Phổ cập giáo dục là gì? Phổ cập giáo dục mầm non có ý nghĩa như thế nào?

Phổ cập giáo dục theo nhà nước Việt Nam ta là thực hiện chương trình học tập theo từng đối tượng cụ thể. Được chia ra làm nhiều cấp bậc như: cấp bậc mẫu giáo, cấp bậc tiểu học, cấp bậc trung học cơ sở,…

Mỗi cấp bậc đều có những quy định và được tìm hiểu nghiên cứu sao cho phù hợp với từng đối tượng. Từng cấp bậc được phổ cập tối thiểu trình độ học vấn theo quy định, đảm bảo mọi công dân đều được giáo dục.

Giáo dục mầm non là sự mở đầu sơ khai để trẻ bước vào một giai đoạn mới trong cuộc đời. Việc giáo dục các em nhỏ là điều rất cần thiết, còn có cả chương trình nghiên cứu giáo dục em bé từ trong bụng mẹ gọi là “thai giáo”.

Trẻ em như một tờ giấy trắng, nên người hay không thì việc giáo dục từ thuở nhỏ nắm vai trò rất quan trọng. Việc phổ cập giáo dục mầm non sẽ giúp các em từng bước hoàn thiện, thay đổi nhân cách và ý thức ngay từ đầu.

Trong xã hội hiện đại, thế giới ngày một phát triển và đổi mới không ngừng. Việc giáo dục các em nhỏ rất được xem trọng và được nghiên cứu kỹ càng chuyên sâu. Các giáo viên thường xuyên được bồi dưỡng kiến thức sao cho phù hợp với tâm lý của trẻ. Phân chia nhiều nhóm và từng lứa tuổi để việc giáo dục các em được hoàn thiện hơn.

     Ngoài ra các giáo viên được phổ cập chương trình dạy sao cho giúp các em nhỏ bộc lộ được khả năng tư duy, sáng tạo tiềm ẩn của bản thân, mang đến sự hứng thú cho trẻ trong việc tìm kiếm những điều mới mẻ ở thế giới xung quanh. Từ đó giúp trẻ cảm nhận thế giới, biết yêu thương, biết nghe lời, phân biệt đúng sai để tiếp bước trên con đường tìm hiểu sau này.

     Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong giáo dục mầm non nhằm chuẩn bị tốt nhất cho trẻ vào lớp 1 đối với tất cả các vùng miền trong cả nước. Việc chăm lo để mọi trẻ em năm tuổi được đến trường, lớp mầm non là trách nhiệm của các cấp, các ngành, của mỗi gia đình và toàn xã hội. Đẩy mạnh xã hội hóa với trách nhiệm lớn hơn của Nhà nước, của xã hội và gia đình để phát triển giáo dục mầm non. Việc đổi mới nội dung chương trình, ph­ương pháp giáo dục mầm non theo nguyên tắc bảo đảm đồng bộ, phù hợp, tiên tiến góp phần tích cực cho việc nâng cao chất lượng giáo dục. Với mục tiêu bảo đảm hầu hết trẻ em năm tuổi ở mọi vùng miền được đến lớp để thực hiện chăm sóc, giáo dục 2 buổi/ngày, đủ một năm học, nhằm chuẩn bị tốt về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, tiếng Việt và tâm lý sẵn sàng đi học, bảo đảm chất lượng để trẻ vào lớp 1.

     Như vậy, tầm quan trọng của việc phổ cập giáo dục nhất là phổ cập giáo dục trẻ 5 tuổi là không thể chối cãi. Mỗi cấp bậc là một chương trình giảng dạy riêng phù hợp từng lớp đối tượng sao cho phù hợp với người Việt, đặc biệt kiến thức phải hòa nhập được với tri thức nhân loại. Nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục đối với các lớp mầm non năm tuổi, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, phấn đấu 100% trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non được học chương trình giáo dục mầm non mới là một bước đà chuẩn bị tốt tâm thế tốt cho trẻ vào lớp 1.

Như vậy, tầm quan trọng của việc phổ cập giáo dục nhất là phổ cập giáo dục trẻ 5 tuổi là không thể chối cãi. Mỗi cấp bậc là một chương trình giảng dạy riêng phù hợp từng lớp đối tượng sao cho phù hợp với người Việt, đặc biệt kiến thức phải hòa nhập được với tri thức nhân loại. Nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục đối với các lớp mầm non năm tuổi, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, phấn đấu 100% trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non được học chương trình giáo dục mầm non mới là một bước đà chuẩn bị tốt tâm thế tốt cho trẻ vào lớp 1.