Phục hồi dây thần kinh số 7
Liệt dây thần kinh số 7 có thể xảy ra ở mọi đối tượng và không phân biệt giới tính hay tuổi tác. Biểu hiện chính của liệt dây thần kinh số 7 thường là các dấu hiệu như liệt nửa mặt, méo miệng. Liệt dây thần kinh số 7 được xem như căn bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể gây ảnh hưởng nặng nề và để lại di chứng nếu không được điều trị đúng cách. Vậy, làm thế nào để phòng tránh bệnh cũng như phục hồi dây thần kinh số 7?
Mục Lục
1. Liệt dây thần kinh số 7
Liệt dây thần kinh số 7 căn bệnh thường được biểu hiện bởi các dấu hiệu như liệt nửa mặt, méo miệng, xảy ra khi dây thần kinh số 7 bị chèn ép và gây nên tình trạng sưng viêm. Triệu chứng điển hình khi liệt dây thần kinh số 7 có thể kể đến bao gồm: Mặt bị xệ, hơi cứng khác so với bình thường, miệng có thể méo sang một bên và khi uống nước sẽ bị trào ra ngoài; liệt cơ khép vòng mi sẽ khiến cho mi mắt phía bên mặt bị liệt không thể nhắm kín lại được; một vài trường hợp có thể cảm thấy bị tê liệt đột ngột, yếu hẳn ở một bên bị liệt; người bệnh có thể khí cử động các động tác hàng ngày như khó cười, khói nói, đau trong tai và thậm chí có thể gây nên tình trạng nhức đầu; người bệnh mất cảm giác vị giác, cảm giác của nước mắt, đồng thời, tăng lượng nước bọt trong miệng khi thực hiện ăn uống hoặc nói chuyện.
2. Nguyên nhân gây nên tình trạng liệt dây thần kinh số 7
Bệnh liệt dây thần kinh số 7 có thể được gây ra bởi nhiều nguyên nhân. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu kể tới do nhiễm lạnh đột ngột, do nhiễm virus, hoặc bị cảm cúm,… Những yếu tố này làm ảnh hưởng trực tiếp đến dây thần kinh số 7 gây liệt mặt ngoại biên. Tuy nhiên, đối với một vài trường hợp khác thì liệt dây thần kinh số 7 có thể do các chấn thương ở vị trí vùng mặt, sọ vùng thái dương, xương chũm, viêm tai mũi họng,…
3. Chẩn đoán nguyên nhân của bệnh liệt dây thần kinh số 7
Liệt mặt nguyên nhân thứ phát, hay liệt mặt do lạnh, hoặc bệnh liệt Bell được thực hiện xem xét mạch nuôi của dây thần kinh bị co thắt dẫn đến thiếu máu cục bộ, gây nên phù và chèn dây thần kinh trong ống fallope. Các trường hợp bệnh nhân liệt tự phát thường tiến triển cấp tính có liên quan đến gió lùa, thời tiết lạnh và hay xảy ra vào ban đêm.
Liệt mặt thứ phát được thực hiện để xem xét tình trạng viêm đa rễ và dây thần kinh, viêm màng não, viêm dây thần kịnh 7, viêm tai xương chũm, Zona hạch gối; hay các tình trạng sang chấn như vỡ nền sọ gây vỡ xương đá, tai biến phẫu thuật tai; hay các khối u như u góc cầu tiểu não, u dây thần kinh dây 7, di căn ung thư,…
4. Phục hồi chức năng dây thần kinh số 7
4.1. Nguyên tắc phục hồi dây thần kinh số 7
Nhằm phục hồi dây thần kinh số cần tuân thủ các nguyên tắc cách phục hồi dây thần kinh số 7 bao gồm: Điều trị càng sớm càng tốt đối với những trường hợp liệt dây thần kinh số 7 để giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi dây thần kinh số 7; tránh sử dụng các kích thích mạnh hoặc không được cố điều trị cho hết liệt mặt trong giai đoạn cấp của bệnh bởi vì có thể sẽ làm trương lực cơ tăng gây hiện tượng co cứng; đồng thời, kết hợp điều trị và bảo vệ mắt bị hở.
4.1. Nguyên tắc phục hồi dây thần kinh số 7
Nhằm phục hồi dây thần kinh số cần tuân thủ các nguyên tắc cách phục hồi dây thần kinh số 7 bao gồm: Điều trị càng sớm càng tốt đối với những trường hợp liệt dây thần kinh số 7 để giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi dây thần kinh số 7; tránh sử dụng các kích thích mạnh hoặc không được cố điều trị cho hết liệt mặt trong giai đoạn cấp của bệnh bởi vì có thể sẽ làm trương lực cơ tăng gây hiện tượng co cứng; đồng thời, kết hợp điều trị và bảo vệ mắt bị hở.
4.2. Các phương pháp và kỹ thuật phục hồi chức năng dây thần kinh số 7
- Thực hiện phục hồi chức năng dây thần kinh số 7 ở giai đoạn cấp tính với khoảng thời gian từ 3 ngày đến 7 ngày: Phục hồi chức năng tổn thương thần kinh ngoại biên giúp giảm tâm lý lo lắng của người bệnh để người bệnh có thể an tâm và cùng hợp tác điều trị có hiệu quả; đồng thời, tăng cường tuần hoàn và phòng biến dạng mặt của người bệnh. Bên cạnh đó, bảo vệ mắt, chống khô mắt và viêm giác mạc cũng như đảm bảo vệ sinh răng miệng của người bệnh trong quá trình phục hồi.
Phương pháp ở giai đoạn này có thể thực hiện bằng cách động viên, giải thích cho người bệnh an tâm với các kỹ thuật phục hồi đang được thực hiện. Sử dụng nhiệt ấm, xoa bóp của động nhẹ nhàng tránh kích thích mạnh phần cơ mặt và giảm các hiểu hiện nói cười,… Ngoài ra, có thể sử dụng băng dính chữ Y cố định ở trán, môi trên và dưới để nâng cơ mắt tránh tình trạng mặt bị xệ. Thêm vào đó, người bệnh cần đeo kính râm, nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý, dùng băng dính che mắt tạm thời để giúp cho mắt được tránh bụi, dị vật có thể gây tổn thương đến mắt. Ngoài ra, cần hướng dẫn người bệnh cách vệ sinh răng miệng để đảm bảo vệ sinh.
- Phục hồi chức năng bị liệt dây thần kinh số 7 giai đoạn bán cấp và mạn tính với khoảng thời gian sau 7 ngày khởi phát. Mục đích của quá trình này là nhằm tăng cường trương lực cơ, phục hồi cơ mặt bị teo, điều trị co cứng cơ mặt đồng thời tăng cường tuần hoàn của vùng mặt và tiếp tục phục hồi chức năng giao tiếp, giữ vệ sinh răng miệng của người bệnh.
Phương pháp thực hiện để phục hồi chức năng dây thần kinh số 7 ở giai đoạn sau là sử dụng nhiệt nóng, điện sung, điện phân, xoa bóp. Ngoài ra, chúng ta cần giúp người bệnh tập các cơ mặt qua các bài tập chủ. Hướng dẫn người bệnh tự tập qua gương với các bài tập như nhắm mắt huýt sáo, thổi lửa, ngậm chặt miệng, mỉm cười, nhăn trán, phát âm những từ có âm môi như B, P, U, I, A,… Ngoài ra, nên để người bệnh ở phòng riêng hoặc ở góc phòng có bình phong, ngăn cách với người bệnh khác để giúp người bệnh không bị ngượng ngùng hoặc kém tập trung khi thực hiện các bài tập này. Bên cạnh đó, có thể sử dụng thuốc giãn mạch cho bệnh nhân và kích thích tính dẫn truyền dây thần kinh cùng với việc sử dụng vitamin nhóm B liều cao.
Đối với những trường hợp bệnh nhân bị liệt dây thần kinh số 7, cần được thăm khám định kỳ cho đến khi hết các triệu chứng biểu hiện của bệnh giúp đánh giá kết quả điều trị. Đồng thời, giúp bác sĩ kịp thời điều chỉnh phương pháp điều trị nếu cần và có thể phát hiện sớm các biến chứng của tình trạng liệt mặt. Liệt mặt ngoại biên do lạnh thường lành tính, tuy nhiên, cần hướng dẫn cho người bệnh giữ ấm mặt, bảo vệ mặt và tránh các cử động mạnh ở mắt.
Còn với liệt mặt do các nguyên nhân khác như khối u, mạch máu, viêm nhiễm, cần kết hợp các phương pháp điều trị đặc hiệu, tái khám theo chuyên khoa và phối hợp điều trị nguyên nhân, tiên lượng tuỳ thuộc nguyên nhân gây liệt mặt.
Hiện nay, laser được biết đến như kỹ thuật chuyên ngành vật lý trị liệu – phục hồi chức năng có tác dụng trong điều trị liệt dây thần kinh số 7. Với các đặc điểm như công suất thấp đặc tính kích thích sinh học cao cùng với sự kết hợp châm cứu cổ truyền để tác động lên hệ thống các huyệt vị. Phương pháp này không xâm nhập, không gây đau, không lây truyền bệnh và thường được nhiều người bệnh lựa chọn để điều trị.
5. Thời gian phục hồi dây thần kinh số 7
Thời gian phục hồi có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố đặc biệt độ tuổi, thời gian xảy ra chấn thương,… Khi phẫu thuật để thần kinh phục hồi, đối với những người bệnh lớn tuổi sẽ bị nhão cơ, thần kinh thoái hoá theo thời gian,… sẽ không được tốt bằng những người tuổi còn trẻ. Một số người bệnh có bệnh lý về corticoid, hút thuốc lá quá nhiều,… có thể gây nên tình trạng thoái hóa thần kinh.
Nếu một người bệnh tập luyện chăm chỉ thì chỉ khoảng 2 đến 3 tháng sau khi phẫu thuật có thể phục hồi. Thời gian phục hồi thần kinh qua một chỗ nối mất khoảng 45 ngày. Một số người bệnh trẻ tuổi có khả năng phục hồi tốt hơn, các cơ có thể cử động lại sau 2 tháng luyện tập chăm chỉ.
Để được định hướng điều trị liệt dây thần kinh số VII an toàn, hiệu quả, quý khách hàng có thể liên hệ với khoa thần kinh của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để được các bác sĩ chỉ định điều trị cụ thể cho từng trường hợp.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!
Nguồn tham khảo: benhviendktinhquangninh.vn, benhvien115.com.vn, soyte.quangnam.gov.vn, benhvien108.vn