Phương tiện giao thông cơ giới là gì?

Tôi hôm qua khi chạy bằng xe máy kéo trên đường quốc lộ thì được cảnh sát giao thông tận tình nhắc nhở rằng xe cơ giới phải đi bên làn đường giành cho xe cơ giới đúng quy định. Nên tôi lập tức chuyển sang làn đường theo hướng dẫn. Vậy xe máy kéo của tôi có phải là xe cơ giới không? Mong được tư vấn.

Chào bạn, để giải đáp thắc mắc trên mời bạn kham khảo bài viết sau đây CSGT sẽ giải đáp thắc mắc này cho các bạn!

Căn cứ pháp lý

Phương tiện giao thông cơ giới là gì?

Theo Luật Giao thông đường bộ năm 2008, phương tiện giao thông đường bộ hiện nay bao gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và phương tiện giao thông thô sơ đường bộ.

Trong đó, phương tiện giao thông cơ giới đường bộ hay còn gọi chung là xe cơ giới được khoản 19 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ định nghĩa bằng cách liệt kê như sau:

Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.

Như vậy, xe cơ giới là toàn bộ các loại phương tiện sau đây: ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (tính cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.

Dấu hiệu nhận biết khá rõ đối với xe cơ giới chính là chúng đều chạy bằng động cơ và thường tốn nhiều nhiên liệu.

Đặc điểm của loại phương tiện này là những phương tiện được sử dụng để di chuyển hoặc chở hàng hóa.trên đường bộ. Đường bộ được xác định gồm đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ. Tuy nhiên trong danh sách các phương tiện này có khá nhiều khái niệm còn khá xa lạ đối với người dân.

Điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới?

Điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới được quy định tại Điều 53 Luật Giao thông đường bộ 2008 như sau:

  • Xe ô tô đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường sau đây:
  • Có đủ hệ thống hãm có hiệu lực;
  • Có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực;
  • Tay lái của xe ô tô ở bên trái của xe; trường hợp xe ô tô của người nước ngoài đăng ký tại nước ngoài có tay lái ở bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam thực hiện theo quy định của Chính phủ;
  • Có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu;
  • Có bánh lốp đúng kích cỡ và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại xe;
  • Có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển;
  • Kính chắn gió, kính cửa là loại kính an toàn;
  • Có còi với âm lượng đúng quy chuẩn kỹ thuật;
  • Có đủ bộ phận giảm thanh, giảm khói và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm khí thải, tiếng ồn theo quy chuẩn môi trường;
  • Các kết cấu phải đủ độ bền và bảo đảm tính năng vận hành ổn định.
  • Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường như sau:
  • Có đủ hệ thống hãm có hiệu lực;
  • Có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực;
  • Có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu;
  • Có bánh lốp đúng kích cỡ và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại xe;
  • Có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển;
  • Có còi với âm lượng đúng quy chuẩn kỹ thuật;
  • Có đủ bộ phận giảm thanh, giảm khói và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm khí thải, tiếng ồn theo quy chuẩn môi trường;
  • Các kết cấu phải đủ độ bền và bảo đảm tính năng vận hành ổn định.
  • Xe cơ giới phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
  • Chính phủ quy định niên hạn sử dụng đối với xe cơ giới.
  • Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới được phép tham gia giao thông, trừ xe cơ giới của quân đội, công an sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh.

Cấp, thu hồi đăng ký và biển số xe cơ giới

Theo Điều 54 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về cấp, thu hồi đăng ký và biển số xe cơ giới như sau:

  • Xe cơ giới có nguồn gốc hợp pháp, bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đăng ký và biển số.
  • Bộ trưởng Bộ Công an quy định và tổ chức cấp, thu hồi đăng ký, biển số các loại xe cơ giới; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định và tổ chức cấp, thu hồi đăng ký, biển số các loại xe cơ giới của quân đội sử dụng vào mục đích quốc phòng.

Quy định về tốc độ khi xe cơ giới khi tham gia giao thông hiện nay là gì?

Phương tiện giao thông cơ giới là gìPhương tiện giao thông cơ giới là gì?

Căn cứ vào điều 12 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định về giới hạn tốc độ các loại phương tiện cơ giới khi tham gia giao thông gồm có:

a. Người lái xe, người điều khiển xe gắn máy chuyên dùng phải tuân thủ quy định về tốc độ xe chạy trên đường và phải giữ 1 khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình, ở nơi có biển báo cự ly tối thiểu giữa 2 xe, phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn số ghi trên biển báo.

b. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tốc độ xe và đặt biển báo tốc độ, tổ chức thực hiện đặt biển báo tốc độ trên các tuyến quốc lộ.

c. Chủ tịch UBND cấp tỉnh tổ chức thực hiện việc đặt biển báo tốc độ trên các tuyến đường do địa phương quản lý.

Ngoài việc phải tuân thủ tốc độ giới hạn của các loại biển báo tốc độ tối thiểu và tối đa, xe cơ giới khi tham gia giao thông còn phải thực hiện theo quy định về tốc độ tại Thông tư 31/2019/TT-BGTVT như sau:

Đi trong khu đông dân cư:

Phương tiệnTốc độ tối đa (km/h)Đường đôi; đường 1 chiều có từ 2 làn xe trở lênĐường 2 chiều; đường 1 chiều có 1 làn xe cơ giớiXe máy chuyên dùng, xe gắn máy (cả xe máy điện) và các loại xe tương tự4040Các phương tiện xe cơ giới khác6050

Ngoài khu vực đông dân cư:

Loại xe cơ giới đường bộTốc độ tối đa (km/h)Đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe trở lênĐường hai chiều;đường một chiều có một làn xeXe ô tô con, xe ô tô chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải ≤ 3,5 tấn9080Xe ô tô chở người trên 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải > 3,5 tấn (trừ ô tô xi téc)8070Ô tô buýt; ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc; xe mô tô; ô tô chuyên dùng (trừ ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông)7060Ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo xe khác; ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông, ô tô xi téc6050

Trên đường cao tốc: Khi tham gia giao thông trên đường cao tốc, đường bộ được thiết kế xây dựng đạt tiêu chuẩn đường cao tốc, đường khai thác theo quy chế riêng thì người điều khiển xe cơ giới, xe máy chuyên dùng phải tuân thủ tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu đường bộ. Tốc độ tối đa là 120 km/h.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề “Phương tiện giao thông cơ giới là gì?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, hợp đồng mua bán nhà đất đơn giản, chia đất thừa kế, Thủ tục tặng cho nhà đất, mẫu hợp đồng mua bán nhà đất ngắn gọn, đăng ký nhãn hiệu, … . Hãy liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Xe cơ giới là xe mô tô gồm những loại nào?

Xe mô tô hiện nay sử dụng gồm có xe mô tô ba bánh và xe mô tô hai bánh. Các loại mô tô tham gia giao thông có động cơ dung tích xy lanh từ 50cm3 trở lên, trọng tải của xe không quá 400kg. Người dân sử dụng xe có dung tích xi lanh từ 50cm3 thì gọi là xe máy.

Lưu ý khi điều khiển xe cơ giới là gì?

Nghiêm túc chấp hành luật an toàn giao thông và tuân thủ nghiêm ngặt sự giám sát, chỉ đạo của các cơ quan chức năng, cảnh sát giao thông.
Nâng cao ý thức tham gia giao thông: không phóng nhanh vượt ẩu, lạng lách đánh võng, không vượt đèn đỏ, đã uống rượu bia thì không lái xe,… để đảm bảo an toàn tính mạng cho bản thân và những người tham gia giao thông khác.
Trang bị đầy đủ các thiết bị đảm bảo an toàn như: mũ bảo hiểm dành cho xe máy, thắt dây an toàn khi sử dụng xe ô tô, thẻ bảo hiểm cho ô tô, xe máy,…
Người lái xe, người điều khiển xe gắn máy chuyên dụng phải tuân thủ các quy định về tốc độ xe chạy trên đường và phải giữ khoảng cách an toàn nhất định đối với các xe đang lưu thông phía trước xe của mình. Ở những nơi có biển báo cự ly tối thiểu giữa hai xe, bạn phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn số ghi trên biển báo.
Chú ý quan sát: khi điều khiển các loại xe cơ giới, bạn cần phải chú ý quan sát tình trạng giao thông trên đường, đặc biệt để ý và theo dõi các biển cảnh báo, biển chỉ dẫn để di chuyển đúng trên làn đường cho phép. Đối với các làn đường hỗn hợp có nhiều loại xe cơ giới, bạn cần tập trung quan sát các tín hiệu xi nhan của các phương tiện xe khác, nhằm hạn chế sự va chạm. Điều cấm kỵ khi điều khiển xe tham gia giao thông, bạn không được phép sử dụng điện thoại. Trong các trường hợp bất đắc dĩ, bạn phải lái xe vào lề đường để đảm bảo an toàn.
Tránh đi vào những khu vực điểm mù của xe tải, xe container: một số phương tiện xe cơ giới nhỏ như ô tô, xe máy cần sử dụng gương chiếu hậu để quan sát, mở rộng tầm nhìn giao thông ở phía sau của minh để hạn chế và tránh xảy ra tai nạn khi đi vào điểm mù của các dòng xe tải, xe container.
Các khoảng cách mà bạn cần phải lưu ý đối với các phương tiện xe cơ giới như sau: phương tiện tham gia giao thông trên đường khô ráo cần giữ khoảng cách an toàn ứng với mỗi tốc độ đã được quy định: giữ khoảng cách 30m đối với tốc độ 60 km/h; 50m đối với tốc độ trên 60 đến 80 km/h; 70m đối với tốc độ trên 80 đến 100 km/h và 90m đối với tốc độ trên 100 đến 120 km/h.
Đối với các loại xe cơ giới khác như xe máy kéo, xe công nông, xe lam, xe lốc máy, xe xích lô máy, xe 3 gác máy, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự hiện đang được phép hoạt động, tốc độ tối đa không được vượt quá 30 km/h khi tham gia giao thông trên đường bộ.
Khi trời mưa có nhiều sương mù, đường trơn trượt, đường có địa hình quanh co, đèo dốc, người điều khiển xe cơ giới cần lưu ý điều chỉnh khoảng cách an toàn thích hợp lớn hơn khoảng cách an toàn ghi trên biển báo hoặc quy định ở trên.

Người lái xe cơ giới phải đem theo giấy tờ gì khi đi đường?

Căn cứ Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008, người điều khiển xe cơ giới tham gia giao thông phải mang theo các loại giấy tờ sau:
Đăng ký xe.
Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe điều khiển, còn thời hạn.
Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (chỉ áp dụng với xe ô tô và rơ moóc, sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô).
Nếu thiếu một trong các giấy tờ trên, người tham gia giao thông bằng xe cơ giới sẽ bị xử phạt vi phạm. Từ ngày 01/01/2022, Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định 100/2019/NĐ-CP rất nhiều lỗi vi phạm giao thông sẽ bị áp dụng mức phạt mới cao hơn gấp nhiều lần.

5/5 – (1 bình chọn)