Phương thức giao tiếp ứng xử của giáo viên với trẻ mầm non
Đặc điểm nội dung và hình thức giao tiếp với trẻ mẫu giáo lớn của giáo viên mầm non
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.28 MB, 231 trang )
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ HỒNG VÂN
§ÆC §IÓM NéI DUNG Vµ H×NH THøC GIAO TIÕP
VíI TRÎ MÉU GI¸O LíN CñA GI¸O VI£N MÇM NON
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC
HÀ NỘI – 2018
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ HỒNG VÂN
§ÆC §IÓM NéI DUNG Vµ H×NH THøC GIAO TIÕP
VíI TRÎ MÉU GI¸O LíN CñA GI¸O VI£N MÇM NON
Ngành: Tâm lý học
Mã số: 9.31.04.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS VŨ DŨNG
HÀ NỘI – 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
dữ liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận án là trung thực và chưa
được công bố trong bất kì một công trình nào khác.
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Hồng Vân
i
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ……………………………………………………………………………………………………..1
Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐẶC
ĐIỂM NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC GIAO TIẾP VỚI TRẺ MẪU GIÁO
LỚN CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON ……………………………………………………………7
1.1. Nghiên cứu về giao tiếp ……………………………………………………………………………7
1.2. Nghiên cứu về giáo viên mầm non …………………………………………………………..13
1.3. Nghiên cứu về giao tiếp của trẻ mẫu giáo …………………………………………………. 18
1.4. Nghiên cứu về đặc điểm nội dung và hình thức giao tiếp với trẻ mẫu giáo
của giáo viên mầm non ………………………………………………………………………………… 21
Tiểu kết chương 1…………………………………………………………………………………………28
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC
GIAO TIẾP VỚI TRẺ MẪU GIÁO LỚN CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON ………… 29
2.1. Đặc điểm nội dung và hình thức giao tiếp …………………………………………………29
2.2. Giáo viên mầm non và trẻ mẫu giáo lớn …………………………………………………… 39
2.3. Đặc điểm nội dung và hình thức giao tiếp với trẻ mẫu giáo lớn của giáo
viên mầm non ………………………………………………………………………………………………46
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến đặc điểm nội dung và hình thức giao tiếp với trẻ
mẫu giáo lớn của giáo viên mầm non ……………………………………………………………..56
Tiểu kết chương 2…………………………………………………………………………………………62
Chương 3: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ………………………. 63
3.1. Tổ chức nghiên cứu ……………………………………………………………………………….. 63
3.2. Phương pháp nghiên cứu …………………………………………………………………………69
Tiểu kết chương 3…………………………………………………………………………………………80
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ ĐẶC ĐIỂM NỘI
DUNG VÀ HÌNH THỨC GIAO TIẾP VỚI TRẺ MẪU GIÁO LỚN CỦA
GIÁO VIÊN MẦM NON …………………………………………………………………………….81
4.1. Thực trạng đặc điểm nội dung và hình thức giao tiếp với trẻ mẫu giáo lớn
của giáo viên mầm non ………………………………………………………………………………… 81
ii
4.2. Yếu tố ảnh hưởng đến đặc điểm nội dung và hình thức giao tiếp với trẻ
mẫu giáo lớn của giáo viên mầm non ……………………………………………………………114
4.3. Biện pháp tâm lý giáo dục nâng cao hiệu quả giao tiếp với trẻ mẫu giáo
lớn của giáo viên mầm non ………………………………………………………………………….128
4.4. Phân tích một số trường hợp điển hình ……………………………………………………130
Tiểu kết chương 4……………………………………………………………………………………….147
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ……………………………………………………………………148
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ ……………………………………………..151
TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………………………………152
PHỤ LỤC………………………………………………………………………………………………… 1PL
iii
DANH MỤC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Các chữ viết tắt
Nghĩa đầy đủ của từ
ĐLC
Độ lệch chuẩn
ĐTB
Điểm trung bình
%
Phần trăm
iv
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.
Một số đặc điểm của khách thể nghiên cứu ………………………………….64
Bảng 4.1.
Biểu hiện đặc điểm nội dung giao tiếp với trẻ mẫu giáo lớn của
giáo viên mầm non ……………………………………………………………………81
Bảng 4.2.
Đặc điểm về trao đổi thông tin với trẻ mẫu giáo lớn của giáo
viên mầm non …………………………………………………………………………..83
Bảng 4.3.
Trao đổi thông tin về tình hình sức khỏe của trẻ ………………………….. 85
Bảng 4.4.
Trao đổi thông tin về đặc điểm của trẻ ………………………………………..88
Bảng 4.5.
Trao đổi thông tin về những khó khăn của trẻ ………………………………89
Bảng 4.6.
Trao đổi thông tin về các thành viên trong gia đình của trẻ ……………92
Bảng 4.7.
Trao đổi thông tin về bạn bè của trẻ ……………………………………………93
Bảng 4.8.
Trao đổi cảm xúc tích cực với trẻ mẫu giáo lớn của giáo viên
mầm non …………………………………………………………………………………. 95
Bảng 4.9.
Trao đổi cảm xúc tiêu cực với trẻ mẫu giáo lớn của giáo viên
mầm non …………………………………………………………………………………. 97
Bảng 4.10.
Đặc điểm về sự ảnh hưởng lẫn nhau trong giao tiếp với trẻ mẫu
giáo lớn của giáo viên mầm non …………………………………………………99
Bảng 4.11.
Đặc điểm hình thức giao tiếp với trẻ mẫu giáo lớn của giáo viên
mầm non ………………………………………………………………………………..102
Bảng 4.12.
Đặc điểm hình thức giao tiếp ngôn ngữ tích cực với trẻ mẫu giáo
lớn của giáo viên mầm non………………………………………………………..103
Bảng 4.13.
Đặc điểm hình thức giao tiếp ngôn ngữ tiêu cực với trẻ mẫu giáo
lớn của giáo viên mầm non………………………………………………………..105
Bảng 4.14.
Đặc điểm hình thức giao tiếp phi ngôn ngữ tích cực với trẻ mẫu
giáo lớn của giáo viên mầm non ……………………………………………….106
Bảng 4.15.
Đặc điểm hình thức giao tiếp phi ngôn ngữ tiêu cực với trẻ mẫu
giáo lớn của giáo viên mầm non ……………………………………………….108
Bảng 4.16.
Đặc điểm nội dung giao tiếp với trẻ mẫu giáo lớn của giáo viên
mầm non so sánh theo độ tuổi…………………………………………………..111
Bảng 4.17.
Đặc điểm hình thức giao tiếp với trẻ mẫu giáo lớn của giáo viên
mầm non so sánh theo độ tuổi…………………………………………………..111
v
Bảng 4.18.
Đặc điểm nội dung giao tiếp với trẻ mẫu giáo lớn của giáo viên
mầm non so sánh theo loại hình trường ……………………………………..112
Bảng 4.19.
Đặc điểm hình thức giao tiếp với trẻ mẫu giáo lớn của giáo viên
mầm non so sánh theo loại hình trường ……………………………………..113
Bảng 4.20.
Đặc điểm nội dung giao tiếp với trẻ mẫu giáo lớn của giáo viên
mầm non so sánh theo thâm niên công tác …………………………………113
Bảng 4.21.
Đặc điểm hình thức giao tiếp với trẻ mẫu giáo lớn của giáo viên
mầm non so sánh theo thâm niên công tác …………………………………114
Bảng 4.22.
Đánh giá chung các yếu tố ảnh hưởng đến đặc điểm nội dung và
hình thức giao tiếp với trẻ mẫu giáo lớn của giáo viên mầm non ……..115
Bảng 4.23.
Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan đến đặc điểm nội
dung và hình thức giao tiếp với trẻ mẫu giáo lớn của giáo viên
mầm non ………………………………………………………………………………..115
Bảng 4.24.
Tương quan giữa các yếu tố chủ quan với đặc điểm nội dung ………118
Bảng 4.25.
Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan đến đặc điểm nội
dung và hình thức giao tiếp với trẻ mẫu giáo lớn của giáo viên
mầm non ………………………………………………………………………………..119
Bảng 4.26.
Tương quan giữa các yếu tố khách quan với đặc điểm nội dung
và hình thức giao tiếp với trẻ mẫu giáo lớn của giáo viên mầm non……121
Bảng 4.27.
Mức độ dự báo của một số yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi
mức độ về trao đổi thông tin với trẻ mẫu giáo lớn của giáo viên
mầm non ………………………………………………………………………………..123
Bảng 4.28.
Mức độ dự báo của một số yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi mức
độ trao đổi cảm xúc tích cực với trẻ mẫu giáo lớn của giáo viên
mầm non ………………………………………………………………………………..123
Bảng 4.29.
Mức độ dự báo của một số yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi
mức độ biểu hiện hành vi (sự ảnh hưởng lẫn nhau) trong giao
tiếp với trẻ mẫu giáo lớn của giáo viên mầm non ………………………..125
Bảng 4.30.
Mức độ dự báo của một số yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi
mức độ sử dụng ngôn ngữ tích cực trong giao tiếp với trẻ mẫu
giáo lớn của giáo viên mầm non ……………………………………………….125
vi
Bảng 4.31.
Mức độ dự báo của một số yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi
mức độ sử dụng ngôn ngữ tiêu cực trong giao tiếp với trẻ mẫu
giáo lớn của giáo viên mầm non ……………………………………………….126
Bảng 4.32.
Mức độ dự báo của một số yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi
đặc điểm sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ tích cực trong giao
tiếp với trẻ mẫu giáo lớn của giáo viên mầm non ………………………..127
Bảng 4.33.
Mức độ dự báo của một số yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi
mức độ sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ tiêu cực trong giao
tiếp với trẻ mẫu giáo lớn của giáo viên mầm non ………………………..127
vii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 4.1.
Tương quan giữa đặc điểm trao đổi thông tin, trao đổi cảm xúc
và sự ảnh hưởng lẫn nhau trong giao tiếp với trẻ mẫu giáo lớn
của giáo viên mầm non ……………………………………………………………101
Sơ đồ 4.2.
Tương quan giữa các đặc điểm hình thức giao tiếp với trẻ mẫu
giáo lớn của giáo viên mầm non ……………………………………………….110
viii
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
1.1. Giao tiếp là hoạt động đặc trưng của con người. Nhờ hoạt động giao tiếp
mà con người trao đổi được thông tin, tư tưởng, tình cảm và tạo lập các mối quan hệ
xã hội. Nhờ hoạt động giao tiếp mà con người hiểu được nhau và cùng nhau thống
nhất ý chí, hành động. Có thể nói, giao tiếp là hoạt động không thể thiếu được đối
với con người và sự phát triển của xã hội.
Giao tiếp là thành phần cơ bản của hoạt động sư phạm. Giao tiếp diễn ra khi
nhà sư phạm tiến hành các hình thức tổ chức giáo dục, dạy học. Đó là sự tiếp xúc,
tác động qua lại lẫn nhau giữa nhà giáo dục và người được giáo dục qua sử dụng
các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ nhằm thực hiện các nhiệm vụ giáo dục.
1.2. Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân
Việt Nam. Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm,
trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ
vào lớp 1, hình thành ở trẻ em những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất
mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và
phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học
tiếp theo và cho việc học tập suốt đời [7]. Nhà giáo dục người Nga, Makarenco đã
viết: Những cơ sở căn bản của việc giáo dục trẻ đã được hình thành từ trước tuổi
lên 5. Những điều dạy trẻ trong thời kỳ đó chiếm 90% tiến trình giáo dục trẻ. Về sau
việc giáo dục đào tạo con người vẫn tiếp tục nhưng lúc đó là lúc bắt đầu nếm quả,
còn những nụ hoa thì đã được vun trồng trong 5 năm đầu tiên[Dẫn theo 69].
Trong giáo dục mầm non, người giáo viên giữ vị trí trực tiếp, giữ vai trò
quan trọng, là nhân tố quyết định hiệu quả của hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ
mầm non. Thời gian trẻ ở lớp với cô nhiều, khoảng 8 đến 10 tiếng mỗi ngày, trong
thời gian này cô giáo có trách nhiệm thay thế người mẹ để chăm sóc, giáo dục trẻ.
Nếu cô giáo không thiết lập được mối quan hệ tốt đẹp với trẻ thì sẽ khiến cho cuộc
sống của trẻ trở nên nặng nề, căng thẳng. Nhiều trường hợp trẻ rơi vào tình trạng
ức chế, lo sợ mỗi khi đến lớp. Điều này gây nên nhiều bất lợi cho trẻ trong hiện tại
cũng như các chặng đường phát triển tiếp theo. Ngược lại, nếu giáo viên hiểu, tôn
trọng trẻ, thiết lập được các mối quan hệ tốt đẹp với trẻ thì sẽ tạo ra được môi
1
trường ấm cúng, lành mạnh tạo ra ở trẻ cảm giác an toàn, sự chủ động trong việc
lĩnh hội vốn kinh nghiệm sống, phát huy tối đa các tiềm năng sẵn có ở trẻ.
Để thực hiện nhiệm vụ giáo dục, phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ mầm
non, giáo viên phải xác định được nội dung, hình thức giao tiếp phù hợp với trẻ ở các
độ tuổi. Với trẻ mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi), hoạt động giao tiếp của giáo viên không chỉ
nhằm tạo ra môi trường giao tiếp an toàn, cởi mở, thân thiện mà bằng hoạt động giao
tiếp, giáo viên giúp trẻ chuẩn bị nền tảng vững chắc về nhận thức, ngôn ngữ, thẩm
mỹ, tình cảm kỹ năng xã hội để bước vào trường phổ thông. Việc giáo viên xác
định đúng nội dung và tổ chức hoạt động giao tiếp với trẻ bằng nhiều hình thức sinh
động, hấp dẫn sẽ giúp trẻ đạt chuẩn ở các lĩnh vực phát triển, đặc biệt là lĩnh vực phát
triển ngôn ngữ và giao tiếp. Đó là trẻ nghe và hiểu lời nói; trẻ biết sử dụng lời nói để
giao tiếp và thực hiện được một số quy tắc thông thường trong giao tiếp [6]. Biết sử
dụng ngôn ngữ là một trong những điều kiện cần thiết để trẻ vững bước vào lớp 1.
Chính vì vậy, nghiên cứu đặc điểm nội dung, hình thức giao tiếp với trẻ mẫu giáo lớn
của giáo viên mầm non để có thể hiểu sâu hơn về hoạt động giao tiếp của giáo viên
với trẻ và đề xuất các biện pháp giúp giáo viên xác định nội dung và tăng cường các
hình thức giao tiếp tích cực, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển của trẻ là
việc làm có ý nghĩa về mặt thực tiễn cũng như lý luận.
1.3. Vấn đề nội dung và hình thức giao tiếp với trẻ mẫu giáo lớn của giáo
viên mầm non đã được đề cập tới trong một số công trình nghiên cứu. Trong
Chương trình giáo dục mầm non, nội dung và hình thức giao tiếp với trẻ mẫu giáo
lớn được quy định ở phần ba: Chương trình giáo dục mẫu giáo. Cụ thể là các nội
dung giáo dục phát triển thể chất; nhận thức; ngôn ngữ; tình cảm và kỹ năng xã hội;
thẩm mỹ. Chương trình cũng quy định: Hành vi, cử chỉ, lời nói, thái độ của giáo
viên đối với trẻ và những người khác luôn mẫu mực để trẻ noi theo [7]. Một số công
trình như: Giao tiếp và ứng xử của cô giáo với trẻ em, Tư vấn ứng xử sư phạm
với trẻ ở độ tuổi mẫu giáo, Kỹ năng ứng xử cần thiết dành cho giáo viên mầm non
và các bậc cha mẹ trẻ… đề cập tới các nguyên tắc, phương thức trong giao tiếp,
ứng xử của giáo viên với trẻ mầm non và tư vấn cho giáo viên, cha mẹ trẻ cách thức
giải quyết một số tình huống trong giao tiếp với trẻ mầm non. Tuy nhiên, vẫn còn
thiếu những công trình nghiên cứu về đặc điểm nội dung và hình thức giao tiếp với
trẻ mẫu giáo lớn của giáo viên mầm non dưới góc độ tâm lý.
2
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi triển khai nghiên cứu đề tài: Đặc
điểm nội dung và hình thức giao tiếp với trẻ mẫu giáo lớn của giáo viên mầm non.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu lý luận và thực tiễn đặc điểm nội dung,
hình thức giao tiếp với trẻ mẫu giáo lớn của giáo viên mầm non. Trên cơ sở đó, đề
xuất một số biện pháp tâm lý giáo dục nhằm nâng cao hiệu quả giao tiếp với trẻ mẫu
giáo lớn của giáo viên mầm non.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
– Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.
– Hệ thống hóa và xác định một số vấn đề lý luận cơ bản về giao tiếp, đặc
điểm nội dung và hình thức giao tiếp với trẻ mẫu giáo lớn của giáo viên mầm non.
– Nghiên cứu thực trạng đặc điểm nội dung và hình thức giao tiếp với trẻ
mẫu giáo lớn của giáo viên mầm non. Làm r các yếu tố ảnh hưởng tới đặc điểm
nội dung và hình thức giao tiếp với trẻ mẫu giáo lớn của giáo viên mầm non trên địa
bàn thành phố Hà Nội.
– Đề xuất kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả giao tiếp với trẻ mẫu giáo lớn
của giáo viên mầm non.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Biểu hiện của đặc điểm nội dung giao tiếp và hình thức
giao tiếp với trẻ mẫu giáo lớn của giáo viên mầm non.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
a. Về nội dung nghiên cứu
– Đặc điểm giao tiếp được hiểu là những biểu hiện riêng biệt, đặc trưng (tiêu
biểu) về nội dung và hình thức giao tiếp với trẻ mẫu giáo lớn của giáo viên mầm non.
– Đặc điểm về nội dung giao tiếp, luận án tìm hiểu 3 khía cạnh: trao đổi thông
tin, trao đổi cảm xúc và ảnh hưởng lẫn nhau (chủ yếu từ phía giáo viên đến trẻ).
– Đặc điểm về hình thức giao tiếp, luận án tìm hiểu qua 2 hình thức: giao tiếp
ngôn ngữ và giao tiếp phi ngôn ngữ.
– Giao tiếp là sự tác động tương hỗ giữa 2 chủ thể (giáo viên và trẻ mẫu giáo
lớn), trong luận án này chúng tôi mới tập trung nghiên cứu chủ yếu vào tác động
của giáo viên với trẻ mẫu giáo lớn. Chiều ngược lại từ trẻ đến giáo viên chúng tôi
chưa tìm hiểu được.
3
b. Về địa bàn nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu trên khách thể là giáo viên mầm non ở một
số trường mầm non trên địa bàn thành phố Hà Nội. Cụ thể là các trường mầm
non tư thục Đô Rê Mon, Việt Kids (quận Thanh Xuân); trường mầm non Mai
Dịch, trường mầm non thực hành Hoa Thủy Tiên (quận Cầu Giấy), trường mầm
non thực hành Hoa Hồng, trường mầm non tư thục Minh Hải, Bé Gấu (quận
Đống Đa); trường mầm non thực hành Hoa Sen (quận Ba Đình); trường mầm
non tư thục Vinschool (quận Hai Bà Trưng), trường mầm non tư thục Sao Biển
(quận Hoàn Kiếm); trường mầm non Đại Mạch (huyện Đông Anh).
c. Về khách thể nghiên cứu
Tổng số khách thể tham gia quá trình khảo sát: 420 giáo viên mầm non.
Trong đó:
Điều tra thử: 60 giáo viên mầm non; Điều tra chính thức: 420 giáo viên mầm non;
Phỏng vấn sâu: 30 giáo viên mầm non; Nghiên cứu trường hợp: 03 giáo viên mầm non.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận nghiên cứu
a. Tiếp cận từ góc độ của tâm lý học hoạt động
Giao tiếp của giáo viên mầm non với trẻ mẫu giáo lớn được thể hiện qua hoạt
động giáo dục hàng ngày. Thông qua hoạt động, các đặc điểm của nội dung và hình
thức giao tiếp với trẻ của giáo viên mầm non được thể hiện. Chính vì vậy, nghiên
cứu đặc điểm nội dung và hình thức giao tiếp với trẻ mẫu giáo lớn của giáo viên
mầm non phải thông qua hoạt động giáo dục và chăm sóc trẻ hàng ngày tại các
trường mầm non.
b. Tiếp cận hệ thống
Giao tiếp, đặc điểm giao tiếp là tổng hòa tác động của các yếu tố chủ quan và
khách quan, của các yếu tố quản lý và thực hiện, của giáo viên mầm non và trẻ mẫu giáo
lớn. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đặc điểm nội dung và hình thức giao tiếp với trẻ mẫu
giáo lớn của giáo viên mầm non phải nghiên cứu một cách hệ thống và tổng thể.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
– Phương pháp nghiên cứu văn bản tài liệu.
– Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.
– Phương pháp phỏng vấn sâu.
4
– Phương pháp quan sát.
– Phương pháp chuyên gia.
– Phương pháp nghiên cứu trường hợp.
– Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
5.1. Đóng góp mới về lý luận
Luận án đã xây dựng được một cách tương đối hệ thống về lý luận đặc điểm
nội dung và hình thức giao tiếp với trẻ mẫu giáo lớn của giáo viên mầm non, từ khái
niệm đến biểu hiện và các yếu tố ảnh hưởng. Đây là vấn đề chưa được nghiên cứu
nhiều ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu này cũng là cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu
các đề tài về giao tiếp của giáo viên mầm non ở nước ta hiện nay.
5.2. Đóng góp mới về thực tiễn
Kết quả nghiên cứu thực trạng đặc điểm nội dung và hình thức giao tiếp với
trẻ mẫu giáo lớn của giáo viên mầm non cho thấy: Trong 3 nội dung giao tiếp là trao
đổi thông tin, trao đổi cảm xúc và sự ảnh hưởng lẫn nhau trong giao tiếp thì biểu hiện
r nét nhất là sự ảnh hưởng lẫn nhau trong giao tiếp (ảnh hưởng từ phía giáo viên đến
trẻ). Đặc điểm đặc trưng về hình thức giao tiếp với trẻ mẫu giáo lớn của giáo viên
mầm non là giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ tích cực với việc sử dụng từ ngữ
trong sáng, gần gũi, dễ hiểu, sử dụng câu có tính chất miêu tả, lý giải, sử dụng ngữ
điệu nhẹ nhàng, trìu mến, ánh mắt dịu hiền, nét mặt vui tươi, cử chỉ ân cần và có
những hành vi tiếp xúc trực tiếp với trẻ.
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần tạo cơ sở khoa học trong việc xây
dựng các chương trình đào tạo, bồi dư ng giáo viên ở các cơ sở chăm sóc, giáo dục
trẻ mầm non. Luận án cũng là tài liệu tham khảo tốt trong đào tạo các ngành tâm lý
học, ngành giáo dục mầm non.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa về lý luận
Luận án đã hệ thống hóa và xác định được một số vấn đề lý luận cơ bản về
giao tiếp, đặc điểm nội dung và hình thức giao tiếp với trẻ mẫu giáo lớn của giáo viên
mầm non. Trong đó, luận án đã xây dựng được một khái niệm mới là đặc điểm nội
dung và hình thức giao tiếp với trẻ mẫu giáo lớn của giáo viên mầm non. Luận án
cũng chỉ ra những biểu hiện đặc điểm nội dung và hình thức giao tiếp với trẻ mẫu
5
giáo lớn của giáo viên mầm non. Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm sáng
tỏ thêm lý luận về tâm lý học giao tiếp, tâm lý học ứng xử và tâm lý học giao tiếp,
ứng xử với trẻ mẫu giáo của giáo viên mầm non.
6.2. Ý nghĩa về thực tiễn
– Luận án đã làm r thực trạng mức độ biểu hiện đặc điểm nội dung và hình
thức giao tiếp với trẻ mẫu giáo lớn của giáo viên mầm non. Trong đó, phân tích
mức độ biểu hiện 3 nội dung giao tiếp là trao đổi thông tin, trao đổi cảm xúc, sự ảnh
hưởng lẫn nhau trong giao tiếp và 2 hình thức giao tiếp là giao tiếp ngôn ngữ và
giao tiếp phi ngôn ngữ. Các chỉ số độ tuổi, loại hình trường và thâm niên công tác
được phân tích và so sánh để thấy sự khác biệt.
– Luận án đã chỉ ra mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố chủ quan và khách
quan đến đặc điểm nội dung và hình thức giao tiếp với trẻ mẫu giáo lớn của giáo
viên mầm non; trên cơ sở đó đưa ra những kiến nghị với Bộ Giáo dục và Đào tạo,
các cơ sở đào tạo giáo viên mầm non, các cơ sở chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non
một số biện pháp nhằm giúp giáo viên mầm non xác định nội dung và hình thức
giao tiếp phù hợp với trẻ mẫu giáo lớn đem lại hiệu quả cao của hoạt động giao tiếp.
– Những kết luận của luận án giúp cho giáo viên mầm non, đặc biệt là những
người quản lý các trường mầm non có những biện pháp bồi dư ng thêm kiến thức
chuyên môn, kỹ năng sư phạm cho giáo viên một cách phù hợp hơn, hiệu quả hơn.
Kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở để các trường mầm non xác định nội dung
giao tiếp và tổ chức thực hiện hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ mẫu giáo lớn tốt hơn.
7. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục công trình đã công bố,
danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, luận án bao gồm 4 chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu đặc điểm nội dung và hình thức
giao tiếp với trẻ mẫu giáo lớn của giáo viên mầm non.
Chương 2. Cơ sở lý luận về đặc điểm nội dung và hình thức giao tiếp với trẻ
mẫu giáo lớn của giáo viên mầm non.
Chương 3. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu.
Chương 4. Kết quả nghiên cứu thực tiễn đặc điểm nội dung và hình thức giao
tiếp với trẻ mẫu giáo lớn của giáo viên mầm non.
6
Chương 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐẶC ĐIỂM
NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC GIAO TIẾP VỚI TRẺ MẪU GIÁO LỚN
CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON
1.1. Nghiên cứu về giao tiếp
1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài
Giao tiếp là vấn đề được các nhà triết học quan tâm ngay từ thời cổ đại. Từ
giữa thế kỷ XX, vấn đề này được các nhà tâm lý học thực sự quan tâm và giao tiếp
trở thành một ngành khoa học – khoa học về giao tiếp. Bắt đầu từ thời điểm này
hàng loạt công trình nghiên cứu về giao tiếp ra đời: Cuốn Giao tiếp của ba tác giả
Mỹ là Johnson, L.Garrison, M. Schalekamp (1956); Tác phẩm Giao tiếp là đối
tượng nghiên cứu về lý luận và thực tiễn của tập thể các tác giả Lêningrad (1972);
Về bản chất con người của X.N.Xôcôpnhin (1973); Tâm lý học giao tiếp của
A.A. Leonchev (1974); Giao tiếp là vấn đề của tâm lý học đại cương của
B.Ph.Lomov (1975); Tâm lý học về mối quan hệ qua lại trong nhóm nhỏ của Ia. L.
Kolominxki (1976); Hoạt động và giao tiếp của A. N. Leonchev (1979); Vấn đề
giao tiếp trong tâm lý học của K. K. Platonov (1981); Những khó khăn tâm lý giao
tiếp giữa các nhân cách của E. V. Surcanova (1985); Thế giới giao tiếp của M.
X. Kagan (1988); Sự phát triển giao tiếp của trẻ em trước tuổi học với bạn cùng
tuổi của A. L. Ruzcoi (1989)
Như vậy, giao tiếp đã trở thành vấn đề được rất nhiều các nhà nghiên cứu
quan tâm. Đặc biệt, ở Liên Xô, các tác giả đã lĩnh hội và tập trung nghiên cứu rất
nhiều các vấn đề về giao tiếp như: giao tiếp với sự hình thành ý thức tự giác của cá
nhân, mối quan hệ của cá nhân với nhóm, mối quan hệ giữa nhóm với nhóm
Cũng từ đây giao tiếp đã trở thành một trong những vấn đề nghiên cứu của ngành
tâm lý học. Các công trình nghiên cứu về giao tiếp có thể khái quát theo những
hướng cơ bản sau: [10]; [35].
– Hướng thứ nhất, coi giao tiếp là quá trình truyền thông tin:
Những nhà khoa học theo hướng này là N.Wiener, C.Senen, Moles. Vào năm
1947, tác giả N.Wiener xây dựng mô hình giao tiếp dựa trên lý thuyết thông tin
Lý thuyết về sự truyền thông tin ở các phức hệ có khả năng tự kiểm tra,về các giá
7
trị mạng thông tin được tạo thành từ các từ, các dấu hiệu và tín hiệu. Năm 1948,
tác giả C.Senen đã công bố tác phẩm mang tựa đề Lý thuyết toán học trong giao
tiếp, ông đã đưa ra sơ đồ Hệ thống tổng hợp trong giao tiếp bao gồm một số
các yếu tố sau như: Máy phát (nguồn gốc thông tin và người truyền đạt nó); Địa điểm
thông tin và máy thu; Kênh liên lạc; Nguyên nhân tiếng ồn (khi phát tin). Perdonici và
các cộng sự đã nghiên cứu về giao tiếp ở trẻ em và đi đến kết luận: Giao tiếp là một sự
trao đổi hai chiều, một quá trình khép kín [59, tr.44].
Như vậy, có thể mô tả quá trình giao tiếp bằng quá trình truyền tin qua bộ mã
hóa thông tin, bộ phát thông tin, môi trường truyền thông tin, bộ nhận thông tin, bộ
giải mã và quá trình phản hồi. Nếu bộ giải mã và bộ mã hóa không tương thích với
nhau thì thông tin nhận được có thể bị biến đổi.
Quan điểm truyền thông tin đã làm đơn giản hóa quá trình giao tiếp bởi việc
gạt bỏ các yếu tố tâm lý cá nhân, văn hóa, xã hội ra khỏi quá trình giao tiếp. Điều
này giúp cho các nhà nghiên cứu có điều kiện đi sâu hơn vào khía cạnh trao đổi
thông tin nhưng lại làm cho việc lý giải sự biến dạng thông tin trở nên khó khăn.
Trong thực tế, yếu tố nhận thức, động cơ, nhu cầu của cá nhân cũng như phẩm chất
tâm lý của họ cũng góp phần vào cơ chế lọc thông tin (gồm cảm nhận, suy diễn,
chọn lựa, mã hóa và giải mã). Hơn nữa, tính chất quan trọng nhất của giao tiếp là
đặc trưng xã hội của nó, nếu xem xét giao tiếp như quá trình truyền thông tin thì
chúng ta đã đánh mất tính chất này của giao tiếp. Giao tiếp cần được nghiên cứu
như một quá trình truyền đạt thông tin tích cực.
– Hướng thứ hai, coi giao tiếp là một dạng hoạt động:
Hướng này do A.N Leonchev khởi xướng vào những năm 30 của thế kỷ
XX.A.N.Leonchev cho rằng: Hoạt động là một quá trình thực hiện sự chuyển hóa
lẫn nhau giữa hai cực chủ thể – khách thể[35]. Như vậy, thông qua hoạt động, chủ
thể tác động lên khách thể, kết quả là khách thể được biến đổi và nhận thức của chủ
thể được cải tạo. Quan điểm của A.N.Leonchev nhận được sự ủng hộ của nhiều nhà
tâm lý học Liên Xô như B.G.Ananhev, P.Ia.Galperin, G.M.Andreeva, A.A.Bodalev,
N.Đ.Davalova, V.V.Đavưđov… Họ đã áp dụng quan điểm này trong nghiên cứu một
số lĩnh vực của cuộc sống hàng ngày và thu được những thành tựu nhất định.
Vào những năm 70 của thế kỷ XX, dựa trên quan điểm của A.N. Leonchev,
A.A.Leonchev xem giao tiếp như một dạng của hoạt động. Ông cho rằng, cũng
8
như các dạng hoạt động khác, giao tiếp hướng tới những mục đích xác định, giao
tiếp được thúc đẩy bởi những động cơ nhất định, giao tiếp được diễn ra nhờ các
phương tiện ngôn ngữ, phi ngôn ngữ. A.A.Leonchev đưa ra định nghĩa về giao
tiếp: Giao tiếp là một hệ thống những quá trình có mục đích, có động cơ bảo
đảm sự tương tác giữa người này với người khác trong hoạt động tập thể, thực
hiện các quan hệ xã hội và nhân cách, các hoạt động tâm lý và sử dụng những
phương tiện đặc thù, trước hết là ngôn ngữ [25].
Tác giả Pat Petrie trong tác phẩm Communication skills for working with
children and young people chỉ ra rằng: Giao tiếp giữa người với người diễn ra ở mọi
độ tuổi. Họ nói chuyện, nghe, quan sát và phản ứng lại nhau, trao đổi nhiều loại thông
tin bằng nhiều cách khác nhau như dùng nét mặt, cơ thể và giọng nói. Theo Pat Petrie,
giao tiếp là sự trao đổi luôn có ít nhất hai người tham gia và giao tiếp xảy ra khi một
người gửi đi thông điệp và người kia nhận nó. Giao tiếp là quá trình hai chiều [87].
– Hướng thứ ba coi giao tiếp là phạm trù tương đối độc lập với phạm trù hoạt động
Thập kỷ 70 của thế kỷ XX, B.Ph.Lomov khởi xướng quan điểm coi giao tiếp
là phạm trù tương đối độc lập với phạm trù hoạt động. Theo B.Ph.Lomov, giao tiếp là
quá trình đa chiều đồng chủ thể. Hoạt động và giao tiếp khác nhau về ý nghĩa xã hội
của chúng. Bất kỳ một hoạt động nào cũng hướng tới cải tạo khách thể. Còn giao tiếp
bảo đảm tổ chức mọi người cho hoạt động chung, bảo đảm sự liên hệ qua lại của mọi
người. Ông viết: Kết quả của giao tiếp không phải là đối tượng được cải tạo (vật
chất hoặc lý tưởng) mà là quan hệ với một người khác, với những người khác[35].
Như vậy, kết quả của giao tiếp còn bao gồm cả việc cải tạo quan hệ giữa các bên
tham gia giao tiếp. Kết quả này ở những cá nhân khác nhau rất khác nhau về số lượng
cũng như chất lượng.
Trong luận án này chúng tôi chọn quan điểm của A.A.Leonchev coi giao tiếp
là một dạng hoạt động làm tư tưởng chỉ đạo và có kế thừa quan điểm của
B.Ph.Lomov về tính đa chiều, đồng chủ thể của giao tiếp. Chúng tôi nhất trí với các
nhà tâm lý học Macxit rằng: Cuộc sống của con người là một chuỗi các hoạt động
kế tiếp nhau và con người là chủ thể của các hoạt động đó. Hoạt động là quá trình
con người thực hiện các quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên, xã hội và bản
thân. Hoạt động với tư cách là một phạm trù chung nhất bao hàm hai dạng hoạt
động chủ yếu là hoạt động đối tượng và hoạt động giao tiếp. Hoạt động có đối
9
tượng phản ánh mối quan hệ chủ thể – khách thể. Hoạt động giao tiếp phản ánh mối
quan hệ chủ thể – chủ thể. Hoạt động và giao tiếp là hai mặt thống nhất của cuộc
sống con người, của sự phát triển tâm lý người [2]; [3]; [72].
1.1.2. Những nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về giao tiếp cũng chỉ mới được tiến
hành từ cuối những năm 70 trở lại đây. Giao tiếp, ứng xử là vấn đề luôn được mọi
người quan tâm và coi trọng trong xã hội của chúng ta. Nghệ thuật giao tiếp, ứng xử
được mọi người coi là một phần trong sự hoàn thiện nhân cách của con người, đặc
biệt là trong giao tiếp sư phạm của thầy cô giáo với học sinh. Bởi, giao tiếp, ứng xử
sẽ có ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển tâm lý và nhân cách của học sinh. Vì vậy,
đã có rất nhiều những công trình nghiên cứu về vấn đề này. Các công trình nghiên
cứu về giao tiếp ở Việt Nam chủ yếu đề cập đến những vấn đề mang tính lý luận như
khái niệm, bản chất, chức năng, phân loại giao tiếp, kỹ năng giao tiếp và vai trò của
giao tiếp đối với sự hình thành và phát triển tâm lý, nhân cách của cá nhân. Có thể kể
đến các tác giả tiêu biểu sau: Đỗ Long (1980) với tác phẩm C.Mác và phạm trù giao
tiếp; Bùi Văn Huệ (1981) với tác phẩm Bàn về phạm trù giao tiếp; Trần Trọng
Thủy (1981) với các tác phẩm Giao tiếp, tâm lý, nhân cách, Giao tiếp và sự phát
triển nhân cách trẻ; Trần Trọng Thuỷ (1985) với tác phẩm Đặc điểm giao tiếp của
sinh viên sư phạm; Phạm Minh Hạc (1988) với tác phẩm Giao lưu là điều kiện tất
yếu của sự hình thành và phát triển tâm lý; Nguyễn Văn Lê (1992) với tác phẩm
Vấn đề giao tiếp; Nguyễn Khắc Viện (1994) với tác phẩm Maketing xã hội hay
truyền thông giao tiếp; Nguyễn Ngọc Bích (1995) với tác phẩm Vai trò của giao
tiếp trong quan hệ xã hội và quan hệ nhân cách; Trần Tuấn Lộ (1995) với các tác
phẩm Tâm lý học giao tiếp, Khoa học và nghệ thuật giao tiếp; Nguyễn Thị Oanh
(1995) với tác phẩm Tâm lý học truyền thông và giao tiếp; Trần Trọng Thuỷ và
Nguyễn Sinh Huy (1996) với tác phẩm Nhập môn tâm lý học giao tiếp; Nguyễn
Quang Uẩn (1998) với tác phẩm Giao tiếp và tâm lý.
Có thể khái quát các công trình nghiên cứu về giao tiếp ở Việt Nam thành hai
hướng cơ bản sau:
– Hướng thứ nhất: Hướng nghiên cứu giao tiếp là điều kiện để thực hiện các
quan hệ xã hội và liên nhân cách
Với xu hướng này, các nhà nghiên cứu tiếp cận bằng cách mở rộng khái
10
niệm giao tiếp và coi giao tiếp là quá trình mà các cá nhân thực hiện các quan hệ xã
hội và liên nhân cách.
Một số tác giả nghiên cứu theo hướng này là: Phạm Minh Hạc (1988),
Ngô Công Hoàn (1992), Nguyễn Quang Uẩn (1998), Nguyễn Đình Chỉnh (1999),
Đỗ Long (2000),… Các tác giả đã khẳng định bản chất giao tiếp là sự tiếp xúc
tâm lý giữa hai hay nhiều người, nhằm trao đổi với nhau về thông tin, hiểu biết,
rung cảm, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Các tác giả đã chỉ ra được nội dung, hiệu
quả, phương tiện giao tiếp và định hướng đúng đắn cho việc nghiên cứu các đặc
điểm đó [24]; [26]; [27].
Trong Giao lưu là điều kiện tất yếu của sự hình thành và phát triển tâm
lý, tác giả Phạm Minh Hạc cho rằng: Giao tiếp là hoạt động xác lập và vận
hành các quan hệ người để hiện thực hóa các quan hệ xã hội [24].
Tác giả Hoàng Anh trong giáo trình Giao tiếp sư phạm nhận định: Giao
tiếp là hình thức đặc trưng cho mối quan hệ giữa con người với con người qua đó
nảy sinh sự tiếp xúc tâm lý, được biểu hiện ở các quá trình thông tin, hiểu biết, rung
cảm, ảnh hưởng và tác động qua lại lẫn nhau[3].
Tác giả Vũ Dũng cho rằng: Giao tiếp là sự tiếp xúc, quan hệ tương tác giữa
người và người nhằm trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm bằng các phương tiện
ngôn ngữ, phi ngôn ngữ [16].
Nhóm tác giả Nguyễn Quang Uẩn, Trần Hữu Luyến, Trần Quốc Thành quan
niệm: Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý giữa con người với con người, thông qua đó
con người trao đổi với nhau về thông tin, cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác
động qua lại lẫn nhau [72].
Như vậy, theo quan niệm của các tác giả trên, phạm trù giao tiếp được đề cập
đến với những biểu hiện cơ bản như sau:
+ Giao tiếp trước hết là sự trao đổi thông tin, sự hiểu biết lẫn nhau, rung cảm
lẫn nhau.
+ Giao tiếp là một dạng hoạt động đặc thù của con người, là điều kiện cho
quan hệ liên nhân cách của con người.
+ Quan hệ xã hội và thông tin trong giao tiếp đều thể hiện ra trên bình diện
tiếp xúc tâm lý mà trong đó có thể là sự tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp, sử dụng
các phương tiện ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ. Giao tiếp là điều kiện để hiện thực
11
hóa mối quan hệ giữa con người với con người, nội dung của giao tiếp rất phong
phú và đa dạng nhưng xét cho đến cùng là để tạo ra sự tương tác giữa các cá nhân.
– Hướng thứ hai: Hướng nghiên cứu giao tiếp là quá trình truyền đạt thông tin
Đây có thể coi là xu hướng nghiên cứu nhận được sự tán đồng của nhiều
trường phái tâm lý học. Chúng ta có thể kể đến một số tác giả tiêu biểu như Đỗ
Long, Nguyễn Khắc Viện, Nguyễn Văn Lê.
Trong tác phẩm C. Mác và phạm trù giao tiếp, tác giả Đỗ Long đã đề cập
đến cơ sở lý luận của vấn đề giao tiếp [40].
Tác giả Nguyễn Khắc Viện quan niệm: Giao tiếp là sự trao đổi thông tin
giữa người với người thông qua nói, viết, cử chỉ điệu bộ, sự trao đổi thông qua một
bộ mã (code), tức là người phát tin mã hóa một số tín hiệu, người tiếp nhận giải mã,
một bên truyền những ý nghĩ nhất định để bên kia có thể hiểu được [74].
Tác giả Nguyễn Văn Lê lý giải tiến trình truyền thông, chú ý tới các yếu tố
tâm lý như tình cảm, nhận thức lẫn nhau, tính cởi mở, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng
sử dụng phương tiện giao tiếp [36].
Tuy chưa xác định một cách có hệ thống các đặc điểm giao tiếp của con
người tham gia vào truyền thông song các tác giả đã định hướng việc nghiên cứu
quá trình giao tiếp một cách cụ thể và sâu sắc hơn.
Như vậy, xu hướng nghiên cứu giao tiếp như là một quá trình trao đổi
thông tin đã nhận được sự đồng tình của nhiều tác giả nhưng cũng có những vấn
đề cần chú ý. Nếu xét về mặt nội dung giao tiếp thì đây chính là khía cạnh cơ bản
và dễ nhận ra nhất của giao tiếp vì cá nhân tham gia vào quá trình giao tiếp trước
hết có mục đích trao đổi thông tin. Tuy nhiên, nếu chỉ theo quan niệm như vậy thì
vô tình đã thu hẹp quá trình giao tiếp. Bởi lẽ, trong quá trình giao tiếp, bên cạnh
việc hướng tới trao đổi thông tin còn có sự ảnh hưởng qua lại của các yếu tố tâm
lý ở mỗi cá nhân khi giao tiếp. Đó là sự tương tác về mặt cảm xúc, thái độ, sự biến
đổi về hành vi, sự phát triển nhận thức và hơn thế nữa là nó góp phần xã hội hóa
cá nhân để qua đó hình thành nên nhân cách. Vì vậy, với quan niệm về giao tiếp
theo xu hướng này có thể bị lẫn lộn với khái niệm về truyền thông hay tuyên
truyền, quảng cáo. Sẽ trọn vẹn hơn nếu các tác giả theo xu hướng này chú ý toàn
diện đến việc nghiên cứu giao tiếp trong mối quan hệ mang tính chủ thể cao của
mỗi cá nhân tham gia vào quá trình đó.
12
Trong luận án này, chúng tôi vẫn có xu hướng xem giao tiếp như là một
hoạt động – một dạng hoạt động đặc biệt mà trong đó việc trao đổi thông tin giữa
các cá nhân khi tham gia vào hoạt động đó là một trong những động cơ bên cạnh
nhiều động cơ khác.
1.2. Nghiên cứu về giáo viên mầm non
Ở Liên Xô, các nhà tâm lý học, giáo dục học đã có rất nhiều công trình nghiên
cứu về giáo viên như: A.N.Leonchiev với tác phẩm Giao tiếp sư phạm, A.V.
Petrovxki với tác phẩm Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, V.A.Kruchetxki
có tác phẩm Những cơ sở của tâm lý học sư phạm, V.P.Smưch với cuốn sách dành
cho giáo viên mầm non Nghề của tôi giáo viên mầm non [10]; [12]; [33]; [60].
Trong những công trình nghiên cứu của mình, các tác giả đều nhấn mạnh về hình ảnh
của người giáo viên với những đặc điểm, cấu trúc nhân cách cũng như phẩm chất tâm
lý mà người giáo viên cần có.
Tác giả E.A.Grebensicova (1968) với tác phẩm Giáo viên mẫu giáo,
L.G.Xemusina (1976) với tác phẩm Kỹ năng và kỹ xảo nghề nghiệp của giáo viên
mầm non, E.A.Panko cùng tập thể các nhà nghiên cứu trường Đại học sư phạm
thành phố Minxcơ đi sâu nghiên cứu đặc điểm hoạt động sư phạm của giáo viên
mầm non với trẻ ở nhà trẻ – mẫu giáo. Trong một số các tác phẩm của mình như
Giáo viên mẫu giáo (1984), Nghiên cứu hoạt động của giáo viên mầm non, tư
vấn, phương pháp (1985), Tâm lý học hoạt động của người giáo viên mầm non
(1986), E.A.Panko đã đưa ra kết quả nghiên cứu đặc điểm hoạt động sư phạm của
giáo viên mầm non, chỉ ra những khó khăn trong công tác của giáo viên mầm non,
những tình huống xung đột, tình huống có vấn đề và cách khắc phục, giải quyết
chúng [21]; [54]; [75].
Trong lý thuyết hoạt động, A.N.Leonchev đã chỉ ra rằng: Cái chính làm
cho hoạt động này khác với hoạt động kia đó là sự khác biệt giữa các đối tượng
hoạt động của chúng. Chính đối tượng của hoạt động vạch ra phương hướng
hoạt động nhất định của hoạt động [35]; [50]. Hoạt động sư phạm của giáo viên
mầm non có đối tượng là trẻ mầm non từ 3 tháng đến 6 tuổi. Đó là con người
đang trong thời kỳ chuẩn bị, đang ở buổi bình minh của cuộc đời, con người mà
giáo viên mầm non giáo dục và dạy học [50]. Sự phát triển của trẻ giai đoạn này
chịu sự chi phối của mối quan hệ giữa giáo viên với trẻ, vì vậy, giáo viên phải
13
thực sự là tấm gương cho trẻ noi theo. K.D.Usinxki cũng đã nói Trong việc giáo
dục tất cả phải dựa vào nhân cách người giáo dục [Dẫn theo 29; 50].
Nghiên cứu về nghề giáo viên mầm non, tác giả V.P.Smưch, V.A.Slaxtrenhin
[60]; [61] cho rằng: uy tín của giáo viên mầm non phụ thuộc vào kiến thức, kỹ năng
và thái độ của họ đối với công việc. Người giáo viên phải hướng đến công việc một
cách tận tâm nhất, tất cả thời gian phải được dành để đáp ứng nhu cầu của trẻ, để
hiểu biết ý thích của chúng và tổ chức các hoạt động vui chơi, học tập, lao động một
cách hợp lý. Muốn vậy, họ phải biết khâu vá, trồng cây, làm vườn, biết vẽ, hát, múa,
phân tích tình hình xảy ra trong xã hội Người giáo viên mầm non càng hiểu biết
nhiều thì càng dễ dàng làm việc với trẻ và công việc càng thú vị. Theo các tác giả,
giáo viên mầm non vừa là người thầy, vừa là người bạn, vừa là người thân của trẻ.
Trong nghiên cứu về những điều kiện lý tưởng cho việc học ngôn ngữ và
tương tác của trẻ, Cooke và Tassoni đưa ra lời khuyên cho giáo viên đó là hãy trở
thành người bạn cùng học với trẻ hơn là một giáo viên. Bởi nếu trẻ thích ở cùng với
một người lớn nào đó, trẻ sẽ muốn tương tác với người lớn và giáo viên phải tập
trung vào việc tạo dựng mối quan hệ tốt với trẻ [77]; [96].
Các tác giả Pat Petrie, Schaffer, Sheridan, Tizard and Hughes trong các nghiên
cứu về kỹ năng giao tiếp dùng trong làm việc với trẻ mầm non và tiểu học cũng đã chỉ
ra những kỹ năng cần thiết để giáo viên mầm non làm việc với trẻ có hiệu quả. Đồng
thời, tác giả cũng đưa ra những gợi ý thiết thực giúp giáo viên mầm non sử dụng kỹ
năng giao tiếp trong giao tiếp với trẻ để đảm bảo hiệu quả của hoạt động chăm sóc và
giáo dục trẻ ở trường mầm non [87]; [93]; [94]; [98].
Meline M. Kevorkian (2005), trong một bài viết về giao tiếp với trẻ nhỏ đã
đưa ra 10 nguyên tắc cho giáo viên và các bậc phụ huynh trong giao tiếp với trẻ để
tạo ra sự khác biệt. Đó là lắng nghe trẻ, trao cơ hội để trẻ được nói, tránh nói điều
không đúng và nói khi đang cáu giận, khuyến khích trẻ nói, tạo sự thoải mái trong
giao tiếp, tránh đặt nhiều câu hỏi, chủ động nêu chủ đề giao tiếp, dành thời gian để
chia sẻ với trẻ, xin lỗi khi sai và yêu thương trẻ [99].
Những nghiên cứu của Bloom, Cooke, Reynell chỉ ra rằng: Ngôn ngữ đóng vai
trò cơ bản như là một môi trường giao tiếp, ngôn ngữ là công cụ để trẻ sử dụng suốt
ngày. Bởi vậy, giáo viên mầm non cần cung cấp các cơ hội để trẻ giao tiếp với bạn,
cung cấp nhiều cơ hội sử dụng ngôn ngữ để yêu cầu, nhận xét, diễn đạt ý kiến, hỏi và
trả lời [76]; [77]; [78]; [79].
14
Maria Montessori, tác giả của Phương pháp giáo dục Montessori đã đặt ra
những yêu cầu rất cao đối với người giáo viên. Theo bà giáo viên thực hành phương
pháp giáo dục Montessori phải nắm vững cả phương diện lý luận cũng như thực tiễn.
Không chỉ là người điều phối hoàn hảo giữa mục đích, trình tự thực hiện và sự gợi mở
trong giáo dục trẻ em, người giáo viên phải tìm hiểu ý thức nội tại, năng lực học tập
cũng như hạn chế tự nhiên của từng đối tượng em nhỏ. Các vấn đề độ tuổi của trẻ nhỏ,
thái độ cần có trong từng trường hợp ứng xử với các em hoặc cách gợi mở, hướng đạo
phù hợp đều cần được chú trọng nhằm mục tiêu giúp đỡ trẻ phát triển lành mạnh,
đồng thời nâng cao năng lực phát triển trí tuệ [Dẫn theo 57]. Maria Montessori cũng
đưa ra những lời khuyên cho giáo viên để có thể giáo dục được trẻ và giao tiếp, ứng xử
với trẻ hiệu quả như: suốt đời phải học tập và phấn đấu, giáo dục trẻ bằng tình yêu
thương, vượt qua tư tưởng luôn cho bản thân là đúng[51]; [52]; [57].
Ở Việt Nam, nói đến những công trình nghiên cứu về giáo viên mầm non
phải kể đến những tác giả: Ngô Công Hoàn, Nguyễn Thạc, Hồ Lam Hồng, Trần Thị
Quốc Minh, Nguyễn Minh Ngọc, Nguyễn Văn Lũy, Với những nghiên cứu của
mình, các tác giả đã nêu lên lý luận cơ bản về giáo viên mầm non và những kỹ năng
giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non.
Tác giả Ngô Công Hoàn trong cuốn Giao tiếp và ứng xử của cô giáo với trẻ
em [26] đã phân tích quá trình xã hội hóa trẻ em, đặc điểm phát triển nhu cầu giao
tiếp của trẻ em, đặc biệt tác giả đã đi sâu nghiên cứu vai trò của giao tiếp, ứng xử
đối với quá trình hình thành, phát triển nhân cách trẻ em. Ông cho rằng, toàn bộ các
hoạt động ở nhà trẻ, lớp mẫu giáo là quá trình xây dựng những đặc trưng cơ bản của
nhân cách, trong đó vai trò của giáo viên là vô cùng quan trọng. Theo tác giả, trong
giao tiếp với trẻ, cô giáo vừa thực hiện phương thức ứng xử của người mẹ, vừa hành
động theo phương thức của cô giáo với những nguyên tắc sau:
1. Yêu thương trẻ như con, em của mình.
2. Giao tiếp ứng xử với trẻ bằng sự thành tâm thiện ý của cô giáo.
3. Hãy thỏa mãn hợp lý những nhu cầu cơ bản cho trẻ.
4. Giao tiếp, ứng xử với trẻ bằng những hành vi cử chỉ dịu hiền, nhẹ nhàng,
cởi mở, vui tươi.
5. Nguyên tắc dạy – dỗ.
Nghiên cứu về Đặc điểm cấu trúc tâm lý hoạt động sư phạm của giáo viên
15