Phép điệp và phép đối: Khái niệm, tác dụng và bài tập vận dụng
Cập nhật: 12/04/2022 09:17
|
Người đăng:
Nguyễn Hằng
Trong chuyên mục bài viết hôm nay sẽ tổng hợp kiến thức phép điệp, phép đối là gì? Từ đó giúp các em có kiến thức tổng quát, áp dụng các kỹ năng phân tích, sử dụng phép điệp và phép đối để giải quyết các bài tập làm văn.
Mục Lục
1. Phép điệp là gì?
1.1. Khái niệm
Phép điệp là một biện pháp tu từ được dùng để lặp lại một yếu tố diễn đạt về cụm từ, câu, hoặc vần, nhịp qua đó nhấn mạnh, biểu đạt về ý nghĩa, cảm xúc và từ đó khơi gợi khả năng về hình tượng nghệ thuật.
Phép điệp từ là gì? Phép đối là gì?
1.2. Đặc điểm
Phép điệp được phân chia thành nhiều cách dưới đây:
- Theo một số yếu tố: điệp từ, điệp ngữ, điệp thanh, điệp câu…
- Theo vị trí: điệp đầu câu, giữa câu, điệp liên tiếp hoặc cách quãng.
- Theo tính chất: điệp đơn giản và điệp phức tạp.
- Tác dụng
Phép điều tự giúp cho câu văn thêm nhịp hàng, hài hòa, cân đối, tăng sự biểu cảm và giàu sức gợi.
2. Phép đối là gì?
2.1. Khái niệm
Theo ban tư vấn tuyển sinh Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, phép đối còn được gọi là đối ngữ, đây là phép tu từ dùng từ ngữ tạo nên nét nghĩa tương phản hoặc tương đồng nhằm nhấn mạnh về nội dung nào đó. Tuy nhiên vẫn đảm bảo được sự cân xứng về cấu trúc, hài hoà về âm thanh, nhịp điệu.
2.2. Đặc điểm
- Về lời: Số lượng âm tiết của hai vế đối trong câu phải bằng nhau.
- Về thanh: Từ ngữ đối nhau phải có số âm tiết bằng nhau, và trái nhau về thanh bằng, sắc.
- Về từ loại: Những từ ngữ đối nhau phải cùng loại với nhau (danh từ với danh từ, động từ – tính từ đối với động từ – tính từ).
- Về nghĩa: Những từ đối nhau hoặc trái nghĩa nhau, hay cùng trường nghĩa với nhau, phải đồng nghĩa nhau giúp bổ sung hiệu quả và hoàn chỉnh về nghĩa.
2.3. Tác dụng
- Gợi lên sự phong phú về ý nghĩa (tương phản và tương đồng).
- Tạo nên sự hài hoà về thanh.
- Tạo ra sự hoàn chỉnh và dễ thuộc.
- Trong tục ngữ thường dùng phép đối phục vụ cho sự đối chiếu, so sánh, qua đó khẳng định về các bài học, kinh nghiệm trong cuộc sống xã hội hoặc trong hiện tượng tự nhiên.
- Sử dụng phép đối trong câu tục ngữ có điều kiện nhằm nêu ra những nhận định khái quát trong một khuôn khổ ngắn gọn, cô đọng.
- Phép đối trong tục ngữ sẽ có nhịp, vần, phép điệp từ ngữ, và kết cấu ngữ pháp giúp người đọc dễ nhớ, dễ thuộc.
3. Luyện tập về phép điệp và phép đối như thế nào?
3.1. Ví dụ về phép điệp:
Câu hỏi 1:
- a) Tìm ba ví dụ có điệp từ, điệp câu nhưng không có giá trị tu từ.
- b) Tìm ba ví dụ trong những bài văn đã học có phép điệp.
- c) Viết một đoạn văn có phép điệp theo nội dung tự chọn.
Trả lời:
a) Phép điệp từ không dùng biện pháp tu từ thường xuất hiện trong các bài ăn:
– Anh ấy nói nhiều, uống nhiều và hát nhiều nữa.
– Văn học giúp ta nhận thức cuộc sống, văn học còn giúp chắp cánh ước mơ.
– Tôi yêu cái nắng gió phương Nam và yêu thương con người phương Nam.
b) Trong các tác phẩm văn học hiện nay được dùng khá nhiều phép điệp từ, chủ yếu là trong thơ. Điển hình là đoạn trích Truyện Kiều của Nguyễn Du, Tiễn dặn người yêu, Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi.
Ví dụ về phép điệp từ trong ca dao:
Người ta đi cấy lấy công
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề
Trông trời, trông đất, trông mây
Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm
Trông cho chân cứng đá mềm
Trời yên bể lặng, mới yên tấm lòng
(Ca dao)
Ví dụ về Điệp ngữ trong thơ:
Đảng ta đó, trăm tay nghìn mắt
Đàn em ta đây xương sắt da đồng
Đảng ta muôn vạn công nông
Đảng ta muôn vạn tấm lòng niềm tin.
(Tố Hữu)
Ví dụ về điệp cấu trúc:
Bài tập áp dụng phép điệp cấu trúc
+ Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!
+ Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, ai không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước.
c) Đối với phần câu hỏi này thì các bạn học sinh hãy chọn viết hiểu văn thuyết minh, miêu tả hoặc văn nghị luận để viết đoạn văn.
Lưu ý: Khi viết những câu văn có phép điệp cần phân biệt được điệp từ, điệp câu nhưng không có giá trị tu từ.
Dưới đây là một đoạn văn mẫu bạn đọc tham khảo:
Cơn mưa mùa hạ luôn là cơn mưa rào tuy nhiên lại có một hương vị riêng của nó. Có nhiều người, có lẽ khi nhắc về mưa mùa hè thường nghĩ ngay đến sự xối xả, mưa to, nặng hạt. Tuy nhiên với tôi thì cơn mưa có thể nhìn và cảm nhận được, tôi luôn thấy sau cơn mưa muôn vật bừng tỉnh với bao điều tươi mới để giải tỏa sự khắc nghiệt, nóng bức. Những cơn mưa rào thường chợt đến, chợt đi và chúng ta còn có thể thấy cầu vồng sau mưa cực kỳ đẹp mặt. Lũ trẻ con chúng tôi thường rủ nhau nô đùa với những cơn mưa. Mẹ tôi thường nói “ tắm mưa rất dễ nhiễm bệnh” nhưng chúng tôi thường trốn trong những buổi trưa để được nô đùa, tinh nghịch. Mỗi cơn mưa mang đến không khí dễ chịu, chúng tôi được tận hưởng mà không phải mùa nào chúng tôi cũng có thể hòa cùng dòng nước trời ban. Tôi yêu cảnh vật sau khi cơn mưa mang lại, mọi thứ xanh tốt, tươi mới lên rất nhiều.
=> Phép điệp từ: “Mưa”.
3.2. Ví dụ về phép đối
Câu 2: Đoạn thơ nào sau đây chứa phép đối?
“Cô bé nhà bên có ai ngờ
Cũng vào du kích
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi)”
(Giang Nam)
B.
“Sớm trông mặt đất thương núi xanh
Chiều vọng chân mây nhớ tím trời”
(Xuân Diệu)
C.
“Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà”
(Hàn Mặc Tử)
D.
“Về thăm nhà Bác làng Sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng”
Trả lời:
Câu B, sử dụng phép đối qua từ “ sớm – chiều”
Bài viết trên đây giúp bạn tìm hiểu thông tin về phép điệp và phép đối là gì? Qua đó bạn có thể áp dụng trong các dạng bài tập liên quan khác. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo cập nhật thông tin hữu ích khác nhé.
Nguồn tổng hợp: Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch