Phong cách lãnh đạo – Phong cách lãnh đạo 1 Khái niệm phong cách lãnh đạo Mỗi người lãnh đạo, thể – Studocu

Phong cách lãnh đạo

1 Khái niệm phong cách lãnh đạo

Mỗi người lãnh đạo, thể hiện ở nhân cách của mình cái chung của nhân loại,
cái riêng của nhóm xã hội, đồng thời còn có sự độc đáo, riêng biệt chỉ có ở riêng
họ, mà không tìm thấy được những dấu hiệu đó ở người khác. Toàn bộ sự kết hợp
thống nhất của các thành phần nêu trên sẽ tạo nên phong cách lãnh đạo của từng
người.

Phong cách lãnh đạo là những đặc điểm điển hình của cá nhân (kiểu nhận thức,
thái độ phản ứng, hành động) tương đối ổn định, các phương pháp tác động của
người lãnh đạo đến tập thể do mình phụ trách.

Theo B. Lômốp, phong cách lãnh đạo được xác định bởi các dấu hiệu như sau:

  • Việc người quản lý phân bổ quyền hạn

  • Phương pháp quảnhh lý sử dụng chủ yếu

  • Quá trình hình thành và thông qua quyết định

  • Cách thức tiếp xúc với người dưới quyền

  • Việc kiểm tra hoạt động lao động của nhân viên

  • Thái độ nghiêm khắc của người lãnh đạo đối với bản thân và đối với những
    người xung quanh
    Căn cứ vào những dấu hiệu trên, người ta phân chia phong cách lãnh đạo ra
    làm 3 kiểu cơ bản: Phong cách lãnh đạo độc đoán, phong cách lãnh đạo tự do và
    phong cách lãnh đạo dân chủ.

1 Các phong cách lãnh đạo cơ bản

1.2. Phong cách lãnh đạo độc đoán

Thường được biểu hiên qua các dấu hiệu sau đây: Do người lãnh đạo ra
quyết định, chịu trách nhiệm, phong cách lãnh đạo dùng uy quyền, mọi công việc.

Trong điều hành, quản lý thường lấy công việc làm đầu, căn cứ hiệu quả đạt
được mà xem xét phân phối lao động và sản phẩm lao động, ít chú ý đến đặc điểm
tâm sinh lý của cá nhân người dưới quyền.

Người lãnh đạo ít chú ý đến tâm tư nguyện vọng và hoàn cảnh của nhân
viên, thường dùng luật lệ điều hành công việc.

Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ của người dưới
quyền, thẳng thắn nhắc nhở những sai trái của cấp dưới, có tác phong “dứt điểm”
nghĩa là công việc nào cũng có thời điểm dứt khoát phải hoàn thành, không thích
kéo dào dây dưa, trì hoãn, ít quan tâm tới lý do “vì sao lại có sự chậm trễ”

Có biểu hiện “gia trưởng” trong điều hành, ít quan tâm đến ý kiến người
khác, đôi khi quá tin tưởng vào ý chí chủ quan, giáo điều trong quản lý tập thể.

Ưu điểm

Phong cách chuyên quyền gắn liền với sự độc đoán có vẻ tiêu cực khi làm
việc trong một tập thể. Tuy nhiên, tính chất chuyên quyền sở hữu những ưu
điểm mà các lãnh đạo khác không có được. Khi người lãnh đạo là người
hiểu biết nhất trong nhóm, phong cách chuyên quyền có thể dẫn đến các
quyết định nhanh chóng và hiệu quả trong điều hành doanh nghiệp.
Hạn chế sự trì trệ: Theo đó, người đứng đầu sẽ tự mình vạch ra kế hoạch tối
ưu nhất và yêu cầu các thành viên thực hiện theo chỉ thị của mình. Nhờ vậy,
ngăn chặn các doanh nghiệp hoặc dự án bị trì trệ do tổ chức kém hoặc thiếu
sự thống nhất.
Thử thách năng lực nhân viên: Trong những tình huống như vậy, các nhà
lãnh đạo độc đoán sẽ có sức ảnh hưởng lớn khiến các cá nhân buộc phải thực
hiện nhiệm vụ đúng thời hạn được giao. Một số dự án đòi hỏi sự lãnh đạo
mạnh mẽ để hoàn thành công việc một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Tạo áp lực tích cực: giúp các thành viên trong tổ chức phải trau dồi thường
xuyên để có kỹ năng thực hiện các nhiệm vụ hiệu quả. Suy cho cùng, điều
này sẽ có lợi cho sự thành công của toàn doanh nghiệp.

Nhược điểm

Phong cách lãnh đạo độc đoán dễ dẫn đến sự bất đồng quan điểm và phẫn nộ
giữa các thành viên trong nhóm.
Các nhà lãnh đạo độc đoán có xu hướng bỏ qua những đề xuất mới và không
tham khảo ý kiến của các thành viên khác. Vì vậy, các thành viên cảm thấy
kỹ năng và ý kiến đóng góp của mình không được tôn trọng và không hài
lòng.

Khuyến khích phát triển cá nhân. Bởi vì các nhà lãnh đạo rất ít khi can thiệp
nên các nhân viên có nhiều cơ hội thực hành. Phong cách lãnh đạo này tạo ra
một môi trường thuận lợi cho các cá nhân trưởng thành và phát triển.
Khuyến khích sáng tạo và đổi mới. Phong cách lãnh đạo giúp đẩy nhanh quá
trình ra quyết định. Vì không bị quản lý nên nhân viên có quyền tự đưa ra
quyết định. Họ có thể ra quyết định nhanh chóng mà không cần chờ đợi
hàng tuần để được phê duyệt.

Ngoài ra, phong cách này sẽ vô cùng hiệu quả nếu các thành viên trong
nhóm đều giỏi hơn người lãnh đạo về lĩnh vực họ đang làm.
Phong cách lãnh đạo tự do cũng cho phép các thành viên thể hiện kiến thức
và kỹ năng chuyên môn của mình. Ngoài ra, quyền tự chủ này cũng làm cho
họ cảm thấy tự do và hài lòng khi làm việc. Thêm vào đó, phong cách tự do
có thể hoạt động tốt nhất nếu các thành viên trong tổ chức có động lực và
đam mê với công việc.

Nhược điểm

Bởi vì phong cách tự do phụ thuộc quá nhiều vào khả năng cá nhân nên nếu
các thành viên thiếu kiến thức và kĩ năng thì chắc chắn hiệu suất công việc
sẽ kém đi.
Phong cách lãnh đạo này cũng không phù hợp nếu hiệu quả và năng suất cao
là mục tiêu chính. Vì nếu một số người không có kỹ năng làm việc độc lập
thì khả năng cao là các dự án sẽ đi chệch hướng và quá thời hạn. Điều này
có thể dẫn đến những hậu quả vô cùng khủng khiếp.

Dưới đây là một số nhược điểm của phong cách lãnh đạo tự do:
Vai trò không rõ ràng: Vì các thành viên trong nhóm thường không hoặc ít
được hướng dẫn nên trong một số tình huống, phong cách tự do làm cho họ
cảm thấy không thực sự chắc chắn về vai trò của mình trong nhóm.
Ít tham gia: Các nhà lãnh đạo tự do thường bị coi là thiếu trách nhiệm. Điều
này có thể dẫn đến thiếu sự gắn kết giữa các thành viên. Vì người lãnh đạo
gần như không quan tâm đến những gì đang xảy ra dẫn đến các thành viên
đôi khi ít quan tâm và lo lắng cho dự án.

Trách nhiệm giải trình thấp: Một số nhà lãnh đạo lợi dụng phong cách này
như một cách để trốn tránh trách nhiệm. Khi không đạt được mục tiêu, thì

mọi nguyên nhân đều được cho là do các thành viên chứ không phải do
người lãnh đạo.

Thụ động: Ở mức độ tồi tệ nhất, lãnh đạo theo kiểu này thể hiện sự thụ động
hoặc thậm chí là hoàn toàn né tránh trách nhiệm. Nhiều khi họ sẽ không làm
gì cả, không cố gắng thúc đẩy các thành viên mà cũng không công nhận nỗ
lực của người khác.
Trên thực tế phong cách lãnh đạo tự do ít được sử dụng, tuy vậy trong 1 số
trường hợp nếu biết cách quản lý thì phong cách tự do vẫn có thể đem lại hiệu quả,
vì nó phát huy được sáng kiến của các thành viên, các cá nhân có thể chủ động
phần việc của mình trong phạm vi cho phép, tạo được lòng tin và tôn trọng cá
nhân. Với phong cách lãnh đạo này cá nhân không phải chịu sử quản lý cứng nhắc
về giờ giấc, kỷ luật lao động, họ có thể tự do sắp xếp kế hoạch thực hiện, miễn sao
mục tiêu công việc đạt được và bản thân vẫn hoàn thành tốt công việc được giao.
Phong cách lãnh đạo tự do phù hợp với tập thể các nhà nghiên cứu khoa học, tập
thể giáo viên, các văn nghệ sĩ và các tổ chức xã hội mà nhiệm vụ chung thường có
mục tiêu lâu dài về thời gian.

1.2. Phong các lãnh đạo dân chủ

Đây là một phong cách có thể nói nhiều ưu điểm hơn cả, một lãnh đạo biết
phân chia quyền hạn cho người dưới quyền, cùng bàn bạc dân chủ với quần chúng
trước khi đưa ra các quyết định. Họ chỉ tự mình ra quyết định trong những trường
hợp cấp bách. Đặc điểm chính của phong cách lãnh đạo dân chủ là luôn có sự
thống nhất hành động và biết lắng nghe ý kiến quần chúng. Phong cách lãnh đạo
dân chủ được biểu hiện qua một số hành động như sau:

  • Xuất phát từ quan điểm nhân sinh, quan tâm đến mọi người, nhân hậu và
    độ lượng trong ứng xử với cấp dưới

-Tôn trọng con người, không xúc phạm người dưới quyền ngay cả khi họ
thực hiện công việc không như mong muốn, biết lắng nghe tâm tư, nguyện
vọng quần chúng.
-Mọi quyết định đều xuất phát từ lợi ích chung, vì lợi ích của quần chúng.

  • Lấy nguyên tắc “tập chung dân chủ” trong điều hành và ra quyết định

  • Biết tập hợp mọi lực lượng, biết tìm chỗ dựa ở các tổ chức quần chúng:
    Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội phụ nữ,… biết đoàn kết mọi người để tạo
    ra những sức mạnh tổng hợp, góp phần xây dựng tập thể.

Tuy được đánh giá là một trong những xu hướng quản lý hiệu quả nhất
nhưng phong cách này vẫn bộc lộ một số nhược điểm như sau:

Trì hoãn ra quyết định: bạn có thể đã từng nhận thấy hạn chế của phong
cách này trong trường hợp vai trò các thành viên trong nhóm không được
xác định rõ ràng, dẫn đến việc trì hoãn việc đưa ra quyết định. Khi đó, việc
quản lý quá “tự do” có thể dẫn tới giao tiếp nội bộ kém hiệu quả, ảnh hưởng
đến khả năng hoàn thành mục tiêu như mong đợi.

Nguy cơ giải pháp kém chất lượng: phong cách quản lý dân chủ cũng
thường tỏ ra kém hiệu quả nếu các thành viên nhóm không đủ kiến thức
hoặc năng lực nghề nghiệp, năng lực chuyên môn cần thiết để đóng góp vào
quá trình ra quyết định. Trong trường hợp này, huấn luyện và đào tạo là cần
thiết để trang bị kiến thức cần thiết cho nhân viên của bạn.
Bất động quan điểm: đây là rủi ro không thể tránh khỏi khi có nhiều luồng ý
kiến được đưa ra thảo luận. Một số nhân viên có thể đặt câu hỏi liệu cấp lãnh
đạo có thực sự đủ năng lực khi cần đến họ góp ý không. Tệ hơn, nếu ý kiến
cá nhân đưa ra không được chấp nhận, mọi người có thể cho rằng ý tưởng
của họ không được tôn trọng. Từ đó, dẫn tới suy giảm tinh thần và sự hài
lòng nhân viên.
Khi sử dụng phong cách lãnh đạo dân chủ cần tránh khuynh hướngh dân chủ
quá trớn, dẫn đến “các mè một lứa”, hoặc cáci gì cũng bàn bạc dân chủ, công khai
có thể rò rỉ một số thông tin quan trọng, có tính bó mật và đôi khi làm lu mờ vai trò
người lãnh đạo. Thậm chí trong một số trượng hợp, khi gặp trặc trở, thất bại trong
cộng việc, người quản lý không giám chịu trách nhiệm về mình. Phong cách lãnh
đạo dân chủ có thể thành công ở ở lĩnh vực quản lý các đoàn thể, các nhà khoa học.

TÓM LẠI

Các phong cách lãnh đạo đều có ưu, nhược điểm nhật định. Thực tế cho thấy
không có phong cách lãnh đạo nào tối ưu cho mọi trường hợp. Phong cách lãnh
đạo sẽ có hiệu quảkhi người lãnh đạo biết kết hợp một cách linh hoạt, khéo léo cả
ba phong cách lãnh đạo trên, tuỳ thuộc vào đối tượng quản lý, loại công việc và các
tình huống khác nhau. Việc kết hợp ba phong cách lãnh đạo trên như thế nào để
đảm bảo sự thành công của hoạt động tập thể đó là nghệ thuật quản lý, nghệ thuật
điều khiển con người.

Phong cách lãnh đạo là sản phẩm của đời sống xã hội, nó phản ánh sự vận
hành của xã hội trong đó có cơ chế quản lý. Trong xã hội phong kiến, phong cách

quản lý gia trưởng, quyết đoán, mệnh lệnh là chủ yếu, bởi vì chế độ phong kiến là
chế độ tập quyền. Trong cơ chế tậpt rung bao cấp thì phong cách lãnh đạo dân chủ
chiếm ưu thế, vì cơ chế đó coi trọng chủ nghĩa tập thể, tập thể bàn bạc, tập thể chịu
trách nhiệm. Nền kinh tế thị trường được định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản
lý của Nhà nước cơ chế quản lý mới hiện nay đòi hỏi người lãnh đạo tính năng
động, quyết đoán, dám làm, dám chịu trách nhiệm và có những quyết định kịp thời
trong những thời cơ rất hiếm hoi. Song phong cách quản lý này không hoàn toàn
trung hợp với nội dung của phong cách lãnh đạo độc đoán, gia trưởng. Từ sự quyết
đoán, tự tin đến sự độc đoán, gia trưởng chỉ có 1 khoảng cách rất gần. Nếu người
lãnh đạo không bình tĩnh, không sáng suốt, dễ trở thành người chuyên quyền trong
mọi trường hợp. Vì vậy, việc kết hợp hài hoà các phong cách lãnh đạo để vừa đảm
bảo thời gian, phát huy trí tuệ quần chúng vừa giữ không khí làm việc vui vẻ, vừa
tôn trong tự do cá nhân,… là việc làm cần thiết trong quá trình quản lý tập thể.