Phí quản lý chung cư là gì? Các loại chi phí dịch vụ chung cư hàng tháng

Phí quản lý chung cư là gì? Các loại chi phí dịch vụ chung cư hàng tháng? Đây là kiến thức mà bất kỳ ai trước khi mua chung cư cũng đều cần tìm hiểu và nắm rõ để tránh những bức xúc trong quá trình sinh sống.

Phí quản lý chung cư là gì?

Phí quản lý chung cư là gì? Theo quy định của pháp luật thì cư dân sinh sống ở các căn hộ chung cư bắt buộc phải đóng các khoản phí hàng tháng hoặc định kỳ và được tính trên mỗi mét vuông (m2) diện tích sử dụng căn hộ hoặc phần diện tích khác trong nhà chung cư được gọi là phí quản lý chung cư hay phí dịch vụ chung cư. Đây là khoản phí sử dụng cho việc quản lý – vận hành tòa nhà do ban quản lý đề ra. Trong trường hợp toà chung cư đã được bàn giao và đưa vào sử dụng nhưng chưa thống nhất được mức phí với ban quản lý thì chi phí sẽ do chủ đầu tư quyết định.

Số tiền phí dịch vụ được ghi rõ trong hợp đồng mua bán hoặc cho thuê và phải đảm bảo sự công khai minh bạch, được chi vào đúng người, đúng việc. Cư dân sống trong chung cư có trách nhiệm đóng phí đúng hạn, đầy đủ theo quy định. Hiện nay phí dịch vụ chung cư trung bình hàng tháng sẽ có sự dao động từ 3.000 đến 16.500 đồng/m2. Cụ thể như bảng dưới: 

Nhà ở xã hội
3.000 – 5.000 đồng/m2

Chung cư bình dân
6.000 – 10.000 đồng/m2

Căn hộ cao cấp
10.000 – 50.000 đồng/m2

Phí quản lý chung cư là gìPhí quản lý chung cư là gì

Các loại chi phí chung cư hàng tháng

a. Phí quản lý chung cư hàng tháng bắt buộc phải nộp

Phí quản lý chung cư hàng tháng là chi phí bắt buộc cư dân phải nộp cho ban quản lý chung cư dùng cho hoạt động quản lý và vận hành nhà chung cư để đảm bảo mọi thứ luôn được vận hành trong trạng thái ổn định. Số tiền này sẽ được dùng vào các việc như: dịch vụ bảo vệ, lễ tân, ban quản lý, thu gom xử lý rác, chăm sóc – trồng cây và chi trả cho các công việc liên quan tới vận hành toà nhà khác…

Tuỳ thuộc vào từng loại hình chung cư khác nhau thì chi phí quản lý hàng tháng cũng có sự khác nhau. Các căn hộ cao cấp thì chi phí quản lý hàng tháng sẽ cao hơn so với các căn hộ bình dân hay nhà ở xã hội. Tuy nhiên chi phí này sẽ thường không bao gồm các dịch vụ tiện ích nội khu đi kèm như: bể bơi 4 mùa, sân tennis, sân bóng…Bên cạnh đó phí dịch vụ chung cư cũng phụ thuộc diện tích của dự án, nếu diện tích chung cư lớn thì phí dịch vụ sẽ tăng và ngược lại.

Ngoài ra, sẽ có một số ngoại lệ, khi phí dịch vụ sẽ dựa vào thoả thuận giữa người mua và người bán ở thời điểm ban đầu. Do đó trước khi ký hợp đồng bạn phải kiểm tra mức giá tối thiểu và tối đa theo quy định của nhà nước và mức thu của chủ đầu tư để tránh xảy ra tranh chấp về sau. Tóm lại chi phí dịch vụ chung cư trên /m2 hoàn toàn phụ thuộc vào chất lượng của dự án. Tuy nhiên mức thu không được phép vượt quá quy định do Nhà nước ban hành và quy định của từng địa phương.

b. Phí bảo trì chung cư chỉ phải đóng 1 lần duy nhất

Phí bảo trì chung cư được thu ngay khi nhận bàn giao căn hộ và chỉ phải đóng 1 lần duy nhất. Thông thường khoản phí này sẽ là 2% tổng giá trị căn hộ và được tính trực tiếp vào tiền bán và được quy định rõ trong hợp đồng mua bán nhà. Ví dụ tổng giá trị căn hộ là 1 tỷ đồng thì phí bảo trì chung cư sẽ là 20 triệu đồng. Khoản phí này sẽ được chủ đầu tư gửi vào tổ chức tín dụng và khi nào chung cư có ban quản trị được Nhà nước công nhận thì ngân hàng sẽ chuyển giao tài khoản này cho ban quản trị.

Theo điều 34 của thông tư số 02/2016 của Bộ xây dựng, phí bảo trì chung cư sẽ  được dùng cho những hạng mục sau: thang máy, máy phát điện, máy bơm nước, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống cấp ga và lò sưởi trung tâm, thông tin liên lạc, hệ thống PCCC, cột thu lôi, hệ thống hạ tầng kỹ thuật kết nối nhà chung cư và các công trình công cộng, xử lý nước thải bể phốt.

c. Phí gửi xe là chi phí không bắt buộc

Phí gửi xe là chi phí không bắt buộc, khoản phí linh hoạt nếu gia đình không có xe hoặc không gửi xe ở tầng gửi xe của chung cư. Việc thu phí xe máy, ô tô sẽ do cư dân của chung cư họp và thống nhất với ban quản lý chung cư và sẽ không được phép vượt qua mức giá theo quy định. Đây là bảng phí gửi xe thông thường của một toà chung cư. 

 
Ban ngày
Ban đêm
Cả ngày và đêm
Theo tháng
Phí trông xe đạp
2.000 đồng/xe/lượt
3.000 đồng/xe/lượt
5.000 đồng/xe/lượt
30.000 đồng/xe/lượt

Phí trông xe máy
5.000 đồng/xe/lượt
8.000 đồng/xe/lượt
13.000 đồng/xe/lượt
60.000 đồng/xe/lượt

Phí trông xe ô tô
15.000 đồng/xe/lượt
30.000 đồng/xe/lượt
50.000 đồng/xe/lượt
800.000 – 1.000.000 đồng/xe/lượt

c. Tiền điện, nước, truyền hình, internet

Chi phí điện, nước sẽ phụ thuộc vào lượng tiêu thụ của từng gia đình và theo giá quy định chung của nhà nước.Với Internet, truyền hình thì sẽ phụ thuộc vào gói mạng, từng nhà mạng mà chung cư đăng ký. Thông thường mỗi chung cư sẽ liên kết từ 2 đến 3 nhà mạng để cho cư dân có thể lựa chọn.

Trong thời gian gần đây, phí quản lý dịch vụ chung cư được đặc biệt quan tâm khi nhiều chủ đầu tư và ban quản lý toà nhà thu tiền nhưng không làm đúng theo thoả thuận, không công khai minh bạch. Chính vì thế để tránh tối đa các rủi ro có thể gặp phải, khách hàng nên tìm hiểu kỹ về chủ đầu tư, cũng như đơn vị quản lý dự án chung cư để có quyết định đúng đắn nhất.

Cách tính phí quản lý chung cư

Cách tích phí dịch vụ chung cư được quy định cụ thể tại Điều 30 Thông tư số 02/2016/TT-BXD

Kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư của chủ sở hữu, người sử dụng = giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư (đồng/m2/tháng) x phần diện tích (m2) sử dụng căn hộ hoặc diện tích khác không phải căn hộ trong nhà chung cư

Mức phí quản lý chung cư hiện nay rất đa dạng, tuỳ thuộc vào thoả thuận của ban quản lý toà nhà với các chủ sở hữu nhà, người thuê nhà. Căn hộ càng cao cấp thì giá dịch vụ càng phải cao, phí dịch vụ hiện nay dao động từ 3.000 tới 50.000 đồng/m2/tháng. 

Phí Quản Lý Chung CưPhí Quản Lý Chung Cư

Các câu hỏi thường gặp

Phí quản lý chung cư có chịu thuế GTGT không?

Theo quy định hiện hành, các cơ sở kinh doanh sản phẩm/dịch vụ tiến hành nhận tiền của tổ chức/cá nhân để thực hiện nhiệm vụ thì phải nộp thuế. Điều này có nghĩa là phí quản lý chung cư phải được tiến hành kê khai và nộp thuế GTGT theo mức thuế suất là 10%. Đây là khoản chi phí hợp lý mà cư dân phải đóng đầy đủ.

Trong đó, ban quản lý chung cư có trách nhiệm thu và tính thuế, sau đó nộp lại theo quy định của pháp luật. Khi đóng thuế giá trị gia tăng, chủ thể nộp thuế cụ thể ở đây là ban quản lý chung cư sẽ nhận được hóa đơn theo quy định. Tuy nhiên có những đơn vị quản lý toà nhà chưa rõ ràng, minh bạch đối với các khoản phí dịch vụ này gây ra những tranh chấp, ảnh hưởng quyền lợi của cư dân. Vấn đề này cho thấy việc thuê đơn vị quản lý toà nhà chuyên nghiệp, uy tín là một giải pháp hữu hiệu

Sự khác biệt giữa phí quản lý chung cư và phí bảo trì chung cư?

Phí bảo trì chung cư: Phí bảo trì chung cư là khoản phí 2% giá bán căn hộ (chưa bao gồm thuế GTGT) mà chủ sở hữu căn hộ đã đóng cho chủ đầu tư trước đó để phục vụ cho công tác bảo trì phần diện tích chung theo quy định về quản lý và sử dụng nhà chung cư.
Phí quản lý chung cư: Phí quản lý chung cư là khoản chi phí hàng tháng riêng biệt để quản lý vận hành chung cư như quản lý vận hành chung, thanh toán lương, an ninh, thu dọn rác, tiêu diệt côn trùng, duy trì cảnh quan…
Việc sử dụng hai loại phí này phải tuân theo quy định của Pháp luật và công khai minh bạch. Ngoài ra chủ sở hữu căn hộ cũng cần quan tâm đến các khoản phí khác như: trông giữ xe, giá điện nước….

Quy định về phí quản lý chung cư cho nhà ở xã hội?

Nhà ở xã hội là nhà ở thuộc sự quản lý và sở hữu của nhà nước hoặc các tổ chức phi lợi nhuận xây dựng nhằm cung cấp nhà ở giá rẻ cho một số đối tượng có thu nhập thấp, được ưu tiên trong xã hội.

Phí quản lý chung cư nhà ở xã hội sẽ do các đơn vị có thẩm quyền thu và thuộc quyền sở hữu của nhà nước trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi có nhà ở xã hội.

5/5 – (7 bình chọn)