Phương Pháp Giáo Dục Montessori – Montessori.org.vn

Giáo dục Montessori

  • Giới thiệu PP Montessori

Phương pháp Giáo dục Montessori là một phương pháp sư phạm giáo dục trẻ em dựa trên nghiên cứu và kinh nghiệm của bác sĩ, nhà giáo dục Ý, Maria Montessori (1870–1952).

Tiến sĩ Maria Montessori – một bác sĩ, nhà nhân chủng học và nhà giáo dục – đã phát triển phương pháp giáo dục trẻ em sự nghiệp giáo dục kéo dài hơn năm mươi năm. Phương pháp Montessori được phát triển thông qua sự quan sát khoa học về trẻ em từ nhiều thành phần dân tộc, văn hóa và kinh tế xã hội từ khi sinh ra đến khi trưởng thành. Phương pháp dựa trên sự hiểu biết sâu sắc về sự phát triển của trẻ.

Phương pháp Montessori hỗ trợ sự phát triển tự nhiên một cách toàn diện của con người. Giáo dục Montessori mang đến một tầm nhìn rộng mở, là giáo dục hỗ trợ cho cuộc sống (Aid to life). Có đến hơn 22.000 trường Montessori trên thế giới dành cho nhiều độ tuổi khác nhau. 

 Montessori Việt Nam (MVEC)  đã đồng hành cùng sự phát triển của Phương pháp Montessori trong nước và quốc tế. 

  • Lớp học Montessori/ Môi trường được chuẩn bị.

Môi trường được chuẩn bị là ngôi nhà của trẻ thơ được thiết kế nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển thể chất và tinh thần của trẻ trong giai đoạn phát triển bản thân. Môi trường có sự đẹp đẽ, ngăn nắp, gọn gàng và có những hoạt động/ bài học được thiết kế cho các nhóm nhiều độ tuổi nhằm đáp ứng nhu cầu cụ thể của nhóm tuổi. Môi trường chuẩn bị bao gồm cả không gian bên trong và bên ngoài.

Lớp học có những giáo cụ đẹp đẽ, có kích thước phù hợp với trẻ, nơi mà trẻ em có thể tự do làm những công việc có mục đích, phù hợp với khả năng, sở thích, độ tuổi của mình để đáp ứng với xu hướng phát triển tự nhiên của trẻ.

Bên ngoài lớp học là những không gian tự nhiên để trẻ hòa hợp với thiên nhiên, những khu vườn học cách chăm sóc cây và có trách nhiệm với cuộc sống.

Trẻ em có niềm đam mê học tập bẩm sinh, và lớp học Montessori khuyến khích điều này bằng cách cho trẻ có cơ hội chủ động thực hiện các bài học có mục đích với sự hướng dẫn của một người lớn được đào tạo. Thông qua công việc của mình, trẻ phát triển sự tập trung và kỷ luật tự giác vui vẻ. Trong một môi trường được yêu thương, tôn trọng và tự do lựa chọn, trẻ tiến bộ theo nhịp độ và nhịp điệu riêng, theo khả năng cá nhân của bản thân.

  • Giáo viên Montessori

Giáo viên Montessori là những người được đào tạo bài bản để có sự am hiểu về phương pháp Montessori. Giáo viên Montessori hiểu được quá trình phát triển của loài người, đặc biệt nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi mà họ tương tác để từ đó có sự giao tiếp tôn trọng, hiệu quả và hướng dẫn những bài học phù hợp với nhu cầu phát triển của trẻ.

  • Chương trình Montessori: chia ra các giai đoạn, chương trình tương ứng.

Lớp học trộn lẫn lứa tuổi dựa trên thuyết về sự phát triển tự nhiên của loài người của bà Maria Montessori, bà chia làm 4 giai đoạn phát triển của loài người.

Giai đoạn đầu tiên: 0-6 tuổi. Giai đoạn này trẻ có trí tuệ thẩm thấu (obsorbent mind) để thấp hút tất cả mọi từ từ môi trường trẻ sống, ngôn ngữ và văn hóa tại nơi trẻ sống, tại thời điểm của trẻ.

Các chương trình dành cho giai đoạn đầu tiên:

  • Từ khi sinh ra đến 3 tuổi. Birth to 3 years Programme

Cộng đồng Nido (theo tiếng Ý là cái tổ) – Nido (Italian for ‘Nest’)

Dành cho trẻ từ 8 tuần tuổi cho đến khi biết đi. Môi trường thiết kế cho trẻ từ 8 tuần tuổi được có cơ hội phát triển cột mốc tự lập đầu tiên trong cuộc đời là sự tự bước đi. Chương trình này được tạo ra nhằm hỗ trợ những phụ huynh phải đi làm.

Cộng đồng trẻ thơ – Infant Community.

Dành cho những trẻ bắt đầu biết đi, trẻ tham gia nhóm tập đi khi trẻ có những kỹ năng vận động thô cơ bản, tự lập và ngôn ngữ được trau dồi. Hơn cả một lớp học, cộng đồng trẻ thơ là nơi mà nuôi dưỡng trẻ để trẻ có những trải nghiệm kiến tạo bản thân mình với những trẻ khác từ khi còn rất nhỏ.

  • Dành cho trẻ từ lúc tập đi đến 3 tuổi.
  • Chương trình dành cho trẻ từ 3-6 tuổi. 3 to 6 years Programme.

 “Trường học” Montessori bắt đầu khi trẻ 3 tuổi. Giai đoạn 3-6 là giai đoạn trẻ trải qua quá trình kiến tạo bản thân. Bằng các áp dụng những triết lý Montessori và những trang thiết bị, học cụ được thiết kế độc đáo giúp cho trẻ hấp thụ kiến thức và tiếp tục hành trình kiến tạo bản thân mình. Việc tiếp thu bản sắc văn hóa của mình là điều quan trọng trong sự phát triển ở giai đoạn đầu.

Môi trường mầm non chung cấp những điều trên thế giới cho trẻ. Quả địa cầu, bản đồ, bài hát, các hình thái đất và nước, các bộ sưu tập tranh, ảnh từ những nền văn hóa khác nhau, và nhiều đều khác nữa nhằm mục đích giúp trẻ phát triển như một cá nhân trân trọng thế giới rộng lớn hơn so với thế giới của riêng mình.

Ngôi nhà trẻ thơ – Children’s House

Ngôi nhà trẻ thơ là một trường mầm non cho trẻ từ 3-6 tuổi. Trẻ thường đến trường 5 ngày/ 1 tuần, trẻ có thể tham gia buổi sáng khi 3-4 tuổi, rồi sau đó ở lại nguyên ngày trong năm cuối cấp.

Trẻ hoạt động cá nhân với 4 lĩnh vực chính của chương trình mầm non: Thực hành cuộc sống, Giác quan, ngôn ngữ, và toán. Ngoài ra, các lĩnh vực khác cũng được coi trọng như nghệ thuật sáng tạo, âm nhạc, khoa học, địa lý và văn hóa.

Giai đoạn thứ hai: 6-12 tuổi. Với trí tuệ lý luận (reasoning mind) trẻ khám phá thế giới với những suy nghĩ trừu tượng và sự tưởng tượng.

Trường cấp 1 Montessori – Montessori Primary School.

Trẻ làm việc với phong cách nghiên cứu, hoạt động nhóm nhỏ với sự kết nối của trí thông minh và sự tưởng tượng. Bài học được hướng dẫn bởi giáo viên Montessori giúp cho trẻ phát triển khả năng giải thích vì sao và hoặc về nghệ thuật cuộc sống.

Trẻ ở độ tuổi này được học để hiểu về vũ trụ và nơi ở của trẻ cũng như tiếp thu nền văn hóa của mình. Các lĩnh vực học tập bao gồm địa lý, sinh học, lịch sử, ngôn ngữ, toán trong sự kết nối với khoa học, âm nhạc, nghệ thuật. Khuyến khích việc khám phác các lĩnh vực học tập thông qua những chuyến đi dã ngoại như đi tham quan thư việc, bảo tàng, vườn thực vật, trung tâm khoa học, nhà máy, bệnh viện,… Cách tiếp cận giáo dục toàn diện này thúc đẩy ý thức kết nối với toàn nhân loại và khuyến khích trẻ có mong muốn để đóng góp cho thế giới.

Giai đoạn ba: 12-18 tuổi. Trong giai đoạn này thanh thiếu niên có trí tuệ nhân văn (humanistic mind) muốn khám phá nhân loại và đóng góp cho cộng đồng.

Chương trình cho trẻ từ 12-18 tuổi dựa trên tính chất đặc biệt của thanh thiếu niên. Thanh thiếu niên là độ tuổi phát triển kỹ năng xã hội một cách đặc biệt, tuổi của tư duy phản biện và tự đánh giá bản thân, và là thời kỳ của sự quan tâm đến bản thân và đánh giá chính mình. Đây là thời kỳ chuyển tiếp giữa thời thơ ấu đến thời kỳ trưởng thành. Giới tính của thanh thiếu niên được khẳng định trong giai đoạn này, sự phát triển vượt bậc về mặt thể chất và giới tính. Ở tuổi dậy thì, thanh thiếu niên khó tập trung vào việc học tập và học tập có cấu trúc. Giai đoạn này giống như một cuộc phiêu lưu – một cuộc phiêu lưu đầy gian nan nhưng thú vị – nơi thanh thiếu niên cố gắng khẳng định vị trí của mình trên thế giới.

Trường cấp hai Montessori – Montessori Secondary School.

12-15 tuổi, hòa hợp với thiên nhiên.

Tiến sĩ Montessori khuyến nghị rằng thanh thiếu niên nên dành một khoảng thời gian ở nơi cách xa gia đình mình. Điều này sẽ cung cấp một cơ hội để trẻ học tập về nền văn minh thông qua nguồn gốc nông nghiệp. Bà cho rằng trẻ nên sống trong một nhà riêng (hostel) nơi mà trẻ sẽ học cách quản lý và mở một cửa hàng, nơi bán sản phẩm và học cách sản xuất và trao đổi dựa trên đời sống kinh tế. Bà đã vạch ra một kế hoạch chung cho việc học tập và công việc của trẻ nhưng bà tin rằng chương trình hòa hợp với thiên nhiên gọi là “Erdkinder” (tiếng Đức nghĩa là “những đứa trẻ đất liền” – “children land”) chỉ có thể được phát triển từ kinh nghiệm.

Giai đoạn 4: 18-24 tuổi. Người lớn có trí tuệ chuyên gia (specialist mind) đóng góp vai trò quan trọng của mình trong xã hội.

Nguồn tham khảo: https://montessori.org.au/montessori-programmes

  • Đặc điểm nổi bật

1. Dựa trên việc giúp đỡ, hỗ trợ theo sự phát triển tự nhiên của con người.

2. Trẻ học theo nhịp độ, tốc độ của riêng mình và học theo sự quan tâm cá nhân về những lĩnh vực trẻ yêu thích.

3. Trẻ tự dạy mình bằng cách sử dụng các giáo cụ được chuẩn bị đặc biệt có mục đích.

4. Trẻ chủ động tham gia vào quá trình học tập.

5. Sự hiểu biết thế giới xung quanh đến từ những trải nghiệm riêng của trẻ thông qua các giáo cụ và thúc đẩy trẻ em có khả năng tự tìm kiếm mọi thứ.

6. Học tập dựa trên thực tế là sự khám phá vật chất và sự nhận thức được liên kết.

7. Trẻ được tự do hoạt động ở những nơi mà trẻ cảm thấy thoải mái, tự do di chuyển và giao tiếp miễn là không ảnh hưởng đến những bạn khác.

8. Giáo viên hợp tác, cùng làm việc với trẻ.

9. Khi trẻ được tự do lựa chọn công việc và làm việc trong tự do, trẻ thể hiện niềm vui và sự hài lòng, đó chính là phần thưởng và vì vậy tạo động lực từ bên trong. Phần thưởng bên ngoài hay tiếng vỗ tay không thể tương xứng với niềm vui bên trong này.

10. Môi trường và phương pháp khuyến khích sự kỷ luật bên trong.

11. Trẻ được hoạt động bao lâu tùy thích tùy vào hoạt động mà trẻ đã chọn.

12. Chu trình làm việc liên tục

13. Lớp học trộn độ tuổi

14. Chú trọng vào việc phát triển trí tuệ, kỹ năng xã hội, cảm xúc và tinh thần.

15. Chú trọng vào việc để trẻ tiếp thu các kỹ năng học tập, kỹ năng xã hội,kỹ năng thực tế và những kỹ năng sống.