Phong tục tập quán là gì? Đặc điểm, vai trò của phong tục tập quán

Có những giá trị truyền thống của dân tộc được lưu truyền từ đời này sang đời khác và người ta gọi đó là các “phong tục, tập quán”. Tuy đã nghe nhiều người nhắc đến điều này nhưng các bạn đã hiểu rõ bản chất khái niệm phong tục tập quán là gì cũng như vai trò của phong tục tập quán trong đời sống ngày nay như thế nào chưa? Hãy cùng Luận Văn 99 tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Phong tục tập quán là gì?

Cho đến hiện nay, phong tục tập quán vẫn là một khái niệm có nhiều cách hiểu khác nhau. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu khái niệm phong tục tập quán dựa trên góc độ ngôn ngữ học. Để làm rõ bản chất khái niệm “Phong tục tập quán” chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu hai khái niệm phong tục và khái niệm tập quán.

Khái niệm phong tục là gì?

Phong tục là toàn bộ những hoạt động sống của con người hình thành trong những điều kiện kinh tế, xã hội nhất định và được duy trì, ổn định thành nề nếp đã được một giai cấp, một tầng lớp, một dân tộc thừa nhận và tuân theo một cách tự giác và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác tạo nên tính thống nhất trong cộng đồng.

Phong tục là những nghi thức liên quan đến đời sống của con người được hình thành và lưu truyền trong nhiều thế hệ, được công nhận như một phần trong nếp sống của cộng đồng. Phong tục có tính lưu truyền và không bắt buộc, có thể thay đổi theo từng quần thể, dân tộc hay tôn giáo.

Khái niệm tập quán là gì?

Tập quán là các phương thức ứng xử và hành động được định hình quen thuộc và trở thành nếp trong lối sống và lao động của cá nhân trong cộng đồng. Tập quán được hình thành như thói quen trong đời sống lao động, sản xuất và sinh hoạt đã được công nhận và coi như là quy ước cho tất cả mọi người trong tổ chức, quần thể đó. 

Khái niệm phong tục tập quán là gì?

Phong tục tập quán được hiểu là những nếp sống, tục lệ do những người sống trong một xã hội đặt ra, nó được áp dụng vào đời sống và phục vụ cho mọi người nhưng không mang tính chất vi phạm pháp luật. Phong tục tập quán cũng có thể dần bị thay đổi khác đi để phù hợp với đời sống hiện tại của từng thời kỳ.

Phong tục tập quán là một nét đẹp văn hóa cần được bảo tồn và phát huy. Phong tục tập quán vừa mang ý nghĩa bảo tồn những giá trị truyền thống tốt đẹp và là cách để ghi nhớ cội nguồn dân tộc. Chúng ta cần hãnh diện và tự hào về những phong tục tập quán đặc biệt mà chỉ dân tộc mình mới có.

phong_tuc_tap_quan_la_gi_luanvan99
Phong tục tập quán là gì?

Đặc điểm của phong tục tập quán

Phong tục tập quán mang những đặc điểm sau:

Thứ nhất, phong tục tập quán đều có nguồn gốc từ lâu đời, được hình thành trong những thói quen có từ xa xưa của nhân dân và được đa số người dân công nhận và lưu truyền từ đời này sang đời khác một cách tự nguyện.

Thứ hai, có thể thấy rằng, phong tục bao gồm cả những tập tục tốt đẹp và hủ tục. Ngày nay, có một số phong tục đã trở nên lạc hậu và không còn phù hợp với thời đại mới hoặc chỉ còn được lưu giữ ở một số vùng miền nhất định.

Thứ ba, phong tục tập quán là những cơ chế bên trong, điều khiển, điều chỉnh hành vi và lối sống của một nhóm người hay cả xã hội. Thông thường, phong tục tập quán sẽ bị ảnh hưởng bởi các lễ giáo và tục lệ địa phương.

Thứ tư, phong tục tập quán luôn có tính ổn định, bền vững và có tính bảo thủ nhưng tác động mạnh mẽ đến tâm lý và tinh thần con người.

Vai trò của phong tục tập quán trong đời sống xã hội hiện nay là gì?

Phong tục, tập quán có những ý nghĩa nhất định trong đời sống xã hội, cụ thể như:

Phong tục giúp cho sắc thái văn hóa trở nên đa dạng và phong phú hơn, từ đó chúng ta có thể phân biệt dân tộc này với dân tộc khác, nước này với nước khác,…Có thể nói rằng, phong tục chính là nét đặc trưng của một quốc gia, dân tộc.

Phong tục giúp duy trì những giá trị tốt đẹp trong nhân dân, hình thành những thói quen tốt được lưu giữ và lưu truyền từ đời này sang đời khác. Thông qua các phong tục trong cộng đồng, mỗi cá nhân sẽ có sự điều chỉnh hành vi và lối sống của mình để hình thành nên một cộng đồng văn minh, tiến bộ.

Việc duy trì các phong tục tập quán tốt đẹp mang ý nghĩa cả về ý thức lẫn tâm linh. Các phong tục như xin chữ đầu năm, thờ cúng tổ tiên,… là những niềm tin của người dân dành cho tín ngưỡng đã được lưu truyền từ ngàn đời xưa đến nay. Việc duy trì những phong tục này giúp con người có niềm tin về những điều tốt đẹp trong cuộc sống, có ý chí vươn lên và không để bản thân vướng vào những điều xấu.

Phong tục cũng góp phần tạo nên sự ổn định trong trật tự xã hội và góp phần quản lý, quán triệt đời sống xã hội. Việc hình thành phong tục là yếu tố quan trọng để mọi người trong một cộng đồng thống nhất về tư tưởng, suy nghĩ từ đó hành động thống nhất và tạo sự ổn định trong đời sống. Những người đứng đầu trong cộng đồng có thể dựa vào các phong tục để đưa ra quyết định phù hợp được mọi người ủng hộ và làm theo.

vai_tro_cua_phong_tuc_tap_quan_luanvan99
Vai trò của phong tục tập quán là gì?

Một số phong tục tập quán cổ truyền của dân tộc Việt Nam

Tục ăn trầu:

Trong quan niệm của người Việt, trầu cau là biện hiện của phong cách và là cách thể hiện tình cảm dân tộc rất độc đáo. “Miếng trầu là đầu câu chuyện” hay đối với người Việt, miếng trầu thắm tên vôi nồng cùng miếng cau sẽ là sự bắt đầu và khơi mở tình cảm giữa con người với nhau. Trầu được dùng để mời khách khi đến nhà, làm quen tại nơi hội hè, đình đám. Trầu cau cũng trở thành lễ vật không thể thiếu trong các nghi thức tâm linh của người Việt như lễ tế trời đất, lễ gia tiên, lễ cưới hỏi,…

Ngoài ra, trong tình cảm nam nữ, miếng trầu tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, là sự tác hợp cho đôi lứa và là sợi dây gắn kết lương duyên giữa hai người với nhau. Sự tích trầu cau là truyện cổ tích ca ngợi tình nghĩa thủy chung, vợ chồng tiết nghĩa, tình cảm anh em hoà thuận.

Miếng trầu tuy đơn giản nhưng mang nhiều ý nghĩa sâu sắc trong đời sống văn hóa của người Việt. Hiện nay, tuy tục ăn trầu và mời trầu đã không còn phổ biến như xưa nhưng chúng vẫn có một ý nghĩa sâu xa và vẫn còn xuất hiện trong các nghi thức tâm linh tại các gia đình Việt.

Tục cưới hỏi:

Tục cưới hỏi được hình thành từ lâu đời gồm nhiều hình thức như: đám cưới, giá thú, lễ thọ mai, vu quy, thành hôn,…Tục cưới hỏi không chỉ là hoạt động của hai gia đình mà còn là chuyện vui của cả gia đình và họ hàng. Tục cưới hỏi mang ý nghĩa về duy trì nòi giống.

Để thực hiện tục cưới hỏi, gia bên hai bên cần chú ý đến việc sắm sửa lễ vật, lựa chọn ngày lành tháng tốt, mời anh em họ hàng hai bên, các nghi lễ như dạm ngõ, ăn hỏi và lễ cưới,…Tục cưới hỏi thường được tổ chức một cách trọng thể trong sự vui mừng, hân hoan của gia đình hai bên ngụ ý gửi lời chúc hạnh phúc trăm năm đến đôi vợ chồng trẻ.

Tục ma chay:

Phong tục tang ma của người Việt gồm nhiều quy trình và nghi thức khác nhau. Các nghi thức chính cần chú ý bao gồm: lễ khâm niệm, lễ nhập quan, lễ viếng, lễ đưa tang, lễ hạ huyệt và lễ viếng mộ. Tục ma chay được tổ chức một cách kính cần để thể hiện sự thương tiếc của người sống đối với người đã mất.

Biện pháp phát huy vai trò của phong tục tập quán trong xã hội hiện đại

Thứ nhất, Nhà nước cần chỉ đạo việc sưu tầm, tập hợp các phong tục tập quán quan trọng, có giá trị đang tồn tại trong khắp mọi miền tổ quốc và chọn lọc để giữ gìn, phát huy những phong tục tập quán tốt đẹp, có tính nhân văn cao và loại trừ những phong tục tập quán có hại. Ngoài ra, Nhà nước cũng cần tác động để hình thành nên những phong tục, tập quán phù hợp với đời sống văn hóa dân tộc trong thời đại mới.

Thứ hai, với những phong tục, tập quán có giá trị truyền thống, mang tính nhân văn sâu sắc đã trở thành thuần phong mỹ tục thì cần được pháp luật thừa nhận và phát huy vai trò của chúng trong đời sống xã hội, vận dụng để trở thành nếp sống, suy nghĩ và hành vi pháp luật của mỗi người. Những phong tục, tập quán lạc hậu cần vận động tuyên truyền người dân loại bỏ.

Thứ ba, cần chú trọng việc xây dựng hương ước mới, quy ước mới để chuyển hóa các phong tục, tập quán thành văn vào hương ước hay quy ước mới. Các phong tục, tập quán tốt đẹp thì nên đưa vào hương ước chứ không nên bó hẹp ở một số vấn đề như sự cụ thể hóa pháp luật.

Thứ tư, củng cố vai trò và vị trí của những người đứng đầu các cộng đồng- là người vận dụng pháp luật kết hợp với phong tục, tập quán để giải quyết các công việc lớn nhỏ trong cộng đồng. Những người đứng đầu cộng đồng phải am hiểu phong tục, tập quán của địa phương và có đạo đức tốt.

Phong tục, tập quán là những giá trị tốt đẹp của dân tộc mà chúng ta cần giữ gìn và phát huy để chúng không bị mai một. Dù thế giới đang trở nên phẳng và hội nhập nhưng mỗi người hãy tìm về những giá trị truyền thống của dân tộc, hãy hòa nhập nhưng đừng để bị hòa tan. Qua bài viết này, Luận Văn 99 đã cùng bạn đọc tìm hiểu các nội dung kiến thức xoay quanh khái niệm phong tục tập quán là gì. Nếu như bạn đang gặp khó khăn với bài luận về phong tục tập quán, hãy tham khảo dịch vụ viết tiểu luận thuê của chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ ngay lập tức nhé!