Phương Pháp Quản Trị Bằng Giáo Dục / TOP #10 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 7/2022 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

— Bài mới hơn —

Tóm tắt: Tác giả Shichida Makoto là giám đốc công ty Shichida và Chủ tịch kiêm cố vấn của trường “Shichida Child Academy”, là hội viên Viện hàn lâm Hoa Kỳ (United State Academy Academician) . Nối tiếp sự nghiệp trồng người vĩ đại của người cha mình, tác giả đã có rất nhiều đóng góp cho sự nghiệp phát triển giáo dục trẻ thơ từ năm 1958. Ông đã xuất bản 160 cuốn sách và nhận được nhiều giải thưởng tại Nhật Bản và Quốc tế như: Giải thưởng Dịch vụ văn hóa-Xã hội (Socio-Cultural Award) tháng 4 Năm 1997, dành cho những cá nhân có những thành tích vượt bậc trong 6 lĩnh vực khác nhau, bao gồm: nghệ thuật, mỹ thuật, tôn giáo, phúc lợi xã hội, văn hóa và giáo dục; Giải thưởng Khoa học Quốc tế Grand Prix (International Science Grand Prix) tháng 7 Năm 1997, Hội đồng Khoa học Thế giới đã đánh giá phương pháp Shichida về giáo dục não phải là một trong những học thuyết giáo dục tốt nhất; Huân chương Hiệp sĩ vì sự phục vụ xuất sắc của tổ chức Hòa bình Thế giới (The Order of the Grand Knight for the Distinguished Service of the World Peach) tháng 12 Năm 1997; Người đầu tiên đạt huân chương của Cộng hòa Liên bang Brazil (Commander of the Order of the Federative of Brazil) tháng 10 Năm 1998; Giải thưởng y khoa (Wellness Medicine Award) tháng 3 Năm 2003, giải thưởng được trao tặng cho những người đang phục vụ sức khỏe về thể chất và tinh thần cho con người, và đang có đóng góp cho tổ chức Hòa bình Thế giới trong nhiều năm, và giải thưởng Tưởng niệm Higashi-Kuninomiya (Higashi-Kuninomiya Memorial Award) tháng 6 Năm 2003, giải thưởng này được trao tặng cho những cá nhân chú trọng đến tầm quan trọng của những ý tưởng sáng tạo, phát triển tài sản trí tuệ và cống hiến công sức tối đa cho ngành giáo dục sáng tạo.

Những bài học kết hợp với vui chơi cùng trẻ có thể không mới với các bậc cha mẹ, nhưng không phải ai trong chúng ta cũng biết rõ những bài học đó có tác dụng như thế nào đến sự phát triển trí não của trẻ, ông đã đi sâu nghiên cứu và phát triển chúng. Đặc biệt, ông đi sâu nghiên cứu từng giai đoạn phát triển của trẻ, giai đoạn phát triển của bán cầu não phải, não trái và đề ra phương pháp giáo dục thích hợp cho từng thời kỳ. Phương pháp giáo dục Shichida là phương pháp giáo dục nuôi dưỡng tâm hồn, nuôi dưỡng tình yêu thương đến mọi người, nuôi dưỡng ước mơ và ý chí. Shichida khẳng đinh rằng, quá trình giáo dục không phải là việc chỉ truyền đạt kiến thức như chúng ta đang làm hiện nay, mà cần phải có một sự biến đổi lớn trong quá trình nuôi dưỡng khả năng học tập, năng lực suy nghĩ, khả năng sống và sinh tồn. Lấy “trí dục”, “đức dục”, “thể dục’ và “thực dục” làm cơ sở, hướng đến việc giáo dục toàn bộ nhân cách và phát triển não phải.

Shichida cho rằng, việc giáo dục phát triển não phải không chỉ là việc tập trung vào thành tích học tập của trẻ, mà một trong những kết quả thần kỳ của nó là tất cả trẻ em được phát triển tâm trí một cách nhẹ nhàng và hài hòa, trẻ sẽ biểu lộ sự nhạy cảm đa dạng, lòng nhân đạo, trí tưởng tượng và sự sáng tạo. Nó nuôi dưỡng tình yêu, tạo sự hiệp nhất của các giác quan (thính giác, thị giác, xúc giác ….) và điều quan trọng là sự hợp tác tuyệt vời giữa bố mẹ và các con. Giáo dục sớm và giáo dục phát triển não phải sẽ định hình tương lai của thế giới, bởi một trong những mục tiêu của giáo dục là để tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn. Đây là kết quả tự nhiên của giáo dục phát triển não phải, phương pháp học tập dựa trên tình yêu và sự hợp tác. Ngược lại, “giáo dục phát triển não trái là tạo nên sự đối đầu và cạnh tranh”-Shichida. Gần đây trong nhà trường Nhật Bản, còn quan tâm dạy và rèn luyện cho học sinh :, trước khi nói, trước khi hành động cần suy nghĩ phán đoán đối tác của mình sẽ suy nghĩ, sẽ phản ứng thế nào? Hay nói khác hơn là phải đặt mình vào vị trí của người khác trước khi nói và hành động để không làm tổn thương đến họ. Shichida là người rất quan tâm và là người khởi xướng phương cách giáo dục sao cho cân bằng giữa não phải và não trái. Phương pháp Shichida về giáo dục não phải đã được tổ chức Hòa bình Thế giới đăng ký là Tài sản Trí tuệ của thế giới vào tháng 12 năm 1997. Hiện nay phương pháp giáo dục này đang rất được thịnh hành tại Nhật Bản, nhưng muốn giảng dạy theo phương pháp Shichida cần phải có bản quyền.

Nội dung:

1) Thông điệp của tác giả Shichida Makoto

Quá trình giáo dục không phải là việc chỉ truyền đạt kiến thức như chúng ta đang làm hiện nay, mà phải là một sự biến đổi lớn trong quá trình nuôi dưỡng khả năng học tập, năng lực suy nghĩ, khả năng sống và sinh tồn. Hiện nay phương pháp giáo dục này đang rất được thịnh hành tại Nhật Bản.

Việc nuôi dưỡng trẻ phải được bắt đầu bằng việc nuôi dưỡng tình yêu ngay từ khi mới sinh ra cho đến việc nuôi dưỡng ý chí, ước mơ; giáo dục như thế nào để có thể hướng dẫn trẻ cách khen chê, hay làm thế nào để trẻ có tính kiên nhẫn,…Tiếp đó chúng ta cần phải suy nghĩ về cả một quá trình nuôi dưỡng dài hơn, đó là việc giáo dục đạo đức, và làm thế nào để trẻ có thể cống hiến bản thân cho xã hội.

Tất nhiên việc giáo dục kiến thức, giáo dục lý trí là cần thiết, nhưng bên cạnh đó chúng ta cần phải giáo dục nuôi dưỡng tâm hồn trẻ biết yêu thương con người, giáo dục cảm tính, sau đó là làm thế nào để “vận dụng tối đa để bản thân mình trở thành người có ích cho mọi người”.

Phương pháp giáo dục Shichida là phương pháp giáo dục nuôi dưỡng tâm hồn, nuôi dưỡng tình yêu thương đến mọi người, nuôi dưỡng ước mơ, ý chí. Lấy “trí dục”, “đức dục”, “thể dục’ và “thực dục” làm cơ sở, chúng ta hướng đến việc giáo dục toàn bộ nhân cách, xử lý não phải và khởi xướng việc giáo dục sao cho cân bằng giữa não phải và não trái. Shichida cũng chỉ ra rằng tất cả chúng ta đều có khả năng về não phải như nhau, trách nhiệm của cha mẹ và giáo viên là phải ” giải phóng” tiềm năng ban đầu trở thành khả năng mà bất cứ đứa trẻ nào đều có thể phát triển đến mức tối đa thông qua giáo dục (” giải phóng khả năng bẩm sinh của trẻ”). “Việc giáo dục não không phải chỉ là việc tập trung vào thành tích học tập , mà một trong những kết quả thần kỳ của nó phải là tất cả các trẻ em được học tập với phương pháp này sẽ phát triển tâm trí một cách nhẹ nhàng và hài hòa. Trẻ sẽ bắt đầu biểu lộ đa dạng sự nhạy cảm, lòng nhân đạo, trí tưởng tượng và sự sáng tạo. Đây là kết quả tự nhiên của giáo dục não phải, phương pháp học tập dựa trên tình yêu và sự hợp tác. Phương pháp Shichida

Giáo dục vẫn được cho là có 3 mục chính là “Trí dục”, “Đức dục” và “Thể dục”. Phương pháp Shichida có thêm một mục đích là “Thực dục”.

Những đứa trẻ có thói quen sinh hoạt ăn uống tùy tiện thường không có khả năng học tập tốt, chính vì thế việc học tập sẽ mãi không thể mang lại kết quả cao.

Cần phải suy nghĩ con người không chỉ cần khỏe mạnh về thể chất mà cần phải có sức khỏe trong tâm hồn, cần phải có kiến thức xã hội và khả năng giao tiếp.

Từ khi còn nhỏ, trẻ cần phải có cách suy nghĩ đặt mình vào địa vị của người khác, không nên tự mình đắc ý, tự vừa lòng về bản thân..

Những trẻ sinh ra trong gia đình có từ 3 anh chị em trở lên được coi giống như sống trong một xã hội thu nhỏ, chúng luôn phải nhường nhịn, yêu thương lẫn nhau và chính điều đó tự nhiên đã trang bị cho bản thân chúng kiến thức xã hội cần thiết. Nhưng nếu trong gia đình ít con, những trải nghiệm như vậy sẽ rất hạn chế.

Để giáo dục trẻ không lấy mình làm trung tâm, phải luôn suy nghĩ đến cảm giác của người khác, hãy cho trẻ đọc nhiều truyện tranh, hoặc là tích cực cho trẻ tham gia hoạt động cùng với bọn trẻ đồng trang lứa.

Hướng cho trẻ học tập trong điều kiện tốt nhất, khỏe mạnh cả về thể chất và tâm hồn, trẻ có thể có thêm niềm đam mê và việc học tập sẽ đạt hiệu quả cao hơn.

Nếu có sự tự tin cũng như nhận được phản ứng của đối phương (cha mẹ, thầy giáo) một cách đúng đắn, việc học tập tự bản thân nó đã là niềm vui, và trẻ tự có ý thức học tập.

Thời kỳ tốt nhất để có thể phát huy những khả năng cơ bản đó chính là lúc còn là em bé, trước khi bắt đầu học tiểu học. Đây là thời kỳ hoàng kim để tiếp cận thích hợp nhất, và nếu bố mẹ và con cái có thể vui vẻ tìm được sự hòa hợp, dần dần những năng lực tự nhiên đó sẽ được phát huy.

2) Đặc trưng của từng độ tuổi và phương pháp tiếp cận

– Giai đoạn 0 tuổi – Giai đoạn trưởng thành nhanh chóng mỗi ngày, não bộ cũng phát triển nhanh chóng.

Đặc trưng của trẻ 0 tuổi

0 tuổi là thời kỳ “cứng cổ” “bắt đầu ê a” ” lẫy” “mọc răng”, đây là giai đoạn trưởng thành nhanh chóng, có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Tuy nhiên, cũng có những bộ phận phát triển nhanh đến mức ngạc nhiên mà ta không thể nhìn được bằng mắt thường, đó là não bộ. Đây là thời kỳ đáng ngạc nhiên nhất, trẻ bắt đầu nhận thức sự sống trên thế gian này và thẩm thấu dần dần sự vật sự việc. Giai đoạn này hãy nuôi dưỡng trẻ bằng tình yêu, bằng sự vuốt ve, âu yếm.

Phương pháp tiếp cận với trẻ 0 tuổi

Rèn luyện chất lượng phần não nhận sự kích thích, bắt đầu với việc dạy trẻ nhận biết về 5 giác quan là rất quan trọng, đặc biệt kết hợp nghe và nhìn khi dạy cho trẻ sẽ đem lại hiệu quả rất cao. Dần dần cho trẻ tiếp xúc với con chữ, con số và từ ngữ.

Xoa bóp chính là cách truyền tình yêu thương đến với trẻ, làm cho trẻ cho cảm giác an tâm. Đặc biệt từ sau khi sinh ra, việc xoa bóp ngay tức thì sẽ làm cho cơ thể trở nên khỏe mạnh hoạt bát, có khả năng phòng chống lại bệnh tật.

Hãy cho trẻ nghe những khúc nhạc nhẹ nhàng của Mozart làm cho tâm hồn êm dịu, kích thích não bộ.

– Giai đoạn 1 tuổi – Không thu hẹp môi trường “Học tập”

Đặc trưng của trẻ 1 tuổi

1 tuổi là giai đoạn thẩm thấu dần dần giống như miếng bọt biển tự thấm hút nước, nó thẩm thấu tất cả những gì nhìn thấy, nghe thấy. Những việc nhìn thấy, nghe thấy, hay cảm giác được kích thích càng nhiều sẽ càng tạo cơ hội cho não bộ phát triển. Đây là thời kỳ hấp thụ dần dần mọi việc được tiếp cận.

Phương pháp tiếp cận với trẻ 1 tuổi

1 tuổi được gọi là giai đoạn thể nghiệm, có thể ném, hoặc kéo một vật gì đó, và đây là thời kỳ nuôi dưỡng các năng lực nổi bật. Trong khả năng của trẻ hãy yêu cầu trẻ dọn dẹp những đồ vật không cần thiết, sắp xếp lại mọi thứ xung quanh mình một cách nhẹ nhàng, tránh không được trách mắng nặng lời.

Ngoài ra, từ 1 tuổi 8 tháng trẻ có ý thức học tập tự phát, việc duy trì ý thức này sẽ tạo cho trẻ tính tự lập.

Tạo kích thích cho não phải bằng việc học sử dụng tranh, thẻ chấm, thẻ nhớ (đọc tên chữ số, tên đồ vật được viết vẽ trên thẻ, và xoay vòng với tốc độ nhanh nhất có thể). Thẻ tranh này cũng có tác dụng nâng cao vốn từ (từ vựng).

– Giai đoạn 2 tuổi – 2 tuổi là thời kỳ thiên tài, thời kỳ cơ hội

Đặc trưng của trẻ 2 tuổi

2 tuổi là thời kỳ thiên tài, và là giai đoạn phát triển nhanh chóng đến 3 tuổi. Từ sáng sớm khi ngủ dậy cho đến lúc tối muộn khi đi ngủ, ý thức ham muốn học hỏi mọi việc như là “muốn vận động cơ thể”, “muốn học tập từ ngữ”, “muốn làm giỏi những việc xung quanh mình” bị mất đi, và thay vào đó là muốn tự mình làm mọi thứ. Bố mẹ không cần phải nói mà hãy cho trẻ làm những việc đơn giản như thay quần áo, ăn uống đúng như suy nghĩ của trẻ. Và nếu có thể hãy luôn khen ngợi trẻ, tạo cho trẻ có sự tự tin và niềm đam mê.

Phương pháp tiếp cận với trẻ 2 tuổi

Đây là thời kỳ tốt nhất để dạy cho trẻ luyện kỹ năng của đầu ngón tay. Hãy cho trẻ tiếp cận một cách vui vẻ với sợi dây, cái kéo, hay những bộ xếp hình. Việc luyện tập với đầu ngón tay cũng là là cách tốt để kích thích não bộ.

Khoảng thời gian này có thể tiếp cận với khả năng ghi nhớ. Càng sớm càng tốt hãy trang bị cho bản thân trẻ khả năng ghi nhớ những việc có ích cho cuộc sống.

Bắt đầu cho trẻ chuyên tâm vào tập viết các nét cơ bản của viết chữ. Hãy bắt đầu từ những nét viết nguệch ngoạc. Nếu cha mẹ nào có ý định cho trẻ học nhạc thì hãy bắt đầu khi trẻ được 2-3 tuổi.

– Giai đoạn 3 tuổi – Giai đoạn bước vào độ tuổi tự lập

Đặc trưng của trẻ 3 tuổi

3 tuổi là giai đoạn tính ưu việt của não sẽ chuyển từ não phải sang não trái, vì thế từ việc chỉ có thể dạy cho trẻ, cho trẻ ghi nhớ như từ trước đến nay vẫn làm thì hãy nâng cao khả năng suy nghĩ của trẻ. Hãy cho trẻ tự lập dời xa bố mẹ, người mà chúng thường xuyên gắn bó từ trước tới nay, để trẻ có thể tự mình suy nghĩ, hay hãy để cho trẻ tự làm những gì mà chúng muốn. Hãy giúp trẻ vui vẻ trưởng thành, tự mình dời xa mà không phản kháng lại. Bằng việc được truyền đạt đầy đủ tình yêu thương của người mẹ, đứa trẻ sẽ cảm thấy an tâm để tự lập.

Phương pháp tiếp cận với trẻ 3 tuổi

3 tuổi là giai đoạn trẻ bắt đầu biết suy nghĩ. Nếu thường xuyên cho trẻ chơi những trò chơi có yêu cầu phải suy nghĩ càng có thể tăng cường khả năng này của trẻ.

Hãy học cách đưa ra những câu trả lời sau khi tập trung suy nghĩ từ tranh ảnh. Việc sử dụng tranh ảnh thường xuyên sẽ có thể trang bị cho trẻ những thói quen tự nhiên.

Để tự bản thân trẻ có thể suy nghĩ hãy cho trẻ đọc truyện tranh, và hãy hướng cho trẻ suy nghĩ với gợi ý “nếu mình là nhân vật chính thì sẽ như thế nào”.

Đây là thời kỳ kỹ năng tinh tế ví dụ như việc sử dụng kéo phát triển. Hãy tạo dựng môi trường để có thể trang bị cho trẻ các kỹ năng sử dụng đầu ngón tay như là sử dụng kéo, buộc thắt dây, cài khuy áo, hoặc gập giấy.

– Giai đoạn 4 tuổi – Đây là thời kỳ đỉnh cao để nuôi dưỡng tính sáng tạo cũng như cá tính nổi bật

Đặc trưng của trẻ 4 tuổi

Đây là thời kỳ phản kháng. Thực ra đây không phải là việc xấu, mà chẳng qua vì trẻ muốn tự bản thân mình lớn lên, muốn làm mọi việc bằng cảm giác, suy nghĩ và sở thích của bản thân. Thêm vào đó, muốn nuôi dưỡng khả năng sáng tạo không thể thiếu việc nuôi dưỡng cá tính nổi bật. Đây cũng là thời kỳ tính tò mò bộc lộ rõ nét, trẻ hay đặt câu hỏi “tại sao” và có thể thấy giai đoạn này trẻ nói liên tục, nói như gió. Điều này chứng tỏ trẻ đã rất vui mừng vì đã được nuôi dưỡng tính sáng tạo một cách phong phú. Hãy nuôi dưỡng khả năng này của trẻ sao cho lên 5 tuổi nó không bị mất dần đi.

Phương pháp tiếp cận với trẻ 4 tuổi

Hãy chọn cho trẻ các món đồ chơi có tính trí tuệ. Khuyến khích những đồ có thể tạo hình mới, tự mình tháo ra rồi lắp lại hơn là những đồ chơi đã được lắp sẵn trước mặt.

Để tích lũy được nhiều kinh nghiệm, hãy cho trẻ tiếp xúc với những trò chơi thủ công đơn giản, có tính sáng tạo.

Việc khuyến khích trẻ đọc sách là một phương pháp hiệu quả tạo nền móng cho việc suy nghĩ sáng tạo nên những cái mới.

– Giai đoạn từ 5-6 tuổi – Thời kỳ trẻ thay đổi từ xã hội trẻ con sang xã hội người lớn

Đặc trưng của trẻ 5-6 tuổi

Trẻ 5-6 tuổi có thể gọi là một thành viên nhỏ bé của xã hội, một con người hoàn chỉnh đã có ý thức về bản thân mình trước người khác. Trẻ có thể đối đáp, cãi lại, hoặc nói những điều không thuận tai nhưng ngược lại trẻ sẽ có sự bình tĩnh như người lớn, và có thể trông cậy được. Nếu biết lắng nghe, đồng điệu với ý muốn của trẻ và dạy trẻ cách nói hợp lý sẽ có thể nuôi dưỡng sự tự tin của chúng. Ngoài ra, từ 6 tuổi, vì là giai đoạn chuyển dần từ nhà trẻ mẫu giáo lên nhi đồng nên việc thay đổi xung quanh dễ làm cho trẻ cảm thấy bất an, đây là thời kỳ rất khó xử lý. Lúc này có thể xuất hiện hiện tượng “thoái lui” như những việc từ trước đến nay đã có thể làm được nay đột nhiên không thể làm được, vì vậy hãy quan tâm đến trẻ bằng tình yêu thương nồng ấm.

Phương pháp tiếp cận với trẻ 6 tuổi

Vì chỉ còn một thời gian ngắn nữa trẻ sẽ vào bước vào tiểu học nên hãy luyện cho trẻ không chỉ việc đọc chữ mà luyện cách viết chữ một cách cẩn thận. Trang bị đầy đủ cho trẻ năng lực suy nghĩ và kỹ năng học tập cơ bản.

Hãy cho trẻ nghe những câu chuyện về giáo dục tâm hồn. Nuôi dưỡng trẻ tình yêu thương, cách suy nghĩ không chỉ cho bản thân mình mà cho cả những người xung quanh. Ngoài ra, hãy hướng dẫn cẩn thận cho trẻ những quy tắc như “trả tiền khi đi mua đồ”, “không vứt rác ra đường hay công viên”, …

Sugimoto Reiji

— Bài cũ hơn —