Phép so sánh là gì? Có mấy loại? Cho ví dụ và bài tập áp dụng
Phép so sánh thường được sử dụng phổ biến trong đời sống và văn học vì sự đơn giản, dễ hiểu và dễ liên tưởng. Hãy cùng muahangdambao.com khám phá phép so sánh là gì và các kiến thức liên quan trong bài viết sau đây nhé!
So sánh là gì?
Theo định nghĩa so sánh lớp 6, đây là biện pháp đối chiếu giữa các sự vật, sự việc, hiện tượng có nét tương đồng để tăng thêm tính gợi hình, gợi cảm và sự lôi cuốn trong diễn đạt.
Dựa trên khái niệm so sánh là gì cho ví dụ cụ thể như sau:
“Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”.
(Trẻ con – Hồ Chí Minh)
Trong câu thơ trên, “trẻ em như búp trên cành” là phép so sánh được sử dụng để nhấn mạnh sự non nớt, yếu đuối và cần được bao bọc, chăm sóc của trẻ em.
Tác dụng biện pháp so sánh là gì?
-
So sánh giúp làm nổi bật các khía cạnh cụ thể của sự vật, sự việc, hiện tượng trong từng hoàn cảnh khác nhau.
-
So sánh giúp sự vật, sự việc, hiện tượng trở nên sinh động hơn, giúp người đọc/người nghe dễ dàng liên tưởng và hình dung rõ nét về sự vật đang được nói đến. Đặc biệt là khi tác giả lấy cái cụ thể để so sánh với cái không cụ thể hoặc trừu tượng.
-
So sánh giúp câu văn, lời nói trở nên bay bổng và cuốn hút hơn.
Cấu tạo của phép so sánh
Phép so sánh thường bao gồm 2 vế chính như sau:
Vế A: Sự vật được so sánh
-
Phương diện so sánh: các nét giống nhau hoặc tương đồng giữa 2 vế A và B.
-
Từ so sánh phổ biến: như, hơn, là…
Vế B: Sự vật dùng để so sánh
-
Phương diện và từ so sánh có thể được lược bỏ.
-
Trong một số trường hợp, vế B có thể đảo lên trước vế A cùng với từ so sánh.
Ví dụ:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.
Chúng ta hãy cùng theo dõi phân tích cấu tạo của phép so sánh trong câu ca dao trên ở bảng bên dưới nhé!
Vế A
Phương diện so sánh
Từ so sánh
Vế B
Công cha
Công lao sinh thành, dưỡng dục
như
núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ
nước trong nguồn
Các loại so sánh chính
So sánh ngang bằng
Là hình thức so sánh giữa các sự vật, sự việc, hiện tượng có sự tương đồng với nhau. Bên cạnh việc tìm kiếm sự giống nhau, hình thức này còn giúp người đọc/người nghe dễ hình dung và dễ hiểu hơn về các sự vật, sự việc, hiện tượng.
Từ so sánh: như, là, tựa, tựa như, giống, giống như,…
Ví dụ:
-
Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bằng bấy nhiêu .
-
Thân em như tấm lụa đào
-
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.
-
Người ta là hoa đất.
So sánh không ngang bằng
So sánh không bằng là hình thức đối chiếu giữa các sự vật, sự việc, hiện tượng trong mối quan hệ không tương đồng để làm nổi bật cái còn lại.
Từ so sánh: kém, kém hơn, chẳng bằng, không bằng, khác,…
Ví dụ:
-
Một giọt máu đào hơn ao nước lã.
“Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm”.
(Bầm ơi! – Tố Hữu)
-
“Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhi, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ”.
(Vượt thác – Võ Quảng)
Lưu ý khi sử dụng phép so sánh
Để vận dụng hiệu quả phép so sánh, chúng ta cần nắm được sự khác nhau giữa so sánh tu từ và so sánh thông thường. Trong đó,
-
So sánh thông thường: chỉ có giá trị thông báo về mặt nhận thức, không tạo ra giá trị biểu cảm.
Ví dụ: Quả cam ăn ngon hơn quả táo.
-
So sánh tu từ: có tác dụng giúp đối tượng trở nên sinh động, hấp dẫn và giàu sức biểu cảm hơn.
Ví dụ:
“Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền”.
(Đây thôn Vĩ Dạ – Hàn Mặc Tử)
Qua bài viết trên đây chắc hẳn các bạn đã hiểu thế nào là so sánh đúng không? Chúc các bạn vận dụng thành công phép so sánh trong học tập và cuộc sống qua những chia sẻ thú vị này!