Phong cách ngôn ngữ báo chí là gì? Đặc điểm phong cách ngôn ngữ báo chí

Trong bài viết này, Luật Minh Khuê sẽ phân tích về phong cách ngôn ngữ báo chí và các đặc điểm, đặc trưng và cách sử dụng phong cách ngôn ngữ báo chí để làm rõ các vấn đề mang tính đặc thù của ngôn ngữ báo chí, cụ thể:

 

1. Phong cách ngôn ngữ báo chí là gì?

Phong cách báo chí là phương thức diễn đạt dùng trong các văn bản nằm trong lĩnh vực truyền thông đại chúng như văn bản báo in, đài phát thanh, đài truyền hình, báo điện tử…. Thông thường, phong cách báo chí thường được dùng trong những loại văn bản như tin tức, phóng sự, quản.Đặc điểm của phong cách báo chí mang tính thông tin sự kiện, mang tính ngắn gọn và tính hấp dẫn.Phong cách ngôn ngữ báo chí thường được chia thành 2 dạng:

– Dạng viết : viết báo, mẩu tin, mẫu quảng cáo…

– Dạng nói : bản tin hàng ngày, quảng cáo, thông tin…

Báo chí là sản phẩm thông tin về các sự kiện, vấn đề trong đời sống xã hội thể hiện bằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được sáng tạo , xuất bản định kỳ và phát hành, truyền dẫn tới đông đảo công chúng thông qua các loại hình báo in, báo nói, báo hình, bao điện tử.

Hoạt động báo chí là hoạt động sáng tạo tác phẩm báo chí, sản phẩm báo chí,sản phẩm thông tin có tính chất báo chí; cung cấp thông tin và phản hồi thông tin cho báo chí; cải chính thông tin trên báo chí; xuất bản, in, phát hành báo in; truyền dẫn báo điện tử và truyền dẫn, phát sóng báo nói, báo hình.

 

2. Cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ trong phong cách ngôn ngữ báo chí 

– Ngữ âm – ngữ viết : Người nói phát âm chuẩn, đọc rõ ràng , tôn trọng người nghe, người viết viết đúng quy cách.

– Từ ngữ : dùng vốn từ toàn dân, đa phong cách, tùy thuộc nội dung bài viết có thể dùng các vốn từ chuyên môn của các ngành.Phong cách ngôn ngữ báo chí phải sử dụng lớp từ ngữ ngữ mang đậm màu sắc biểu cảm, gợi hình, gợi cảm, giàu hình ảnh và mang đậm màu sắc tu từ.

– Ngữ pháp : câu văn rõ ràng, chính xác, thường dùng một khuôn mẫu cú pháp nhất định.

– Biện pháp tu từ, sử dụng phù hợp với từng thể loại.

+ Ngôn ngữ báo chí không hạn chế các biện pháp tu từ từ vựng và cú pháp.

+ So sánh, ẩn dụ, hoán dụ, đảo ngữ…có thể sử dụng nhằm mục đích diễn đạt chính xác.

– Bố cục trình bày: rõ ràng, hợp lôgic, dễ tiếp thu, một số thể loại có bố cục tương đối ổn định.  

Như vậy, phương tiện diện đạt về ngôn ngữ báo chí phải phong phú, phản ảnh được những đặc trưng của ngôn ngữ báo chí. Điển hình như các tiểu phẩm thì phải dùng những từ ngữ gần gũi, thân thiết, mỉa mai, châm biếm; bản tin thì phải dùng các danh từ riêng chỉ địa danh, tên người, thời gian, sự kiện; phóng sự dùng từ ngữ miêu tả sự kiện, nhân vật …

 

3. Đặc trưng của ngôn ngữ báo chí 

– Đặc điểm của ngôn ngữ báo chí là tính thời sự, cập nhật thông tin nhanh chóng, chính xác nhất về địa điểm, thời gian, nhân vật, sự kiện…

–  Tính ngắn gọn: diễn đạt ngôn ngữ báo chí có giới hạn và có tính chất tức thời, người nghe người đọc muốn trong thời gian ngắn mà muốn biết được nhiều tin tức sự kiện nên lời văn ngắn gọn nhưng lương thông tin cao ( bảo tin , quảng cáo…).Ngôn ngữ báo chí phải diễn đạt của phong cách báo chí phải thật ngắn gọn trực tiếp, tuyệt đối tránh dùng từ ngữ từ ngữ trùng lặp vòng vo, nhàm chán.

– Tính sinh động, hấp dẫn: Ngôn ngữ báo chí phải kích thích sự tò mog hiểu biết của nhiều người đọc qua cách dùng từ, đặt câu, đặc biệt là ở tiêu đề bài báo. Hình thức diễn đạt trong báo chí phải được thể hiện tính hấp dẫn từ khâu lựa chọn từ ngữ, đặt câu, biện pháp tu từ đến đặt tiêu đề, sắp xếp vị trí các tin, bài. Chính về thế tính hấp dẫn thể hiện ở sự liên quan trực tiếp đến tin tức, sự kiện và con người.

 

4. Một số thể loại ngôn ngữ báo chí 

– Bản tin:

+ Là sản phẩm thông tin có tính chất báo chí của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cung cấp thông tin tổng hợp trên cơ sở đăng đường dẫn truy cập tới nguồn tin báo chí hoặc trích dẫn nguyên văn, chính xác nguồn tin báo chí theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

+ Bản tin thường có các yếu tố như thời gian, địa điểm, sự kiện để cung cấp chính xác những thông tin tức cho người đọc.

– Phóng sự:

+ Phóng sự là một thể loại ký, là trung gian giữa văn học và báo chí. Phóng sự nghiêng hẳn về phía tự sự, miêu tả, tái hiện sự thật, nhưng nội dung tự sự thường không dựa vào một cốt truyện hoàn chỉnh.

+ Thực chất phóng sự cũng là bản tin được mở rộng phần tường thật chi tiết, sự kiện và miêu tả bằng hình ảnh giúp người đọc có cái nhìn đầy đủ , chi tiết, sinh động về tất cả vấn đề trong cuộc sống.

– Tiểu phẩm:

+ Tiểu phẩm là một thể loại báo chí ngắn gọn, mang tính chất văn học, được diễn đạt bằng một ngôn ngữ châm biếm hoặc hài hước về một sự việc có thực, cụ thể hoặc khái quát mà thông qua đó tác giả biểu hiện quan điểm của mình trước những sự việc hoặc hiện tượng đó.

+ Tiểu phẩm tự do về để tài, cách viết, ngôn ngữ…

 

5. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn báo chí.

– Báo chí ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghũa Việt Nam là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của cơ quan Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; là diễn đàn của nhân dân.

– Báo chí có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
+ Thông tin trung thực về tình hình đất nước và thế giới phù hợp với lợi ích của đất nước và của nhân dân.

+ Tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí; góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu văn hóa lành mạnh của nhân dân, bảo vệ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo tổ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

+ Phán ánh và hướng dẫn dự luận xã hội; làm diễn đàn thực hiện quyền tự do ngôn luận do nhân dân,

+ Phát hiện, nêu gương người tốt, việc tốt, nhân tố mới, điển hình tiên tiến; đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật và các hiện tượng tiêu cực trong xã hội.

+ Góp phần giữ gìn trong sáng và phát triển tiếng Việt, tiếng của các dân tộc thiểu số Việt Nam.

+ Mở rộng sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nước và dân tộc, tham gia vào sự nghiệp của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, hữu nghị, hợp tác, phát triển bền vững.