Pi Network có lừa đảo (scam) không? – PI NETWORK VIET NAM – ZIKZAC

Pi Network có lừa đảo (scam) không?

Pi Network là một nỗ lực của một nhóm cựu sinh viên từng tốt nghiệp Đại học Stanford nhằm phổ biến tiền điện tử đến nhiều người hơn. Đội ngũ nòng cốt của Pi Network được dẫn dắt bởi hai tiến sĩ Stanford và một MBA Stanford, tất cả đều giúp xây dựng cộng đồng blockchain tại Stanford. Không có gì đảm bảo rằng dự án sẽ thành công. Tuy nhiên, Pi Network sẽ làm việc hết sức mình để biến ước mơ chung thành hiện thực, đồng thời duy trì các tiêu chuẩn cao nhất về sự minh bạch. Bạn có thể tìm hiểu thêm về đội ngũ nòng cốt của Pi trên ứng dụng, hoặc đơn giản bằng cách gõ tên những người này vào trang tìm kiếm Google:

Dr. Nicolas Kokkalis: Trưởng bộ phận Công nghệ
Dr. Chengdiao Fan: Trưởng bộ phận Sản phẩm
Vincent McPhillip: Trưởng bộ phận Cộng đồng

Sau khi phân tích bản cáo bạch và xem xét sâu hơn về dự án này, chúng tôi giải thích tại sao dự án Pi Network thường bị nhiều người nghi ngờ là trò lừa đảo, nhưng thực tế thì không phải vậy.

Mục tiêu của dự án Pi Network là để áp dụng đại trà và nhắm vào một cộng đồng lớn. Và bởi vì hầu hết mọi người thường nghe nói về Bitcoin, nên xuất hiện việc so sánh giữa điểm yếu của Bitcoin và các lợi thế của Pi, điều này vô tình dẫn đến một bộ phận cộng đồng tiền điện tử đánh giá là trò lừa bịp. Bởi vì họ đã mất RẤT NHIỀU TIỀN vào các dự án tiền điện tử trong giai đoạn 2017-2019, mà vốn dĩ các dự án này đều đã phá sản và thường tự so sánh mình là sự cải tiến của Bitcoin. Như chúng tôi mô tả ở trên, không có gì chắc chắc dự án Pi Network sẽ thành công, nhưng cho dù dự án có thất bại thì bạn sẽ tự hỏi mình đã MẤT TIỀN cho dự án này chưa?
Áp dụng hàng loạt phải đi đôi với việc phân phối rộng rãi. Thông qua ứng dụng, Pi Network đang phân phối các token đã được đúc sẵn cho người dùng của mình. Thuật ngữ này gọi nôm na là việc đào Pi để mọi người dễ hiểu hơn.
Xây dựng một blockchain từ giai đoạn sơ khai không phải là nhiệm vụ dễ dàng và hầu hết các dự án cuối cùng đều bị hack vì khả năng bảo mật mạng lưới yếu. Thông qua SCP (hiểu nôm na là cơ chế đồng thuận vòng tròn bảo mật mà cộng đồng Pi đang kết nối), việc bảo mật mạng lưới được cải thiện rất nhiều. Tuy nhiên, vì Giao thức Đồng thuận Stellar rất khó hiểu, nên Pi chỉ nhấn mạnh việc khuyến khích xây dựng hệ thống vòng tròn bảo mật giữa các người dùng với nhau.
Pi cũng tự tuyên bố nó là loại tiền điện tử đầu tiên mà bạn có thể khai thác trên điện thoại. Nhưng thật ra, Monero mới là đồng tiền đầu tiên có ứng dụng Minergate.
Tuy nhiên, có một vấn đề liên quan đến Pi Network mà bạn cần lưu ý. Như chúng ta đã biết thì hiện tại Pi chỉ cho phép người dùng khai thác Pi trên thiết bị di động của họ. Trên thực tế, có một hình thức tấn công mạng bằng cách lừa người dùng tải xuống các ứng dụng độc hại.

Sau đó, các ứng dụng này sẽ âm thầm qua mặt người dùng để khai thác các loại tiền điện tử khác và nó được gọi là Cryptojacking. Mặc dù vậy, nhưng cho đến hiện tại chưa có gì có thể chứng minh Pi có phải là một hình thức dạng này hay không.