Phòng Giáo Dục và Đào tạo – Cổng thông tin điện tử tỉnh Thái Nguyên

1. Tên Đơn vị: Phòng Giáo dục và Đào tạo

2. Địa chỉ: Thị trấn Chợ Chu – Định Hóa – Thái Nguyên

3. Điện thoại, Fax:     02803.878.435

4. Chức năng, nhiệm vụ:

4.1. Chức năng:

4.1. Phòng Giáo dục và Đào tạo là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo trên địa bàn huyện, bao gồm: mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục và đào tạo; tiêu chuẩn nhà giáo và tiêu chuẩn cán bộ quản lý giáo dục; tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học và đồ chơi trẻ em; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ; bảo đảm chất lượng giáo dục và đào tạo.

4.2.  Phòng Giáo dục và Đào tạo có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và nhiệm vụ công tác của Ủy ban nhân dân huyện; đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Giáo dục và Đào tạo.

4.2. Nhiệm vụ:

4.2.1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trình Ủy ban nhân dân huyện:

a) Dự thảo các văn bản hướng dẫn thực hiện cơ chế chính sách, pháp luật, các quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên về hoạt động giáo dục trên địa bàn;

b) Dự thảo quyết định, Chỉ thị, quy hoạch, kế hoạch 05 năm, hàng năm và chương trình, nội dung cải cách hành chính nhà nước về lĩnh vực giáo dục trên địa bàn huyện;

c) Dự thảo quy hoạch mạng lưới các trường trung học cơ sở, các trường tiểu học; trường mầm non, nhà trẻ, nhóm trẻ, trường, lớp mẫu giáo, không bao gồm nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục (gọi chung là cơ sở giáo dục mầm non) và trung tâm học tập cộng đồng trên địa bàn theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo và Ủy ban nhân dân huyện.

4.2.2 Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện: Dự thảo các quyết định thành lập (đối với các cơ sở giáo dục công lập), cho phép thành lập (đối với các cơ sở giáo dục ngoài công lập), sáp nhập, chia, tách, giải thể các cơ sở giáo dục (bao gồm cả các cơ sở giáo dục có sự đầu tư của các tổ chức, cá nhân nước ngoài): trường trung học cơ sở; trường phổ thông có nhiều cấp học, trong đó không có cấp học trung học phổ thông; trường phổ thông dân tộc bán trú; trường tiểu học; cơ sở giáo dục mầm non; trung tâm học tập cộng đồng; các cơ sở giáo dục có tên gọi khác (nếu có) thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân huyện.

4.2.3. Hướng dẫn, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch phát triển giáo dục ở địa phương, các cơ chế, chính sách về xã hội hóa giáo dục sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển giáo dục trên địa bàn; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về giáo dục. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện cải cách hành chính nhà nước thuộc lĩnh vực giáo dục trên địa bàn; thực hiện mục tiêu, chương trình nội dung, kế hoạch chuyên môn, nghiệp vụ, các hoạt động giáo dục, phổ cập giáo dục; công tác tuyển sinh, thi cử, xét duyệt, cấp phát văn bằng, chứng chỉ đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo trên địa bàn.

4.2.4. Hướng dẫn, tổ chức thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch, chuyên môn, nghiệp vụ, các hoạt động giáo dục, phổ cập giáo dục; công tác tuyển sinh, thi cử, xét duyệt, cấp văn bằng, chứng chỉ đối với các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân huyện.

4.2.5. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân huyện sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

4.2.6. Tổ chức ứng dụng các kinh nghiệm, thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến, tổng kết kinh nghiệm, sáng kiến của địa phương trong lĩnh vực giáo dục.

4.2.7. Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện công tác xây dựng và nhân điển hình tiên tiến, công tác thi đua, khen thưởng về giáo dục trên địa bàn huyện.

4.2.8. Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện công tác đánh giá công chức, viên chức hàng năm; đánh giá xếp loại viên chức đối với hiệu trưởng, phó hiệu trường; đánh giá xếp loại chuẩn hiệu trưởng, chuẩn phó hiệu trưởng các trường Mầm non, Tiểu học và THCS theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4.2.9. Tham mưu cho UBND huyện bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, luân chuyển, cách chức, giáng chức người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các cơ sở giáo dục công lập; công nhận hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các cơ sở giáo dục ngoài công lập thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định của pháp luật

4.2.10. Phối hợp với Phòng Nội vụ, Phòng Tài chính – Kế hoạch giúp Ủy ban nhân dân huyện kiểm tra, thanh tra thực hiện việc tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ, tổ chức biên chế, tài chính của các cơ sở giáo dục công lập thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân huyện.

5. Tổ chức bộ máy:

5.1. Trưởng phòng:

Họ và tên: Nguyễn Thi Thu Hoài

Năm sinh: 1977

Chức vụ:  Trưởng Phòng

Trình độ chuyên môn:

Trình độ lý luận chính trị: Trung cấp

Điện thoại cơ quan: 0280.3.878.435

Điện thoại di động:

Email: [email protected]

5.2. Phó Trưởng phòng:

Họ và tên: Trần Phúc Vĩnh

Năm sinh: 1976

Chức vụ: Phó Trưởng Phòng

Trình độ chuyên môn:

Trình độ lý luận chính trị: Trung cấp

Điện thoại cơ quan: 0280.3.878.435

Điện thoại di động:

Email: [email protected]

 

5.2. Phó Trưởng phòng:

Họ và tên: Tô Thị Ninh

Năm sinh: 1968

Chức vụ:  Phó Trưởng Phòng

Trình độ chuyên môn: ĐH Mầm non

Trình độ lý luận chính trị: Trung cấp

Điện thoại cơ quan: 0280.3.878.435

Điện thoại di động:

Email: [email protected]

 

5.3. Phân công nhiệm vụ:

STT

Họ và tên

Chức vụ

Nhiệm vụ

Email

1

Nguyễn Thị Thu Hoài

TP

– Phụ trách điều hành chung các hoạt động của ngành

[email protected]

2

Trần Phúc Vĩnh

PTP

– Chỉ đạo cấp học THCS và cấp học Tiểu học.

– Phụ trách công tác Đoàn – Đội; Công tác pháp chế; Dân tộc, tôn giáo; Công nghệ thông tin toàn ngành.

[email protected]

3

Tô Thị Ninh

PTP

– Chỉ đạo công tác chuyên môn cấp học mầm non.

– Phụ trách công tác: Phong trào văn nghệ, thể dục thể thao; VSAT thực phẩm; công tác y tế; công tác khuyến học, công tác XHH giáo dục.

[email protected]

4

Nguyễn Thị Liệu

CV

– Phụ trách chuyên môn cấp mầm non

[email protected]

5

Hoàng Đức Trường

CV

– Phụ trách chuyên môn tiếng Anh cấp Tiểu học, THCS; Giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động trải nghiệm

– Phụ trách Công tác thanh tra tiếp dân, công tác thể dục thể thao toàn ngành

[email protected]

6

Phan Quốc Phương

CV

– Phụ trách chuyên THCS

– Tham mưu với lãnh đạo về công tác tổ chức cán bộ

[email protected]

7

Dương Văn Huân

CV

– Phụ trách chuyên THCS, công tác kiểm định chất lượng, thư viện và trường chuẩn quốc gia

– Công tác cấp phát văn bằng chứng chỉ

[email protected]

8

Nguyễn Thị Chuyên

CV

– Phụ trách xây dựng kế hoạch cơ sở vật chất của ngành; chế độ chính sách của cán bộ GV, CNVC toàn ngành

[email protected]

9

Trần Thị Bích Duyên

CV

– Phụ trách công tác kế toán của ngành.

– Tham mưu cho lãnh đạo về kế hoạch dự toán ngân sách.

[email protected]

10

Nguyễn Thị Huyền Thương

CV

– Phụ trách công tác hành chính, văn thư của Phòng GDĐT.

– Công tác cải cách hành chính của ngành, chế độ chính sách học sinh.

[email protected]

11

Lê Thị Hồng

CB

– Phụ trách chuyên môn cấp tiểu học

[email protected]

12

Trần Trung Kiên

CB

– Phụ trách công tác thi đua khen thưởng, công tác dân tộc, tôn giáo, các phong trào văn nghệ của ngành

[email protected]

13

Nguyễn Anh Tuấn

CB

– Phụ trác công tác CNTT, công tác truyền thông; Trung tâm học tập cộng đồng; GDTX toàn ngành,C ông tác tuyển sinh dân tộc nội trú; Công tác Phổ cập giáo dục xóa mũ chữ.

[email protected]