản phẩm theo giá trị sản phẩm
Chiến lược định vị sản phẩm theo giá trị sẽ có hai yếu tố ảnh hưởng bao gồm giá trị và giá bán và được chia thành năm loại cơ bản sau đây:
- More value, more price: Giá trị cao nên giá cao
- More value, same price: Giá trị cao nhưng giá tương đương
- More value, less price: Giá trị cao nhưng giá thấp hơn
- Same value, less price: Giá trị tương đương nhưng giá thấp hơn
- Less value, less price: Giá trị thấp nên giá thấp hơn
8. Định vị sản phẩm theo phân khúc người dùng cụ thể
Đây là chiến lược Product positioning nhắm mục tiêu một nhóm người cụ thể (nhân khẩu học, nghề nghiệp, tuổi tác, giới tính, thu nhập, sở thích, thói quen….) sử dụng sản phẩm của bạn.
Ví dụ như Ferrari định vị sản phẩm của mình khác các hãng ô tô sang trọng khác bằng cách hướng vào người yêu thể thao thì BMW lại tập trung khẳng định sản phẩm dành cho thương nhân thành đạt.
Thông qua việc hiểu nhu cầu và mong muốn của nhóm khách hàng mục tiêu giúp các doanh nghiệp định vị sản phẩm theo chiến lược này trở nên gần gũi và tiếp cận khách hàng của mình hiểu quả hơn. Tuy nhiên để áp dụng thành công phương thức này doanh nghiệp cần am hiểu và đánh giá các phân khúc khách hàng chính xác.
Mời KOLs hoặc Influencer sử dụng các sản phẩm của công ty để quảng cáo là ý tưởng mà các thương hiệu có thể tham khảo khi thực hiện chiến lược định vị này
Quy trình giúp định vị sản phẩm cho doanh nghiệp
Một quy trình định vị sản phẩm cần có tính logic và tuân theo từng bước nhất định, LPTech chia sẻ về bốn bước cơ bản khi thực hiện định vị khá hữu ích với bạn:
Bước 1: Xác định sự khác biệt đó là gì
Các nhà tiếp thị cần có sự nghiên cứu để hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến khách hàng trước khi lựa chọn mua sản phẩm (sản phẩm, dịch vụ, con người, hình ảnh,…). Từ đó có thể áp dụng các cách tiếp cận trong định vị sản phẩm của mình để cải tiến, nâng cao giá trị của chúng trong mắt khách hàng
Bước 2: Lựa chọn chiến lược định vị
Sau khi đã xác định được điều gì tạo nên sự khác biệt. Tiếp theo, các Marketer lựa chọn chiến lược phù hợp và hiệu quả nhất. Lập bản đồ định vị tại bước này sẽ giúp bạn nắm rõ đâu là chiến lược cần thiết
Bước 3: Phát triển chiến lược, lập kế hoạch định vị sản phẩm
Chiến lược định vị sản phẩm sau khi đã được xác định, giờ là lúc các nhà tiếp thị cần phát triển chúng hiệu quả sao cho phù hợp với thị trường mục tiêu dựa vào Marketing Mix.
Bước 4: Triển khai kế hoạch theo chiến lược đã lập
Bắt tay vào triển khai bằng các thiết kế sản phẩm, truyền thông quảng cáo nhiều hình thức để làm rõ thị trường mục tiêu, đề xuất giá trị và các sản phẩm hỗ trợ,…
Kết luận
Chiến lược định vị phù hợp để lựa chọn sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn về nhu cầu khách hàng, nghiên cứu thị trường, mục tiêu công dụng, giá trị,….. nhưng bất kể đó là chiến lược gì thì cũng hướng đến mục tiêu đảm bảo sự hài lòng của khách hàng và được họ công nhận