Phục hồi vườn tiêu sau thu hoạch để vụ mới đạt năng suất cao hơn – CÔNG TY CỔ PHẦN THANH HÀ

1 SAU QUÁ TRÌNH THU HOẠCH

– Cắt bỏ các cành vô hiệu (cành khô, bị sâu bệnh, nhỏ yếu …), cắt bỏ một số cành thứ cấp ở phần trên của tán.

– Cắt ngắn các cành già cỗi để tập trung dinh dưỡng nuôi các cành thứ cấp bên trong.

– Cắt bỏ các cành mọc chạm mặt đất.(có thể tỉa thưa các cành gốc hoặc không cần đối với các vùng đất khô hạn, thời tiết nắng nóng, nhưng đầu mùa mưa phải tỉa).

– Việc tỉa cành cần tiến hành một cách cẩn thận bằng kéo sắc để vết cắt không phạm, không bị xước cành, xử lý dụng cụ cắt qua cồn hoặc dung dịch đồng.

2.HÃM NƯỚC

– Sau khi cắt tỉa cây phải hạn chế hoặc ngưng tưới nước hoàn toàn, cho cây bước vào giai đoạn ngủ nghỉ để cây chuyển sang giai đoạn sinh thực, thời gian ngưng tưới nước từ 30-45 ngày tùy từng loại cây, điều kiện thời tiết của vùng, nếu cây to lá nhiều có thể ngưng tưới thêm vài ngày. Khi thấy cây có dấu hiệu héo lá mới bắt đầu tưới nhẹ cho cây tỉnh, 

3.CUNG CẤP DINH DƯỠNG:

Hãm nước trong vòng từ 30-45 ngày trở lên nếu gặp mưa, chủ động tiến hành cung cấp dinh dưỡng

–  Tiến hành rải vôi khử chua, cải thiện độ pH đất và kết cấu đất

– Sau một thời gian bộ rễ của cây cũng bị già đi,tổn thương và cần có những tác động để kích thích bộ rễ phát triển mới: sử dụng các sản phẩm có hàm lượng lân cân đối 

– Sau đó bón hữu cơ, tốt nhất nên dùng các dòng phân hữu cơ vi sinh có chức năng đối kháng với các chủng nấm, tuyến trùng, côn trùng hại bộ rễ.