Phong cách lãnh đạo là gì? Phân loại và các yếu tố ảnh hưởng

5/5 – (1 bình chọn)

Phong cách lãnh đạo đề cập đến các hành vi đặc trưng của nhà lãnh đạo khi chỉ đạo, động viên, hướng dẫn và quản lý các nhóm người. Các nhà lãnh đạo vĩ đại có thể truyền cảm hứng cho các phong trào chính trị và thay đổi xã hội. Vậy phong cách lãnh đạo là gì? Có các loại phong cách đạo nào hiện nay? Hãy cùng Luận Văn Quản Trị theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Khái niệm phong cách lãnh đạo là gì?

Phong cách lãnh đạo là một phương thức và cách tiếp cận của một nhà lãnh đạo đối với nhân viên của mình, thông qua việc đề ra những phương hướng, thực hiện các kế hoạch, mục tiêu và tạo nguồn động lực cho nhân viên.

Dưới góc nhìn của nhân viên, phong cách lãnh đạo thường được thể hiện thông qua những hành động mang tính chất rõ ràng hoặc ngầm ý từ lãnh đạo của họ.

Các phong cách lãnh đạo thường sẽ khác nhau. Chúng phụ thuộc nhiều vào tính chất của nghề nghiệp, lĩnh vực của công việc và những môi trường hoạt động khác nhau. Tuy nhiên, về bản chất bên trong, phong cách lãnh đạo đều được xây dựng thông qua nhận thức, đạo đức và phẩm chất của mỗi người sao cho phù hợp nhất với các chuẩn mực của xã hội và trở thành nguồn động lực cho sự phát triển của toàn xã hội.

Các yếu tố ảnh hưởng tới phong cách lãnh đạo

Phong cách lãnh đạo của một nhà lãnh đạo phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Dưới đây là một số yếu tố điển hình:

Hoàn cảnh lịch sử môi trường công tác

Đây chính là yếu tố đầu tiên tác động tới phong cách lãnh đạo. Phần lớn các nhà lãnh đạo sẽ áp dụng phong cách làm việc tại môi trường làm việc trước đó vào môi trường làm việc hiện tại. Bởi khi làm việc tại môi trường trước đó đã tạo cho nhà lãnh đạo những thói quen về nghề nghiệp và điều này rất khó thay đổi.

Môi trường đào tạo

Nếu như được làm việc trong một môi trường tốt và có tính kỷ luật cao nhưng mọi việc lại mang tính chất dân chủ hoặc tự do hoặc độc đoán thì nhà lãnh đạo sẽ mang phong cách lãnh đạo đó. Bởi họ đã có một khoảng thời gian dài tiếp xúc trong môi trường đào tạo như vậy nên nó sẽ góp phần vào việc tạo nên phong cách của các nhà lãnh đạo.

Tâm lý của nhà lãnh đạo

Tâm lý của nhà lãnh đạo cũng là một yếu tố quan trọng tác động tới phong cách lãnh đạo. Phần lớn mọi người khi mới bắt đầu với công việc đều có phần e ngại và không dám bộc lộ hết phong cách lãnh đạo của mình. Tuy nhiên sau một thời gian dài làm việc, mọi việc tiến triển tốt đẹp thì họ mới thể hiện hết phong cách lãnh đạo của mình.

Trình độ và năng lực của nhà lãnh đạo

Tùy thuộc vào trình độ và năng lực của mình mà các nhà lãnh đạo sẽ chọn cho mình một phong cách khác nhau.

Chẳng hạn đối với những người có năng lực cao, trình độ chuyên môn tốt thường sẽ chọn cho mình phong cách lãnh đạo độc đoán nhằm mang tới hiệu quả công việc nhanh chóng.

Ngược lại đối với những nhà lãnh đạo không có kỹ năng chuyên môn tốt sẽ không dám tự đưa ra quyết định trong công việc. Họ thường phải tham khảo thêm ý kiến của cấp dưới. Do đó những nhà lãnh đạo này thường mang phong cách lãnh đạo tự do hoặc dân chủ.

Các phong cách lãnh đạo phổ biến hiện nay

Hiểu được khái niệm phong cách lãnh đạo là gì, bạn hãy cùng Luận Văn Quản Trị tìm hiểu các phong cách lãnh đạo phổ biến hiện nay. 

Đối với mỗi phong cách lãnh đạo sẽ mang những tính chất, đặc điểm và có các ưu, nhược điểm khác nhau. Hiện nay có 3 loại phong cách lãnh đạo chủ yếu, đó là: độc đoán, dân chủ và tự do.

Phong cách lãnh đạo độc đoán 

Phong cách lãnh đạo độc đoán thể hiện ở chỗ khi nhà lãnh đạo đưa ra một ý kiến nào đó thì bắt buộc nhân viên, cấp dưới phải thực hiện theo như họ đã đưa ra. Nhân viên sẽ không có bất kỳ một lời khuyên hoặc lời góp ý nào.

Phong cách này thường được áp dụng đối với các nhà lãnh đạo có kỹ năng, trình độ chuyên môn cao và họ đã nắm chắc được thành công khi nhân viên thực hiện theo đúng ý mình hoặc họ nhận thấy nhân viên có đủ động lực làm việc.

Ưu điểm

Phong cách lãnh đạo độc đoán giúp cho nhân viên có thể nhìn thẳng được vào vấn đề. Từ đó đưa ra các hướng giải quyết nhanh chóng. Hạn chế xảy ra mâu thuẫn trong nội bộ nhân viên. Tạo môi trường làm việc nghiêm túc và rõ ràng.

Nhược điểm

Nhiều khi nhân viên sẽ cảm thấy khó chịu và bị gò bó, thâu tóm. Nhân viên thường sẽ làm việc theo kiểu thụ động và hạn chế về sự sáng tạo của mình trong công việc.

Ví dụ về phong cách lãnh đạo độc đoán

Tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ, Abraham Lincoln là ví dụ điển hình cho phong cách lãnh đạo độc đoán. Bởi ông đã đưa ra nhiều quyết định tự trị trong suốt thời kỳ nội chiến.

Phong cách lãnh đạo dân chủ

Đây là một phong cách lãnh đạo phổ biến của các nhà lãnh đạo. Nó thể hiện ở chỗ các nhà lãnh đạo cho phép nhân viên tham gia vào quá trình đóng góp ý kiến và đưa ra quyết định trước một vấn đề nào đó. Nhân viên sẽ cùng với nhà lãnh đạo phân tích và xác định những việc cần thiết thực hiện và cách thức thực hiện ra sao.

Mặc dù ý kiến đóng góp được nhận từ cả nhân viên nhưng nhà lãnh đạo sẽ là người đưa ra quyết định cuối cùng. Cách lãnh đạo này cho thấy nhà lãnh đạo nhận được sự tôn trọng từ phía nhân viên của mình.

Ưu điểm

Phong cách lãnh đạo dân chủ sẽ mang tới động lực tốt cho nhân viên làm việc. Giúp xây dựng mối quan hệ giữa nhà lãnh đạo với nhân viên. Đồng thời giúp nhân viên chủ động, sáng tạo hơn trong công việc. Từ đó sẽ giải quyết vấn đề được nhanh chóng nhất thông qua các cuộc thảo luận.

Nhược điểm

Nếu như nhà lãnh đạo không quyết đoán thì thường sẽ khó đưa ra định hướng đúng đắn nhất. Khi đó sẽ dẫn tới việc các quyết định bị sai lệch và chậm chạp.

Ví dụ về phong cách lãnh đạo dân chủ

Đối với phong cách lãnh đạo này thường thấy tại các tổ chức lớn, danh nhân lớn ở Mỹ. Chẳng hạn như tổng thống George Washington, Abraham Lincoln, đế chế thương mại điện tử Amazon.com,…

Phong cách lãnh đạo tự do

Phong cách lãnh đạo tự do thể hiện ở chỗ nhà lãnh đạo ủy thác vấn đề nào đó cho nhân viên cấp dưới của mình. Khi đó nhân viên sẽ có quyền quyết định trước một vấn đề. Khi rủi ro xảy ra nhân viên sẽ không phải chịu trách nhiệm và nhà lãnh đạo sẽ là người phải chịu trách nhiệm về các rủi ro đó.

Phong cách lãnh đạo này được sử dụng đối với tình huống nhà lãnh đạo có quá nhiều vấn đề cần được giải quyết. Đồng thời họ tin tưởng vào khả năng nhận định và phân tích vấn đề của nhân viên cấp dưới có khả năng giải quyết những vấn đề đó.

Ví dụ về phong cách lãnh đạo tự do

Bill Gate của công ty Microsoft là một ví dụ điển hình mang phong cách lãnh đạo tự do. Điều này được thể hiện thông qua các cách quản lý công ty của ông. Chẳng hạn như khi ở Microsoft, sáng thứ 7 hàng tuần ông thường dành ít nhất 1 tiếng để mời các vị phó chủ tịch đến. Sau đó nghe trình bày cụ thể chi tiết từng dự án. 

Bill Gate đặc biệt quan tâm đến hiệu suất công việc và ông giữ được kiểm soát với từng bộ phận thông qua các phó chủ tịch của công ty. Điều này chứng tỏ ông luôn lắng nghe ý kiến của mọi người để giúp cho việc quản lý dễ dàng hơn.

Như vậy bài viết trên Luận Văn Quản Trị đã mang tới một số thông tin nhằm giải đáp thắc mắc phong cách lãnh đạo là gì và chỉ ra các loại phong cách lãnh đạo phổ biến hiện nay. Hy vọng bài viết trên sẽ mang tới nhiều thông tin hữu ích giúp bạn trau dồi kỹ năng và kiến thức hay để trở thành một nhà lãnh đạo giỏi.

Nguồn: Luanvanquantri.com

Tôi là Phương Tâm, dù học quản trị kinh doanh nhưng tôi lại yêu thích viết lách, tôi đã theo đuổi nó hơn 5 năm và thử sức với nhiều lĩnh vực khác nhau. Hiện tại, tôi là người lên kế hoạch và chịu trách nhiệm về mặt nội dung của website Luận văn Quản trị.