Phụ cấp kiêm nhiệm đối với giáo viên kiêm thư ký hội đồng trường

Phụ cấp kiêm nhiệm đối với giáo viên kiêm thư ký hội đồng trường. Quy định về định mức tiết dạy đối với giáo viên tiểu học kiêm thư ký hội đồng trường tiểu học.

Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT Văn bản này quy định chế độ làm việc đối với giáo viên giảng dạy tại các cơ sở giáo dục phổ thông, bao gồm: nhiệm vụ của giáo viên; thời gian làm việc trong một năm; định mức tiết dạy; chế độ giảm định mức tiết dạy và quy đổi các hoạt động khác ra tiết dạy. Luật Dương Gia xin tư vấn về các phụ cấp kiêm nhiệm đối với giáo viên kiêm thư ký hội đồng trường như sau:

1. Thư ký hội đồng trường được giảm định mức tiết dạy

Phụ cấp kiêm nhiệm là phụ cấp lương cho công chức, viên chức hành chính sự nghiệp, người làm việc trong lực lượng vũ trang và trong doanh nghiệp do vừa làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ vừa giữ hai hay nhiều chức vụ lãnh đạo cùng một lúc nhưng mới chỉ hưởng lương chuyên môn, nghiệp vụ. Theo Khoản 1 Điều 6 của Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông (Ban hành kèm theo Thông tư số 28 /2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT) quy định: Định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học là 23 tiết, giáo viên trung học cơ sở là 19 tiết, giáo viên trung học phổ thông là 17 tiết.

Mức phụ cấp và cách tính trả chế độ phụ cấp kiêm nhiệm đối với cán bộ, công chức, viên chức kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác:

Căn cứ theo quy định tại Thông tư số 78/2005/TT-BNV ngày 10/8/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp kiêm nhiệm đối với cán bộ, công chức, viên chức kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác được tính bằng 10% mức lương chức vụ hoặc mức lương chuyên môn, nghiệp vụ cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng của người giữ chức danh lãnh đạo kiêm nhiệm.

Cách tính trả phụ cấp được áp dụng theo công thức: Mức tiền phụ cấp kiêm nhiệm =  (Hệ số lương chức vụ hoặc hệ số lương chuyên môn, nghiệp vụ + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung) x Mức lương tối thiểu chung x 10%.

Áp dụng từ tháng được giữ chức danh lãnh đạo kiêm nhiệm đứng đầu cơ quan, đơn vị khác, trả cùng kỳ lương hàng tháng và loại ra ngoài khi tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

Thông tư 25/2007/TT-BQP thực hiện chế độ phụ cấp kiêm nhiệm đối với sĩ quan kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác do Bộ Quốc phòng ban hành, ban hành ngày 12 tháng 02 năm 2007, có hiệu lực từ ngày 13 tháng 03 năm 2007. Đối với sỹ quan hưởng phụ cấp kiêm nhiệm được tính bằng công chức: Bằng 10% mức lương cấp hàm + với phụ cấp chức vụ lãnh đạo hiện hưởng.

Công thức được xác định: Mức tiền phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo cơ quan, đơn vị khác = (Hệ số lương cấp hàm + với hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo hiện hưởng) x Mức lương tối thiểu chung x 10%.

Tuy nhiên tại Khoản 3 Điều 9 của Quy định trên quy định: Giáo viên kiêm chủ tịch hội đồng trường, thư ký hội đồng trường được giảm 2 tiết/tuần.

Còn tại Khoản 2 Điều 10 của Quy định trên quy định: Giáo viên nữ có con nhỏ từ 12 tháng trở xuống, mỗi tuần lễ được giảm 3 tiết (đối với giáo viên trung học phổ thông, trung học cơ sở) và 4 tiết (đối với giáo viên tiểu học).

Với các quy định nêu trên, giáo viên kiêm chủ tịch hội đồng, thư ký hội đồng trường và đang có con nhỏ từ 12 tháng trở xuống sẽ được giảm tổng số là 5 tiết/tuần.

Như vậy ở thời điểm giáo viên đó chỉ phải dạy 12 tiết/tuần. Nếu dạy đủ cả 17 tiết/tuần thì sẽ được hưởng tiền dạy thêm giờ theo quy định hiện hành.

Cụ thể, theo Điều 4 của Thông tư liên tịch số: 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập hướng dẫn:

Tiền lương dạy thêm giờ/năm học = Số giờ dạy thêm/năm học x Tiền lương 1 giờ dạy thêm;

Tiền lương 1 giờ dạy thêm = Tiền lương 1 giờ dạy x 150%;

Trong đó, tiền lương 1 giờ dạy được tính như sau:

Tiền lương 1 giờ dạy = Tổng tiền lương của 12 tháng trong năm học

Định mức giờ dạy/năm

x

Số tuần dành cho giảng dạy (dạy trẻ)

52 tuần

2. Phụ cấp kiêm nhiệm đối với giáo viên kiêm thư ký hội đồng trường

Theo quy định tại điều 8, điều 9 của Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT thì:

Điều 8. Chế độ giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên kiêm nhiệm các công việc chuyên môn

1. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở cấp tiểu học được giảm 3 tiết/tuần, ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông được giảm 4 tiết/tuần.

2. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông dân tộc nội trú cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông được giảm 4 tiết/tuần. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường chuyên, trường bán trú được giảm 4 tiết/tuần. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật được giảm 3 tiết/tuần.

2a. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường dự bị đại học được giảm 3 tiết/tuần.

3. Giáo viên kiêm phụ trách phòng học bộ môn được giảm 3 tiết/môn/tuần.

4. Giáo viên kiêm nhiệm phụ trách công tác văn nghệ, thể dục toàn trường, phụ trách vườn trường, xưởng trường, phòng thiết bị, thư viện (nếu các công tác này chưa có cán bộ chuyên trách) được tính giảm từ 2 – 3 tiết/tuần tùy khối lượng công việc và do hiệu trưởng quyết định.

5. Tổ trưởng bộ môn được giảm 3 tiết/tuần.

5a. Tổ phó chuyên môn được giảm 1 tiết/tuần.

Xem thêm: Cách tính phụ cấp kiêm nhiệm, phụ cấp trách nhiệm với cán bộ công đoàn

5b. Giáo viên kiêm trưởng phòng chức năng trường dự bị đại học được giảm 3 tiết/tuần;

Giáo viên kiêm phó trưởng phòng chức năng trường dự bị đại học được giảm 1 tiết/tuần.

Điều 9. Chế độ giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên kiêm nhiệm công tác Đảng, đoàn thể và các tổ chức khác trong nhà trường

1. Giáo viên kiêm bí thư đảng bộ, bí thư chi bộ (nơi không thành lập đảng bộ) trường hạng I được giảm 4 tiết/tuần, các trường hạng khác được giảm 3 tiết/tuần.

1a. Giáo viên kiêm nhiệm công tác công đoàn thực hiện giảm định mức tiết dạy theo quy định tại Thông tư số 08/2016/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chế độ giảm định mức giờ dạy cho giáo viên, giảng viên làm công tác công đoàn không chuyên trách trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

2. Giáo viên kiêm công tác bí thư đoàn, phó bí thư đoàn cấp trường được hưởng chế độ, chính sách theo Quyết định số 13/2013/QĐ-TTg ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội sinh viên Việt Nam trong các cơ sở giáo dục và cơ sở dạy nghề.

3. Giáo viên kiêm chủ tịch hội đồng trường, thư ký hội đồng trường được giảm 2 tiết/tuần.

4. Giáo viên kiêm trưởng ban thanh tra nhân dân trường học được giảm 2 tiết/tuần.

Xem thêm: Mức hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi dành cho giáo viên trực tiếp giảng dạy

5. Để đảm bảo chất lượng giảng dạy và chất lượng công tác, mỗi giáo viên không làm kiêm nhiệm quá 2 chức vụ và được hưởng chế độ giảm định mức tiết dạy của chức vụ có số tiết giảm cao nhất.

Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của Thư ký Hội đồng Đại học quốc gia được quy định tại Khoản 6 Điều 5 Quy chế tổ chức và hoạt động của Đại học quốc gia và cơ sở giáo dục đại học thành viên ban hành kèm theo Quyết định 26/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ với nội dung như sau:

– Thư ký Hội đồng Đại học quốc gia được Hội đồng lựa chọn thông qua hình thức bỏ phiếu tín nhiệm và ra quyết nghị. Chủ tịch Hội đồng Đại học quốc gia bổ nhiệm Thư ký sau khi thống nhất với Giám đốc Đại học quốc gia.

Tiêu chuẩn Thư ký Hội đồng Đại học quốc gia: Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có uy tín trong lĩnh vực giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học; có ít nhất 3 năm tham gia quản lý từ cấp bộ môn hoặc tương đương trở lên của cơ sở giáo dục đại học; có trình độ tiến sĩ; có sức khỏe tốt, độ tuổi khi bổ nhiệm phải bảo đảm để tham gia ít nhất một nhiệm kỳ.

– Thư ký Hội đồng Đại học quốc gia có nhiệm vụ giúp Chủ tịch Hội đồng Đại học quốc gia trong việc chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu và làm thư ký các cuộc họp của Hội đồng; xây dựng, hoàn chỉnh, lưu trữ các văn bản của Hội đồng; thông tin về hoạt động của Hội đồng, mời họp, gửi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Hội đồng giao; làm việc theo chế độ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm và được hưởng phụ cấp trách nhiệm (nếu có) tương đương phụ cấp chức vụ của Trưởng ban Đại học quốc gia.

3. Mức phụ cấp kiêm nhiệm đối với giáo viên

Tóm tắt câu hỏi:

Hiện nay tôi là giáo viên tiểu học ở trường miền núi có 10 lớp. Ngoài công việc giảng dạy ra tôi được cử làm thư kí hội đồng, hàng tháng tôi được nhận tiền phụ cấp kiêm nhiệm là 192.000 đồng nhưng không được giảm trừ 2 tiết/tuần nữa. Hiệu trưởng trường tôi thực hiện như thế có đúng không? Xin cám ơn!

Luật sư tư vấn:

Xem thêm: Kiêm nhiệm là gì? Cách tính và chi trả phụ cấp kiêm nhiệm?

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

1. Căn cứ pháp lý:

+ Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT.

2. Giải quyết vấn đề

Bạn là giáo viên giảng dạy tại trường tiểu học nội trú miền núi có 10 lớp học kiêm thư ký hội đồng nhà trường. Như vậy, để biết được bạn phải dạy bao nhiêu tiết 1 tuần thì căn cứ vào các quy định sau:

Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông thì định mức tiết dạy là số tiết lý thuyết hoặc thực hành của mỗi giáo viên phải giảng dạy trong một tuần trong trường hợp của bạn là định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học trường phổ thông dân tộc bán trú là 21 tiết  trong 1 tuần: 

“Điều 6. Định mức tiết dạy

Định mức tiết dạy là số tiết lý thuyết hoặc thực hành của mỗi giáo viên phải giảng dạy trong một tuần, cụ thể như sau:

Xem thêm: Quy định về định mức số tiết dạy của giáo viên trung học cơ sở

1. Định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học là 23 tiết, giáo viên trung học cơ sở là 19 tiết, giáo viên trung học phổ thông là 17 tiết.

2. Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú là 17 tiết ở cấp trung học cơ sở, 15 tiết ở cấp trung học phổ thông.

Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú là 21 tiết ở cấp tiểu học, 17 tiết ở cấp trung học cơ sở.

Định mức tiết dạy của giáo viên trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật là 21 tiết đối với giáo viên ở cấp tiểu học, 17 tiết đối với giáo viên ở cấp trung học cơ sở.

….”.

phu-cap-kiem-nhiem-doi-voi-giao-vien-kiem-thu-ky-hoi-dong-truongphu-cap-kiem-nhiem-doi-voi-giao-vien-kiem-thu-ky-hoi-dong-truong

>>> Luật sư tư vấn pháp luật phụ cấp kiêm nhiệm đối với giáo viên: 1900.6568

Theo khoản 3 Điều 9 Thông tư 28/2009/TT- BGDĐT  quy định về chế độ giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên kiêm nhiệm công tác Đảng, đoàn thể và các tổ chức khác trong nhà trường, giáo viên kiêm thư kí hội đồng sẽ được giảm 2 tiết/tuần. Hiệu trưởng không áp dụng giảm trừ 2 tiết/tuần là trái với quy định của pháp luật. 

Xem thêm: Phụ cấp đối với người làm công tác văn thư kiêm nhiệm thủ quỹ

Hiện tại chưa có quy định về phụ cấp kiêm nghiệm đối với trường hợp giáo viên kiêm thư kí hội đồng. Bạn có thể liên hệ trực tiếp với trường học để hỏi rõ về trường hợp phụ cấp kiêm nhiệm của bạn.