Phương pháp giáo dục sớm Montessori – Trường Mầm Non American Montessori School AMSS
Phương pháp Montessori là một trong những phương pháp giáo dục sớm cho trẻ mầm non được phát triển dựa trên nghiên cứu và kinh nghiệm của bác sĩ, nhà giáo dục người Ý Tiến sĩ Maria Montessori (31/08/1970 – 06/05/1952) – Người phụ nữ có ảnh hưởng lớn nhất trong nên giáo dục lứa tuổi mầm non.
Phương pháp Montessori nhấn mạnh vai trò của tính chủ động, tự lập, khơi gợi tiềm năng và định hình nhân cách trẻ, trẻ sống tự lập và ý thức cao hơn, trẻ thông minh hơn khi học tập cùng Montessori, trí nhớ của trẻ được phát triển cực tốt, tính nhân văn được đề cao.. Ra đời từ những năm đầu thế kỷ 20 đến nay, phương pháp giáo dục Montessori vẫn còn nguyên giá trị và có ảnh hưởng rất lớn đến hầu hết các nền giáo dục phát triển trên thế giới. Hiện nay Montessori đã được áp dụng giảng dạy trên hơn 25.000 trường học ở Mỹ (6000), Nhật Bản (4000), Anh (800) …
thiết kế sân vườn nhà biệt thựhttps://hoangnguyengreen.com/dich-vu/thiet-ke-san-vuon-biet-thu-p18.html nên chú ý đến các nguyên tắc cơ bản như: Tính thống nhất, tính đơn giản hóa, sự chuyển tiếp tự nhiên, tính cân bằng, tính cấn đối và sự hài hòa về màu sắc của các loại cây.
Những năm gần đây, phương pháp giáo dục sớm Montessori cũng trở nên khá ưa chuộng tại Việt Nam và được các trường mầm non, các bậc phụ huynh hết sức quan tâm, tìm hiểu và áp dụng.
1.Nguồn gốc phương pháp Montessori
Phương pháp giáo dục sớm Montessori được đặt tên theo người sáng lập, tạo nên phương pháp của nhà giáo dục Maria Montessori. Bà là chuyên gia trong nhiều lĩnh vực: triết học, giáo dục học và còn là nữ bác sĩ đầu tiên tại Ý. Và là người trực tiếp xây dựng và phát triển phương pháp Montessori ảnh hưởng lớn đến ngành giáo dục mầm non.
Sự khác biệt giữa phương pháp Montessori và phương pháp giáo dục truyền thống?
Phương châm giáo dục của phương pháp Montessori
Phương pháp Montessori chấp nhận sự duy nhất của mỗi trẻ và cho phép trẻ phát triển tuỳ theo những khả năng riêng của mình và thời gian riêng của mình.
- Lấy trẻ làm trung tâm phát triển
- Lấy khả năng tự học làm cơ sở
- Tôn trọng các đặc điểm, tính cách, sở thích riêng biệt của từng trẻ, tạo điều kiện cho trẻ phát triển khả năng của mình.
- Khuyến khích trẻ chủ động với môi trường xung quanh
Lợi ích mà phương pháp giáo dục sớm Montessori mang lại
- Trẻ chủ động chọn khu vực học và theo đuổi đam mê, hứng thú của mình cho đến khi trẻ muốn đổi qua các hoạt động khác từ đó giúp trẻ tự lập, tự khám phá
- Giúp trẻ hình thành khả năng cư xử, suy nghĩ một các độc lập từ sớm qua các giáo cụ Montessori và các trẻ khác. Mỗi trẻ có ít nhất 3 tiếng/ ngày hoạt động với các giáo cụ Montessori, giáo viên không có quyền làm gián đoạn khi trẻ đang có hứng thú với hoạt động của mình. Trẻ được tự khám phá qua việc tự chơi, tự học và tự định hình về thế giới
- Trẻ được giáo dục rất sớm về tính nhân văn qua đó hình thành phát triển tính cách hiền hòa, nhân áo và tự chủ
Nội dung chương trình học Montessori tập trung vào các lĩnh vực
Thực hành cuộc sống: Các bài tập trong thực hành cuộc sống có vai trò khá thiết thực với trẻ nhỏ. Những bài tập này được áp dụng với mục đích trực tiếp giúp trẻ tăng cường và phát triển sự độc lập trong việc: thực hiện các hoạt động vận động căn bản, chăm soc môi trường của mình, tự phục vụ bản thân, giúp trẻ củng cố và phát triển sự phối hợp của các hoạt động cơ thể .
Phát triển giác quan: Giác quan là một phần quan trọng trong phương pháp Montessori Và trong hệ thống giáo cụ Montessori theo tiêu chuẩn quốc tế việc phát triển cả 5 giác quan (Thính giác – Thị giác – Xúc giác – Khứu giác – Vị giác) bao gồm các giáo cụ giúp trẻ phân biệt về to, nhỏ, dài, rộng, ngắn, …, giúp trẻ nhận biết được các hình khối, màu sắc bằng trực giác và xúc giác, phân biệt mùi vị, âm thanh, các chất liệu, …
Toán học: Toán học trong Montessori là tối ưu về phương pháp khi có một hệ thống đào tạo Toán học ưu việt theo một quá trình từ 2,5 tuổi đến 6 tuổi. Hệ thống các bài học về Toán trong Montessori đi từ đơn giản đến phức tạp, từ cụ thể đến trừu tượng, nhưng trên tất cả là rất thú vị, làm cho trẻ hứng khởi và không có cảm giác Toán học khô khan hay khó tiếp thu.
Địa lý: Giúp trẻ có kiến thức địa lý cơ bản hình dung thế giới của trẻ và nơi trẻ đang sống. Những kiến thức về địa lý là vô cùng bổ ích cho sự phát triển trí tuệ cũng như khả năng khám phá môi trường xung quanh của các bé.
Lịch sử: Được giới thiệu thông qua khái niệm về thời gian với các dụng cụ đo thời gian. Trẻ sẽ tự làm các mốc thời gian cho trẻ với các bức ảnh lịch và tháng.
Nghệ thuật: Giúp trẻ có được những kỹ năng tự thể hiện bản thân với các giáo cụ Montessori về nghệ thuật với bút chì, màu nước, sơn keo,… và các loại vật liệu khác.
Âm nhạc: Là một phần không thể thiếu trong các hoạt động hàng ngày của lớp học với các hình thức khác nhau như giai điệu, nhạc cụ, …
Giáo dục thể chất: Kể từ khi trẻ biết chuyển động và vận động cơ thể trẻ học được cách kiểm soát các cơ lớn và nhỏ.