Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non: Đâu là các phương pháp hiệu quả nhất giúp trẻ dễ dàng làm quen với ngôn ngữ?
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non là một trong những mục tiêu quan trọng nhất mà cả phụ huynh và thầy cô nên hướng đến. Ngôn ngữ sẽ cho phép trẻ giao tiếp, học hỏi và trao đổi ý kiến với nhau trong quá trình vui chơi và học tập. Trẻ sẽ có thể giao tiếp rõ ràng và mạch lạc thông qua các hoạt động phát triển ngôn ngữ, đây còn là một công cụ hữu ích giúp trẻ phát triển các chuẩn mực hành vi đạo đức và văn hóa của bản thân. Vậy làm cách nào để bố mẹ có thể giúp cho con phát triển ngôn ngữ một cách toàn diện? Các phương pháp hay nhất sẽ được tổng hợp trong bài viết dưới đây của DCA nhé!
Vai trò của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non
Giáo dục ngôn ngữ là một phần quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển toàn diện của trẻ, bao gồm giao tiếp, tiếp thu kiến thức, phát triển tư duy, trí tuệ và cả đạo đức sau này. Cùng tìm hiểu vai trò của phát triển ngôn ngữ thông qua các khía cạnh dưới đây:
Ngôn ngữ là phương tiện để trẻ giao tiếp, kết nối
Giáo dục mầm non hiện nay đang lấy trọng tâm là phát triển ngôn ngữ để làm tiền đề cho trẻ phát triển toàn diện. Các bậc phụ huynh có con trong độ tuổi mầm non cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề này. Tại sao việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non lại quan trọng như vậy và lợi ích của việc làm này là gì?
Ngôn ngữ là thành tựu vĩ đại nhất của con người, ngôn ngữ cho phép mọi người giao tiếp, chia sẻ về bản thân để hiểu nhau hơn cũng như trao đổi kinh nghiệm qua lại. Giáo dục phát triển ngôn ngữ dành cho trẻ em sẽ giúp trẻ không ngần ngại giao tiếp với người lớn, với bạn đồng trang lứa, từ đó mạnh dạng đưa ra yêu cầu sự giúp đỡ khi cần thiết và cuối cùng là thấu hiểu đối phương.
Ngôn ngữ cho phép trẻ giao tiếp với bạn bè, chúng ta cần chú trọng phát triển ngôn ngữ vì nó sẽ mang lại nhiều lợi ích cho trẻ, trẻ có thể luyện nói và phát âm, cũng như xây dựng thêm vốn từ vựng. Từ đó trẻ có thể tự tin giao tiếp mà không cần ai giúp đỡ, tự tin nói ra những mong muốn, yêu cầu của mình với người khác.
Giáo dục ngôn ngữ là tiền đề để phát triển tư duy của trẻ
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh, ngôn ngữ là nền tảng của mọi suy nghĩ và hành động. Trẻ em rất thích tìm hiểu thế giới xung quanh, để có thể phân biệt được sự khác biệt giữa đồ vật này và đồ vật khác, trẻ không chỉ dựa vào hình dáng mà còn phải gọi tên chúng. Lúc này ngôn ngữ chính là thứ giúp cho trẻ làm điều đó.
Nếu chúng ta để trẻ suy nghĩ về các thuộc tính cơ bản của sự vật mà không dùng lời nói để giải thích, nói ra những quan sát của mình, trẻ sẽ không thể tiếp thu được hiệu quả. Đôi khi trẻ sẽ hiểu sai sự vật đó mà không ai biết được để giải thích cho bé, do đó trẻ em cần phải giao tiếp bằng ngôn ngữ, nói ra những suy nghĩ của mình để người lớn dựa vào đó hướng dẫn, dạy bé biết và hiểu đúng về thế giới.
Như vậy, chúng ta có thể thấy phát triển ngôn ngữ đóng một vai trò rất quan trọng trong giáo dục trí tuệ ở trẻ. Ngôn ngữ giúp trẻ nhận thức thế giới một cách rõ ràng, sâu, rộng và chính xác. Ngôn ngữ cho phép trẻ sáng tạo và tích cực trong các hoạt động tư duy, trí tuệ. Cũng chính vì vậy mà phát triển trí tuệ không thể tách rời khỏi phát triển ngôn ngữ.
Ngôn ngữ góp phần giáo dục đạo đức cho trẻ
Lứa tuổi mầm non là thời kỳ trẻ có khả năng tiếp thu và nhận biết các khái niệm, quy tắc và chuẩn mực đạo đức. Những khái niệm này tuy chỉ là khởi đầu, nhưng chúng rất quan trọng trong việc xác định những nét tính cách riêng biệt của mỗi đứa trẻ. Trẻ em không thể hiểu và giải thích những khái niệm đạo đức này thông qua các hiện tượng trực quan hoặc các hoạt động cụ thể. Chúng phải được giao tiếp thông qua ngôn ngữ, trẻ chỉ có thể thể hiện bản thân một cách trọn vẹn thông qua ngôn ngữ.
Ngôn ngữ là một phần thiết yếu của quá trình giáo dục giúp con người phát triển toàn diện. Trẻ em sẽ lớn lên và phát triển nếu chúng ăn thức ăn lành mạnh mỗi ngày, chúng ta không thể khuyến khích trẻ ăn rau củ quả bằng hành động, mà chúng ta cần phải giải thích cho bé thông qua ngôn ngữ.
Sự chậm phát triển ngôn ngữ có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Vì vậy, điều quan trọng là các nhà giáo dục và cha mẹ cần phải thiết lập các phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non phù hợp theo từng độ tuổi của trẻ.
Các yếu tố ảnh hưởng tới việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non
Cá nhân
Mỗi đứa trẻ đều có một khả năng phát triển ngôn ngữ khác nhau, do đó bạn không thể quy chụp tốc độ phát triển ngôn ngữ của các con là như nhau. Một số trẻ sẽ cố gắng lặp lại và bắt chước các từ và cụm từ nhanh chóng, trong khi những đứa trẻ khác sẽ chỉ nghe rồi im lặng. Đây là những hành vi hết sức bình thường của trẻ em, chúng ta không được so sánh những đứa trẻ với nhau mà phải khuyến khích trẻ học và chơi các hoạt động liên quan đến phát triển ngôn ngữ.
Môi trường sống
Trẻ em ngày nay đang sống trong một thế giới có rất nhiều thiết bị điện tử như tivi, ipad, điện thoại, trò chơi điện tử,… làm hạn chế trẻ phát triển. Trên thực tế, những đứa trẻ thường xuyên ở nhà xem tivi sẽ ít có khả năng tiếp xúc với thế giới bên ngoài bởi chúng chỉ giao tiếp với các thiết bị điện tử. Ngược lại những đứa trẻ không có điều kiện tiếp xúc nhiều với các thiết bị trên, thường xuyên chơi cùng bạn bè sẽ có khả năng ngôn ngữ tốt hơn.
Trẻ bị hạn chế khả năng phát triển khả năng ngôn ngữ do thường xuyên sử dụng các thiết bị điện tử. Nhà trường và cha mẹ nên chịu trách nhiệm lập kế hoạch và thời gian biểu sử dụng các thiết bị này để phát triển ngôn ngữ của trẻ tốt hơn. Thay vào đó nên tham gia những hoạt động vui chơi, rèn luyện khác cho trẻ.
>>> Xem thêm: Điểm danh 8 loại trí thông minh sẵn có trong mỗi đứa trẻ
5 phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non hiệu quả
Dạy con luyện tập nghe, nói thường xuyên
Một trong những phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non hiệu quả nhất là tập cho trẻ nghe và nói thường xuyên. Trẻ em dưới ba tuổi rất thích nói chuyện và có thể bắt chước người khác cực kỳ nhanh. Vì vậy, nếu bạn đang dạy trẻ những từ đơn giản, hãy yêu cầu trẻ lặp lại các từ đó hoặc cho trẻ xem hình ảnh để học nhanh hơn.
Phương pháp luyện nghe và nói thường xuyên đặc biệt hiệu quả vì trẻ có thể nhìn thấy trực quan và sờ vào các đồ vật để cảm nhận chúng. Chẳng hạn như khi trẻ cầm kẹo trên tay, bạn có thể dạy cho trẻ những từ đơn giản như kẹo, kẹo ngọt, màu đỏ,… để trẻ vừa nhìn vừa lập lại, vừa thú vị mà lại giúp trẻ phát triển ngôn ngữ tốt hơn.
Kể chuyện và đọc sách thường xuyên cho trẻ
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non tốt nhất là khi cha mẹ dành thời gian kể chuyện và đọc sách cho trẻ nghe. Điều này cũng giúp trẻ nhận ra cha mẹ cũng quan tâm đến mình, từ đó giúp củng cố mối quan hệ gia đình.
Bạn cần làm cho trẻ tin rằng đọc sách là một công việc thú vị và bổ ích. Cha mẹ nên đọc sách cho con bằng giọng nhẹ nhàng, ân cần và giải thích những tình tiết tốt xấu trong truyện, tránh làm trẻ cảm thấy khó chịu và bắt buộc phải nghe.
Tạo điều kiện cho trẻ phát triển ngôn ngữ qua các trò chơi
Trẻ được vận động, vừa học vừa chơi thông qua các trò chơi dân gian, trẻ vừa được rèn luyện sức khỏe và phát triển khả năng ngôn ngữ. Trò chơi dân gian thường có các bài đồng dao, những câu thơ, bài hát rất dễ nhớ, dễ thuộc và gắn liền với các làn điệu dân ca. Có những bài hát có từ hai đến ba, bốn, hoặc năm chữ cái cực kỳ dễ tiếp thu và hát theo.
Trẻ em sẽ không cảm thấy bị áp lực khi nói chuyện, trao đổi hoặc bày tỏ cảm xúc của mình bằng lời. Trẻ cũng không cảm thấy khó khăn khi sử dụng từ để tạo thành câu khi vui chơi vì lúc này là trẻ tự nhiên nói ra. Chơi trò chơi tại trường lớp cũng giúp trẻ kết thêm nhiều bạn mới, từ đó thoải mái trò chuyện và nâng cao khả năng sử dụng ngôn ngữ.
>>> Xem thêm: Reggio Emilia – Phương pháp giáo dục giúp trẻ phát triển toàn diện
Cho trẻ tham gia các hoạt động nghệ thuật và hoạt động ngoại khóa ngoài giờ lên lớp
Trẻ em có thể sẽ trở nên mệt mỏi và căng thẳng hơn sau khi học tập cả ngày dài. Điều này có thể dẫn đến sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ kém đi. Cha mẹ nên khuyến khích con tham gia các hoạt động ngoại khóa để giúp con tìm lại sự cân bằng trong cuộc sống. Bạn có khuyến khích trẻ tập thể dục, nghe nhạc, đọc sách, xem phim, tập múa, nhảy, đàn hát,…
Trẻ em tham gia các hoạt động ngoại khóa cùng bạn bè sẽ học được cách làm việc nhóm tốt hơn, học được cách chia sẻ và gắn kết với bạn bè. Các chuyên gia tin rằng tham gia các hoạt động ngoại khóa còn giúp trẻ phát triển tính độc lập tốt hơn.
DCA là trường mầm non đạt các tiêu chuẩn quốc tế và luôn hướng đến mục tiêu phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non. Toàn bộ giáo viên, người hướng dẫn tại DCA đều được đào tạo bài bản, chuyên môn cao. DCA luôn tại điều kiện cho trẻ tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa, giao lưu với trường nước ngoài để trẻ thỏa sức sáng tạo và thể hiện bản thân. Bên cạnh đó, chương trình học của trẻ cũng được DCA xây dựng cực kỳ chi tiết, bàn bản và thú vị, kích thích trí tuệ và tư duy cho bé.
Nếu cha mẹ muốn tìm cho trẻ một môi trường học tập, vui chơi và phát triển toàn diện thì đừng ngần ngại liên hệ với DCA – Hệ thống trường mầm non kiến tạo những công dân kim cương!