Phòng Quản lý ngân sách – Doanh nghiệp
Phòng QLNS-DN
1. Trình Ủy ban nhân dân Tỉnh: Dự thảo quyết định việc phân cấp, ủy quyền nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực tài chính – ngân sách cho Sở Tài chính và Ủy ban nhân dân cấp huyện.
2. Tham mưu thực hiện các nhiệm vụ về quản lý ngân sách
a) Xây dựng, tổng hợp, lập, trình Ủy ban nhân dân tỉnh để trình Hội đồng nhân dân tỉnh kế hoạch tài chính 05 năm địa phương, kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm. dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán thu, chi ngân sách địa phương và phương án phân bổ ngân sách cấp tỉnh hàng năm. điều chỉnh kế hoạch tài chính 05 năm địa phương, kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm, dự toán ngân sách địa phương và phương án phân bổ ngân sách cấp tỉnh trong trường hợp cần thiết.
b) Xây dựng, trình Ủy ban nhân dân tỉnh để trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định phương án bổ sung dự toán số tăng thu của ngân sách địa phương, phương án phân bổ, sử dụng số tăng thu và tiết kiệm chi của ngân sách địa phương và phương án điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương theo quy định.
c) Xây dựng, trình ủy ban nhân dân tỉnh để trình Hội đồng nhân dân tỉnh quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia giữa các cấp ngân sách ở địa phương đối với các khoản thu phân chia và mức bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
d) Trình Ủy ban nhân dân tỉnh để trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định sử dụng dự phòng ngân sách cấp tỉnh, sử dụng quỹ dự trữ tài chính của địa phương và các nguồn dự trữ tài chính khác theo quy định của pháp luật;
e) Chủ trì, phối hợp với Phòng Tài chính hành chính sự nghiệp và các cơ quan có liên quan trong việc xây dựng, trình Ủy ban nhân dân tỉnh để trình Hội đồng nhân dân tỉnh quy định các định mức phân bổ và các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách của địa phương theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
f) Chủ trì, phối hợp với Phòng Tài chính hành chính sự nghiệp, Phòng Tài chính đầu tư tham mưu, tổ chức thực hiện ngân sách địa phương, điều hành ngân sách địa phương theo thẩm quyền, theo dõi, đôn đốc việc tổ chức thực hiện dự toán ngân sách cấp tỉnh và cấp dưới.
g) Phối hợp Phòng Tài chính hành chính sự nghiệp kiểm tra việc phân bổ dự toán ngân sách được giao; hướng dẫn việc quản lý, điều hành ngân sách; chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ thu, chi ngân sách của các cơ quan, đơn vị cùng cấp và ngân sách của cấp dưới;
h) Hướng dẫn việc hạch toán, quyết toán ngân sách địa phương và định kỳ báo cáo việc thực hiện dự toán thu, chi ngân sách và tổ chức thực hiện chế độ công khai tài chính ngân sách của nhà nước theo quy định của pháp luật.
i) Trên cơ sở báo cáo quyết toán ngân sách khối tỉnh (do Phòng Tài chính hành chính sự nghiệp lập), báo cáo quyết toán vốn đầu tư (do Phòng tài chính đầu tư lập) và báo cáo quyết toán của cấp huyện, phối hợp với Kho bạc nhà nước tiến hành rà soát, điều chỉnh số liệu, mục lục thu chi ngân sách, tổng hợp, lập tổng quyết toán ngân sách địa phương báo cáo UBND tỉnh trình HĐND tỉnh phê duyệt quyết toán ngân sách địa phương báo cáo Bộ Tài chính theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
l) Thực hiện kiểm tra, thẩm tra dự toán, theo dõi, quản lý, cấp phát và quyết toán kinh phí của các đơn vị khối an ninh, quân sự và các đơn vị trung ương đóng trên địa bàn được ngân sách địa phương hỗ trợ kinh phí và các huyện, thị xã, thành phố.
m) Lập các thủ tục như: Lệnh chi tiền, thông tri duyệt y dự toán, giấy rút dự toán để thực hiện cấp phát, quản lý thu, chi ngân sách tỉnh, kinh phí bổ sung từ ngân sách Trung ương.
n) Theo dõi, đối chiếu và cấp phát trợ cấp cân đối ngân sách, trợ cấp có mục tiêu cho ngân sách các huyện. Theo dõi, tổng hợp tình hình thu trợ cấp từ ngân sách Trung ương cho ngân sách tỉnh.
q) Mở sổ sách theo dõi, quản lý nhà nước về tài chính và thực hiện báo cáo đối với các tài khoản ngân sách theo phân công của Ban Giám đốc.
r) Trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chi ứng trước, thu hồi các khoản chi ứng trước của ngân sách cấp tỉnh theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện;
s) Phối hợp với Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh lập báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật.
3. Về quản lý nợ chính quyền địa phương
a) Xây dựng kế hoạch vay, trả nợ 05 năm, hằng năm và chương trình quản lý nợ 03 năm của chính quyền địa phương để báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật về quản lý nợ của chính quyền địa phương.
b) Căn cứ dự toán chi ngân sách địa phương và nguồn tài chính của địa phương đã được cấp có thẩm quyền Quyết định, thực hiện thanh toán nợ gốc, lãi, phí và các chi phí khác liên quan đến khoản vay của chính quyền địa phương đầy đủ, đúng hạn.
c) Phối hợp với Kho bạc nhà nước theo dõi, hạch toán, quyết toán các khoản rút vốn vay, nhận nợ, trả nợ thuộc nghĩa vụ nợ của ngân sách cấp tỉnh.
d) Xây dựng phương án phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, các khoản vay khác trong nước báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
đ) Xây dựng và duy trì cơ sở dữ liệu nợ chính quyền địa phương.
4. Thống nhất quản lý về tài chính đối với các khoản viện trợ thuộc nguồn thu ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật.
5. Tham mưu công tác quản lý Tài chính doanh nghiệp
a) Hướng dẫn thực hiện các chính sách, chế độ quản lý tài chính doanh nghiệp của các loại hình doanh nghiệp, tài chính hợp tác xã và kinh tế tập thể, chính sách tài chính phục vụ chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và doanh nghiệp có vốn nhà nước do địa phương thành lập, được giao quản lý hoặc góp vốn theo quy định của pháp luật. Phối hợp với Phòng Tài chính hành chính sự nghiệp trong việc chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần, chế độ quản lý, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
b) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh theo phân công việc quản lý phần vốn và tài sản nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế hợp tác, kinh tế tập thể do địa phương thành lập, góp vốn hoặc được giao quản lý theo quy định của pháp luật.
c) Kiểm tra việc quản lý sử dụng vốn, việc phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ, thực hiện chức năng giám sát, tổng hợp báo cáo kết quả giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động, kiến nghị, đề xuất giải pháp với Ủy ban nhân dân tỉnh về hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và doanh nghiệp có vốn nhà nước do địa phương thành lập, được giao quản lý hoặc góp vốn. Cảnh báo khi thấy có dấu hiệu mất an toàn tài chính của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
d) Phân tích, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ vốn điều lệ 100% và các doanh nghiệp có vốn nhà nước do địa phương thành lập, được giao quản lý hoặc góp vốn, tổng hợp báo cáo tình hình chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước (báo cáo tình hình sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp) và các báo cáo khác để báo cáo cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
e) Quản lý việc trích lập và sử dụng quỹ tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Trưởng ban kiểm soát và Kiểm soát viên tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do địa phương thành lập, được giao quản lý.
f) Tổng hợp đánh giá tình hình thực hiện cơ chế tài chính phục vụ chính sách phát triển hợp tác xã, kinh tế tập thể trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
g) Là đầu mối tiếp nhận báo cáo tài chính của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và tổng hợp, phân tích tình hình tài chính, tình hình xuất nhập khẩu, các khoản nộp ngân sách nhà nước của doanh nghiệp FDI theo chế độ quy định phục vụ chính sách phát triển kinh tế – xã hội, thu hút vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn theo quy định của pháp luật và gửi Bộ Tài chính để tổng hợp báo cáo cấp có thẩm quyền.
h) Định kỳ hàng tháng tham mưu việc chi trả tiền lương, thù lao, tiền thưởng cho Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm soát viên Công ty TNHH MTV do UBND tỉnh nắm giữ 100% vốn điều lệ, chuyển Văn phòng Sở lập chứng từ chi trả cho Kiểm soát viên. Cuối kỳ kế toán lập báo cáo quyết toán Quỹ tiền lương, thù lao của trưởng Ban kiểm soát, Kiểm soát viên Công ty TNHH MTV do UBND tỉnh phê duyệt.
6. Tham mưu thực hiện các công tác khác:
a) Thực hiện công khai dự toán, quyết toán ngân sách nhà nước toàn tỉnh và hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi tình hình thực hiện quy chế dân chủ cơ sở về lĩnh vực tài chính và chế độ công khai ở cấp huyện và cấp xã.
b) Tham mưu xây dựng chế độ, chính sách thu phí, lệ phí chung (trừ các loại phí, lệ phí của các đơn vị hành chính sự nghiệp do phòng Tài chính hành chính sự nghiệp tham mưu) và các khoản huy động đóng góp vào ngân sách nhà nước trong toàn tỉnh.
c) Tham mưu thực hiện các chính sách an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh thuộc nhiệm vụ của Phòng Quản lý ngân sách – Doanh nghiệp.
d) Tổng hợp các chỉ tiêu thống kê trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành tài chính và Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính theo quy định. Chủ trì công bố số liệu tài chính, cung cấp thông tin thống kê tài chính trên địa bàn theo quy
định của pháp luật.
e) Hướng dẫn, quản lý và kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với các tổ chức cung ứng dịch vụ tài chính thuộc lĩnh vực tài chính, kế toán, kiểm toán độc lập, đầu tư tài chính, các doanh nghiệp kinh doanh xổ số, đặt cược và trò chơi có thưởng trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
f) Tham mưu Lãnh đạo Sở quản lý nhà nước về tài chính đối với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, các hội và các tổ chức phi chính phủ thuộc phạm vi quản lý của sở theo quy định của pháp luật.
g) Chủ trì kiểm tra hồ sơ, chứng từ liên quan, phối hợp Văn phòng Sở tham mưu chủ tài khoản tạm giữ xử lý số tiền thu được từ xử lý, khai thác tài sản công trên cơ sở đề nghị của các cơ quan, đơn vị thuộc huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị trung ương có trụ sở đóng trên địa bàn tỉnh.
h) Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về quản lý tài chính, ngân sách ở cấp huyện, xã.
i) Quản lý quỹ dự trữ tài chính của địa phương theo quy định của Pháp luật.
j) Tổng hợp kết quả thực hiện kiến nghị của thanh tra, kiểm toán về lĩnh vực tài chính ngân sách báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
k) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng ngân sách, tài chính công và tổng hợp tham mưu kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của tỉnh báo cáo HĐND tỉnh theo quy định của pháp luật.
l) Phối hợp với Văn phòng sở cấp Mã số ĐVQHNS cho các đơn vị dự toán cấp huyện, cấp xã.
m) Thẩm định kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo Nghị định 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 và Nghị định 143/2020/NĐ-CP ngày 10/12/2020 của Chính phủ.
n) Căn cứ vào dự toán chi ngân sách cấp tỉnh theo ngành, lĩnh vực và chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới được Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định hàng năm, bao gồm dự toán giao đầu năm, dự toán giao bổ sung trong năm từ các nguồn tăng thu, dự phòng và dự toán chi các lĩnh vực chưa phân bổ đầu năm, dự toán điều chỉnh trong năm, Phòng Quản lý ngân sách – doanh nghiệp chủ trì, phối hợp với các Phòng nhập dự toán trên hệ thống TABMIS, thực hiện phân bổ dự toán trên hệ thống TABMIS để chi bổ sung cân đối, chi bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp tỉnh cho ngân sách các huyện, thị xã, thành phố theo dự toán được giao đầu năm, dự toán được giao bổ sung mục tiêu tăng thêm trong năm, hạch toán Lệnh chi tiền cấp cho các đơn vị thụ hưởng do Phòng Quản lý ngân sách – doanh nghiệp quản lý vào hệ thống TABMIS”.
q) Thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên, thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng NSNN trên cơ sở đề nghị của các cơ quan, đơn vị thuộc huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị trung ương có trụ sở đóng trên địa bàn tỉnh.
o) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo Sở phân công.