Phương pháp đặt vòng tránh thai và những lưu ý – Benh.vn

Đặt vòng tránh thai là một trong những biện pháp tránh thai đã có từ rất lâu và mang lại hiệu quả cao. Mặc dù đặt vòng tránh thai an toàn, thuận lợi, không tốn kém. Tuy nhiên, do cơ địa, sức khỏe của từng người nên có những trường hợp được khuyến cáo không nên đặt vòng tránh thai.

Đặt vòng tránh thai là một trong những biện pháp tránh thai đã được sử dụng từ rất lâu và mang lại hiệu quả cao. Mặc dù đặt vòng tránh thai an toàn, thuận lợi, không tốn kém… Tuy nhiên, do cơ địa, sức khỏe của từng người nên có những trường hợp được khuyến cáo không nên đặt vòng tránh thai.

Vậy, có những loại vòng tránh thai nào? Khi đặt vòng tránh thai cần lưu ý điều gì?

Vòng tránh thai là gì?

Vòng tránh thai là một dụng cụ bằng nhựa hoặc bằng đồng được đặt vào trong tử cung của người phụ nữ nhằm ngăn trứng làm tổ trong tử cung. Vòng tránh thai ngăn không cho tinh trùng gặp trứng, ngăn trứng làm tổ trong tử cung để phát triển thành bào thai.

Các loại vòng tránh thai

Có hai loại vòng tránh thai:

  • Vòng tránh thai chứa đồng.
  • Vòng tránh thai chứa levonorgestrel.

Hiện nay, vòng tránh thai được sử dụng nhiều nhất là T đồng 380A và Multiload.

Phương pháp đặt vòng tránh thai

– Xác định vị trí tử cung bằng thước đo buồng tử cung chuyên dùng.

– Sau khi đã xác định chiều dài buồng tử cung, đưa nhẹ vòng tránh thai qua cổ rồi đến định vị tại buồng cổ tử cung.

– Trên mỗi vòng đều có chất đồng và 2 sợi dây cước ở chân vòng, sợi dây này giúp xác định vòng còn định vị đúng.

– Sau khi đặt vòng vào buồng tử cung xong, phần dây cước nằm trong âm đạo, bác sĩ sẽ cắt bớt để tránh vướng và bất tiện trong giao hợp.

– Phần còn lại của sợi dây (khoảng 3-4 cm), sẽ được định vị cùng đồ sau trong âm đạo.

vòng tránh thai

Phương pháp đặt vòng tránh thai (Ảnh minh họa)

Lưu ý:

– Thời điểm đặt vòng tránh thai vào ngày thứ 3 hoặc 4 sau khi bị hành kinh.

– Sau khi sinh, tử cung hồi phục và trở lại kích thước bình thường mới đặt vòng tránh thai (khi cổ tử cung còn mở hoặc giãn rộng thì vòng tránh thai có thể bị rơi ra ngoài)

– Đặt vòng tránh thai trong khoảng 4 – 6 tuần sau sinh thường, 6 tháng sau sinh mổ.

Lợi ích của vòng tránh thai

– Hiệu quả tránh thai với tỷ lệ từ 98 đến 99%.

– Thời gian tránh thai kéo dài từ 5 năm đến 10 năm.

– Dụng cụ tử cung dùng tương đối bền, thoải mái, dễ sử dụng và không tốn kém.

– Vòng tránh thai không ảnh hưởng đến sữa mẹ.

– Vòng tránh thai không làm ảnh hưởng đến quá trình giao hợp.

Đặt vòng tránh thai ở đâu?

– Các bệnh viện sản khoa.

– Trung tâm y tế, các nhà hộ sinh.

Lưu ý: không nên đặt vòng tại các phòng khám tư nhân (để đảm bảo chuyên môn và vệ sinh vô trùng, tránh sai sót).

Đặt vòng ở các bệnh viện sản khoa để đảm bảo chuyên môn và vô trùng (Ảnh minh họa)

Đặt vòng tránh thai trong những trường hợp nào?

– Không thể kiên trì dùng thuốc ngoài hoặc thuốc uống.

– Bị cao huyết áp.

– Bị đau nhức đầu nghiêm trọng, không thể uống thuốc tránh thai được.

– Những phụ nữ đang cho con bú bình thường.

– Những phụ nữ đã từng đặt vòng tránh thai và có hiệu quả tốt…

Những trường hợp không nên đặt vòng tránh thai

– Người bị viêm vòi trứng.

– Người có những dị ứng của các tế bào ở cổ tử cung.

– Người bị thiếu máu, bị xuất huyết.

– Nghi ngờ bị ung thư tử phụ khoa, bị u xơ bên trong tử cung hoặc những polip (phải cắt bỏ).

– Xuất huyết ở bộ phận sinh dục mà không tìm được nguyên nhân.

– Bị nhiễm trùng ở phần trên của cơ quan sinh dục.

– Đã có tiền sử có thai ngoài tử cung.

– Bị một biến dạng nghiêm trọng về tử cung…

– Những rối loạn về máu.

– Dị ứng với đồng, hay bệnh Wilson (đối với những vòng tránh thai bằng đồng)

Đặt vòng tránh thai có nhược điểm gì?

– Xảy ra một số phản ứng nhẹ như: đau bụng, đau đầu…

– Làm cho chu kỳ kinh nguyệt dài hơn.

– Đau bụng khi hành kinh, ra máu nhiều hơn.

– Có thể ra khí hư nhiều hơn.

– Nguy cơ viêm âm đạo, viêm vùng chậu.

– Tụt vòng, có thai ngoài tử cung…

Những lưu ý khi đặt vòng tránh thai

– Phụ nữ còn trẻ, có dự định sinh con trong một vài năm nên sử dụng biện pháp tránh thai khác.

– Phụ nữ có nhiều bạn tình không nên sử dụng phương pháp đặt vòng tránh thai vì vòng tránh thai không có khả năng ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

– Những người lỗ tử cung quá lỏng lẻo, bị xé rách do đã rữa nát từ trước ở độ nặng và sa tử cung ở trên độ 2 (khi đó đặt vòng tránh thai vào dễ long tuột rơi ra, không nên sử dụng).

– Những phụ nữ cổ tử cung quá hẹp hoặc cứng quá, không thể long rộng ra, cũng không thể sử dụng vòng tránh thai.

– Khi bị các bệnh viêm nhiễm phần phụ nên chữa viêm nhiễm triệt để, sau đó mới đặt vòng tránh thai.

Phụ nữ có nhiều bạn tình không nên đặt vòng tránh thai (Ảnh minh họa)

– Thời gian đặt vòng tránh thai tốt nhất là ngay sau khi hết kinh nguyệt, 6 tuần sau khi sinh hoặc ngay sau khi nạo hút thai.

– Trong và sau khi đặt vòng tránh thai, người phụ nữ có thể có cảm giác hơi bị chuột rút.

– Nghỉ ngơi, tránh làm việc nặng trong tuần đầu tiên.

– Kiêng sinh hoạt tình dục 1 tháng sau khi đặt vòng tránh thai.

– Tái khám 1 tháng sau khi đặt vòng tránh thai và khám định kỳ theo yêu cầu của bác sỹ.

– Nếu cảm thấy bất ổn về sức khỏe cần đến bệnh viện để tháo vòng ngay.

– Không nên để vòng tránh thai quá lâu (sau năm năm)

Khám 1 tháng sau đặt vòng và khám định kỳ theo yêu cầu của bác sỹ (Ảnh minh họa)

Lời kết

Đặt vòng tránh thai là một phương pháp tránh thai an toàn, hiệu quả, không gây tốn kém, đạt tỷ lệ tránh thai tới 98- 99%. Tuy nhiên khi đặt vòng tránh thai, người phụ nữ cần được tư vấn của bác sỹ để lựa chọn loại vòng tránh thai nào phù hợp với sức khỏe, cơ địa của mình. Ngoài ra, sau khi đặt vòng cần đảm bảo: tái khám, kiêng sinh hoạt tình dục 1 tháng… để đảm bảo việc đặt vòng tránh thai đạt kết quả tốt nhất.

Khi có kế hoạch sinh con, bác sĩ sản khoa sẽ tháo vòng tránh thai cho các bà mẹ, việc thụ thai, sinh nở sẽ diễn ra bình thường. Phương pháp đặt vòng tránh thai không ảnh hưởng đến những lần mang thai về sau.

Xem thêm: Những điều cần biết trước khi đặt vòng tránh thai