Phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm | Easy to Find, Practical Law
Tên bệnh truyền nhiễm
Triệu chứng ban đầu
COVID-19
· Xuất hiện các triệu chứng viêm nhiễm đường hô hấp từ nhẹ đến nặng như: sốt, uể oải, ho, rối loạn hô hấp, viêm phổi, hội chứng suy hô hấp cấp
· Số ít có thể xuất hiện đờm, đau họng, đau đầu, tiêu chảy, ho ra máu, buồn nôn
Lao
· Ho (giai đoạn đầu lao phổi có ho khan không đờm, sau đó dần dần ho có đờm. Tuy nhiên, ho không chỉ là triệu chứng của lao mà còn là triệu chứng của đa số các bệnh đường hô hấp như cảm, viêm phế quản hay do hút thuốc, do đó nếu ho trên 2 tuần thì phải nghi ngờ bị lao.)
· Mệt mỏi, chán ăn, giảm cân (vi khuẩn lao nhân đôi rất chậm, tiêu hao dinh dưỡng trong cơ thể chúng ta, phá hoại mô và nội tạng. Vì vậy, rất nhiều bệnh nhân lao phổi thường thấy uể oải, chán ăn và trọng lượng cơ thể giảm.)
· Sốt (Khác với cảm thông thường, lao ít khi gây ra sốt cao 39-40 độ. Thay vào đó, vào buổi chiều xuất hiện sốt nhẹ khiến người hơi mệt mỏi, ra mồ hôi lạnh, rồi giảm sốt, lặp đi lặp lại, người bệnh lao phổi điển hình thường ra mồ hôi lạnh khi ngủ, nhiều đến mức ướt gối)
Bệnh tay chân miệng
· Bắt đầu với sốt, đau họng, chán ăn
· Ngày thứ nhất đến ngày thứ hai sau khi phát sốt, xuất hiện mụn nước ở lòng bàn tay, ngón tay, lòng bàn chân
· Tổn thương bên trong miệng xuất hiện ở niêm mạc má, lợi hay lưỡi
· Thỉnh thoảng cũng xuất hiện ở mông, nhưng nhiều trường hợp không phải mụn nước mà là phát ban
· Đa phần có triệu chứng như cảm, nhưng số ít trẻ sơ sinh dưới 2 tuần hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh có thể tử vong nếu mắc phải
Virus Ebola
· Sau khi bị nhiễm, trong vòng nhiều ngày có triệu chứng sốt cao, đau đầu, đau cơ, đau dạ dày, ruột, mệt mỏi, tiêu chảy, đau họng, nấc cụt, phát ban, xung huyết mắt, nôn ra máu
· Sau khi nhiễm trong vòng 1 tuần có thể gây ra đau ngực, sốc, tử vong, mù, xuất huyết
· Tỷ lệ tử vong cao từ 22~90%
Cúm
· Thời gian ủ bệnh từ 1~4 ngày (trung bình 2 ngày), lây truyền bệnh từ người qua người bằng tia nước bài tiết ra từ đường hô hấp khi ho hay hắt hơi trong vòng 1 ngày trước khi bắt đầu có triệu chứng đến 5 ngày sau khi phát bệnh
· Các triệu chứng toàn thân: sốt cao đột ngột trên 38℃, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi; các triệu chứng đường hô hấp: đau họng, ho, đờm; số ít có thể đau bụng, ói mửa, co giật
Thương hàn
· Thời gian ủ bệnh thông thường từ 1 đến 3 tuần, tuy nhiên có thể khác tùy theo số lượng vi khuẩn. Triệu chứng và dấu hiệu chính là sốt, đau đầu, uể oải, chán ăn, nhịp tim khá chậm, lá lách lớn, sốt phát ban, ho khan. Có đặc trưng là sốt tăng dần và kéo dài, chuyển thành sốt từng cơn rồi hết sốt. Nếu không điều trị, bệnh kéo dài khoảng 3 đến 4 tuần
· Thông thường táo bón nhiều hơn tiêu chảy. Bạch cầu đặc biệt là bạch cầu ái toan giảm, triệu chứng nhẹ phổ biến hơn nhưng cũng có khi xuất hiện triệu chứng nặng không điển hình. Nếu không điều trị vết loét có thể xuất hiện ở màng nhầy dịch vị của hồi tràng, dẫn đến xuất huyết từng đợt hoặc thủng. Trường hợp nặng có thể xuất hiện triệu chứng ở trung khu thần kinh.
· Ngoài ra cũng có thể bị sốt liên tục, mặt không cảm xúc, thính lực giảm nhẹ, quai bị. Các biến chứng ngoại khoa gồm có: thủng ruột, tắc ruột, viêm khớp, viêm tủy, viêm túi mật cấp, viêm mủ màng phổi. Tỷ lệ tử vong là 10% nhưng nếu điều trị kháng sinh ở giai đoạn đầu thì có thể giảm xuống 1%.
Sởi
· Sốt cao, ho, chảy nước mũi, viêm kết mạc, xuất hiện hạt Koplik trên niêm mạc miệng rồi phát mề đay ban đỏ đặc trưng.
· Tiêu chảy, viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi yết hầu/phế quản
Sốt vàng
· Có các triệu chứng như: sốt, đau cơ, cảm lạnh, đau đầu, chán ăn, ói. Thông thường, triệu chứng biến mất sau 3 đến 4 ngày nhưng có đến 15% bệnh nhân chuyển sang giai đoạn nguy kịch.
· Bệnh nhân giai đoạn nguy kịch bị sốt trở lại, xuất hiện nhanh chóng các triệu chứng như vàng da, đau bụng, ói mửa. Ngoài ra, có thể xuất huyết ở mắt, mũi, miệng, đường ruột, cũng có thể bị suy thận cấp.